1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lê Uyên Phương và Dòng Nhạc Bất Tử (Việt Hải) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-11-2014 | ÂM NHẠC

      Lê Uyên Phương và Dòng Nhạc Bất Tử

        VIỆT HẢI
      Share File.php Share File
          

       


          Nhạc sĩ Lê Uyên Phương
           (1941 - 1999)

      Năm nay là giỗ thứ 13 của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Hôm trước ngày lễ Độc Lập 2012, thi sĩ Lê Hân nhắc nhở tôi cho bài viết về người nhạc sĩ tài hoa này. Rồi các bạn Hồ Ái Việt bảo tôi hãy nghe ca sĩ Thanh Loan hát nhạc Lê Uyên Phương, hai bài Một Ngày Vui Mùa Đông và Bài Ca Hạnh Ngộ. Tôi nghe xong đồng ý với Hồ Ái Việt, hay lắm, MC Vân Khanh trên San Jose gửi poster về show hát sắp tới của nhạc sĩ Ngọc Loan và nhạc Lê Uyên Phương, gốc Mỹ Tho, tôi nhớ đến thầy Nguyễn Thanh Liêm của tỉnh Mỹ Tho, tôi chẳng do dự, mà okay ngay.


      Mấy ngày lễ lạc me-sừ Hồ Ái Việt bay sang Cali nghỉ lễ, anh chị em như Lý Tòng Tôn, GS. Lê Văn Khoa, Ngọc Hà, Sophie Cao Hồng Mai, MC Vũ Minh Phương, Trương Hùng Việt, Lâm Mai Thy,... họp mặt nhau mừng sinh nhật nước Mỹ 2012 và gặp gỡ Hồ Ái Việt... Tối trước Fourth of July, các nhạc phẩm Một Ngày Vui Mùa ĐôngBài Ca Hạnh Ngộ được Lý Tòng Tôn cho phát thanh hôm ăn tiệc gặp gỡ bạn bè. Tôi cảm thấy chút gì của quá khứ sân trường học hôm nao hiện về. Tôi bảo hai anh Lê Hân và Vương Trùng Dương bài viết sẽ gửi khi tôi đi nghỉ lễ về...


      Lê Uyên Phương (LUP) có tên chính là Lê Minh Lập, sinh 2 tháng 2 năm 1941 tại Đà Lạt và mất 29 tháng 6 năm 1999 tại Nam California. Về tên thay đổi theo tài liệu Wikipedia cho biết là trong thời kỳ chiến tranh, giấy tờ của LUP bị thất lạc, trong hai lần làm lại giấy khai sinh, tên của anh bị nhân viên làm giấy tờ đánh nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Từ đó anh quyết định giữ tên sau là Lê Văn Lộc.


      Thân phụ của Lê Uyên Phương vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ của Lê Uyên Phương là Công Tôn Nữ Phương Nhi, anh lấy chữ Phương trong tên của mẹ làm tên cho mình. Cùng với chữ Uyên, tên người bạn gái đầu tiên, rồi ghép thành tên nghệ sĩ là Lê Uyên Phương.


      Lê Uyên Phương gặp Lâm Phúc Anh ở Đà Lạt, năm 1968 hai người thành hôn. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt Nam. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên chị chọn tên nghệ sĩ là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương ra làm hai. Hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.


      Lê Uyên Phương khởi sự viết nhạc từ 1960 với bài Buồn Đến Bao Giờ viết tại Pleiku. Những năm đầu thập niên 1970, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên và Phương đã đem một luồng gió mới đến với tân nhạc. Trong những năm 70 nhạc Lê Uyên Phương thật sự sưởi ấm những đôi tình nhân, với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi đượm triết lý yêu thương đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Lê Uyên Phương đã viết nhiều nhạc phẩm nổi tiếng đã đưa tên tuổi anh lên cao.


      Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương vượt biên khỏi Việt Nam và định cư tại nam California, Hoa Kỳ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Sau 15 năm chung sống, đến khoảng năm 1984, hôn nhân là một kết cuộc chuyện tình buồn, hai người chia tay nhau.


      LUP mất ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine) vì bệnh ung thư phổi.


      LUP để lại nhiều bài ca đi vào sự mến mộ của quần chúng, một trong những nhạc sĩ đóng góp cho kho tàng tình ca Việt Nam thêm dồi dào, thêm phong phú.


      Các tác phẩm:



            Lê UyênPhương

      Tập nhạc Khi Loài Thú Xa Nhau (1970)

      Yêu Nhau Khi Còn Thơ (1971)

      Biển, Kẻ Phán Xét Cuối Cùng (1980)


      Và một số tập nhạc đã hoàn tất, chưa ấn hành:


      Uyên ương Trong Lồng (1970-1972)

      Bầu Trời Vẫn Còn Xanh (1972-1973)

      Con Người, Một Sinh Vật Nhân tạo 1 (1973-1975)

      Con Người, Một Sinh Vật Nhân tạo 2 (1973-1975)

      Trại Tỵ Nạn Và Các Thành Phố Lớn (1979-1983)

      Trái Tim Kẻ Lạ (1987-1988)

      Lục Diệp Tố (1977-1990)


      Như những ca khúc: Bài Ca Hạnh Ngộ, Buồn Đến Bao Giờ, Chiều Phi Trường, Cho Lần Cuối, Còn Nắng Trên Đồi, Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Đêm Chợ Phiên Mùa Đông, Đôi Khi Hạnh Phúc Buồn, Đưa Người Tuyệt Vọng, Hãy Ngồi Xuống Đây, Khúc Hát Nhân Tình, Loài Hươu Đa Cảm, Lời Gọi Chân Mây, Một Ngày Vui Mùa Đông, Ngồi Lại Trên Đồi, Nỗi Buồn Dâng Hiến, Tình Khúc Cho Em, Uống Nước Bên Bờ Suối, Vũng Lầy Của Chúng Ta, Yêu Nhau Trong Phận Người,...


      Ngoài âm nhạc, Lê Uyên Phương còn viết văn và làm thơ: Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles (truyện, tùy bút 1990).


      Cảm nghĩ về Lê Uyên Phương


      Nói đến âm nhạc tùy bạn cho cảm nghĩ, ví dụ như âm nhạc như là lời thơ, là tiếng lòng gửi gấm tình yêu, kỷ niệm hoặc để cuộc đời thăng hoa hơn, để cuộc sống này trao nhau thắm thiết hơn...


      Theo ý tôi, những tình khúc của Lê Uyên Phương chứa chan kỷ niệm, nhiều lắm và nhiều lắm, âm vang những rung động, những thanh âm nồng nàn, gợi nhớ đến những kỷ niệm sao thiết tha, và lại rồi nhớ đến những nồng thắm tha thiết lắm... Những kỷ niệm dấu yêu khi Mỹ Hạnh ca những dịp picnic tại Fatima, Bình Triệu hay trên sân cỏ Thư Viện Quốc Gia đường Gia Long năm nào trong dĩ vãng trước năm 1975. Rồi Phương Hạnh cất tiếng ca trong dịp picnic tại La Jolla Cove gần UCSD của những năm đầu thập niên 80 tại công viên giáp biển hữu tình này:


      "Anh ơi! bao nhiêu tang thương

      mỗi khi đã rời giấc mơ yêu đương

      Anh ơi! xin anh, xin anh cúi trên cơn mộng dài

      Để chờ ngày mai lên nắng


      Nhớ đến ngày còn gần nhau

      Nước mắt rơi khóc phút không ngờ

      Nhớ thương ngậm ngùi cách xa

      Biết đến bao giờ..."

      (Lời Gọi Chân Mây)


      "Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này

      Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này

      Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này


      Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai

      Cho da thịt này đốt cháy thương đau

      Cho cơn buồn này rót nóng truy hoang

      Cho thiên đường này bốc cháy trong cơn

      chia phôi, chia phôi tràn trề..."

      (Hãy Ngồi Xuống Đây)


      Hay những tháng ngày xa xưa trong campus cũ của Cal State University Northridge hay Cal State Long Beach, bạn bè đã cất tiếng ca trong campus trường, điều gợi cảm trong tôi, dù là sân trường Mỹ hay Việt, nhạc tình ca Lê Uyên Phương đều thích hợp:



      CSU Northridge

      "Nầy anh ơi, suối reo sườn đồi

      Nầy chim ơi, reo mừng cuộc đời ghi tên

      Rồi như khi lớn lên

      Rồi như khi úa tàn

      Hoa thơm vẫn chờ nắng vàng dâng hương


      Tình yêu đời đời

      Làm sao như hoa vàng rừng xanh

      Một khi đăng hoa tình yêu

      Thiết tha cuộc đời đã mất hết mê say


      Rồi mai đây đi trên đường đời

      Đừng buông tay âm thầm tìm về cô đơn

      Ngày hôm nay có nhau

      Ngày mai chung gánh đời

      Luôn ghi kỷ niệm ban đầu yêu thương"

      (Bài Ca Hạnh Ngộ)


      "Khi không yêu đâu biết nắng hay phai nhanh

      đâu biết mắt hay long lanh khi ái ân tan tành

      rồi đến ngày kia ga buồn chờ mãi người yêu

      thềm ga vắng tanh



          CSU LongBeach

      ai như người yêu

      màu áo mây chiều

      ai như người yêu

      lạnh lùng cô liêu

      ô hay vì sao

      mà em đến nơi này

      ô hay vì sao

      mà em nhớ hôm nay

      vì trót yêu anh

      áo vai gầy không nỡ để anh mùa xuân

      mùa xuân nhớ mong"

      (Một Ngày Vui Mùa Đông)


      Phải nói rằng đây là những bài tình ca của LUP mà tôi yêu thích từ sân trường hay từ những buổi picnic ngoài thiên nhiên của những ngày tuổi trẻ, của cái thuở còn ôm ấp sách vở, để có dịp đan tay người tình dù là tại Malibu Beach hay Laguna Beach, hoặc một buổi chiều cuối tuần xem ciné... le temps de l'amour le temps inoubliable, để mãi mãi không quên lời yêu thương: "mà em nhớ hôm nay, vì trót yêu anh, áo vai gầy không nỡ để anh mùa xuân, mùa xuân nhớ mong".


      Thật vậy, nhạc LUP nghe kỹ nhiều bài chất chứa tính triết lý, cần ghi nhận, một thời LUP dạy môn triết học.


      Nhạc tình ca Lê Uyên Phương - Bạn còn nhớ không?


      Nếu nhớ Đà Lạt, bạn có nhớ đôi song ca tài hoa và những tình khúc bất hủ của họ... Này bạn, bạn còn nhớ không nhỉ ?


      Những năm đầu của thập niên 70, sự xuất hiện cặp song ca Lê Uyên và Phương như một hiện tượng lạ, họ đã thổi một luồng gió mới vào nền tân nhạc thời điểm ấy. Với giai điệu nồng nàn, khắc khoải đôi khi chứa chan tính triết lý của cuộc đời, Đôi song ca Lê Uyên và Phương đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt với những tình khúc nổi tiếng khó quên.



            Lê UyênPhương

      Năm 1969, trong các khuôn viên đại học với phong trào Du ca Việt Nam phát triển mạnh, với dòng nhạc mới lạ thu hút giới trẻ, vì nét tình tự yêu đương, với giọng ca thiết tha và trầm ấm, Lê Uyên và Phương đã đem một luồng gió mới đến với giới mộ điệu khán thính giả Sài Gòn, bạn còn nhớ chứ !!!?...


      Theo tài liệu datanet kể lại, Lê Uyên Phương là một người đa tài, nhưng đến năm 27 tuổi, anh vẫn chưa có người yêu. Lúc bấy giờ, trên thân thể chàng xuất hiện nhiều khối u lạ. Mặc dù y sĩ chưa định ra chính xác là bệnh gì, nhưng ai cũng nghĩ là anh mắc phải bệnh ung thư xương, không biết sẽ ra đi vào lúc nào. Chính vì thế, anh không nghĩ đến hôn nhân để khỏi gây khổ luỵ cho người khác.


      Ngày ấy, năm 16 tuổi, khi Lê Uyêu là nữ sinh trung học xinh đẹp và ngây thơ, được cha (một thương gia giàu có) đưa lên Đà Lạt học tại Virgo Maria, một trường nữ trung học có tiếng thời bấy giờ. Vừa xinh đẹp, vừa giàu có, Lê Uyên được nhiều chàng trai tán tỉnh, ngày đêm thương nhớ. Như một cơ duyên tiền định, nàng lại gặp và yêu đắm say Phương, chàng nhạc sĩ mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo không biết sẽ ra đi lúc nào. Nàng như con nai hiền, anh như một khu rừng già luôn xòe bóng mát chở che. Lê Uyên Phương hơn Lê Uyên 11 tuổi. Năm ấy, anh đã là một ông thầy giáo dạy Triết và Nhạc tại một vài trường ở Đà Lạt. Chàng được học violon từ bé và bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 20 tuổi, nhưng không ký tên thật là Lê Minh Lộc mà dùng bút danh Lê Uyên Phương.


      ... Lệ ngập ngừng bờ mi.

      Giọt nước mắt lăn nỗi buồn.

      Giọt nước mắt xa cách vời vợi trông.

      Giờ này còn nhìn nhau.

      Nhìn đắm đuối như suối bền.

      Nhìn suốt kiếp như chết mòn.

      Nhìn hấp hối thương đau.

      Ngày mai ta không còn thấy nhau”

      (Cho Lần Cuối)


      Nơi anh chào đời là vùng Đà Lạt với thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ nhưng đầy quyến rũ đã đưa LUP trở về những rung cảm nguyên thủy của cao nguyên ngàn thông tĩnh mịch. Không có Đà Lạt chắc có lẽ sẽ khó có một thứ nhạc độc đáo của Lê Uyên Phương. Mỗi ngày anh thức dậy từ sớm đi dạo lang thang khắp núi đồi Đà Lạt tới khoảng nắng lên thì trở về nhà nghỉ. Khi mặt trời đi ngủ anh lại đi cho tới tối trở về ngồi vào bàn viết cho tới sáng.


      "Nầy anh ơi, suối reo sườn đồi

      Nầy chim ơi, reo mừng cuộc đời ghi tên

      Rồi như khi lớn lên

      Rồi như khi úa tàn

      Hoa thơm vẫn chờ nắng vàng dâng hương


      Tình yêu đời đời

      Làm sao như hoa vàng rừng xanh

      Một khi đăng hoa tình yêu

      Thiết tha cuộc đời đã mất hết mê say


      Rồi mai đây đi trên đường đời

      Đừng buông tay âm thầm tìm về cô đơn

      Ngày hôm nay có nhau

      Ngày mai chung gánh đời

      Luôn ghi kỉ niệm ban đầu yêu thương."

      (Bài Ca Hạnh Ngộ)


      Năm 1979, Lê Uyên và Phương vượt biên ra khỏi Việt Nam và định cư tại Nam California, Hoa Kỳ. Họ có hai người con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Sau 15 năm chung sống, khoảng năm 1984 hôn nhân của hai người tan vỡ. Một chuyện tình buồn. Như nhà thơ Maxalexis quan niệm: "Trong tình yêu, sự khởi đầu luôn luôn đáng nhớ, cuối cùng là đôi khi không trọn vẹn" (En amour, les débuts sont toujours inoubliables, la fin laisse parfois à désirer). Hay như nhà văn Victor Hugo nói: "Cuộc hành trình là một giấc mơ sáng chói mà không thể nào quên được" (Le voyage est un songe dont l'éblouissement est inoubliable). Cuộc hành trình âm nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã đạt đích điểm sáng chói xứng đáng được tri ân và vinh danh.


      Giáng sinh năm 1973, tôi có dịp gặp Lê Uyên Phương đến hát giúp vui cho đại học Minh Đức, tôi thấy trên lưng ngón tay trỏ của anh có một khối u khá to, trong một thoáng thăm hỏi anh, LUP cho biết do bẩm sinh, tôi hỏi anh có đau không, anh mỉm cười lắc đầu. LUP với dáng trầm tư, hiền hòa.


      Năm 1999, anh lâm bệnh nặng. Sau một thời gian điều trị ở bệnh viện UCI (University of California in Irvine) nhạc sĩ Lê Uyên Phương ở vào một tình trạng sức khỏe sa sút do căn bệnh ung thư phổi tàn phá. Cuối cùng, LUP đã trút hơi thở cuối cùng vào buổi chiều thứ Ba 29 tháng 06 năm 1999, hưởng dương 59 tuổi. Anh ra đi trong niềm luyến tiếc của mọi người yêu âm nhạc. Giờ đây, mặc dù nhạc sĩ Lê Uyên Phương không còn nữa nhưng những tình khúc của anh trở nên bất tử. Với những tác phẩm trữ tình, đầy lưu luyến, tôi cho là Lê Uyên Phương như một viên ngọc quý trong làng tân nhạc Việt Nam, và anh đã tận tụy cống hiến cho đời sự chắt chiu trong tình ca âm nhạc.


      Những dòng này để cám ơn nhạc sĩ Lê Uyên Phương vì những: Bài Ca Hạnh Ngộ, Hãy Ngồi Xuống Đây, Tình Khúc Cho Em, Còn Nắng Trên Đồi, Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Lời Gọi Chân Mây, Vũng Lầy Của Chúng Ta... vô cùng quý hóa.


      Việt Hải

      Nguồn: saigonocean.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lê Uyên Phương và Dòng Nhạc Bất Tử Việt Hải Tản mạn

    3. Bài viết về nhạc sĩ Lê Uyên Phương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Uyên Phương

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Lại Lê Uyên Phương (Lê Hữu)

      Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương (Ngu Yên)

      Lê Uyên Phương và Dòng Nhạc Bất Tử (Việt Hải)

      Vĩnh biệt Lê Uyên Phương

       (Nguyễn Xuân Hoàng, amnhac.fm)

      Với Lê Uyên Phương Và Đà Lạt (Song Thao)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm của Lê Uyên Phương

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tuổi Nhỏ, Những Cây Đàn Và Đà Lạt

      (Lê Uyên Phương)

      Nhạc Lê Uyên Phương (taberd1975.com)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng)

      Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên (Lê Hữu)

      Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca “Tôi đưa em sang sông” (Trịnh Hưng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hoài An,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)