|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Nguyễn Công Hoan
(1903 - 1977)
Nguyễn Công Hoan trào phúng hình như bẩm sinh. Ông nhìn vật gì cũng với cặp mắt trào phúng. Không vật gì nghiêm túc cả. Đó là nét đặc biệt của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Nét đặc biệt thứ hai là (theo ông nói) ông không hề đọc sách, trừ sách giáo khoa, nhất là truyện. Hỏi tại sao? Ông bảo sợ viết trùng với người khác. Hay hơn hoặc dở hơn cũng đều bị chê là cầm nhầm.
Nét thứ ba: Nguyễn Công Hoan không bao giờ đi thực tế nông thôn hay nhà máy.
Nét thứ tư: Ông chữa trong khi viết. Viết xong là xong, đưa in chớ không có viết lại bản thảo thứ hai thứ ba.
Ông được hỏi trong trường hợp nào ông cho ra đời kiệt tác Bước Đường Cùng. Ông nói ông có nghe tí chuyện ở đâu đó rồi phát hứng lên, bỏ nhà đi đến một nơi im lặng, đóng cửa viết luôn mười lăm ngày xong đem về in. Ông viết trên giấy rời. Tờ nào không ưng ý thì rút ra viết tờ khác. Tôi có thấy bản thảo của ông. Chữ rất đẹp, trang nào cũng sạch nguyên, không dập xóa mù mịt như bản thảo của Tô Hoài.
Dường như trời phú cho ông cây bút, hễ viết là ra văn, không phải chữa. Nên nhớ, địa vị của ông đã tột đỉnh trước 1945 chớ không phải do đảng đào tạo.
Ông có nụ cười rất hóm. Ánh mắt tươi tỉnh sau mục kỉnh. Nhưng ít nói chuyện. Cơ quan cần họp đem xe đến rước ông đến, họp xong ông về, không mấy khi ở lại cơ quan lâu lắc. Dù là chủ tịch Hội Nhà Văn, ông cũng không giải quyết vấn đề gì cả. Nhưng tôi thấy hình như vào thời kỳ sau 54 thì ông cũng không thiết sáng tác.
Nguyễn Công Hoan tụt thang sau 1954. Ông viết rất thưa thớt, không có lửa. Ở Việt Bắc cũng thế. Độc giả tự hỏi: “Sao ông không có tiểu thuyết kháng chiến? Trong lúc đó thì trước 45, tác phẩm của ông chồng cao đến đầu?”.
Lúc ra Hà Nội tôi cố ý tìm những tác phẩm mới của những bậc tài danh cũ để đọc, một bữa đang ngồi trên ghế thợ cạo, tôi vớ nhằm tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính mới ra, thấy truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, viết theo hình thức những lá thư, nhân vật tên là Huyền. Đọc xong tôi thấy buồn. Không phải Nguyễn Công Hoan.
Trong lần đấu tranh đè bẹp Nhân Văn Giai Phẩm ở nhà hát lớn Hà Nội, đáng lẽ ông phải ngồi trên chủ tịch đoàn, nhưng không hiểu tại sao ông lại trốn xuống tận hàng ghế chót của hội trường mà ngồi?
Tôi nhớ chắc chắn không lầm, trong suốt mười năm ở Hà Nội, tôi chỉ đọc có một truyện ngắn của ông. Truyện Cây Mít dài chừng nửa trang đầu báo Văn Nghệ. Độc giả, nhất là đám mới tập tễnh vào nghề như tôi, mừng rơn: Lão Tướng lại ra quân. Nhưng không, sau Cây Mít, không có cây ổi, cây xoài gì nữa cả. Mảnh vườn văn học Hà Nội chỉ loe hoe vài ngọn cỏ...
Cây Mít lấy đề tài trong Cải Cách Ruộng Đất – Nội dung là một anh bần cố bị cướp đất trên đó có cây mít. Nhờ Cải Cách Ruộng Đất anh bần cố kia lấy lại được đất và hái quả chín chia cho gia đình vừa ăn vừa ơn bác ơn đảng. Chỉ có thế thôi. Tôi không thể kể hơn được vì Nguyễn Công Hoan chỉ ơn bác ơn đảng có thế. Tất cả nhà văn đều bị lưỡi dao xã hội chủ nghĩa thiến cụt, không riêng gì cụ Hoan.
Nói cho ngay hồi đó cũng không thấy ai in tác phẩm nào, trừ Tô Hoài. Xã hội chủ nghĩa đến đâu, hư hại đến đó. Xin công bình mà nói. Hồi còn kháng chiến thì xã hội chủ nghĩa còn sương mờ rơi chưa hiện rõ hình con quái vật. Về Hà Nội, nó hiện lên trên tường, trên ngã ba ngã tư, trong loa, trên báo với những chữ: yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước. “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Như vậy đó! Nhà văn không viết được. Nhà văn không được phép chế diễu xã hội chủ nghĩa. Đòn bút này chỉ dành cho kẻ thù. Mặc dù đảng có lắm cái đáng đem ra cho nhân dân cười cho vui đời. Nếu Nguyễn Công Hoan còn sống thì ắt cái vụ Cụ Hồ nhà ta có vợ có con sẽ được ông dựng thành một cái Oẳn tà Roằng xã nghĩa chớ không phải chơi. Còn cái lăng Bác kia có khác nào cái nhà mồ của Trần Văn Thừa trong Đống Rác Cũ của ông? Xã hội chủ nghĩa có biết bao Xuân Tóc Đỏ, biết bao Phó Doan, biết bao nhiêu cô Tuyết và ông Phán bị cắm sừng nhưng văn học bị cấm thể hiện. Phải ca ngợi những đảng viên Cần Kiệm Liêm Chính, những đồng chí bí thư toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, những anh hùng phân xanh phân chuồng chăn bò chăn vịt. Phải làm sao cho nhân dân thấy xã hội chủ nghĩa không có lãnh tụ ăn cơm gạo tám không hết đổ đi trong lúc nhân dân ăn củ chuối cầm hơi.
Nguyễn Công Hoan chẳng khác nào một cái cây đang mọc trên đồng bị bứng đem đi trồng trên núi đá.
Nguyễn Công Hoan chỉ còn cách tự trào cho qua ngày đoạn tháng!
Vào những năm cuối đời, ông có cố gắng làm ngọn đèn trước khi tắt. Ông đã viết luôn hai quyến: Hỗn Canh Hỗn Cu, Tranh Tối Tranh Sáng để mô tả Cải Cách Ruộng Đất và nông thôn sau Cải Cách Ruộng Đất, nhưng cả hai đều không phải Nguyễn Công Hoan của Bước Đường Cùng trước 1945 là tác phẩm đã đưa ông lên đỉnh cao nhất của văn chương tả chân Việt Nam. Điều đó làm người ta tự hỏi:
– Tại sao Nguyễn Công Hoan chưa vô đảng lại mô tả nông dân thành công hơn Nguyễn Công Hoan đảng viên Cộng Sản? Hóa ra cái lập trường vô sản không phải do nhồi nặn mà nên hay sao?
Nếu dịch Bước Đường Cùng ra tiếng Pháp hay tiếng Nga mà không để ngày tháng thì người ngoại quốc sẽ ngộ nhận rằng đó là tác phẩm do đảng viên Cộng Sản Nguyễn Công Hoan tậu nên chớ không phải Nguyễn Công Hoan nhà văn của thời kỳ đế quốc thống trị Việt Nam.
Lúc bấy giờ Cộng Sản Hà Nội có hai thái độ rất hèn hạ: không hề nhắc tới tác phẩm Bước Đường Cùng, hoặc nếu bắt buộc phải nhắc thì chỉ nhắc lấy lệ, không coi đó là niềm tự hào của văn học Việt Nam. Tôi hết sức lấy làm lạ rằng ngay ở các nước Cộng Sản Đông Âu Liên Xô, người ta vẫn đề cao tác phẩm của các nhà văn tiền bối không có hơi hám vô sản gì cả như thơ và truyện của Pouchkine, Tourguériev, Sadoreana, Gogol. Còn ở Việt Nam thì làm ngược lại nhất là đối với Tự Lực Văn Đoàn thì Tố Hữu không hết lời mạt sát, còn coi đó là văn học phản động. Chính Nguyễn Đình Thi đã cho Vũ Trọng Phụng là Troskít. Để rồi sau đó ca ngợi Vũ Trọng Phụng. Chính Viện Văn Học lại kỷ niệm Vũ Trọng Phụng và Thạch Lam, làm phim Lá Ngọc Cành Vàng, Số Đỏ, Bỉ Vỏ,... nhưng tuyệt đối không nhắc tới Nhất Linh và Khái Hưng là chủ tướng của Tự Lực Văn Đoàn.
Bây giờ xin trở lại Nguyễn Công Hoan.
Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã không tiếc lời ca ngợi Nguyễn Công Hoan về nghệ thuật lẫn về tư tưởng: Ông xếp Nguyễn Công Hoan bậc nhất trong các cây bút tả chân.
Tất cả tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đều là những tiểu thuyết tả thực về phong tục Việt Nam về hạng trung lưu và hạng người nghèo. Ông quan sát hết sức kỹ lưỡng và rất đúng, sự nhận xét của tác giả thật tinh vi. Đọc ông người ta không bao giờ phải phàn nàn rằng nhà văn cứ quanh quẩn trong mấy đầu đề như nhiều nhà văn khác... Ông viết truyện nhi đồng rất tài tình...
Nhưng đối với xã hội chủ nghĩa thì Nguyễn Công Hoan hết đất sống. Ngòi bút của ông bị Tố Hữu bẻ gãy và dìm xuống đất đen, để cho hắn ngoi lên làm thần tượng giả của nông dân và công nhân Việt Nam trong mấy chục năm trời với Từ Ấy, Việt Bắc và Gió Lộng.
Nguyễn Công Hoan cố gắng làm Tần Thúc Bảo trong Thuyết Đường cử đảnh trước triều đình. Nhưng đã thổ huyết và chết. Nguyễn Công Hoan đã viết quyển Đống Rác Cũ năm trăm trang tung ra giữa cánh đồng văn học xã nghĩa chỉ còn trơ gốc rạ. Nhưng vì nó vượt hẳn bàn tay lãnh đạo của đảng nên đảng tìm cớ để triệt hạ nó. Đảng bảo là Nguyễn Công Hoan chơi trò biểu tượng hai mặt, lấy đống rác cũ để ám chỉ đống rác mới của chế độ: Chính là đảng đó chớ không gì khác.
Và các cơ quan tuyên huấn tha hồ phát động quần chúng chống đối tác giả. Việc tịch thu sách đã xảy ra. Nguyễn Công Hoan đành bó tay xếp bút đến chết.
Cái Bước Đường Cùng của anh Pha (*) năm 1938 lại trở thành đường cùng của Nguyễn Công Hoan năm 1958. Cũng như Vang Bóng Một Thời trở thành cái bóng không may của Nguyễn Tuân trong chế độ xã hội chủ nghĩa vậy.
Hai ông khổng lồ của văn học Việt Nam đã tìm thấy cái chết dưới ánh sao vàng. Tố Hữu ơi! Mi là tên sát nhân văn học. Danh vọng hão Nhà thơ số hai của mi xây trên xác chết của biết bao nhà văn nhà thơ cùng thời với mi, trước mi và cả sau mi nữa.
Nguyễn Công Hoan đã qua đời hơn hai mươi năm nay, để khỏi phải nhìn thấy các cuộc nổi loạn văn chương sau này.
Tôi đọc những truyện ngắn của ông trên nửa thế kỷ.
Tôi được ông tiếp chuyện riêng một cách bất ngờ ở bên bờ Hồ Tây (phía bên chợ Bưởi) cũng đã bốn mươi năm. Thật là một thời gian quá dài.
Khi nói chuyện trong đại hội nhà văn lần 1 ở câu lạc bộ Đoàn Kết, ông có nói một câu làm cả hội trường kinh ngạc:
- Tôi không bao giờ đọc truyện của ai. Vì sợ viết trùng với người khác!
Tôi nhớ rõ lắm. Không thể sai được. Từ đó đến nay tôi vẫn không quên, nhưng tôi không tin hoàn toàn, chớ không phải hoàn toàn không tin. Nhưng hôm nay thì tôi tin hoàn toàn.
Chuyện có vẻ ngớ ngẩn, lạ lùng nhưng tôi cho rằng ông nói thật. Số là như sau:
Tôi đọc truyện Oẳn tà roằn của ông lâu lắm. Không nhớ là bao lâu nhưng vẫn còn nhớ cốt chuyện.
Một cặp vợ chồng nọ rất đẹp đôi. Lần đó bà vợ có thai. Ông chồng hi vọng sẽ đẻ ra một thiên thần con, khi nghe tiếng khóc oe oe, ông được phép vào xem mặt con, thì than ôi, đứa bé đen như than hầm. Ông chồng thất vọng ôm mặt chạy ra.
Ông không nghi ngờ vợ ngoại tình với ai, nhất là với một anh Tây đen nào đó. Đúng ra ở trong chung cư có một anh Tây đen. Hai vợ chồng ông ở tầng lầu còn anh Tây đen thì tầng trệt. Vì thế những người láng giềng nhìn thấy mặt nhau luôn. Đặc biệt người đàn bà thì rất sợ bộ mặt kinh hoàng của anh Tây đen.
Một bác sĩ tâm lý nhận định rằng sự sợ hãi đó đã gây một ấn tượng càng ngày càng sâu sắc cho người đàn bà và vì thế mà bà ta sinh ra một Oẳn tà roằn. Anh chồng tin như vậy, để tìm lấy một sự an ủi, nhưng vẫn đau khổ mỗi khi trông thấy Oẳn tà roằn.
Năm nay 1998, tôi được nghe thi sĩ Đỗ Quí Bái kể cho nghe trên phôn một câu chuyện. Một anh chàng lén vợ yêu một cô nàng khá đẹp. Sau một thời gian, cô bé có bầu. Chàng ta định bụng khi cô nàng sanh nở xong sẽ ly dị vợ để xây tổ uyên ương với nàng. Nhưng khi cô nàng sanh ra thì lại là một baby mắt đục như nước cơm và tóc vàng tươi, thơ mộng... như lúa chín. Anh chàng thất vọng tràn trề, đành câm lặng không biết nói sao..
Thi sĩ Đỗ Quí Bái kể cho tôi nghe xong, hai đứa cười vang trên phôn. Tô nói ngay:
– Đúng là một Oẳn tà roằn!
Nhà thơ bảo tôi viết thành truyện ngắn. Tôi thấy truyện có chất trào phúng chua cay nên đề nghị bạn mình hãy làm thơ trước rồi tôi sẽ viết truyện và để bài thơ đó làm một cái sa-pô cho truyện..
Nhưng nhà thơ đã làm bài thơ xong, đọc cho tôi nghe và gởi cho tôi lâu rồi. Bao nhiêu lần tôi cầm bút định viết cái truyện nhưng rồi lại buông bút, không viết được.
Tôi cảm thấy viết ra nó sẽ không hay bằng nghe kể.
Và bây giờ tôi mới tin rằng Nguyễn Công Hoan nói ông không đọc ai, vì sợ viết trùng - là thật!
Đã có cái Oẳn tà roằn của Nguyễn Công Hoan ra đời trước đây năm mươi năm rồi.
Bây giờ mình đẻ ra một cái oẳn tà roằn khác, dù không phải copy thì cũng bị coi là copy.
Vì thế mà Nguyễn Công Hoan không đọc của ai. Và vì tôi đã đọc Oẳn taà roằn của Nguyễn Công Hoan nên tôi không viết cái Oẳn tà roằn của Đỗ Quí Bái kể cho tôi nghe được.
(*) Nhân vật chính của Bước Đường Cùng.
- Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức
- Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức
- Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định
- "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức
- Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức
- Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức
- Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức
- Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức
- Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức
- Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |