1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương (Ngu Yên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-02-2015 | ÂM NHẠC

      Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương

        NGU YÊN
      Share File.php Share File
          

       


             Lê UyênPhương

      Thương em khi yêu lần đầu

      Thương em lo âu tình sâu

      Dù gương xưa không được lau

      Soi lấy bóng mối duyên đầu

      Cho tôi yêu em nồng nàn

      Cho tôi yêu em nồng nàn

      Dù biết yêu tình yêu muộn màng

      .......

      (Tình Khúc Cho Em)


      Tiếng hát dường như làm cho đêm Đà Lạt lạnh hơn. Chúng tôi co ro quây quần bên nhau quanh ánh đèn bạch lạp trong những căn phòng nhỏ hẹp của bằng hữu. Chia nhau vài ly cà phê, vài tách trà, vài chiếc bánh ngọt. Có đêm chúng tôi ngồi giữa mênh mông của bầu trời, của gió lạnh, trên đồi cỏ với một nhúm lửa vừa đủ ấm, vừa đủ tro tàn để lùi khoai lang. Bắt đầu từ những đêm văn nghệ bỏ túi như thế, chúng tôi biết đến Lê Uyên và Phương.


      Một góc nào trong trí nhớ của tôi, cảm giác về tiếng đàn của Phương là sương mù tụ xuống dày dặt thêm quanh chỗ chúng tôi ngồi. Tiếng hát của anh không hay nhưng khàn đục làm cho đêm càng thê lương và khắc khoải. Khó quên nhất là sắc đẹp và tiếng hát của Lê Uyên - "Theo em xuống phố trưa nay, đang còn ngất ngất cơn say. Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau. Cho nhau hết những mê say. Cho nhau hết cả chua cay. Cho nhau chắt hết thơ ngây..." Tiếng hát hãm hồn, ma quái đã đưa chúng tôi vào một thế giới huyền hoặc, xa rời thực tại nhưng cùng một lúc đã làm cho chúng tôi thắm thiết hơn khi biết những ngày vui phảng phất như giấc mơ. "Qua đi qua đi dứt cơn mê. Tình buồn chồng chất lê thê. Qua đi qua đi dứt cơn say. Tinh này rồi tình thay. Ta sống trong vũng lầy..."


      Vào thập niên 70, khỉ tuổi trẻ chúng tôi bị nghiền nát trong và ngoài chiến trận. Khi sống và chết chỉ là những tin báo đột ngột, ngẩn ngơ đau đớn và nhan nhản. Khi yêu thương và ly tán chỉ là chuyện bình thường xẩy ra hàng ngày. Khi tin mất còn của người quen không xao động bằng tin vật giá leo thang. Trong những khe hở mong manh nhất của thời gian, chúng tôi quấn quýt bên nhau trong tình yêu, tình bằng hữu. Cho nhau tất cà những gì có thể cho dù rất vội vàng và dại dột vì sau đó cuộc sống chỉ là một thoáng bất ngờ.

      Một chiều mưa áo trắng đưa nhau

      Bên kia đời tình buông nửa vời

      Lần này đây đã hết cho nhau

      Thôi điên cuồng thịt da rã rời

      Người về đâu dứt hết thương đau

      Cuộc tình mau....

      (Đưa Người Tuyệt Vọng)

      Lục Huyền Cầm, đối với những người khác là một quán cà phê nghệ sĩ nổi tiếng nhất ở Đà Lạt. Nơi họ lũ lượt kéo nhau đến trong những đêm cuối tuần để thưởng thức một dòng nhạc mới. Dòng nhạc được mệnh danh là Yêu Nhau Bên Nỗi Chết.


      Tình yêu trong nhạc Lê Uyên Phương là một loại tình yêu cần kiệm những giây phút bên nhau. Cho nhau không hối tiếc. Yêu nhau trên những ly biệt. Đang khi say đắm nồng nàn là ly tan đã bắt đầu chỗi dậy. Có ai có thể trọn vẹn vui sướng khi đang ôm nhau trong vòng tay mà đã biết mai này sẽ không bao giờ thấy nhau lần nữa. Ai có thể hứa cho nhau trọn đời khi chính họ biết rằng chẳng có đủ một đời để sống. Lê Uyên và Phương đã đến không những như một hiện tượng âm nhạc mà còn đến như hai người bạn đồng hành gần gũi, kể cả những người chưa từng gặp đôi song ca này, những người chỉ âm thầm nghe nhạc của anh qua tiếng hát của chị.


      Chúng tôi, những kè lữ hành, bám víu nhau đi qua bom đạn, chết chóc, hận thù, lường gạt, chính trị, viện trợ, hòa bình, chiến tranh, dối trá, phũ phàng... bất hạnh. Hẹn hò rồi tiễn đưa nhau. Gặp gỡ rồi từ biệt. Yêu thương rồi chia tay. Vẫn còn mãi trong tôi một thời vừa hạnh phúc vừa khổ đau, vừa êm ái lại vừa nhức nhối, vừa đáng nhớ lại vừa muốn dấu đi vào quên lãng.


      Riêng đối với tôi, Lục Huyền Cầm là một chuyện tình liêu trai chí dị. Anh chàng nhạc sĩ Lê Uyên Phương, có dấu "ung thư" trên ngón tay trỏ, kể như đang chờ chết. Đêm đêm trong không gian lạnh lẽo, thăm thẳm, mơ hồ, anh ôm đàn bật ra những âm điệu bi thương. Xốn xang trong hơi sống mong manh. Mời gọi những tình yêu vô vọng.

      Màn đêm mở huyệt sâu

      Mộng đầu xin dài lâu

      Một vì sao lạ rơi

      Nghe hồn tê tái trên dòng hương khói bay

      Ái ân ơi đừng phụ lòng ta

      Nhớ thương sâu xin gửi người xa

      Khóc nhau trong cuộc đời

      Giấc mơ xưa khăn phủ vành sô

      Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau

      Chết bên nhau thật là hồn nhiên

      (Dạ Khúc Tình Nhân)

      Và Lê Uyên, một hồn ma hoa hậu, đã đáp lại lời bi thiết của Phương. Nàng đến dưới ánh đèn trong những chiếc áo dài phủ tận gót chân như mây mù quyện theo bước đi khi tà áo di động. Đặc biệt là những màu áo lạ lùng, xanh rêu, ngọc bích, tím bầm, đen đêm ba mươi làm tăng thêm vẻ liêu trai. Tôi tưởng như chẳng bao giờ quên được những nét vẽ trên mí mắt của nàng. Những nét hội họa của môn phái thần bí tạo đôi mắt người thu hút như mắt mèo, quyến rũ như mắt ma. Có lẽ xúc động nhất là chiếc cổ dài đang đứng thẳng trên bờ vai thon bỗng gục xuống, ngẩng lên, xoay lướt bất ngờ theo những câu hát khi cuồng nộ, khi năn nỉ, khi giết người, khi cứu người... Hãy ngồi xuống đây hãy ngồi xuống đây xa cơn buồn phiền dẫu biết chia phôi nhưng trong cuộc đời vẫn có đôi ta... Hãy ngồi xuống đây bên con vực này ngó xuống thương đau...


      Màu nào là màu của thời gian? Màu nào hôm nay? Màu nào hôm qua? Màu nào mai sau không bạc như tóc? Không run rẩy theo tuổi già? Không dứt mau cuối nhịp tim bệnh hoạn? Mỗi người trong chúng ta, ai còn giữ được hương sắc của thời gian?


      Màu thời gian không xanh

      Màu thời gian tím ngát

      Hương thời gian không nồng

      Hương thời gian thanh thanh...

      (Màu Thời Gian, Đoàn Phú Tứ)


      Trong những tháng ngày lưu lạc tha hương, tình cờ gặp lại nhau ở một nơi xa lắc quê nhà. Tôi đã được nghe một vài sáng tác mới của Phương. Những tác phẩm của anh đã từ tình yêu bước vào tình nhân loại, từ những khổ đau riêng trở thành những khổ đau chung, từ những thao thức cá nhân trở thành những câu hỏi đối diện với Thượng Đế, với sự chết. Trong một xã hội mà số đông chúng ta quay cuồng theo đời sống vật chất. Ở đâu cũng tiền với danh. Đi đâu cũng xe với nhà. Gặp nhau là gặp lương bổng, chức vị, sắc đẹp, nữ trang, kinh doanh, đầu tư... nghe ra tiếng đàn của anh thật lẻ loi và buồn thảm biết bao. Có nhiều lúc tôi cũng tự hỏi mình, tôi đang làm cái gì? Tôi thừa biết câu trả lời: Tôi đang chờ chết. Điều nông cạn đáng cười nhất là tôi vẫn tin rằng mình còn rất nhiều thời giờ để tham lam. Thôi đành giã từ niềm vui mong nhanh. Chung đường tình đi loanh quanh. Đến nay bước chân đã bơ vơ rồi...


      Trong tiếng đàn câu hát của anh, tôi nghe ra những trở trăn đang keo sắt trong đời. Tôi ngửi được mùi máu tươi đang tím bầm trong tim. Và khi bắt lại bàn tay, thấy dấu ung thư đã bị cắt bỏ, tôi hiểu ra gốc rễ ung thư ngày xưa nay đã ăn sâu vào linh hồn anh.

      ...

      Tất cả những vui buồn tang thương biến đổi trong cuộc sống đã là một bức tranh vô giá. Mỗi người trong chúng ta đều có một phần của họa phẩm chung. Đã lâu lắm rồi chúng ta mới có dịp ngồi lại với nhau, kẻ lạ người quen, với Lê Uyên và Phương để nghe lại những tình ca cũ mới, để chấm phá thêm sắc màu và chia xẻ nhau hương vị của thời gian.


      Ngu Yên

      Ngày Nay Minnesota số 220, 31-7-1998

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc Ngu Yên Nhận định

      - Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất Ngu Yên Nhận định

      - Cọp Sách và Thư Mục Ngu Yên Hồi ức

      - Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Bài Thơ Tài Tình Ngu Yên Tiểu luận

      - Câu Hỏi Về Bài Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương Ngu Yên Tạp luận

    3. Bài viết về nhạc sĩ Lê Uyên Phương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lê Uyên Phương

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Lại Lê Uyên Phương (Lê Hữu)

      Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương (Ngu Yên)

      Lê Uyên Phương và Dòng Nhạc Bất Tử (Việt Hải)

      - Vĩnh biệt Lê Uyên Phương

       (Nguyễn Xuân Hoàng, amnhac.fm)

      - Với Lê Uyên Phương Và Đà Lạt (Song Thao)

      - Lê Uyên Phương: Dòng nhạc của hạnh phúc và chia lìa (BB Ngô)

      - Tưởng nhớ Lê Uyên Phương (Trường Kỳ)

      - Lê Uyên Phương và Dòng Nhạc Bất Tử (Việt Hải)

      - Nhạc sĩ Lê Uyên Phương – tình khúc cho đời (Đỗ Nguyễn)

      - Cuộc sống và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) – Người viết những ca khúc tình yêu đặc biệt cho tình nhân (Đông Kha)

      - Lê Uyên Phương và những bản tình ca tuyệt vời (Hà Vũ)

      - Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm của Lê Uyên Phương

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tuổi Nhỏ, Những Cây Đàn Và Đà Lạt

      (Lê Uyên Phương)

      - Hãy Ngồi Xuống Đây (Lê Uyên & Phương | ASIA 10)

      - Dạ Khúc Cho Tình Nhân (Lê Uyên Phương | ASIA 24)

      - Cho Lần Cuối (Lê Uyên & Phương | ASIA 7))

      - Những sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương (hopamviet.vn)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)