1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc sách "Những bài học thuộc lòng - Tân Quốc văn giáo khoa thư" (Nguyễn Văn Tuấn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-9-2019 | VĂN HỌC

      Đọc sách "Những bài học thuộc lòng - Tân Quốc văn giáo khoa thư"

        NGUYỄN VĂN TUẤN
      Share File.php Share File
          

       


      Thời gian gần đây, qua những vụ việc mang tính tiêu cực liên quan đến ngành giáo dục làm cho nhiều người đi đến nhận định rằng nền giáo dục chịu trách nhiệm một phần cho hiện tượng đạo đức xã hội bị 'suy thoái'. Những người quan tâm bàn đến những vấn đề vĩ mô như triết lí giáo dục như là một cách thoát ra khỏi tình trạng suy thoái. Nhưng tôi nghĩ trong tình hình hiện nay, có một cuốn sách có thể giúp nâng cao đạo đức học đường, và qua đó, giúp khôi phục đạo đức xã hội. Đó là cuốn sách "Những bài học thuộc lòng Tân Quốc Văn Giáo Khoa Thư" (*) của soạn giả Trần Văn Chánh.


      Tân Quốc Văn Giáo Khoa Thư


      Tôi sẽ gọi tắt là "Tân Quốc Văn Giáo Khoa Thư" (Tân QVGKT) để phân biệt với bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của các soạn giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Bộ sách QVGKT dù được xuất bản gần 100 năm trước, nhưng cho đến nay vẫn được xem là một cuốn sách giáo khoa thuộc vào hàng hay nhất và có ảnh hưởng lớn nhất. Những câu chuyện trong sách nhắm đến việc hun đúc tình thương yêu đồng bào; tôn trọng mạng sống của con người; lòng nhân ái; trọng của người; không vọng ngữ, v.v... cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.


      Tân QVGKT là một sự tiếp nối QVGKT nhưng với một hình thức khác. QVGKT dùng văn xuôi, còn Tân QVGKT dùng thơ. Dùng hình thức thơ có lẽ là một lựa chọn hay, vì có vần điệu nên người đọc dễ nhớ và dễ cảm nhận. Tân QVGKT là một tuyển tập 263 bài thơ rất quen thuộc đối với học trò tiểu học ở miền Nam thời trước 1975. Đó là những bài thơ mà thế hệ chúng tôi học thuộc lòng. Theo thời gian, những người thuộc thế hệ tôi không còn nhớ bao nhiêu, nên tuyển tập này là một gợi nhớ đến kỉ niệm của một thời còn cắp sách đến trường. Những giá trị đạo đức và luân lí của những bài thơ đó thì vẫn còn mang tính thời sự, và rất cần thiết cho học trò thời nay.


      Soạn giả Trần Văn Chánh đặt tiêu đề cho cuốn sách là "Bổn cũ soạn lại". Bổn cũ là vì đây là những bài thơ đã đăng trên nguyệt san nổi tiếng "Tiểu Học Nguyệt San" trong thập niên 1950s đến 1960s. Soạn giả đã cất công tuyển chọn những bài thơ của các nhà khảo cứu nổi tiếng (như Nguyễn Văn Ngọc, Phan Sào Nam tức Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Vĩnh, Kim Định), và dĩ nhiên đa số là từ các nhà nhơ xưa và nay như Nguyễn Du, Tam Nguyên Yên Đổ, Đặng Duy Chiểu, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Nhược Pháp, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu , Đoàn Văn Cừ, Mộng Tuyết, Anh Thơ, Võ Lang, Trần Huiền Ân, Vũ Tiến Thu, Kiên Giang, Vũ Hoàng Chương, Tế Hanh, Bàng Bá Lân, v.v... Một số tác giả không thấy kí tên thật mà chỉ là những chữ viết tắt như "M. H", "T. H." T. T. P", thậm chí "X"!


      Có thể xếp 263 bài thơ vào 4 chủ đề chính: tình yêu tổ quốc, phong cảnh đất nước, tình yêu tha nhân, và học đường. Bạn đọc sẽ thấy những bài thơ có tựa đề như Tình tổ quốc, Lòng nhân ái, Ngày Giỗ Tổ, Nhớ ơn tổ tiên, Người dân Việt, Tình quê hương, Quê cha đất tổ, v.v... Phong cảnh đất nước được thể hiện qua những bài thơ như Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt, Sông Cửu Long, Đèo Hải Vân, v.v... cùng những danh nhân Trần Hưng Đạo, Khóc Tản Đà. Người đọc cũng sẽ tìm lại những kỉ niệm đẹp thời dưới quê qua những bài thơ đẹp như tranh thủy mặc như Cảnh quê, Phiên chợ quê, Bức tranh xuân, Tết nhà quê, Xuân Kỉ Dậu, Chiều thôn quê, Ngày mùa, Trăng thu, v.v... Những bài thơ khuyên học trò làm vệ sinh, Tuổi xanh chăm học, Đừng tham ăn, Nên dùng hàng nội hóa, v.v... Học đường được miêu tả qua những bài thơ quen thuộc như Có một trường, Trong phòng thí nghiệm, Vệ tinh nhân tạo, Hè về, Khai trường, Cắm trại, v.v... Đó là những bài học có giá trị vĩnh cửu, những bài học không bao giờ lỗi thời, và vượt lên các định kiến chánh trị.


      Các tác giả dùng chữ đơn giản, giàu hình tượng, và câu thơ thường ngắn. Đó là một kĩ năng rất tốt để truyền đạt những ý tưởng phức tạp đến trẻ em. Mỗi bài thơ có những chữ mới (đối với học trò) và được soạn giả giải thích các chữ mới đó một cách ngắn gọn. Đọc xong mỗi bài thơ, các em sẽ học thêm được một vài chữ mới và ý tưởng mới.


      Cuốn sách của kỉ niệm


      Tác giả Trần Văn Chánh có chủ đích soạn Tân QVGKT cho học trò cấp tiểu học (lớp Ba, Bốn, và Năm), nhưng những người ở tuổi lục tuần trở lên và từng lớn lên ở miền Nam thì cuốn sách này là cả một khung trời kỉ niệm. Kỉ niệm về một thời dưới những mái trường giàu đạo đức học đường, giàu truyền thống 'tôn sư trọng đạo', và [nói theo ngôn ngữ thời nay] tự do học thuật.


      Đối với tôi, hình ảnh của những người thầy cô thời tiểu học và trung học thật khó quên. Từ cách ăn mặc nghiêm chỉnh, lời nói nhẹ nhàng, phong cách ứng xử xã hội, đến nét chữ trên bảng đen làm nên những nhà mô phạm mà đám học trò chúng tôi phải noi theo. Tôi không bao giờ quên một người thầy cao tuổi cứ nhắc đi nhắc lại câu văn trong QVGKT khuyên học trò không nên vọng ngữ: "Sự nói xấu là cái tật cứ đi bới móc chuyện xấu của người ta mà nói. Người nói xấu là có ác ý hoặc để thỏa lòng ghen ghét, hoặc để khoe cái hay và che cái dở của mình. Người nói xấu là người hèn hạ đáng khinh, vì chỉ nói những lúc vắng mặt người ta, để làm cho người ta mất danh giá. Ta đi học, đã biết điều phải trái, thì ta chớ hề nói vu cho ai bao giờ. Ta nên cho những điều ấy là điều hèn mạt, đáng khinh bỉ." Những lời cảnh báo đó vẫn còn giá trị thời sự ngày nay.


      Một số bài thơ tôi vẫn còn nhớ là bài Thư thăm thầy (của Đào Thanh Khiết) có những câu hết sức cảm động và nói hộ cho biết bao thế hệ học trò: Nhờ ơn thầy dạy dỗ / Con mới được nên hay / Nhờ công thầy cực khổ / Con mới có ngày nay. Có bài Trong vũ trụ của Quốc Trung, bây giờ đọc lại thấy bài thơ có chất 'thiền', ấy vậy mà chúng tôi đã nhập tâm bài thơ khi còn ở lứa tuổi tiểu học:

      Kìa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ,

      Tài hóa công huyền bí vô cùng,

      Núi non điệp điệp trùng trùng,

      Sông dài, biển rộng, cánh đồng bao la.

      Trong vũ trụ, người là cát bụi,

      Đời trăm năm ngắn ngủi tấc gang,

      Một hơi gió thoảng nhẹ nhàng,

      Một con trùng nhỏ đủ tan mạng người.

      Gợi kỉ niệm nhất là bài thơ Con đường quê (ngày xưa có tựa đề là Lời con đường quê) của thi sĩ Tế Hanh, vì những câu thơ tả đúng cảnh làng quê tôi ở miền Tây:

      Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang,

      Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng.

      Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng

      Hương đồng quyến rũ hát lên vang.

      Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy,

      Giọc lòng hoa dại ngát hương lây.

      Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn,

      Bao cái ao rêu nước đục lầy...

      Những buổi mai tươi nắng chói xa

      Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa,

      Những chiều êm ả tôi thư thái

      Như kẻ nông phu trở lại nhà.

      Trước 1975, ở miền Nam các thầy cô dạy trung học được gọi là "Giáo sư" (dịch từ chữ "Professeur" của Pháp), và tôi nghĩ họ xứng đáng với danh xưng đó. Có những giáo sư trung học thời đó, tuy không có bằng cấp cao cỡ tiến sĩ, nhưng những công trình nghiên cứu của họ và những sách giáo khoa họ soạn đều là những công trình để đời. Trong giảng dạy, các giáo sư trung học được quyền tự do chọn chủ đề và cách dạy, mà không có thế lực chánh trị nào can thiệp.


      Có thể nói giáo dục thời trước 1975 ở miền Nam là một "đền thiêng" gần như độc lập với quan điểm chánh trị của chánh quyền đương thời. Thật vậy, chương trình Việt Văn ngày xưa có khá nhiều tác phẩm và tác giả thuộc bên kia chiến tuyến như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Thanh Tịnh, Văn Cao, Hữu Loan, v.v. Chương trình triết học vẫn giảng dạy chủ nghĩa cộng sản và có những tranh luận sôi nổi.


      Trong những kì thi, giới chánh trị và quân sự không được can thiệp. Trưởng nữ của ông Ngô Đình Nhu không được nhận vào trường y (vì thiếu điểm) nhưng không 'cận thần' nào trong chánh phủ Ngô Đình Diệm dám can thiệp. Ông tướng Cao Văn Viên là người học giỏi và rất ham học, dù là quân nhân cấp tướng rất bận rộn, nhưng ông vẫn ghi danh học cử nhân văn khoa. Trong kì thi sau cùng, ông thi đậu cao các kì thi viết nhưng bị đánh rớt trong kì thi vấn đáp, và giám khảo đánh rớt ông là một người ở tuổi quân dịch! Vị giám khảo này chẳng bị phiền hà gì. Dĩ nhiên, ông tướng phải thi lại. Có một câu chuyện thật khác về một ông trung tá học cử nhân văn khoa bị giám đánh rớt và phải thi lại, và vị giám khảo này là lính của ông trung tá!


      Có thể nói không quá đáng rằng nền giáo dục thời đó đã có được quyền mà ngày nay chúng ta gọi là "tự do học thuật" (academic freedom.


      Có thể xem nền giáo dục thời trước 1975 là một tiếp nối nền giáo dục chịu sự chi phối của Khổng Nho vào cuối thế kỉ 19 và nền giáo dục Pháp thuộc. Đó là nền giáo dục được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc được đề ra từ năm 1958: Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng. Nguyên tắc Nhân Bản đặt con người là trọng tâm của phát triển (chứ không phải là công cụ) và chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân. Nguyên tắc Dân Tộc tôn trọng và phát huy các tinh hoa của truyền thống dân tộc, đảm bảo sự đoàn kết dân tộc. Nguyên tắc Khai Phóng tôn trọng tinh thần khoa học và tiếp nhận những kiến thức mới, và góp phần vào sự phát triển văn minh nhân loại.


      Do đó, không ngạc nhiên khi thấy nội dung cuốn Tân QVGKT xoay quanh những bài học với 3 nguyên tắc giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng. Có thể nói rằng Tân QVGKT không phải chỉ đơn thuần là sách giáo khoa cấp tiểu học, mà còn bao hàm nhiều triết lí sống và tương tác giữa con người và xã hội. Tôi thấy nội dung cuốn Tân QVGKT là một bổ sung rất tuyệt vời cho bộ QVGKT, vì nó giúp mở mang trí tuệ và làm giàu tâm hồn của giới trẻ.


      Giáo dục là kiến thức sống, là thông tin và kĩ năng trong đời người. Học đường là môi trường chuẩn cho thầy và trò sử dụng trong việc chuyển tải và thu nhập kiến thức, thông tin và kĩ năng. Trong thời bình, xây dựng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng (hay khoa học) phải là ưu tiên số 1 của bất cứ chánh phủ nào có trách nhiệm, bởi vì giáo dục là một chất xúc tác cho tiến bộ xã hội qua việc đào tạo những cá nhân hữu dụng, nhân văn và viễn kiến. Trong bối cảnh các giá trị luân lí và đạo đức xã hội bị xói mòn, việc xuất bản cuốn Những bài học thuộc lòng Tân Quốc Văn Giáo Khoa Thư vừa đúng lúc vừa có ý nghĩa thời sự. Đây là loại sách cần và nên có mặt trong thư viện của tất cả các trường trung tiểu học và tủ sách của mọi gia đình người Việt.


      April 6, 2019

      Nguyễn Văn Tuấn

      Nguồn: nguyenvantuan.info

      (*) Sách "Bổn cũ soạn lại: Những bài học thuộc lòng Tân Quốc Văn Giáo Khoa Thư" do Trần Văn Chánh sưu tầm và giới thiệu, do Nhà xuất bản Tổng Hợp phát hành vào tháng 3/2019. Sách dày 440 trang, khổ 14x21 cm, giá bán 112,000 đồng.

      Mục Lục:

       

      Tựa ... Thể lệ biên soạn


      LỚP BA

       

      1. Nhà cửa     2. Làm vườn      3. Vườn cà tím 4. Người nông phu

      5. Gà mẹ và gà con    6. Em bé và con chim 7. Trên đồi   8. Chim việt

      9. Buổi sáng trong thành phố 10. Bác phu xe 11. Công nghệ làng tôi

      12. Mùa hè 13. Các nghề 14. Rỡn nắng 15. Lời khuyên 16. Toét mắt

      17. Trong thu 18. Mấy điều khuyên vệ sinh 19. Vệ sinh về răng

      20. Cây dứa 21. Xinh xinh 22. Ngọn cờ lau 23. Hưng Đạo Vương

      24. Cái sắn tốt tươi 25. Nghề nông 26. Mạ xanh 27. Cố học

      28. Lam Sơn khởi nghĩa. 29. Đồng quê thanh bình 30. Trận mưa rào

      31. Chờ mong hè về 32. Em đau 33. Đừng tham ăn 34. Mẹ chợ về

      35. Đan áo 36. Ao ước 37. Nên dùng nội hóa 38. Tấm áo

      39. Nhớ ơn tổ tiên 40. Lòng thương con 41. Chị tôi 42. Cảnh đồng quê

      43. Ba con cá 44. Hai con dê rừng 45. Khuếch trương công nghệ

      46. Hè về 47. Khai trường 48. Có những bàn tay 49. Quê cha đất tổ

      50. Cảnh đồng quê 51. Vệ sinh trong làng 52. Công việc nhà nông.

      53. Tát nước 54. Con gà sống 55. Tổ chim 56. Mùa thu câu cá.

      57. Chó sói và giàn nho 58. Công múa 59. Con chim phải tên 60. Buổi sáng

      61. Chớ để ngày mai  62. Công việc trong tuần 63. Công việc nhà nông

      64. Công việc người nội trợ 65. Cắm trại 66. Bữa cơm của các sói con

      67. Bữa cơm của gia đình 68. Bát nước chè xanh 69. Chiều thôn quê

      70. Ngày mùa 71. Mưa sang mùa 72. Nhớ lũy thầy 73. Trăng đồng quê.

      74. Chung sức 75. Con cá nhỏ và người đánh cá  76. Suối con và sông cái

      77. Lời ngư ông 78. Tấm lịch 79. Thân thể 80. Phải năng vận động

      81. Tim và óc  82. Chó rừng mắc xương  83. Gìn giữ nước uống

      84. Tìm ánh sáng  85. Thương người như thể thương thân 86. Rau muống

      87. Mắm cà 88. Dùng hàng nội hóa  89. Cây kim 90. Nhờ ai  91. Thợ may

      92. Khuyên con ăn mặc 93. Người thợ mộc 94. Người thợ nề

      95. Rừng Việt Nam 96. Học vui  97. Tuổi xanh chăm học 98. Lễ kim thọ

      99. Nhớ song thân 100. Thương những trẻ. 101. Trông con 102. Chòi canh

      103. Lợi làm vườn 104. Giã gạo 105. Lời ngư ông 106. Voi sa lầy

      107. Ngựa chạy tên bay. 108. Sức khỏe là vàng. 109. Làm cơm 110. Quần áo

      111. Áo bà ba 112. Nhà tôi 113. Đúng giờ 114. Nhớ nhà. 115. Về quê ngoại

      116. Ru em. 117. Mười yêu em bé 118. Êm ấm. 119. Vườn của nhà em

      120. Buổi sáng 121. Tự lực mưu sinh 122. Hai con cá

      123. Đánh cá đêm 124. Trong rừng

       

      LỚP NHÌ (LỚP BỐN)

       

      125. Mùa xuân chiến thắng 126. Lá thư xuân. 127. Cảnh xuân 128. Leo dốc

      129. Thăng Long 130. Nước Việt miền Nam 131. Cửa Chi Lăng 132. Sáng hồng

      133. Mùa gặt 134. Trưa hè 135. Nhớ 136. Ngày khai trường 137. Khuyên buôn bán

      138. Xóm chợ chiều đồng 139. Buôn bán phải thực thà. 140. Bưu điện

      141. Trong vũ trụ 142. Nghỉ hè 143. Cành hoa niên thiếu  144. Quê tôi

      145. Cảnh quê 146. Phiên chợ quê 147. Quê thanh bình 148. Nha Trang

      149. Sài Gòn 150. Đường lên Đà Lạt 151. Qua đèo Hải Vân 152. Sông Cửu Long

      153. Con tem  154. Bầu trời 155. Luật tạo hóa  156. Bốn mùa

      157. Tiết Thanh minh  158. Cảnh bình minh trên bãi biển 159. Tựu trường

      160. Xa trưởng 161. Huế 162. Buổi sáng ở thành thị 163. Rạng đông

      164. Mưa 165. Nhiệt kế 166. Nghỉ hè  167. Làng tôi 168. Trăng thôn dã

      169. Người nông phu 170. Buổi tối ở thành phố 171. Gánh nước đêm

      172. Anh Chị 173. Nghề nghiệp 174. Em bé đánh giày  175. Trong nhà máy xay

      176. Hàng nội hóa 177. Gánh hàng xén 178. Cà Mau yêu dấu

      179. Tình quê hương. 180. Nhớ quê 181. Gìn giữ non sông

      182. Đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn 183. Phở 184. Nhà bưu điện 185. Công mẹ

      186. Người gieo mạ 187. Phi thương bất phú 188. Hướng về thực nghiệp

      189. Trong lò rèn 190. Người công nhân 191. Nên chọn nghề buôn

      192. Con đường quê 193. Thư thăm thầy 194. Những nẻo đường đất nước

      195. Quê tôi  196. Rằm tháng Tám


      LỚP NHẤT (LỚP NĂM)

       

      197. Vững tay chèo 198. Người dân Việt 199. Nhường cơm xẻ áo  200. Chiều quê

      201. Lòng tôi yêu 202. Lời khuyên con 203. Trai thế hệ  204. Sức mạnh tinh thần

      205. Người lao động 206. Thương mại  207. Nên dùng nội hóa  208. Tình nhân loại

      209. Cùng thanh bảo kiếm  210. Thú vui bãi biển  211. Thanh niên ngày nay.

      212. Bài Việt sử  213. Vệ tinh nhân tạo 214. Bức tranh sơn thủy 215. Khuyến thương

      216. Những đứa bé mồ côi  217. Nhân loại  218. Ngày giỗ Tổ  219. Thanh niên thể dục

      220. Đối với xã hội   221. Một giấc mơ   222. Giấc mộng kinh hoàng

      223. Con nhái muốn to bằng con bò 224. Các môn học 225. Phong cảnh Hương Sơn

      226. Khí hùng  227. Anh hùng vô danh  228. Xuân thái bình  229. Tình Tổ quốc

      230. Tôi mơ  231. Có một trường  232. Công ơn thầy  233. Tôi yêu tiếng Việt

      234. Óc khôn ngoan con người  235. Trong phòng thí nghiệm  236. Công nghệ

      237. Trận cầu quốc tế   238. Lên đường   239. Ru em.   240. Nhạc hùng

      241. Gương tự lập  242. Vững tay chèo 243.  Bức tranh xuân  244. Xuân Kỷ Dậu

      245. Lòng nhân ái  246. Trang sử cũ 247. Diệt xâm lăng  248. Bơi lội.  249. Trèo núi

      250. Thời cắp sách  251. Vãn cảnh Hương Sơn  252. Dặm đường  253. Trường xưa

      254. Dạy học   255. Thần chết và lão tiều phu   256. Tết nhà quê

      257. Khóc Tản Đà  258. Con ve và con kiến  259. Đàn bầu  260. Chợ Tết

      261. Chữ thập hồng  262. Hai đứa trẻ  263. Chuyến đi dài.


      THAY LỜI BẠT

      Chuyện “giáo khoa thư” của tôi


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến Nguyễn Văn Tuấn Điểm sách

      - “Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ” Nguyễn Văn Tuấn Đính chính

      - Đọc “Những bài viết về chính trị” của Nguyễn Hưng Quốc Nguyễn Văn Tuấn Điểm sách

      - Điểm sách: Tuyển tập II Chân dung Văn học Nghệ thuật và Văn hóa của Ngô Thế Vinh Nguyễn Văn Tuấn Điểm sách

      - Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng? Nguyễn Văn Tuấn Nhận định

      - Đọc sách "Những bài học thuộc lòng - Tân Quốc văn giáo khoa thư" Nguyễn Văn Tuấn Điểm sách

      - Những mảnh đời qua bút kí của Đinh Quang Anh Thái Nguyễn Văn Tuấn Giới thiệu

      - Cung đàn của Lộc Vàng Nguyễn Văn Tuấn Giới thiệu

      - Đèn Cù và Những Lời Trăn Trối Nguyễn Văn Tuấn Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)