1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại (Xuân Vũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-12-2019 | VĂN HỌC

      Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại

        XUÂN VŨ
      Share File.php Share File
          

       

      Tay bưng quả nếp vô chùa
      Đốt nhang lạy Phật xin bùa em đeo.
      (Ca dao)


      Mái chùa cong rêu phủ đã đi vào văn chương nghệ thuật một cách tuyệt đẹp. Tuy là bằng vôi gạch xem ra như tầm thường lắm vậy nhưng đó chính là tâm hồn dân tộc Việt Nam. Người ngoại quốc muốn hiểu dân tộc Việt Nam, xin hãy đến chùa. Ở nơi đó họ có thể nhìn thấy mọi tầng lớp xã hội Việt Nam. Từ vị phú hộ đến kẻ bần cùng, tất cả đều nương tựa vào nhà chùa mà sống yên vui hạnh phúc. Khắp Việt Nam, không nơi nào là không có chùa. Không có người dân nào không nghe tiếng chuông chùa. Mái chùa nâng đỡ và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam.


      Trong văn chương nghệ thuật Việt Nam có mấy trang là không in bóng mái chùa Việt Nam? Lứa tuổi tôi từng xem hát bóng câm cùng thời với các tuồng và truyện Từ Thứ Qui Tào, Quan Âm Thị Kính, Lan và Điệp, San Hậu Thành, Ngọn Cỏ Gió Đùa ... Chùa luôn luôn là biểu hiện của lòng nhân ái, là tiêu biểu của sự tốt lành. Sau đây tôi xin lược thuật một số cảnh chùa trong văn học nghệ thuật Việt Nam.


      I. MÁI CHÙA trong Tiêu Sơn Tráng Sĩ tiểu thuyết của Khái Hưng


      Hầu hết nhũng việc quan trọng của nhóm tráng sĩ nuôi ý chí phục hưng nhà Lê đều xảy ra trong chùa Tiêu Sơn. Nói rõ hơn chùa Tiêu Sơn chính là sào huyệt của họ. Quang Ngọc, Phạm Thái, Lê Báo... lấy chùa làm nơi sinh sống và hoạt động. Một lần, thủ lãnh Quang Ngọc bảo: "Ta nhờ chiếc áo cà sa mà sống và hành động thì chớ nên làm hoen ố nó!" Bà Hoàng Phi (hoàng hậu của vua Lê Chiêu Thống) bị lạc trong đám loạn quân khi nhà vua chạy sang Tàu, phải sống cuộc đời lẩn tránh trong chùa và cuối cùng phải xuống tóc làm ni cô để được yên thân. Một buổi chiều, bà nhận được một chiếc nhẫn của nhà vua trước phút lâm chung, gởi về cho bà. Cái bi kịch của đời một hoàng phi cũng xảy ra dưới mái chùa. Từ đó bà nương náu ở cửa Thiền. Mái chùa, các nhà sư, chiếc áo cà sa đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phục hưng nhà Lê của nhóm thiếu niên anh hùng.


      Tiếc thay cho đến nay, chưa có nhà đạo diễn nào đưa lên sân khấu quyển tiểu thuyết lịch sử này mà dư luận đã một thời sôi nổi đánh giá ngang với Les Trois Mousequetaires (Ba chàng ngự lâm pháo thủ) của A. Dumas père.


      II. MÁI CHÙA trong Lan Và Điệp, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan


      Quyển tiểu thuyết hay nhất vào thập niên 1930-40 này được soạn giả Tư Chơi đưa lên sân khấu cải lương với cái tên vô cùng hoa mỹ và đầy ý nghĩa Hoa Rơi Cửa Phật. Vở tuồng đã làm cho hằng triệu khán giả khắp từ Nam tới Bắc, và đã từng lưu diễn ở Paris, mà cho đến nay chưa có vở nào gieo vào lòng khán giả một nỗi bi thương bằng vở tuồng này. Đây là bi kịch được xếp vào hàng hay nhất của sân khấu cải lương. Đã có hơn mười công ty dựng lại. Nhiều hãng dĩa đã thu thanh với những đào kép thượng thặng: Cô Tư Sang, Năm Nghĩa, Tám Thưa. .. Tiếng ca của họ đời đời bất hủ. Sau đây tôi chỉ lược thuật lại màn chót của vở tuồng.

      Bị tình phụ bạc cô Lan vào chùa tu. Nhưng vì quá đau khổ, Lan đã ngã bịnh nặng. Biết mình không thể vượt qua cơn bịnh, Lan bèn quyết định thú thật nỗi niềm riêng cho sư cụ biết. Sư cụ là một nhà tâm lý, bèn cho gọi Điệp tới để diện kiến người yêu lần cuối cùng. Sư cụ bèn lấy chiếc áo cà sa khoác cho Điệp và đưa Điệp vào phương trượng gặp Lan. Lan lầm tưởng đó là sư cụ nên thổ lộ hết tâm tình. Đến phút cuối cùng Điệp mới thú thật mình không phải là sư cụ. Lan quá xúc động và trút linh hồn trên tay người yêu.

      Màn hát này đã làm cho các rạp hát thời đó tràn ngập nước mắt.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      III.  MÁI CHÙA trong Dương Quý Phi - An Lộc Sơn của Trynh Lang


      Đường Minh Hoàng giật người yêu của con nuôi là võ tướng An Lộc Sơn. An Lộc Sơn căm phẫn, nổi loạn dẫm nát kinh đô Trường An. Đường Minh Hoàng dắt Dương Quý Phi chạy loạn. Trên đường bôn đào, đoàn ngự ghé vào một ngôi chùa tên là Tĩnh Vân Tự. Ở đây Dương Quý Phi gặp nhà sư Huyền Không. Đó chính là Triệu Quan Tường, một trai làng cùng quê với Dương Quý Phi, và là người yêu của cô gái Mai Tiểu Loan, bạn của Dương Quý Phi. Hai nàng cũng được tiến cung một lúc và cùng được vua yêu nhung chỉ trong một thời gian thì Mai Tiểu Loan bị thất sủng. Nàng đâm ra thù ghét Dương Quý Phi và tìm cách hại bạn, nhung cơ mưu bại lộ nên bị biếm vào lãnh cung. Còn Triệu Quan Tường vì yêu Mai Tiểu Loan nên tình nguyện vào làm thái giám trong cung và được giao cho giữ ống thẻ bạc có khắc tên hai ngàn cung nữ. Hằng đêm, hễ hoàng thượng rút nhằm tên nàng nào thì đêm ấy nàng được vua ban mưa móc, nhung Triệu Quan Tường chỉ khắc tên Mai Tiểu Loan trên cả hai ngàn chiếc thẻ kia nên đêm nào Mai Tiểu Loan cũng được nằm bên mình rồng. Và Triệu Quan Tường coi cái hạnh phúc đó của người yêu như hạnh phúc của chính mình.


      Khi An Lộc Sơn nổi loạn đạp đổ kinh đô, Mai Tiểu Loan thất thểu đi trên đổ nát điêu tàn, gặp lại Triệu Quan Tường và tỏ lời ân hận trước khi lìa đời trên tay người yêu. Triệu Quan Tường chán chê tình yêu, nghĩa quân thần, nên đi đến Tĩnh Vân Tự chôn vùi tâm sự trong tiếng mõ hồi kinh. Cho đến lúc đoàn ngự chạy ghé vào tá túc, thì Dương Quý Phi gặp sư Huyền Không, đó chính là Triệu Quan Tường bị Mai Tiểu Loan phụ tình vậy. Giữa lúc đó binh sĩ nổi loạn vì cuộc bôn tẩu quá ư kham khổ và đòi giết Dương Quý Phi để An Lộc Sơn không còn lý do đuổi theo nữa. Trước Phật đài, Dương Quý Phi tự tử bằng thuốc độc trong khi quân An Lộc Sơn đã bao vây ngôi chùa quyết bắt cho được nhà vua giành lại Dương Quý Phi. Nhà sư Huyền Không đã trao áo cà sa của mình cho nhà vua khoác để đánh tráo, hầu thoát khỏi vòng vây. An Lộc Sơn vào chùa chỉ giành lại được xác người yêu. Những tình tiết cay nghiệt của vở tuồng kết đọng lại ở màn chót, lần lượt diễn ra dưới mái chùa, trước Phật đài và trước sự chứng kiến của một cơn người vì chán chê trần tục mà trơ thành nhà sư.


      Trở lên hai tuồng trên, ta thấy cảnh chùa là nơi nương tựa cuối cùng của con người và chiếc áo cà sa từ bi biết bao.


      IV. MÁI CHÙA trong San Hậu Thành của cố soạn giả Đào Tấn (*)


      San Hậu Thành gọi tắt là San Hậu, dân chúng thường gọi là Tuồng Nguyệt Kiểu Đi Tu là một vở tuồng được soạn ra cách đây hơn một trăm năm.


      Tôi được xem lần đầu tiên hồi tám, chín tuổi ở đình làng Minh Đức. Đến nay đã sáu mươi năm mà tôi vẫn còn nhớ và nay tôi mới biết tên soạn giả: Nhà danh nho Đào Tấn. Lúc soạn vở tuồng này ông làm Phủ Doãn Thừa Thiên, trong lúc quân Pháp đang gây hấn với triều đình ta.


      Vì nội dung vô cùng phong phú, tình tiết gây cấn, lâm ly, và nghệ thuật cao cường, San Hậu là vở tuồng hay nhất có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với nhân dân Việt Nam, tư ngày sân khấu Việt Nam hình thành, đến nay, có thể nói chưa có tuồng nào sánh kịp. Soạn giả Đào Tấn đã từng mở trường dạy kịch nghệ, từng đạo diễn tuồng trên một sân khâu lộ thiên rộng lớn vài cây số. Soạn giả Đào Tấn đã soạn chừng một trăm vở tuồng phổ biến trong dân gian. Soạn giả Đào Tấn đáng được vinh danh là Shakespeare Việt Nam.


      Trong bài này tôi xin lược thuật vai trò của một trong các nhân vật chính của tuồng San Hậu là Tam Cung Tạ Nguyệt Kiểu.

      Đời nhà Tề ở bên Tàu, không rõ là trước hay sau Tề Quốc Mẫu Chung VÔ Diệm, vua Tề Thiện Vương, có dòng họ Tạ quyền uy trong triều đình. Chị cả: Tạ Ngọc Dưng làm chánh cung, chị kế: Tạ Nguyệt Kiểu làm Tam Cung (khuyết cung thứ hậu), em thứ tư: Tạ Thiên Lăng làm tể tướng và ba em trai: Tạ Ôn Đình, Tạ Lôi Nhược, Tạ Lôi Phương đều làm quan nhất phẩm. Chánh hậu mắc bịnh nan y không sanh đẻ được nên vua chọn thứ hậu là Phụng Cơ con gái của Phàn Định Công đương triều Nguyên Soái. Chánh hậu Ngọc Dung sợ thứ hậu Phụng Cơ sanh hoàng nam, thì họ Tạ sẽ mất uy quyền, nên một mặt âm mưu với các em trai soán ngôi một mặt cho giết hết tất cả cung phi đang có thai với nhà vua. Các em đều hùa với chị cả Ngọc Dung, chỉ một mình Nguyệt Kiểu phản đối quyết liệt.


      Lúc đó nhà vua lâm bệnh và Phụng Cơ đang mang thai. Ngọc Dung bèn dùng thuốc độc giết dần nhà vua. Nhà vua băng hà, Tạ Thiên Lăng soán ngôi, xung vương phong cho Tạ Ôn Đình làm nguyên soái và đưa Phàn Đình Công ra trấn thành San Hậu ở tận biên cương để rảnh tay hành động và ngay sau khi lên ngôi đã xuống lệnh giết Phụng Cơ cho tuyệt hậu.

      Soạn giả nêu bật vai trò trung trinh của Nguyệt Kiểu trong suốt vở tuồng dài năm màn. Nguyệt Kiểu là tấm gương liệt nữ muôn đời cho nhân loại.


      1. Khi Tạ Ngọc Dung bàn việc soán ngôi thì Nguyệt Kiểu một mực chống đối. Rồi khi Thiên Lăng hạ lịnh giết Phụng Cơ thì Nguyệt Kiểu đứng ra xin cho nàng được sống để sanh nở xong sẽ thọ hình. Sau khi nàng hạ sanh hoàng nam thì cũng chính Nguyệt Kiểu lập kế sai hai tướng trung thành của nhà Tề đưa Phụng Cơ và hoàng tử về San Hậu thành là nơi cha Phụng Cơ đang rấn thủ.


      2. Khi Phụng Cơ bế con về tới San Hậu thành thì Nguyệt Kiểu thế phát qui y. Tạ Thiên Lăng ngăn cản nhưng Nguyệt Kiểu nhất định cắt mái tóc xanh để giữ tròn lời ước nguyện. Nguyệt Kiểu đã cứu nhà Tề khỏi nạn tuyệt dòng rồi còn lo lắng phục hưng nhà Tề. Quả là một người đàn bà vừa nhân đức vừa trung hậu nên trời cho nàng dẫm nát mọi gai chông đi đến thành công...


      3 . Khi quân soán nghịch và quân phục quốc giao chiến thì Tạ Ôn Đình bắt mẹ của Đồng Kim Lân (một cựu tướng nhà Tề lãnh đạo quân phục quốc) để bắt buộc Đồng Kim Lân, vì thương mẹ, phải ra đầu hàng quân soán nghịch. Giữa lúc Ôn Đình sắp đưa Đổng Mẫu lên hỏa thiêu thì Nguyệt Kiểu xuất hiện trong đoàn quân phục quốc. Tạ Ôn Đình không dám thiêu sống Đổng Mẫu vì sợ Đổng Kim Lân sẽ xẻo thịt chị mình. Nguyệt Kiểu đã chuyển bại thành thắng cho phục quốc quân


      4. Khi quân soán nghịch thua, Tạ Thiên Lăng chạy trốn trong chùa Tây Sơn Tự thì gặp Nguyệt Kiểu. Chính Nguyệt Kiểu đã sai ấu quân cho Tạ Thiên Lăng khỏi tội chết. Ấu quân y tấu tha cho Tạ Thiên Lăng và xin thỉnh Á Mẫu Nguyệt Kiểu về hoàng cung để phụng dưỡng, nhưng Nguyệt Kiểu xin ở lại chùa vui cảnh nâu sồng kinh kệ suốt đời.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Trên thế gian dễ có mấy người đàn bà như Nguyệt Kiểu? Cứu nước cứu nhà, nhân đức, tài trí. Tác giả đã dụng nên một nhân vật bất hủ đúng với tâm hồn Việt Nam muôn đời chứ không phải chỉ nhứt thời, và cho toàn thể loài người chứ không chỉ cho người Việt Nam mà thôi.


      Vở tuồng này được quá nhiều hãng, công ty, gánh hát, kịch đoàn thu thanh thu hình hoặc diễn trên sân khấu mà tôi được xem, nghe nhiều lần. Tuy không được nhìn thấy bản chánh, nhưng tôi vẫn biết có nhiều đoạn thất bổn. Nhưng cốt chuyện thì vẫn còn được giữ nguyên vẹn, so sánh với bản thu trong dĩa nhựa Béka hay Asia Pathé hồi thời tôi mới biết nghe tuồng, thì không sai bao nhiêu.


      Nếu tính thời gian thì kể từ năm Tản Đà đăng bài thơ Rau Sắn Chùa Hương tới ngày tôi nghe tuồng San Hậu qua dĩa nhựa ở nhà ông Chín (em ruột của bà ngoại tôi) là mười lăm năm. Vào thời có đĩa San Hậu hoặc Hoa Rơi Cửa Phật thì ở bên nội tôi cũng có máy hát nhưng loại máy xưa nặng nề có ống tà-loa hình bông bụp. Mỗi lần dời chỗ nó phải có hai đứa khiêng. Còn kim thì kim sắt, hát hoài tà đi, chúng tôi phải mài vào khu tô cho bén để đỡ hại dĩa. Nhưng ở nhà ông Chín tôi thì có máy hát Columbia mới. Máy này chỉ do ông hát cho bà cố tôi nghe, ngoài ra không ai được rớ tới. Bà cố (ngoại) tôi chỉ thích nghe tuồng San Hậu.


      Mỗi lần nghe máy hát lên cả xóm lục tục kéo tới và đám con nít chúng tôi bu lại ngồi dưới thềm nhà nhóc mỏ lên nghe. Chờ tới đoạn các ông Đạo Chuối, Đạo Xôi diễu, hoặc đoạn Út Nhược nói cà lăm để cười hùn.


      Bây giờ ngồi viết những giòng này tôi vẫn còn nghe giọng cà lăm của Út Nhược. Không có vai nào nói cà lăm, cũng không có vai nào đóng Đạo Xôi hay bằng Ba Du trong dĩa nhựa hồi đó.


       

      Tập 1, hình bìa: Văn Cao, Nxb Người Việt, 1991
      Tập 2, hình bìa: Phùng Quán, Nxb Đại Nam, 1997
      Tập 3, hình bìa: Phan Khôi, Nxb Xuân Thu, 1998
      (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

      V. MÁI CHÙA Trong Lòng Quê Ngoại


      Quê Ngoại tôi là làng Minh Đức. Ở đây có hai cảnh chùa: Oai Linh TựTiêu Linh Tự, tục còn gọi là chùa Trong và chùa Ngoài .


      Hai cảnh chùa này đã cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu. Tiêu Linh Tự là một ngôi chùa nguy nga. Mỗi lần ra thăm quê Ngoại tôi đều đi ngang đây. Hàng rào bằng cây kim quít xanh um xén rất ngay. Đường vào chùa lót bằng những tảng đá xanh to.


      Trước khi đi ngang chùa tôi phải đi qua ngã ba đường dẫn đến làng Phú Khánh. Ở đây có cái quán, ngày Tết tôi thường ghé đây để mua pháo chuột vừa đốt vừa đi cho đến nhà Ngoại, hai túi áo vẫn còn đầy nhóc pháo.


      Oai Linh Tự là ngôi chùa nằm trên cánh đồng ngay sau nhà Ngoại tôi. Má tôi vào lúc 85 tuổi mới kể cho tôi nghe sự tích của ngôi chùa này. Má tôi nói hồi đó sau nhà Ngoại tôi là cánh đồng hoang mênh mông. Bỗng có một người nông dân không biết từ đâu đến vẹt lau đốn sậy vào giữa đồng cất một mái chòi và cắm một tấm bảng ghi mấy chữ MỘT LÒNG THỜ PHẬT. Ngày lại ngày ông phá rừng. Phá đến đâu trồng cây tràm đến đó. Tràm là một giống cây dễ trồng, miễn cắm xuống đất là nó sống, rễ ăn vào đất bùn thì nó càng lớn nhanh. Khi ông khai hoang được một khoảnh khá rộng thì cay tràm cũng đã lớn, ông đốn xuống cất một ngôi nhà đơn sơ rồi đi thỉnh hình Phật về đặt ở giữa, ngày đêm hương khói phụng thờ.


      Tiếp theo đó, ông bắt đầu đắp một con đường như bờ ranh ruộng từ chùa ra xóm. Nhờ con đường ấy bà con trong xóm bắt đầu đi lễ Phật. Và hương chức xuất công nho ra tu bổ. Nhũng nhà có ruộng đất cũng góp lúa góp tiền xây cất thêm. Gian nhà đơn sơ bây giờ đã trở thành ngôi chùa. Và bá tánh cử người đi thỉnh tượng Phật đem về. Một vị Hòa Thượng ở xa đến khánh thành và đặt tên chùa là Oai Linh Tự. Ba chữ nho được khắc trên chiếc cổng gạch nước của chùa. Tiếng đại thần chung chùa từ đó oai linh ngân vang sưởi ấm xóm làng. Mãi đến khi người sáng lập ra ngôi chùa qua đời người ta mới biết tên ông: Đình Tới. Cho nên Oai Linh Tự cũng còn gọi là chùa Đình Tới.


      Năm 1946 khi Tây trở lại chiếm làng, xe lội nước của chúng đã in vết hằn trên sân ngôi chùa này. Bọn Pháp đã bất sư cụ Thái Không, trụ trì chùa, trói sau xe và chạy ra đến mé sông Hàm Luông.


      Dân làng đã tìm được xác sư cụ - hai tay bị trói chặt, cổ còn đeo sợi thòng lọng - đem về mai táng sau chùa. Tiếng đồn rằng sư cụ đã đắc đạo ở chùa Oai Linh.


      Mười lăm năm sau, bom đạn Mỹ làm hư hại nhiều. Mặc dù thương tích đầy mình ngôi chùa vẫn đứng đó, oai linh hùng vĩ giữa những lượn sóng vàng của đồng lúa chín và hương khói của dân làng Minh Đức.


      Thời thơ ấu tôi ham được bưng lễ vật đi cùng Ngoại đến cúng chùa để được nhìn nhũng tượng Phật và xem nhũng con linh qui. Chúng rất khôn. Chung bò đi khắp xóm nhung đến ngày lễ thì lại lục tục trở về để được sư cụ đút cho những quả chuối Lộc Phật vữa ở trên bàn thờ vừa đưa xuống.


      Đèn thờ trên bàn Phật thắp bằng dầu dúa mờ ảo trong khói trầm hương bay ngào ngạt thiêng liêng. Con đường nhỏ do tay người nông dân xưa đắp nối liền vào xóm nay đã trở thành bờ xe hai bên trồng cây trâm bầu cành lá che rợp cả lòng đường, ngày lễ hội người đi viếng chùa nườm nượp.


      Chùa là cái gạch nối giữa trần gian và thiên đàng. Không có chùa lấy gì nâng đỡ tâm hồn dân tộc? Không có chùa người dân sông tựa vào đâu?


      Loài người sở dĩ chưa thành loài thú là nhờ có tôn giáo! Nhân loại đang tiến lên khoa học, nhưng về mặt đạo đức thì đó chính là cỗ xe đang tuột dốc. Ở bất cứ thời đại nào tôn giáo vẫn là cái phanh đang kềm hãm sự tuột dốc đó. Kẻ nào vô tình hoặc cố ý phá hoại tôn giáo thì chính kẻ đó muốn đẩy dân tộc mình xuống hố nhanh hơn.


      Chùa Hương, dưới đồi núi cao, xiết bao êm đềm.

      Con thuyền đưa tôi đến nơi thần tiên

      Phút mơ màng, quên hết ưu phiền.


      Cảnh Chùa Hương bốn mươi năm qua hiện lên trong đầu tôi ở một nơi cách đại dương.


      Xuân Vũ

      Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết, tập III
      Nxb Xuân Thu, 1998

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức

      - Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức

      - Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định

      - "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức

      - Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức

      - Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức

      - Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức

      - Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức

      - Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức

      - Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)

      Ký ức về cuộc chiến Việt Nam của một phóng viên Đức (Việt Hà)

      Uwe Siemon-Netto và Chiến Tranh Việt Nam (Hoàng Thị Mỹ Lâm)

      Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy (Trịnh Thanh Thủy)

      Tưởng nhớ Cao Xuân Huy (1947-2010): đọc lại và đọc thêm (Bùi Văn Phú)

      Đọc lại Vòng Tay Học Trò sau 60 năm tác phẩm ra đời (Hoàng Thị Bích Hà)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)