1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tự sự Nguyễn Ðức Quang: Tâm Thức Dân Tộc và Phong Trào Du Ca 1966-1975 (Hoàng Khởi Phong) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-05-2012 | ÂM NHẠC

      Tự sự Nguyễn Ðức Quang: Tâm Thức Dân Tộc và Phong Trào Du Ca 1966-1975

        HOÀNG KHỞI PHONG (ghi)
      Share File.php Share File
          

       


          Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang

      LTS – Nhân ngày giỗ đầu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (27 tháng Ba, 2012), chúng tôi xin trích đăng lại một phần cuộc phỏng vấn Nguyễn Đức Quang của nhà văn Hoàng Khởi Phong, trong đó cho thấy quan niệm “âm nhạc dấn thân” của người nhạc sĩ khởi xướng ra Phong trào Du Ca Việt Nam.

      1- ... Tôi sinh năm 1944, tại Sơn Tây. Cha tôi là một công chức trong ngành giáo dục, ông đã xê dịch rất nhiều nơi.


      Tôi nhớ ngày tôi còn nhỏ xíu, tôi đã theo ông đi làm việc tại Chapa, rồi vài năm sau, một thời gian ngắn trước cuộc di cư vĩ đại của gần một triệu người từ Bắc vào Nam, cha tôi đổi vào làm Tổng Thư Ký cho Bộ Giáo Dục trong Sài Gòn, thành thử vô hình chung gia đình tôi di cư trước. Mới tháng 4 năm 1954, gia đình tôi đã có mặt tại Sài Gòn.


      Năm 1958, cha tôi lại đổi ra làm Trưởng Ty Tiểu Học ngoài Côn Ðảo. Năm đó tôi đã lên Trung Học được hai năm, mà tại Côn Ðảo thì trường học chỉ có tới lớp Nhất, thành thử suốt ngày tôi lêu bêu nơi đầu ghềnh cuối bãi. Ðến bây giờ tôi còn nhớ được vài địa danh tại hòn đảo ngục tù này. Suốt ngày tôi thơ thẩn, lang thang theo các tù nhân được làm việc bên ngoài khu giam. Lúc đó tôi là một thiếu niên hiếu động, tò mò nghe các tù nhân nói về đủ thứ tù nổi danh của hòn đảo này.


      Năm 1959 cha tôi đổi về Ðà Lạt, tôi theo học trường Bồ Ðề cho tới năm 1961 mới vào học tại Trường Trung Học Trần Hưng Ðạo, một trường công lập lớn nhất của tỉnh Ðà Lạt. Năm 1964 tôi đậu Tú Tài, và theo học Khóa I Chính Trị Kinh Doanh của Viện Ðại Học Ðà Lạt, khi ngành này vừa mới thành lập.


      2- Ðời nhạc của tôi có một bước rẽ quan trọng: Ðó là lần gặp gỡ với anh Phạm Duy. Trước khi gặp anh Phạm Duy, tôi đã có soạn khá nhiều ca khúc. Nhạc của tôi sau này người ta gọi là nhạc cộng đồng, nhạc sinh hoạt, hay là một loại nhạc nào đó, một thứ tình cảm khác, một thứ tình cảm không phải chỉ dành cho hai người đang yêu nhau, mà là một thứ tình cảm thiết tha nói lên cái liên hệ giữa vùng đất và con người.


      Nhóm chúng tôi tham gia nhiều công tác xã hội, Ðầu năm 1965, chúng tôi dự phần vào một công tác dài ngày. Chúng tôi dựng 200 căn nhà cho đồng bào Thượng, nạn nhân chiến cuộc. Trại Suối Thông, lập ở Phi Nôm, và nhóm chúng tôi phải nằm tại đây trong hai tháng trời. Giữa năm 1965, nhóm chúng tôi tham gia một trại khác của sinh viên toàn quốc. Ðịa điểm sinh hoạt là Thạnh Lộc Thôn. Trại có tới hai, ba trăm trại viên, lập thành một địa điểm như một cái làng nằm trong tỉnh Bình Dương. Chính trong kỳ sinh hoạt này tôi được gặp nhạc sĩ Phạm Duy.


      Dịp này nhạc sĩ Phạm Duy đến sinh hoạt với toàn thể sinh viên chúng tôi. Ông đang làm loạt nhạc mới mà ông gọi là 10 bài Tâm Ca, lúc đó mới chỉ xong có 7, 8 bài. Ông hát những ca khúc này, và tôi bị choáng ngợp bởi nhạc và lời của những bản Tâm Ca này. Ông hát một hơi năm bản, và trong giờ nghỉ của ông, tôi được anh em của nhóm tôi đẩy ra trình diễn một số ca khúc của tôi. Chỉ là vài bài ca sinh hoạt mà thôi.


      Tôi bị nhạc của Phạm Duy hớp hồn như thế nào, thì ông ngạc nhiên về những ca khúc của tôi như thế. Sau đó hai bên gặp gỡ, với Phạm Duy, ông cho tôi là một khám phá mới. Nó khác hẳn những dòng nhạc của những người đi trước và cùng thời với ông. Do đó Phạm Duy đề nghị mỗi tuần gặp nhau một lần vào tối Thứ Năm, để hát cho nhau nghe những sáng tác mới. Tôi đã trình bày cho Phạm Duy nghe toàn bộ những ca khúc trong tập Trầm Ca. Nội dung những ca khúc trong tập nhạc này, là đặt vấn đề thanh niên đối với vận mạng đất nước, đưa ra những suy nghĩ của tuổi trẻ như những sáng tác trong bài “Nỗi Buồn Nhược Tiểu” hay “Tiếng Hát Tự Do” hay “Lìa Nhau,” và ban Trầm Ca đã ra đời trong dịp này, với thành phần nòng cốt là phần lớn bạn bè ở Ðà Lạt. Từ đó chúng tôi được đi hát với Phạm Duy.


      Chúng tôi tạo được một ảnh hưởng khá lớn. Cuối năm 1965, nhóm chúng tôi được mời tham dự các sinh hoạt các kỳ trại, và đặc biệt là các khóa huấn luyện thanh niên, của các hội đoàn thanh niên tại khắp bốn quân khu. Giai đoạn này nghĩ lại là một giai đoạn lạ lùng nhất. Chúng tôi làm việc như điên cuồng, sáng tác, tập tành, đi trình diễn, đi huấn luyện. Chúng tôi không còn biết đến một điều gì khác ở cái tuổi 20 lúc đó.


      Những chuyến ăn cơm nhà, vác ngà voi đó bề gì cũng cho chúng tôi một cơ hội nhìn ngó lại mặt mày của chính chúng tôi, và đồng thời chúng tôi cũng có cơ hội được nhìn ngó cái mặt trái của chiến tranh, và của dân chúng Việt Nam ở những chỗ giáp vòng lửa đạn, và tận cùng khổ đau.


      Chính những chuyến đi này, đã thổi vào tâm hồn tôi những trận gió nóng hừng hực. Những sáng tác của tôi, nếu anh để ý thì hình như ít có những hoa và bướm, chỉ toàn là những tiếng kêu. Nhiều khi tôi muốn rú lên trong những ca khúc của tôi. Những thanh âm của sự khổ đau làm sao mà êm ả được. Trong những vùng tương đối có an ninh, nơi các thành phố tôi bắt gặp những hình ảnh đau lòng khác của chiến tranh: Những hố ngăn cách giữa giầu và nghèo, những bất công, những sa đọa của một xã hội trong thời chiến... Ðó là một trong những lý do khiến những ca khúc của tôi có được những hình ảnh, tâm tình và những suy nghĩ mới sống động, sát với thực tế xã hội.


      Suốt hơn một năm trời đi và sinh hoạt như thế, tổng kết lại có hơn ba mươi tỉnh liên lạc với nhóm chúng tôi, tự động đề nghị giúp họ tiếp tục có điều kiện sinh hoạt, có bài hát, có trò chơi, có công tác xã hội, lập thành một đơn vị gì đó. Ðó là một kết quả đầy xúc động, và bởi vậy chúng tôi không ngừng lại được. Những sợi dây liên lạc đầu tiên này chính là những mắt lưới chắc chắn, và nương vào đó phong trào du ca hình thành. và chính thức có giấy phép hoạt động từ năm 1966.


      3- Người ta có thể coi Du Ca là một phong trào thanh thanh niên, hay một phong trào sinh viên, học sinh, hay là một nhóm người hoạt động xã hội, hay là một ban văn nghệ, hay là cái gì đó, nhưng có một điều dứt khoát trong tôn chỉ (nếu có) của chúng tôi, thì Du Ca không làm chính trị. Tôi không phủ nhận trong anh em chúng tôi sau này cũng có người hoạt động chính trị, nhưng đó là một mặt khác của mỗi người trong anh em chúng tôi.


      Chúng tôi chỉ là những người trẻ, trẻ cả tâm hồn lẫn thể xác, muốn tìm một con đường để phụng sự xã hội, khác với mọi con đường đã có sẵn. Chúng tôi muốn phục vụ xã hội nhiều hơn là mưu đồ một việc gì đó cho mỗi anh em chúng tôi. Chúng tôi chọn thanh niên làm đối tượng chính cho mọi sinh hoạt của chúng tôi, kế đó là những hoạt động trong phạm vi xã hội, đặc biệt là cứu trợ, bởi vì đất nước đang trong thời chiến, nạn nhân của chiến tranh đã lắm, mà thiên tai, hỏa hoạn, lụt lội, bão tố còn đóng góp thêm không ít khổ ải cho dân tộc Việt Nam.


      Nói khôi hài một chút thì ngay từ khi mới ra đời, phong trào du ca nổi lên như một bầy ong vỡ tổ, nhao nhao khắp mọi nơi. Chỉ trong một khoảng thời gian không đầy một năm, trên toàn quốc có cả trăm toán du ca, chỉ riêng Vùng Một Chiến Thuật, Ðà Nẵng và Huế không mà thôi đã có hơn ba chục toán. Một toán du ca địa phương thường do một nhóm bạn trẻ địa phương tự phát động, khi đủ nhân số tới một mức độ nào đó, thì Văn Phòng Trung Ương của Phong Trào Du Ca, cử người tới huấn luyện. theo nhu cầu tại chỗ.


      Thỉnh thoảng Phong Trào Du Ca tổ chức những trại huấn luyện đặc biệt, các đoàn địa phương gửi người về tham dự. Mỗi hai năm lại có một đại hội để các nơi về dự.


      Con số đoàn viên của Phong Trào Du Ca trên toàn quốc vào khoảng từ 4,000 cho tới 5,000 người. Ðến bây giờ nghĩ lại tôi thấy chắc chắn chúng tôi đã tìm được một chất keo nào đó, để buộc được mấy ngàn con người, cùng một nhịp đập của trái tim, một nhịp thở của buồng phổi, một hướng sinh hoạt chung.


      Một khi phong trào đã dấy lên, tại tỉnh nào cũng có một đoàn du ca, không lớn thì nhỏ. Với hàng ngàn đoàn viên trên toàn quốc thì không một ai có thể phủ nhận anh em chúng tôi là một sức mạnh. Ðó là một lực lượng nhân sự lớn lao mà ngay cả các đoàn thể do chính quyền thành lập cũng không hơn được. Hơn thế nữa, lực lượng đó còn đang độc lập, không bị chi phối bởi bất cứ một phe nhóm chính trị nào. Tính độc lập ấy cũng đã gây không ít phiền lụy cho chúng tôi sau này.


      4- Năm 1967, sau một năm hoạt động, anh em chúng tôi quyết định tổ chức Ðại Hội Du Ca Kỳ I. Ðịa điểm tổ chức đại hội được CPS cho mượn và thời gian sinh hoạt kéo dài trong ba ngày, với sự tham dự của rất nhiều anh em đại diện các đoàn du ca từ khắp nơi về tham dự.


      Khi phong trào thành lập và hoạt động được hai năm thì tôi tin rằng phong trào sẽ không bao giờ tan vỡ, bởi vì những người du ca chúng tôi đáp ứng cho một nhu cầu xã hội lúc bấy giờ. Chúng tôi không làm chính trị, nhưng không một ai có thể chối cãi sinh hoạt của du ca có một ý thức chính trị cao. Chỉ nội một điều chúng tôi ca tụng tự do, hô hào cho tự do đã đủ làm cho cả hai phe tham chiến không lấy gì hài lòng. Bởi vì tự do là một cái gì hoàn toàn lạ mặt đối với phía Cộng Sản, còn đối với chính phủ miền Nam, chúng ta có một thứ tự do bị hạn chế khá nhiều. Chúng tôi không muốn dính dự vào chính trị, nhưng những người làm chính trị thì lại muốn chúng tôi. Thành thử đã có nhiều lần người ta tìm cách vận dụng chúng tôi.


      Phần tôi tôi có ý thức chính trị, song tôi không hoạt động chính trị, và lý tưởng của riêng tôi là ca hát cho đời, thiết tha nói lên những suy nghĩ của tuổi trẻ chúng tôi, kêu gọi mọi người hãy yêu thương nhau, hãy xắn tay áo và làm việc, không phải là lúc ngồi đặt vấn đề, mà là lúc bắt tay vào việc. Làm những việc nhỏ thôi, trong tầm tay của mình, làm tốt cho một số người ngay bên cạnh mình mà thôi. Phía Cộng Sản, họ chuyên trị hoạt động đoàn thể, nên hình như họ nhìn vấn đề sinh hoạt cộng đồng, họ nhìn Phong Trào Du Ca nghiêm trọng hơn chính quyền miền Nam.


      Những người anh em du ca chúng tôi hãnh diện làm được khá nhiều việc. Thổi được một luồng gió mới sinh động qua các trường học, đặc biệt là tạo được một ảnh hưởng đối với học sinh sửa soạn bước vào đại học, tạo một cơ hội cho tuổi trẻ nhìn lại chính thân phận của mình, và hoàn cảnh của đất nước, của dân chúng, của xã hội. Ðó là một cái nền của một bức họa, và rồi anh em chúng tôi, mỗi người tùy khả năng mà dệt gấm thêu hoa.


      5- Tôi có bốn đợt sáng tác, mỗi đợt có thể coi như là một tập ca khúc: “Trầm Ca, Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Tiếng Hát Tự Do, Ruồi và Kên Kên.” Tuy là bốn đợt sáng tác trong bốn thời điểm khác nhau, song tinh thần của những ca khúc không có gì thay đổi nhiều. Có nhiều người kết tội tôi là làm những ca khúc phản chiến. Tôi xác nhận trong những ca khúc của tôi quả có một số bài phản chiến. Nhưng tôi nghĩ bất cứ một người dân thường nào cũng yêu hòa bình, và chán ghét chiến tranh. Hòa bình có phải chăng là niềm khát khao của toàn thể dân tộc, bởi vì trên thế giới này, không có một dân tộc nào chịu nhiều khổ đau vì chiến tranh cho bằng dân tộc Việt Nam.


      Những ca khúc của tôi đâu phải chỉ có toàn những lời ca rên xiết vì hòa bình. Con số những ca khúc mà người ta coi là phản chiến thật ra rất ít. Tôi chống lại mọi áp đặt, mọi bất công, mọi tệ trạng, mọi điều xấu làm con người tha hóa, thành thử có một dạo chính quyền miền Nam cũng nhìn tôi bằng một con mắt nghiêm khắc. Bởi vì tôi là một trong những người đã viết những ca khúc nói lên tệ trạng tham nhũng của miền Nam. “Ruồi và Kên Kên” là một tập gồm những ca khúc khiến tôi trở thành một cái gai cho cả hai phe tham chiến. Phe nào cũng là ruồi, và phe nào cũng có hình ảnh của kên kên.


      Sau năm 1975, phong trào du ca tất nhiên cũng như mọi đoàn thể và đảng phái của miền Nam tự động “đóng cửa tiệm.” Một số nhỏ thoát đi được sang nơi xứ người, việc trước tiên là làm lại cuộc đời. Theo tôi biết có đến một nửa số đoàn viên du ca đã ra khỏi nước. Một nửa có nghĩa là hàng ngàn người đang sinh sống trong những quốc gia xa lạ. Con số thì to, nhưng việc quy tụ không phải là một điều dễ dàng gì. Thành thử đã nhiều năm nay, anh em chúng tôi lòng muốn tập họp lại nhưng hoàn cảnh thực tế không cho phép.


      Về điều kiện xã hội tại những nơi mà anh em du ca đang tạm sống, nói chung các cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đa dạng quá, lôi cuốn thanh niên đi vào các sinh hoạt chính trị nhiều hơn là sinh hoạt thanh niên thuần túy. Sinh hoạt thanh niên phải luôn luôn được bồi đắp bởi những lớp người mới, và những sáng tác mới cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Thiếu sự liên tục của các lớp người trẻ thì thật giống như một cái cây mỗi ngày mỗi cằn cỗi. Ðó là một lý do khác khiến anh em chúng tôi tuy đã có mặt nơi đây khá đông, nhưng còn ngần ngại trước khi chính thức bắt tay vào việc gây dựng một phong trào sinh hoạt thanh niên khác.


      Về những sáng tác mới, tôi chỉ muốn nói một điều: Ngày xưa tôi sống thật trên quê hương tôi... Ngày nay tôi không có cơ hội tích lũy những chất liệu vừa kể. Những sáng tác thuần kỹ thuật và trí tuệ cho dù có hay nó vẫn có một cái gì đó không thật, thành thử nó cứ gượng và vì vậy mà không đi được vào lòng người.


      Lớp người khai phá phong trào du ca bây giờ đã bước vào tuổi già. Vài người ở ngưỡng cửa 60, số đông anh em trên 50. Tinh thần của chúng tôi tuy vẫn còn, nhưng thể chất có lẽ sẽ không còn được dẻo dai, bền bỉ như 30 năm trước. Vả lại nếu bây giờ hình thành một sinh hoạt thanh niên thì đó có thể không phải là “Phong Trào Du Ca” của 30 năm trước, và tại quê nhà. Chỉ có thể tựa vào đó như một chất keo, hàn gắn lại anh em sau ba chục năm rời rã, kế đó phải có một tinh thần sinh hoạt mới, phù hợp với hoàn cảnh mới, và những con người mới. Tinh thần của du ca phải là một tinh thần sinh động, không đóng chấu với bất cứ một hoàn cảnh chính trị hay xã hội nào, ngoại trừ sự hữu hiệu.


      Hoàng Khởi Phong

      (Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Hoàng Dung - Chiến Tranh Đông Dương III Hoàng Khởi Phong Nhận định

      - Tự sự Nguyễn Ðức Quang: Tâm Thức Dân Tộc và Phong Trào Du Ca 1966-1975 Hoàng Khởi Phong Hồi ức

    3. Bài viết về nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)