1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ (Xuân Vũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-12-2019 | ÂM NHẠC

      Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ

        XUÂN VŨ
      Share File.php Share File
          

       


        Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát
        (1910 - 1993)

      Tôi gặp nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát luôn ở Hội Liên Hiệp Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Hà Nội. Không biết bây giờ ông còn sống hay chăng? Ông năm nay chắc đã gần 80, nếu còn sống. Khuôn mặt của ông lần đầu tiên tôi gặp, tôi có cảm tưởng đó là một cái chuông dộng ngược còn nếu tả chi tiết hơn thì đó là một giọt nước mắt cũng lộn ngược rơi từ một hố mắt sâu thẳm với nỗi buồn muôn đời. Khuôn mặt của ông vốn đã dài và u uẩn, ông lại chỉ nhìn xuống, nên nó càng dài ra trông càng thảm hại. Nếu ông năng cười như Chế Lan Viên thì nó có bề ngang ra ngó đỡ hơn.


      Hình như ông làm chủ tịch Hội Nhạc Sĩ thì phải. Tôi nhớ mang máng vậy thôi chứ không có chắc, nhưng chắc là ông có chân trong cái hội liên hiệp kể trên.


      Ai cũng biết ông đi kháng chiến từ 45 và là người công giáo. Tôi không biết công tác của ông trong thời kỳ ông ở Việt Bắc, nhưng nhờ đọc hồi ký của Phạm Duy mà rõ được đôi điều. Hồi đó ông đóng vai trò lãnh đạo văn nghệ ở chiến khu. Chính ông đã đưa Phạm Duy đi vào hang Pắc Pó để gặp cụ Hồ và cho Phạm Duy biết “đoàn thể đã quyết định kết nạp anh” (tức Phạm Duy) nhưng sau buổi gặp gỡ đó Phạm Duy dắt vợ về Thanh Hóa rồi dinh tê, để Nguyễn Xuân Khoát ở lại một mình.


      Ai cũng biết rằng Nguyễn Xuân Khoát là một nhạc sĩ tài danh trước 45 đã từng dạy nhạc cho nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này và ông là tác giả bài Tiếng Chuông Nhà Thờ một bản nhạc nghệ thuật rất cao cường loại semi-classique, nghĩa là chỉ đánh nhạc lên thôi, người nghe cũng có thể hiểu được nội dung. Nhưng bản nhạc này chẳng bao giờ được phổ biến ở Hà Nội.


      Khổ vậy! Ai biểu ông không làm một bản như Lãnh Tụ Ca của Lưu Hữu Phước, bản ca ngợi Đảng Lao Động Việt Nam của anh nào đó v.v... mà lại đi làm một bản về nhà thờ Thiên Chúa có âm hưởng đặc biệt như những hồi chuông. Mặc dù ông đi kháng chiến, đảng viên Cộng Sản nữa là khác, nhưng ông lại giành chỗ trong tim ông cho Marx lẫn Jésus. Như vậy là không ổn rồi. Đảng của ông không cho phép điều đó. Mặc dù vậy Nguyễn Xuân Khoát vẫn đi theo đảng mút mùa.


      Nguyễn Xuân Khoát viết bản “Tiếng Chuông Nhà Thờ" đâu hồi 47. Tôi ở Nam Bộ nhưng vẫn biết vẫn chơi nhạc và hát bài đó, một trong những bài hát hay nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


      Lời ca, rất tiếc, tôi không còn nhớ hết:

      "Thánh đường tôn nghiêm, giặc sầm tới chiếm

      Gác cao Tòa Thánh, đặt súng thay chuông

      Hung ác bạo cường, tàn sát dân lành.

      Ave Maria, lạy Chúa tôi.

      Đây xưa nay ngày nhắc ngày những hồi chuông

      Đây xưa nay ngày nhắc ngày tiếng tiếng buông

      Tiếng buông hồi chuông nhân từ cầu Chúa ban phước lành

      Cho uyên ương lập gia đình

      Tiếng buông hồi chuông nhân từ rửa tội tổ tông đưa linh hồn kẻ chết về thiên đường. (hai câu này chỉ nhớ ý)

      .....

      Nhưng rồi đây, rồi Kháng chiến thành công

      Nhạc thánh buông lơi đổ tiếng vàng

      Đời đời ấm dọng gác nghiêm trang.

      Kiến trúc của bản nhạc rất cân đối mực thước. Lời ca đẹp như thơ. Không biết có ai còn giữ nhớ hoặc giữ bản nhạc này không? Nhân mùa Giáng Sinh này xin chép gởi đăng báo để bà con cùng thưởng thức.


      Từ ngày về Sài Gòn đến nay, tôi chỉ nghe được một lần Ca Sĩ Đoàn Chính (con nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) hát. Tôi mong các nhạc sĩ ở hải ngoại ta cũng nên hát lại bài này cùng với các bài của Gounod và Schubert. Bài này gần gũi với tâm hồn và hoàn cảnh của ta hơn, nhất là những người đã từng kháng chiến chống Pháp.


      Xin trở lại nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Ông có một nỗi buồn nặng nề dằng dặc ở trong tận đáy lòng. Một nỗi buồn lớn, một sự thất chí. Tôi đoán như vậy mỗi lần tôi nhìn thấy ông. Gặp thì nhiều lần nhưng tôi chưa bao giờ thấy ông cười.


      Ở những hội họp quan trọng như đấu Nhân Văn Giai Phẩm chẳng hạn người ta rất cần tiếng nói của ông, nhưng tôi không bao giờ thấy ông phát biểu ý kiến. Một người khác cũng giống như ông là nhà thơ Thế Lữ. Thế Lữ là chủ tịch hội Sân Khấu như để mà chơi, sự thực ai khác điều hành, cũng như Nguyễn Xuân Khoát ở bên hội Nhạc Sĩ. Mười năm ở Hà Nội tôi cũng không hề thấy Thế Lữ đứng lên nói một câu gì trước đám đông hoặc nhếch mép cười.


      Đối với tôi, đây là hai giọt nước mắt buồn thảm của Hà Nội sau Hiệp Định Giơ-ne-vơ, Nam Bắc chia đôi. Riêng với Nguyễn Xuân Khoát thì giọt nước mắt liệm trong tiếng chuông.


      Có lẽ là hai ông đã hiểu lầm cách mạng nên đã lao theo cách mạng để bây giờ tuổi đã già, chân bước đã quá xa không rụt lại được nữa, mà rụt thì rụt đi đâu? Nguyễn Xuân Khoát từng là bậc thầy của nhạc cải cách Việt Nam, trên cả Văn Cao về kỹ thuật, vậy mà đã không có một bài nhạc nào sau khi hội nghị văn nghệ Việt Bắc tuyên bố khai tử các tác phẩm của ông.


      Đảng viên Nguyễn Xuân Khoát tưởng lầm rằng...


      Rồi đây kháng chiến thành công

      Nhạc thánh sẽ đổ tiếng vàng


      Cho nên đã hết mình lao theo kháng chiến, nhưng kháng chiến thành công rồi, nhà thờ trở thành chốn hoang tàn, Công giáo đương nhiên trở thành phản động, những khu giáo dân trở thành đấu trường vĩ đại, những nhà tu hành bị nhục mạ...


      Nguyễn Xuân Khoát rũ xuống như một chiếc áo choàng lỗi thời và tả tơi trong cái vũ trường loạn xà ngầu đỏ loét. Một tâm hồn lớn dân tộc như Nguyễn Xuân Khoát lại không có nơi nương tựa. Trong cơn đau như dần, bầm chín cả tâm can, ông chỉ còn biết chạy đến chân Đức Mẹ mà van cầu:

      "Ave Maria, lạy Chúa tôi!”


      Nhưng tượng Đức Mẹ đâu còn! Chiếc trụ gạch nơi Đức Mẹ ngự bây giờ là chỗ cột bò hợp tác xã, còn:

      Thánh đường tôn nghiêm

      (ngày xưa giặc Pháp) sầm tới chiếm,

      Đặt súng thay chuông...


      Ngày nay vẫn:

      Thánh đường tôn nghiêm (giặc cũng sầm tới chiếm)

      (và cũng) đặt súng thay chuông... y như xưa vậy!


      Giặc nào?

      ...


      Nếu Nguyễn Xuân Khoát còn tại đường chắc ông đau lòng lắm khi nghe Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê qua đời đột ngột sau khi đi La Mã về, chắc ông rơi nước mắt khi ông nghe Cha bề trên Trần Đình Thủ 80 tuổi bị hạ ngục về tội danh “phản động.”


       

      Tập I (Người Việt, 1991), Tập II (Đại Nam, 1997), Tập III (Xuân Thu, 1998)
      Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Kháng chiến đã thành công những hai lần, 54 và 75! Nhưng thánh đường tôn nghiêm vẫn cứ bị giặc sầm tới chiếm đặt súng trên tòa thánh và hung ác bạo cường còn gấp trăm lần bọn Lê Dương Pháp trong thời kháng chiến.


      Một bài nhạc thể hiện lòng kính Chúa yêu nước chan hòa trong lòng mọi người Việt Nam kháng chiến giành độc lập và do một nhạc sĩ Việt Nam sáng tác, lại không được hát cho người Việt Nam nghe. Tại sao?


      Văn Cao, trong bản nhạc LÀNG TÔI cũng đã mô tả tiếng chuông nhà thờ:


      Làng tôi xanh bóng tre

      Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung

      Đời đang vui, đồng quê yêu dấu, bóng cau với con thuyền

      Một dòng sông.


      Đây cũng là một trong những bài hát hay nhất trong kháng chiến. Những nét chấm phá “bóng tre xanh, tiếng chiều, bóng cau, con thuyền, dòng sông” hài hòa nhau một cách tuyệt vời. Nhưng người ta vẫn không cho hát bài đó. Người ta không nói cấm, nhưng ai hát bài đó trong nhà riêng thì cứ hát còn đài phát thanh thì dùng để hát những bài khác “không có tiếng chuông nhà thờ" rung ban chiều.

       

      Vậy, ở Hà Nội không phải chỉ có một nhạc sĩ liệm mình trong tiếng chuông mà đến hai: Nguyễn Xuân Khoát và Văn Cao. Văn Cao thì vừa rồi tôi còn nhìn thấy trên tạp chí National Geographic của Mỹ. Còn Nguyễn Xuân Khoát thì chừng gần 30 năm nay, tôi không biết tin. Tôi muốn nhân Giáng Sinh này gởi lời chúc hai cụ, nhưng biết chúc gì?


      Hoa Kỳ Giáng Sinh 89

      Xuân Vũ

      Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết
      Nxb Người Việt, 1991

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức

      - Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức

      - Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định

      - "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức

      - Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức

      - Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức

      - Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức

      - Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức

      - Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức

      - Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức

    3. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng)

      Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên (Lê Hữu)

      Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca “Tôi đưa em sang sông” (Trịnh Hưng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hoài An,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)