1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bằng Hữu, Thật Sống Đủ Ngay Đây (Phan Nhật Nam) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-7-2015 | VĂN HỌC

      Bằng Hữu, Thật Sống Đủ Ngay Đây

        PHAN NHẬT NAM
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Phan Nhật Nam
          Little Saigon, 1993

      Trong khoảng thời gian đằng đẵng giữa vũng tối tại những hầm giam đất Bắc Việt Nam, hoặc trong tình cảnh vắng lặng nơi chốn mông mênh tuyết đóng dầy vùng cực Bắc nước Mỹ, đêm thăm thẳm lái xe xuyên liên bang, tạm ghé vào một Rest Area nào đấy dọc đường I 10 hay I 5, I 35... Anh thường áp dụng một phương cách tự bảo vệ rất hiệu quả - Nói chuyện vói mình, đặt bản thân vào trong một tình huống nào đó, tìm ra một giải pháp, xong phê phán giải pháp ấy...


      Quá trình "độc diễn" ấy ắt phải có tham dự của, với "mỗi người Bạn" - đơn vị cùng sống với anh suốt đời dài từ thuở anh bắt đầu có ý thức về mình vào một ngày niên thiếu, tháng 9, 1950 - thời điểm anh chính thức ra khỏi gia đình đến ngủ nhà người bạn gồm sáu anh em trai họ Cao. Với cách "sống-cùng-với-bạn" này cho đến hôm nay, gần số tuổi 60, anh đã rất nhiều lần bật kêu lên: Bạn đâu mà nhiều thế!


      Trước tiên là bạn học, bởi theo học suốt Miền Nam, từ Huế vào Sài Gòn; bạn lính của đủ Bốn Vùng Chiến Thuật, hết thảy quân binh chủng Quân Lực Cộng Hòa, do lính Nhảy Dù tăng phái đi khắp các mặt trận, phối hợp với nhiều đơn vị bạn; tiếp, bạn viết báo không hề phân biệt "Nam, Trung, Bắc Kỳ"; bạn văn khoa cử, nghiêm túc như ông Cả Doãn, lẫn văn giang hồ như "Võ Sư" Hồng Lĩnh, Sa Giang Trần Tuấn Kiệt múa kiếm bằng... đũa; bạn hảo thủ quanh bàn rượu, vì đã sáng tạo những câu "danh ngôn" rất được tán thưởng: "Đời là cuộc say dài!" Và cuối cùng, bạn...tù- mà khi leo lên vùng núi ở Perth, nơi Châu Úc heo hút năm 1996, vào căn nhà có treo tấm ảnh "vô thượng sư", đã có một ông nhảy ra ôm chầm khóc nức... "Anh Nam ơi tôi ở trại 12 Hoàng Liên Sơn với anh đây".


      Mỗi Người trong đám đông đảo kể trên, qua dài nửa thế kỷ - đã chiếm một vị trí riêng biệt, nhất định trong đời sống bản thân anh - mà không phải chỉ riêng đối với những nhân sự quá đỗi thân thiết, gần gũi như Nguyễn Bá Trạc, Vũ Ngự Chiêu; hoặc những người đã cùng anh chia sẻ qua một thời điểm sống-chết, như Nguyễn Lô ở Nhẩy Dù, hoặc Nguyễn Xuân Hoàng chiều ngày 29 tháng 4. 1975. Nhưng anh hằng nhớ ngay bây giờ - Viên Linh với lông mày nổi gồ, tóc dài, chiếc xe Lambretta hai mẩu xanh, trắng ở một nhà in đường Nguyễn Trãi, năm 1972. Và cũng chẳng cần phải là những người thường trực giao tiếp, chuyện trò này...


      Năm 1998 mới đây, chỉ cần vừa thoáng thấy một anh chàng dong dỏng cao, đội chiếc mũ nồi đỏ là lạ bước vào nhà một người quen - anh nhớ ngay- sống lại đủ- giây phút phiền phiền bực bực của tình cảnh đang mặc áo lính nhẩy dù, đội mũ đỏ giữa một đám trẻ tuổi phóng túng ở quán cà-phê đường Lê Thánh Tôn, khu Văn Khoa, Sài Gòn 1967, 68... Những người trẻ tuổi kia là Quỳnh "lõi", Trung "sữa", mà anh chàng cao gầy nét mặt khinh bạc chua chát ấy chính là "người lạ rất quen" đêm nay, tên gọi Bùi Ngọc Tuấn, lần đầu tiên gặp lại sau hơn ba mươi năm - Hơn ba mươi năm chỉ là một chớp mắt cực ngắn khi anh sống cùng người - với mỗi người bạn.


      22 Tháng Sáu, 1975 anh vào trại tù với những hình ảnh, ấn tượng thương tâm, tàn khốc của chính gia đình, bản thân, bằng hữu, của mỗi con người gọi là người Việt ở Miền Nam mà anh đã chứng kiến, sống cùng từ ngày vỡ mặt trận Ban Mê Thuột 10 tháng Ba, 1975. Nhưng bằn bặt thắm thiết, rõ nét hơn tất cả là ánh mắt lạc thần của Tạ Ký suốt buổi rượu nhạt, lạnh, im nín nơi quán cóc đường Trần Quý Cáp; của Mai Thảo mang chiếc túi vải đi mua thức ăn ở chợ Thái Bình, anh đứng nhìn những trái cà chua đỏ trên tay với tròng mắt không cảm giác, và Trần Tuấn Kiệt ngồi xao xác giữa một đống sách vở ngổn ngang trên lề đường Lê Lợi... Anh hiểu ra điều kỳ diệu cảm động: Mỗi con người đồng có phần sống và chết chung cùng nhau dù cách biệt không, thời gian, giới tính, tuổi tác, phẩm chất tâm lý lẫn vật chất. Riêng những Bạn Văn, Bằng Hữu tham dự đủ với anh từ Chữ, với danh tính, toàn thể con Người của họ - Bởi, TẤT CẢ CHỈ LÀ MỘT.


      Có một điều tưởng như thừa nhưng cũng cần phải nói ra. Những đoạn viết ngắn sau hoàn toàn không do cảm tính "yêu, ghét", cũng không là đánh giá về "văn nghiệp" của những huynh đệ, bằng hữu, mà chỉ là nét đúc kết đầu tiên - cuối cùng về phản ảnh của họ trong anh, qua hiện thực thuần thành chính xác nhất - chữ viết của chính họ.


      Anh "viết" những đoạn ngắn này trên đầu ngón tay.


      Viết lại và bổ sung thêm nơi Minnesota, 22 Tháng Chín, 2000.

      Tháng, Ngày chung của l, m, n.

      Phan Nhật Nam.


      CHÂN DUNG CÁC NHÀ VĂN

      LTS: Những chữ viết Hoa phần lớn là nhan đề các tác phẩm. Căn cứ các nhan đề, người đọc có thể đoán ra người được nhà văn Phan Nhật Nam nói đến là ai.

      1.

      Ông nuôi Bầy Thỏ chờ Sinh Nhật,

      Tháng Giêng chưa mưa Cỏ không mọc

      Mang Chúc Thư leo Ngọn Đỉnh Trời

      Đành ra Ngõ Sau, mở chai cô-nhắc.


      2.

      Đêm Mưa Cuối Năm vuốt tóc mai

      Sợi ngắn, sợi dài...

      Sợi thương ai,

      Sống... Viết,

      Biết đâu về Viễn Phố,

      Đàn ông... Đàn bà,

      Đàn lai rai.


      3.

      Mong Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử,

      Hòa Bình chưa kịp Nghĩ,

      Đi tù!

      Ba Lính Nhẩy Dù còn lâm nạn,

      Huống gì mỗi thân Kỳ Hoa Tử.


      4.

      Yêu xong hãy làm Loạn,

      Kiếm tiền về Bà Om

      Cô Tuyết hết Đất Sống,

      Chú Đạt đành trôi sông.


      5.

      Rồi thả đời bay như Khói Sóng,

      Ngồi chờ Tự Do, Lý tất Thắng,

      Ba mẫu đất cằn bên sông tạnh,

      Gió gờn trăng lạnh,

      Ông trồng... bông!


      6.

      Anh trải chiếc Chiếu Điều,

      Bên Giòng Sông Định Mệnh,

      Quyết tắt Lửa Ba Sính,

      Hành Thiền, Gìn Giữ Ngọc.

      Nào...

      Đi tới đất hứa,

      Bè Bà Chúa nát vỡ

      Còn mỗi Con Kỳ Lân,

      Nhìn Rừng Lau lệ ứa.


      7.

      Người đứng trên sông Đàn Ngang Cung

      Người ngồi trong tù vá chiếc quần

      Người đi tập trung dáng sừng sững

      Sau... Trước,

      Người giữ chốt Chưởng Môn.


      8.

      Ai biết... Ta về,

      Ai ra đón?!

      Tưởng chết đâu trên

      Chiều Phá Tam Giạng,

      Còn chăng tiếng dế nơi bờ lạch,

      Âm vọng Tàu Đi ngỡ sóng xa,

      Ngoài Trường Sa,

      Đâu ngoài Trường Sa...


      9.

      Bạn đã mang tiếng Kẻ Tà Đạo,

      Cho Đi Trên Máy cũng chưa cao,

      Hãy Ngồi Lên Cỏ Nhà Mái Đỏ,

      Bất Cứ Lúc Nào...

      Bụi, Rác,

      Và thấy đau.


      10.

      Nằm hầm Tre Gai mười bảy năm,

      Đào trăm Cái Hố,

      Hốt vạn tấn phân,

      Một khắc nhập Cơn Sốt vỡ óc,

      Thấy kiến Qua Cầu leo Con Dốc.


      11.

      Quyết vì Tình Yêu cô liều Chết,

      Cầm lòng nhảy hết Bản Tango

      Như Nghề Làm Vua đâu phải dễ

      Con Mắt không Tím, cũng lên Kinh.


      12.

      Người Đi Qua Đời Tôi,

      Rồi người đi trở lại,

      Đêm khua khoắt Tạ Từ

      Nào Đâu lần Vĩnh cửu?!


      13.

      Lội qua Sông Côn gặp Nước Lũ,

      Lội lại Sông Côn Mùa Biển Động

      Nó cắt tai ai... Cắt gì của ông?

      Đi Đường Một Chiều hãy cẩn thận.


      14.

      Bác lên Núi cao đánh chiếc Khánh

      Bác xuống Ruộng sâu nghiệp Viết văn

      Dụng vặn xong làm báo

      Bàn thấu chuyện sao xanh.


      15.

      Cậu chẳng đi Di Cư

      Sao Nhức Đầu Vừa Phải

      Bứt một Ngọn Cỏ Bồng

      Khóc nức như Cơn Mưa.


      16.

      Nhìn qua Khe Cửa,

      Tiếp Cánh Đồng...

      Thấy Khánh nhảy dù dài ngó mông

      Vẫn biết Hợp Lưu là nghĩa đúng

      Hai giòng chạy ngược khó lưu thông.


      17.

      Một tay hốt Tuyết

      Tay cào Cỏ

      Tay kia nặn Bột

      Tan này mần Vua

      Chẳng biết tìm chi trong Tiếng Nói

      Cũng đành Đổi Mới

      Chữ và Thơ.


      18.

      Anh về Miền Đông, chạy thổ mộ

      Thị Trấn ẩm buồn khói Phoenix

      Một độ Hóa Thân táng biển lớn

      Chìm sâu đáy thảm Thủy Mộ Quan.


      19.

      Ngày Thơ, tinh Thơ cô cất tiếng hát

      Chớp Mắt Một Thời chị Nghe Đại Bác

      Phượng Đỏ làm chi, đỏ cà Sài Gòn

      Thắt Giải Khăn Sô, bà cười hay khóc?!


      20.

      Lờ vờ danh xưng Ký Giả Hạng Bét

      Thư từ Miền Đông ngày ngày viết miết

      Hết tập thứ nhất, đến tập thứ tư

      Bão cứ thổi vùi... Trúc, tre không bứt.


      21.

      Mở toang cửa sổ ngóng Mặt Trời

      Đêm tối... Hởi Liên nào Tìm Thấy?!

      Dọc Đường đi dài, Không Cô Đơn

      Mặc khổ vác nứa ở Yên Bấy.

      Lấm sâu Cát Lầy, chịu cơn Ung Thư

      Tôi gọi tên tôi

      Với Thơ,

      Nơi Bếp Lửa.


      22.

      Quyết xây Tình Thương,

      mặc áo lính Dù

      Cho Mây Bão nỗi, Gió Mùa mưa

      Quanh Vòng Đai Xanh

      Bóng Đêm chìm khuất

      Trông giòng Sông Cửu gợi buồn xưa.


      23.

      Gió cứ nổi, còi ông cứ khởi

      Ông viết Thơ cố Lớn Dậy Con Người

      Mấy thuở căng thân nơi Phú Quốc

      Cây Tùng Trước Bão chẳng lung lay.


      24.

      Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

      Khi tôi sống, này ngực đây hãy chém

      Đời ở Phương Đông hay đời Cali

      Chạy đâu thoát...

      Cũng phải quàn đường Beach.


      25.

      Vây quanh hằng hằng Vòng Tay Lửa

      Mối đau chất ngất trang sử cũ

      Đậu bằng thấp, xong đậu cấp cao

      Nẻo về Chính Đạo Nguyên vẩn Vũ.


      26.

      Cậu ngồi tầng Cao viết bài thơ

      Mân mê cũ kỹ Tờ Chứng Chỉ

      Phá Núi không xong xoay đẽo guốc

      Nửa đời sau còn dăm Giọt Mực.


      27.

      Chàng mang dáng vóc con kỳ lân

      Lập Động Hoa Vàng bên Gia Định

      Chẳng hiểu cớ sao lên non, từ quan

      Hóa ra cố cầm tay cô Ngọ.


      28.

      Bão Thời Đại thổi qua

      Ngã xạm mầu râu tóc

      Bão Rớt tới Thành Phố

      Lạnh thấm tận chiếu chăn

      Hút một hơi ống vố

      Tuổi đã quá Ba mươi

      Đời nhạt thách không vợ

      Tác phẩm bày bán son


      29.

      Vác Ngà Voi cho lắm

      Nuôi nào nỗi thằng Loan

      Qua được Tám Cửa Ngục

      Tiếp ngặt giòng Kinh Đen

      Bầy Ruồi Xanh khuấy nhặng

      Gác chật, lụn tim đèn.


      30.

      Bây giờ, là Đoạn Trường

      Chìm hoàng hôn phía trước,

      Giữa Cồn Lá Hoa xưa

      Nghe Mưa Nguồn chớp bể

      Hỏi... Quê nào, họ, tên?

      Thân rạn rày nẻo chợ

      Nhìn quanh ruộng dâu xanh

      Đập tan tròng kính vỡ

      Trừng trừng dõi nơi mô.


      31.

      Nỗ tiếng rền lựu đạn

      Ở Lại với mối Sầu

      Ký thác cõi thiên đường

      Chúa, Phật, cao không thấy!!


      32.

      Bác xuôi đò ngang Đêm Trừ Tịch

      Hớp ngụm cà-phê ngỡ mùi máu dính

      Mài mực, phóng bút tràn hơi sương Thu

      Hãy trôi đi... trôi như bình Sinh...


      33.

      Khôn đến thế là cùng

      Đỗ xong mới đặt Yến

      Mai Phương nào... nơi đâu?

      Hãy báo về Người Việt.


      34.

      Anh dạo Cung Trầm...

      Tưởng vớ bở

      Thơ viết Hai Tay mãi chưa đủ

      Đi gì qua Tây, đến xứ Paris

      Ở đấy,

      Tình Ca bằng tiền một ly rượu đỏ.


      35.

      Bạn leo Cây Bông đọc Lời Thơ

      Vương Vãi những chữ nghĩa đau đớn

      Thảm bạc Sa Giang rầu tận Hồng Lĩnh

      Tuấn Kiệt Trần thế loạn võ trường.


      36.

      Bạn tôi viết thơ không ai hay

      Bạn tôi dạy học không kẻ biết

      Tuấn, Ngọc... hiếm hoi sao buổi sáng

      Bùi ngùi ngồi quanh quất quạnh hiu.


      37.

      Hà trường... Hà trường nào Hà Tường?

      Cát bão dậy mờ lung ngờm ngợp

      Cùm tay không sợ, cùm thêm chân

      Ghê thay Kẽ Sĩ thậm dũng lược!


      38.

      Nơi Sông Mã, ông xưng Ngô Vương

      Đã Toại lòng chưa...

      Hóa ra lãnh búa!

      Chúng đập đầu ông

      Chúng bắn bụng ông

      Thoát chết

      Diễn Đàn ông nói tợn.


      39.

      Trần trùng trục lội ngang sông Lam

      Giang hồ Quán Chùa,

      "Bảy-lăm" lâm nạn

      Vất xe Honda, bỏ trưởng Trí Đức

      Qua Mỹ, khóc vùi như nhà chịu tang.


      40.

      Cô bay lên theo Ngàn Cánh Hạc

      Vượt Sóng Trùng Dương tìm chỗ Sống

      Mưa đi... mưa đi... mưa mãi không vừa

      Đất xứ lạ vẫn Chưa giọt Thấm.


      41.

      cậu Hai khai sinh lão Đốc NÔ

      Già Móng, Gã Thâm gọi bằng bố

      Anh em cùng vợ Công Tử Hà Đông

      Chuyên hút Lucky hai hàng số

      Đôi bận căng thân nơi thành Hồ

      Còn trái Tạc Đạn cứ cho Nổ!

      ...

      Ừ thôi,

      Vũ Nữ về Bến Cỏ

      Sài Gòn mất bặt dáng Kiều Giang...


      42.

      Thầy tuốt gươm chém gẫy chân cầu

      Thần Tháp Rùa tứa máu bật gào đau

      Vạch ngực, nghiến răng, ghìm nắm đấm

      Thành Cát Tư Đại Hãn giờ tìm đâu?


      43.

      Ông "ÚT" Uyên bác, thông Thao lược

      Cỡi ngọn Sóng Thần dâng lớp lớp

      Vận nghiệp tù...

      Hở ông, sao không rõ?


      44.

      Tạm kết với bản thân

      Tối ngồi đây vây dầy bóng đêm

      Lưng Dựa lạnh ngắt với Nỗi Chết

      Nghe ngoài kia Mùa Hè đã hết

      Lửa đời lịm tắt cõi Trần Gian

      Nào trời phương Nam

      Nào người phương Nam...

      LTS:Trường hợp bạn không biết hết - chúng tôi cũng không biết hết- tuy nhiên có thể đoán như sau (những người không biết, chúng tôi bỏ qua):


      1 Mai Thảo, 2 Võ Phiến, 3 Nguyễn Mạnh Côn, 4 Chu Tử, 6 Doãn Quốc Sỹ, 7 Hà Thượng Nhân, 8 Tô Thùy Yên, 9 Nguyễn Xuân Hoàng, 12 Trần Dạ Từ, 13 Nguyễn Mộng Giác, 16 Khánh Trường, 18 Viên Linh, 19 Nhã Ca, 21 Thanh Tâm Tuyền, 24 Du Tử Lê, 25 Nguyên Vũ, 27 Phạm Thiên Thư, 28 Trần Lê Nguyễn, 29 Nguyễn Thụy Long, 30 Bùi Giáng, 32 Mặc Thu, 33 Đỗ Ngọc Yến, 34 Cung Trầm Tưởng, 35 Trần Tuấn Kiệt, 36 Bùi Ngọc Tuấn, 37 Hà Tường Cát, 38 Ngô Vương Toại, 39 Trần Lam Giang, 40 Trùng Dương, 41 Hoàng Hải Thủy, 42 Vũ Khắc Khoan, 43 Uyên Thao, 44 Phan Nhật Nam.

      Phan Nhật Nam

      Nguồn: Khởi Hành số 49, Tháng 11.2000

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng Phan Nhật Nam Hồi ức

      - Bằng Hữu, Thật Sống Đủ Ngay Đây Phan Nhật Nam Tạp luận

      - Trần Danh San, Tiếng hò khoan đã tắt Phan Nhật nam Tạp bút

      - Người Ở Lại Charlie ... Phan Nhật Nam Nhận định

      - Trần Thiện Thanh và Bằng Hữu Phan Nhật Nam Tạp bút

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)