1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Điểm sách Butterfly Yellow/Bướm Vàng của Lại Thanh Hà (Trịnh Y Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-12-2019 | VĂN HỌC

      Điểm sách Butterfly Yellow/Bướm Vàng của Lại Thanh Hà

        TRỊNH Y THƯ
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Mỹ gốc Việt Lại Thanh Hà (Thanhhà Lại) – từng đoạt giải thưởng National Book và giải Newbery-Danh dự, thể loại Thiếu niên, với tác phẩm thơ xuôi Inside Out & Back Again/ Trong ra ngoài & Ngược trở lại – mới đây đã được nhà xuất bản HarperCollins xuất bản một cuốn tiểu thuyết mới nhan đề Butterfly Yellow/ Bướm Vàng (284 trang, giá bán $17.99) và đã được giới phê bình đánh giá là một tác phẩm tiểu thuyết xuất sắc. Phụ trang Văn Học của tờ nhật báo lớn nhất Hoa Kỳ, New York Times, có bài phê bình và đã gọi đây là một tác phẩm “đẹp nhức nhối.” (Searingly beautiful.)


      Hiển nhiên, một tác phẩm tiểu thuyết lọt vào mắt xanh của NXB HarperCollins thì không phải tầm thường và đọc cuốn sách này, tôi đã bị cuốn hút từ đầu đến cuối. Cuốn hút bởi cốt truyện đã đành mà còn thú vị với văn phong độc đáo thấm đẫm tính hài, và chữ nghĩa phong phú, khác thường của tác giả.


      Cuốn tiểu thuyết thuật chuyện một cô gái tên Hằng thất lạc đứa em trai nhỏ tuổi lúc chiến tranh Việt Nam đang đến hồi kết thúc, ai nấy giày xéo lên nhau để tìm đường thoát thân. Lại Thanhhà không miêu tả tỉ mỉ cuộc chạy thoát khỏi Sài Gòn khi miền Nam thất thủ vào tay quân đội cộng sản năm 1975, nhưng chúng ta hiểu ngầm đó là những giây phút cực kỳ hoang mang, hỗn loạn khi Hằng bị bỏ rơi trong khi cậu em thì được bốc lên phi cơ bay ra khỏi thành phố. Sáu năm sau cô một mình vượt biên sang Mỹ, bằng mọi giá và mọi cách tìm cho bằng được cậu em trai.


      Với mảnh giấy duy nhất có trong tay lúc thất lạc, Hằng có địa chỉ cậu em và việc làm đầu tiên khi đặt chân đến nước Mỹ là thực hiện một cuộc phiêu lưu đi tìm chỗ ở em mình tại vùng “cán chảo” tiểu bang Texas nóng đổ lửa. Một cuộc phiêu lưu đúng nghĩa vì Hằng mới chân ướt chân ráo đến nơi, tiếng Anh ú ớ, phát âm ngọng nghịu chẳng ai hiểu, nhưng hình như được ông bà phù hộ, Hằng gặp LeeRoy, một anh chàng sống nơi tỉnh thành nhưng lại có ước mơ trở thành một anh cao-bồi Texas, và Hằng được anh chàng này tận tình giúp đỡ đi tìm em. Hằng và LeeRoy là một cặp bạn trái ngoe vì hai người chẳng có tí gì tương đồng, chưa kể hàng rào ngôn ngữ, nhưng sự thú vị khi đọc cuốn sách này là ở đó. Hai người, hai thế giới trái ngược, hai cá tính đối chọi đến buồn cười, nhưng do lòng tử tế và hiểu hoàn cảnh nhau, hai người đã giúp nhau tìm kiếm được điều mong ước.


      Sự thật là khi mới gặp lại Linh (tên Mỹ là David), Hằng đã bị cậu em tránh mặt. Cậu lớn rồi, chẳng còn nhớ một câu tiếng Việt nào nữa, và đang sống êm ấm bên trong ngôi nhà người mẹ nuôi người Mỹ. Cậu chẳng hề muốn nhận Hằng làm chị mình. Cậu cũng chẳng nhớ gì về tuổi thơ ấu mình ở mảnh đất nhiễu nhương kia. Hằng chưng hửng khi nhìn ra thế, nhưng với lòng thương em vô tận, cô đã khắc phục tất cả những khó khăn, chướng ngại để đánh thức tiềm thức của cậu trai.


      Suốt mùa hè, Hằng và LeeRoy vào làm công trong trang trại của ông Morgan để được gần David. Dưới cái nóng cháy da cháy thịt của miền đồng cỏ Texas, Hằng quên mình lao động quần quật suốt ngày nhưng đêm đêm vẫn thức khuya cố tìm ra cách gì đó để chinh phục lại cậu em. Nói tiếng Việt với cậu chưa đủ, cô còn dùng lời ca, thủ thỉ tâm tình, hình ảnh do chính tay cô vẽ vời… để trí óc cậu trai có lúc hồi nhớ lại quá khứ xa xăm.


      Và cuối cùng Hằng thành công.


      Trong một buổi đi chơi hội chợ đồng quê, Hằng, LeeRoy và David đều vui tươi, tinh thần phấn chấn. Đó cũng là lúc sắp xong công việc đồng áng trong trang trại ông Morgan. Đang vui chơi, bỗng có một con bướm vàng từ đâu bay đến đậu trên bàn tay David. Thấy vậy Hằng cất tiếng hát bài Kìa con bướm vàng bằng tiếng Việt. Hằng hát đi hát lại và David cuối cùng hát theo cô, cũng bằng tiếng Việt. Cuối cùng ký ức cậu trai như bung mở, cậu thấy Hằng chính là chị mình, chứ chẳng ai khác. Cậu sung sướng hát vang. Với LeeRoy thì đó là bài “Frère Jacques” quen thuộc từ thuở ấu thơ. Thế là cả ba người vừa đi vừa hát. Các em bé khác tuy chẳng biết lý do tại sao ba người này hát cái bài ấy, nhưng chẳng ai bảo ai, đồng thanh hát vang theo, đứa hát tiếng Anh, đứa tiếng Tây Ban Nha, và thậm chí cả tiếng Pháp.


      Đó là đoạn văn sống động và cảm động nhất trong cuốn Butterfly Yellow của Lại Thanhhà. Đọc, chúng ta có thể hiểu chị như muốn gửi gắm người đọc một thông điệp: Tất cả con người chúng ta – người may mắn, kẻ bất hạnh, người thành đạt, kẻ khốn cùng, người kiên cường, kẻ yếu đuối, người cao sang, kẻ thấp hèn – phải chăng có lúc đều đồng ca bài ca hy vọng, tìm lại lòng can đảm, ca bài ca của cứu chuộc và ơn nghĩa để tìm thấy tận cùng trong lòng mỗi con người chúng ta là lòng yêu thương không thù hận. Một thông điệp hiền lành, nhỏ nhoi, thậm chí bình dị chẳng có chi ghê gớm, nhưng hình như chúng ta có xu hướng quên bẵng nó trong một kỷ nguyên hỗn loạn, đầy rẫy thù hận và thù ghét.


      Cuốn tiểu thuyết có lẽ được viết nhắm vào giới trẻ nhiều hơn là người lớn trí thức. (Tuyệt đối không có những băn khoăn siêu hình trong tác phẩm.) Chủ đích của nó là “nâng tâm hồn lên,” và nếu quả vậy thì nó đã thành công vượt bực. Hằng là một cô gái bất hạnh, quá khứ cô, lớn lên trong một xã hội không có tương lai sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Cuộc vượt biên kinh hoàng, đầy bất trắc đã để lại vết thương đớn đau chất ngất không biết bao giờ mới phai nhạt trong lòng cô. Nhưng cô không ngả chí mà luôn luôn lạc quan loay hoay xoay trở con tạo tìm cho mình lối thoát, đạt được ước nguyện, ước nguyện tìm được người mình thương yêu.


      Lại Thanhhà đã chọn một văn phong dí dỏm cho cuốn tiểu thuyết của chị. Đây là điểm mạnh đáng lưu ý của tác phẩm: Dùng tính hài để thuật một câu chuyện buồn. Về điểm này chính tác giả đã thố lộ như sau:


      “Tôi luôn luôn tìm cách hòa nhập tính hài vào những câu chuyện buồn thảm về những con người Việt Nam tị nạn. Tính hài mở ra cánh cửa sau, một phương cách êm ái hơn để tiếp cận những cảnh huống thật sự bi thảm.”


      Đoạn kết, Hằng chia tay LeeRoy, nhưng đấy là cuộc chia tay trong niềm vui, có hậu. Gấp cuốn sách, tôi muốn nghĩ biết đâu Hằng sẽ gặp lại LeeRoy và biết đâu sẽ nảy nở một mối tình, một mối tình đẹp trong sáng giữa hai con người tốt lành, tuy suốt ngày ngủng ngoẳng nhau nhưng thật ra trong lòng yêu thương nhau rất mực, và đó chính là chất keo gắn chặt những quan hệ tình người.


      Tôi thích những cuốn sách có hậu như thế. Nó khiến tôi cảm nhận được một điều, cuộc sống này tuy bất trắc nhưng vẫn là đáng sống.


      Trả lời câu hỏi về sự nghiệp khởi đầu viết sách thiếu niên của mình, Thanhhà cho biết:

      “Tôi tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí từ trường đại học University of Texas ở Austin. Tôi cũng đã dọn về phía Tây và làm việc cho tờ Orange County Register từ năm 1988 đến 1990. Sau đó, tôi ngứa tay thèm viết tiểu thuyết nên tôi dời về lại miền Đông đến Boston, và sau đó dọn về New York City, nơi tôi tốt nghiệp cao học MFA chuyên về Văn Chương Sáng Tạo từ Đại Học New York University. Tôi bỏ ra 15 năm để viết truyện cho người lớn mà chẳng đi đến đâu. Bỗng một ngày tôi ôn lại các hình ảnh những ngày cuối ở Sài Gòn, và những hình ảnh này chuyển biến trở thành hình thể thực thụ của chúng, thành một thể thức thật đẹp mà người ta gọi là thơ. Tôi không phải là một nhà thơ, nhưng tôi biết rằng văn bản chặt chẽ, hình ảnh nhanh gọn có sức phát nổ thành những nguyên liệu, cảm xúc thật sự là cách duy nhất để có thể bước vào tâm trí một bé gái 10 tuổi có suy nghĩ bằng tiếng Việt, không suy nghĩ bằng tiếng Anh.”

      Trịnh Y Thư

      Nguồn: sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Vũ - Phép tính của một nho sĩ Trịnh Y Thư Nhận định

      - Tản văn, Tùy bút và Ký giống, khác nhau chỗ nào? Trịnh Y Thư Tản mạn

      - Đại dịch COVID-19, đọc lại La Peste của Albert Camus Trịnh Y Thư Nhận định

      - Trần Doãn Nho: Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời Trịnh Y Thư Giới thiệu

      - Điểm sách Butterfly Yellow/Bướm Vàng của Lại Thanh Hà Trịnh Y Thư Điểm sách

      - Phỏng vấn Lại Thanhhà, tác giả cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng Trịnh Y Thư Phỏng vấn

      - Lê Văn Khoa: Tiếng Ru Từ Đất Mẹ Trịnh Y Thư Nhận định

      - Duềnh Quyên Trịnh Y Thư Tạp luận

      - Phan Thị Trọng Tuyến: Kẻ bắc cầu quá khứ với hiện tại Trịnh Y Thư Nhận định

      - Nguyễn Lương Vỵ: Vấn nạn của cái Being Trịnh Y Thư Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây (Mang Viên Long)

      Khi nhận và đọc Không Hẹn Mà Đến của Huyền Chiêu-Khuất Đẩu nhớ nhà ga Ninh Hòa (Đinh Cường)

      Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi (Việt Báo)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)