1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)
      11-4-2024 | TRUYỆN

      Người Tù Binh Trở Về

        THẢO CA
      Share File.php Share File
          

       


      1.


      Ngày 16-4 Phan Rang mất. Lực lượng cộng sản từ hướng Bắc Quận Du Long bất thần tấn công vào phi trường Tháp Chàm. Bộ binh của chúng vượt Quốc lộ số 1, ồ ạt tiến về Tỉnh lỵ Phan Rang. Pháo binh địch từ các cao điểm Bắc phi trường pháo kích uy hiếp Bộ chỉ huy Tiền phương Quân Đoàn 3 do Trung Tướng N.V.N và Chuẩn Tướng P.N.S đồn trú với lực lượng yểm trợ của Lữ Đoàn 2 Dù do Đại Tá N.T.L chỉ huy. Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh di chuyển vô Sài Gòn, lực lượng Biệt Động Quân thay thế tuyến phòng thủ tại đây. Nhưng việc hoán chuyển chưa hoàn tất thì lực lượng cộng sản tấn công rạng sáng ngày 16/4/1975.


      Trước đó vào ngàt 30 tháng 3 rạng 1 tháng 4, Tiểu khu Tuyên Đức, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đã tự động di tản về Tiểu Khu Ninh Thuận để chạy vào Phan Thiết, Bình Tuy. Dân chúng và quân đội đổ về Eo Gió, giáp ranh lảnh thổ tỉnh Ninh Thuận bên trên đèo Ngoạn Mục. Lúc này tôi là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 280 Địa Phương thuộc Tiểu Khu Ninh Thuận, chỉ huy Tiểu đoàn đóng Bộ Chỉ Huy gần tượng Phật Bà, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 280 ĐP nhận lệnh phải giữ an ninh tuyến đèo Ngoạn Mục bằng mọi giá. Điểm chiến lược Eo Gió phải được phòng thủ cẩn mật, thiết lật hệ thống kẻm gai, rào cản ngăn địch từ hướng Đơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Đức tràn về.


      Mặc dù tình hình quân sự các nơi ngày càng xấu thêm nhưng Tiểu đoàn 280 ĐP vẫn giữ vững vùng trách nhiệm và tuyến đầu Eo Gió.


      Đêm 30 tháng 3 rạng ngày 1 tháng 4, đoàn di tản gồm quân, cán chính của Tiểu Khu Tuyên Đức, Trường Võ Bị, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị ùn ùn đổ xuống Eo Gió. Lực lượng tại đây báo cáo về tôi để xin lệnh, tôi chỉ thị cho Sĩ quan trách nhiệm phải giữ mọi người lại chờ tôi gọi về Chi khu Sông Pha.  Nhưng trong khi chờ đợi để liên lạc về Chi khu, truyền tin từ Eo Gió báo cáo phòng tuyến tại đây bị vỡ, không thể cản đoàn quân di tản vì có cấp sao xuất hiện. Sao đây ám chỉ Trung Tướng LQT, Chỉ huy trưởng Võ Bị Đà Lạt.

      Trong đoàn quân di tản này có cả Đại Tá NHĐ, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Tuyên Đức, Đại Tá Q, Chỉ Huy Trưởng trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Thế là vòng đai tuyến đầu Tỉnh Ninh Thuận trên đèo Ngoạn Mục bị tràn ngập, đoàn di tản ồ ạt vượt rào cản nút chận đổ về Sông Pha.


      Trong tình thế này, tôi phải để cho đoàn di tản tiến xuống đèo khúc khuỷu quanh co trong đêm tối mịt mù như số phận nghiêt ngã của quê hương dù mặt trận Tuyên Đức không một tiếng súng quân thù. Liên lạc về chi khu Sông Pha không được, tôi ra đứng ven lề đường quan sát đoàn người hối hả, sợ hãi đang cố tìm về nơi an toàn dưới kia trong đêm tối mênh mông.


      Từng đoàn người lũ lượt qua mặt tôi, những em Sinh viên Sĩ quan Võ Bị Đà Lạt còn đang thụ huấn phải rời xa Trường Mẹ để ra đi không biết ngày mai sẽ ra sao. Súng cầm tay di chuyển hàng một trong sự hối hả hoảng loạn của mọi người. Tất cả đoàn di tản cứ tưởng rằng địch quân chiếm được đèo Ngoạn Mục, sẵn sàng uy hiếp họ. Tôi la thật to để mọi người yên tâm di chuyển, rằng Tiểu Đoàn 280 ĐP Tiểu Khu Ninh Thuận còn kiểm soát an ninh trục lộ đèo Ngoạn Mục, đồng bào và anh em an tâm đừng sợ hãi.


      Các khóa sinh Sĩ Quan Đà Lạt, súng cầm tay từng bước miệt mài đi từ Trường Mẹ về đến đây, vượt qua bao đoạn đường hiểm trở tìm đến điểm tập trung dưới chân đèo, đêm tối mịt mù và trùng trùng bất trắc bủa vây. Tôi đến gần khuyên các anh em hãy tìm cách nhanh nhất để về nơi an toàn.


      Sáng ngày 1 tháng Tư, tôi tìm phương tiện về đến Chi khu Sông Pha, được biết Đại úy H, Tiểu đoàn trưởng đã bỏ đơn vị  ra đi lúc nào không rõ, hầu hết các binh sĩ cũng đã rời đơn vị theo đoàn quân di tản. Tôi gặp Trung Tá NCB, Tiểu khu phó có mặt tại Chi khu để xin lệnh. Ông bùi ngùi nhìn tôi nói: "Anh có thể đi đâu từ giờ phút này tùy ý, Tiểu khu không còn gì để chỉ thị cho anh". Tôi cúi đầu lặng im, đau xót tận cùng cho số phận mình, số phận bạn hữu và quê hương tôi.


      Trong đêm 30 tháng 3, đoàn quân di tản từ Tuyên Đức đổ về đã kéo theo sự di tản của Tiểu Khu Ninh Thuận mà không có lệnh từ Trung Ương. Khi đến Lầu Ông Hoàng, Phan Thiết, đoàn quân di tản của Tiểu khu Ninh Thuận dừng lại tại đây ngày 2 tháng 4. Sau đó lệnh Trung Ương bắt đoàn quân di tản về lại Phan Rang. Đại Tá Tr.V.T bị cách chức Tiểu Khu Trưởng và Tỉnh Trưởng Ninh Thuận, chúc vụ này được Đại Tá L, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2, Sư đoàn 2 từ Vùng I di tản vào thay thế.


      2.


      Chỉ trong gần hai ngày bỏ ngỏ, Thành phố Phan Rang rơi vào hổn loạn, cướp bóc, trộm cắp hoành hành, các kho gạo, vật liệu bị phá tung cướp sạch. Nhà tôi cạnh quán cơm Xã hội và kho gạo Hứa Vân, gần khu Tam Giác cũng chịu chung số phận khi vợ con tôi lo sợ đã rời nhà về dưới quê tôi tá túc cùng gia đình tôi. Bao nhiêu hình ảnh giấy tờ quan trọng của tôi đã mất sạch. Những đồ dùng trong nhà bị trộm lấy gần hết, giấy tờ vung vãi khắp nơi.


      Trưa ngày 1 tháng 4, tôi về đến Khu Gia Binh để về nhà, tôi đi như kẻ mộng du, hồn hụt hẫng, mắt mờ lệ, đường về nhà thì ngắn mà sao tôi cảm thấy như đi trong sa mạc hun hút cô liêu. Về quê gặp lại vợ con, thăm gia đình xong, tôi vội trở lên Tiểu khu ngay xem xét tình hình. Đúng lúc này Trung Ương lệnh cho Tiểu Khu Ninh Thuận quay trở lại Phan Rang. Tiểu đoàn 250 ĐP tương đối còn đầy đủ quân số do Thiếu Tá K chỉ huy nên sau 24 giờ trật tự, an ninh được vãn hồi quanh thị xã Phan Rang.


      Tôi vào Tiểu khu gặp Đại Tá T đang đứng trước đầu xe Jeep của ông, buồn bã nhìn tôi không nói lời nào. Tôi tôn trọng nỗi chua cay ông gánh chịu trong lòng nên từ giả ông, ra khỏi Tiểu khu, gặp lại người tài xế của Tiểu đoàn và cùng anh xử dụng một chiếc xe còn chạy được, rảo quanh thành phố, kêu gọi anh em trong Tiểu đoàn về lại đơn vị. Công việc vất vả suốt ngày cũng tập trung lại được trên 140 Binh sĩ, Hạ sĩ quan và Sĩ quan. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn tôi đặt tại đồn Quân cảnh Phan Rang- gần nhà tôi, bên cạnh quán cơm xã hội.


      Lương thực cho anh em binh sĩ dùng, tôi phải chạy xe đến từng nhà quen, các tiệm trên đường Thống Nhất còn sinh hoạt để xin tiếp trợ. Phần hành các ban ngành được thiết lập xong, quân số các đội và Bộ chỉ huy khoảng 160 người.


      Vợ tôi ôm con về lại nhà cùng Mẹ tôi. Căn nhà nay đã hoang tàn, mọi vật mất sạch, vợ tôi kiên nhẫn lặn lội ôm con đi đến từng nhà dân quanh khu quán cơm xã hội, xin lại những đồ dùng bị lấy mất đem về nhà họ.  Nay thấy quân đội đã vãn hồi an ninh nên lo sợ đem trả lại một số cho vợ tôi.


      Sau khi đoàn quân di tản của Tiểu khu Ninh Thuận trở về lại Phan Rang, Trung Tướng NVN được bổ nhiệm Tư lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3 bản doanh đặt tại căn cứ Không Quân Tháp Chàm. Sáng ngày 6 thánh 4, Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3 họp các chỉ huy trưởng lãnh thổ từ cấp Tiểu Đoàn Trưởng trở lên tại Tòa Hành Chánh Ninh Thuận. Tôi tham dự phiên họp quan trọng này, tường trình lên Bộ Tham Mưu về quân số của Tiểu Đoàn 280 ĐP. Trung Tướng NVN khẩu lệnh bổ nhiệm tôi chức vụ Tiểu đoàn trưởng, chịu trách nhiệm mặt trận Nam Phan Rang, trực thuộc Chi khu An Phước. Sau phiên họp, Tiểu Đoàn di chuyển đến Quận An Phước, Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đóng tại Mông Đức.


      10 giờ sáng ngày 16 tháng 4, tôi được lệnh Chi khu đưa Tiểu đoàn 280 ĐP về giải tỏa áp lực địch tại khu chợ Phú Quý đã bị du kích địa phương chiếm đóng. Lúc này lực lượng phòng thủ Chi khu còn đầy đủ với một Trung đội Pháo binh diện địa tăng phái cho Chi khu.


      Khi Tiểu đoàn đến ranh ấp chiến lược Phú Quý, chuẩn bị tiến vào bên trong thì hỏa lực của địch xối xả bắn ra. Tôi ra lệnh tất cả dừng tại chỗ, tìm ván gỗ phủ lên lớp cây xương rồng để có thể làm bàn đạp vượt qua vào mục tiêu. Tôi ra lệnh tất cả sẵn sàng theo tôi, tôi lao mình phóng lên lớp ván gỗ vào bên trong. Tất cả Tiểu đoàn vào được an toàn, chỉ riêng người Hạ sĩ quan cận vệ đi sau tôi là nằm lại vĩnh viễn, bỏ lại vợ con xiêu lạc giữa cuộc đời mà ba mươi hai năm sau tôi ra sức tìm lại được đang  sống cùng con cháu tại chợ Ninh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang.


      Khi tôi bị đưa về cùng đoàn tù binh qua phố Phú Quý, dân chúng cho hay đã chôn cất anh rồi. Anh Lý ôi! Tôi nào muốn đưa anh vào chỗ chết. Chính tôi là người đi đầu, vượt qua lằn đạn của kẻ thù để làm nhiệm vụ của tôi, anh cũng đã làm tròn nhiệm vụ của anh - chết cho Tổ Quốc trong giờ phút lẫm liệt nhất. Tôi xin được thay mặt Quân Đội để vinh danh anh và kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh cao cả của anh.


      Tôi lệnh các đại đội bám sát địch sử dụng từng tổ ba người, tiến gần các cao ốc, len lỏi âm thầm tiêu diệt các ổ kháng cự mãi đến một giờ chiều mới giải tỏa được áp lực của địch quanh khu chợ Phú Quý. Lúc này quân Bắc Việt đã làm chủ tình hình thị trấn Phan Rang và Bộ Chỉ huy Tiểu Khu Ninh Thuận.


      Sau khi phong tỏa hết các yếu điểm, chúng tung hai Trung đoàn bộ binh tiến về Chi khu An Phước. Tôi liên lạc Chi khu xin pháo binh yểm trợ, yêu cầu hạ nòng súng trực xạ ra hướng Quốc lộ 1 khi những chiếc xe Molotova chở quân của chúng chạy ngang. Pháo binh thỏa mãn ngay, gây thiệt hại bốn năm xe đi đầu, chúng la hét chửi thề ầm ỉ hỏi bọn nào còn dám chống cự tới cùng?


      Với lực lượng đông 2 trung đoàn, một mặt chúng di chuyển nhanh về chận nút Cà Ná, còn lại vây hảm Tiểu Đoàn 280 ĐP và Chi khu An Phước. Tiểu Đoàn 280 ĐP tam vỡ lúc 1 giờ 30 chiều ngày 16-4-1975, tìm cách di chuyển về hướng Tây Quốc lộ 1 để xuôi Nam; cuối cùng bị bắt tú binh tại Nam Quán Thẻ. Trung Tá LV, Chi Khu Trưởng và Đại Uý LVH, Chi khu phó tháo chạy thoát về hướng Đá Trắng nơi có các làng Chàm gần Mông Đức.


      3.


      Tôi bị bắt trong đoàn tù binh trên mấy trăm người, tôi là người duy nhất còn mang cấp bậc trên áo trân nên được đưa ra khỏi hàng, toán binh sĩ chính quy Bắc Việt súng AK cầm tay, bắt đoàn tù binh quay trở lại Phú Quý. Dân chúng ra đứng hai bên đường nhìn đoàn tù binh, có kẻ nhìn chúng tôi mắt rướm lệ, có người hớn hở vui mừng vì họ lầm tưởng ngày vui đang đến, đâu biết rằng khổ đau tan nát cận kề.


      Tôi đau xót cho thân phận mình một đời binh nghiệp mười hai năm đến đây chấm dứt. Thương cho anh em dưới quyền đã lặn lội theo tôi chiến đấu tới cùng, không bỏ trốn, bảo vệ người chỉ huy mình giờ đây trong tay không còn vũ khí, bất lực nhìn kẻ thù hống hách bao quanh.


      Tại đây đoàn tù binh được lệnh dừng lại. Dân chúng đem ra cho đồ ăn và nước uống. Tôi cảm thấy không đói, chỉ uống vài ngụm nước, nói với anh em binh sĩ cố ăn lấy sức chuẩn bị cho cuộc hành trình gian khổ từ đây. Đoàn tù bình tiếp tục di chuyển về Phan Rang đến làng Bình Quý được lệnh dừng lại ven Quốc lộ 1, lệnh chỉ một mình tôi theo hai cán binh vào làng. Tất cả anh em binh sĩ Tiểu đoàn quay quanh tôi, lo sợ họ đem tôi vào trong xử bắn. Riêng tôi cũng nghị như vậy. Nhưng tôi bình tỉnh đi theo hai cán binh áp tải vào trong. Đên nhà một người đàn bà dân làng, họ ra lệnh cho chị nấu cơm mau lên cho ông Đại úy này ăn- là tôi, người tù binh còn cấp bậc trên cổ áo. Chị chủ nhà hết ngó tôi rồi ngó qua người vừa ra lệnh, phân vân lưỡng lự không biết phải làm sao bởi vì người thắng trận lại lệnh nấu cơm cho kẻ bại trận ăn. Thái độ chần chừ ấy đã bị tên bộ đội giận dữ, thét: "Tôi bảo chị nấu cơm, làm đồ ăn, chị có nghe rõ chưa hả?" Chị thất sắc, hối hả chui vào bên trong lo nấu cơm và thức ăn.


      Bữa ăn chỉ có mình tôi, bạn bè đâu? Vợ con đâu? Sao tôi ngồi ăn đơn độc trong hoang vắng tột cùng, trong cái nhìn lạnh lùng căm căm của những ánh mắt dã man kia. Bụng đã đói suốt một ngày, chưa có bữa cơm nào tôi ăn ngon như vậy. Gạo mới của quê tôi, cá rô nướng dầm mắm ớt, tôi ăn một mạch no nê rồi nhận lãnh cái chết đền đáp nợ non sông. Nhưng cái chết đã không đến, họ đưa tôi trở ra đứng nhập với đoàn tù binh đi tiếp về Thị xã Phan Rang. Đây là một đòn tâm lý mà hầu hết cán binh Bắc Việt khi cưỡng chiếm Miền Nam đã học tập rất kỹ. Do đó sau ngày 30 tháng Tư, hầu hết các Sĩ Quan thuộc Quân Lực VNCH bị họ lừa vào các trại tù mà chúng gọi là trại cải tạo không biết ngày về.


      Đoàn tù binh qua làng Long Bình, qua cầu Đạo Long tăm tối, phố vắng đìu hiu, tiệm Trung Huê sụp đổ, qua cầu Nước Đá lặng im, đến bến xe Phan Rang một giờ khuya. Lệnh cho dừng lại, tên bộ đội trưởng toán đến gần tôi hỏi: "nhà Đại úy ở đâu?". Ở gần đây, tôi trả lời. Thế Đại úy có muốn về thăm nhà không? Tôi biết chắc chắn rằng giờ này Mẹ và Vợ tôi vẫn còn thao thức mong đợi tin tức của tôi nên tôi đồng ý để chúng áp tải tôi về thăm nhà cách bến xe không xa.


      4.


      Mẹ tôi đang nằm trên ghế bố trước cửa nhà ngồi bât dậy khi nghe có tiếng động của nhiều người đến gần. Bà cầm khăn lông lau vội đôi dòng lệ tuôn trào, tôi gọi khẻ: "Mẹ, con về đây Mẹ". Tôi biết Mẹ tôi rất đỗi mừng vui trong niềm xót xa vô tận. Bà đã trông đợi suốt ngày 16 tháng Tư khi tôi biền biệt chẳng có tin về. Mẹ tôi nghĩ chắc tôi đã bỏ mình trong lúc giao tranh vì tiếng súng nổ khắp các ngã đưởng vẳng về từ xa hướng Tiểu đoàn tôi  trú đóng. Hơn nữa bà biết có rất nhiều Sĩ Quan Tiểu Khu đã bỏ đơn vị lẩn tránh về quê hay các nơi khác. Riêng tôi vẫn bặt vô âm tín:


      - "Nhớ xưa mắt Mẹ tràn ngấn lệ

      Trông ngóng con về giữa tháng Tư

      Con đã trở về như Mẹ đợi

      Đêm khuya vây kín bởi quân thù."


      Kẻ thù canh giữ ngoài nhà, để tôi vào thăm vợ con. Tôi nói với vợ tôi "Anh đã bị bắt tù binh chỉ được về đây thăm em giây lát rồi phải ra đi, em ráng lo chu toàn bổn phận, hy vọng sẽ có ngày gặp lại." Vợ tôi thổn thức ôm choàng tôi, tôi vỗ về an ủi, em can đảm lên, không riêng gì anh, biết bao bạn hữu anh chịu chung số phận đang bị canh giữ ngoài bến xe Phan Rang chờ anh trở lại. Tội nghiệp vợ tôi, vừa kết hôn hai năm, con thơ mười tháng đã phải nhìn người chồng thân yêu trong cảnh tù đày về thăm vợ con  giữa đêm khuya tăm tối.


      Sau khi thăm vợ, tôi hôn đứa con trai mười tháng tuổi đang ngủ say trên giường rồi vội ra ngoài từ giã Mẹ, theo toán canh giữ trở ra bến xe cùng với đoàn tù binh bị đưa về giam tạm tại Trường Poklong cạnh khu Tam Giác. Sáng hôm sau chúng tôi được chuyển về Trường Nam Tiểu học Phan Rang, ngôi trường thân yêu đầu đời khi tôi từ quê lên tỉnh học lớp Nhất B niên khóa 1956-1957. Sau đó chúng giải lên lao xá Mỹ Đức. Từ nhà lao Mỹ Đức, chúng tôi bị đưa lên giam tạm trên Quảng Thuận gần Sông Pha, rồi bị đưa ra Du Long để cuối cùng  chuyển đến giam tại Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Bà Thìn Cam Ranh do một Trung đoàn chính qui Cộng sản canh giữ ./.


      Thảo Ca

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Người Tù Binh Trở Về Thảo Ca Truyện ngắn

      - Trang Thơ Thảo Ca Thảo Ca Thơ

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)

      Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)

      Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)

      Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng (Trần Hồng Văn)

      Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)

      Một Đêm (Trần Yên Hòa)

      Cây Thập Tự Giá (Trần Hồng Văn)

      Chuyện người con gái có tên ‘Nguyễn Thị Di Tản’ (Hoàng Thị Tố Lang)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)