|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
(1921 - 1989)
Lưu Hữu Phước thì tôi quen lắm! Cùng tập vác gạch trong trường Nguyễn Ái Quốc. Rồi về R ở chung cơ quan. Bộ Văn Hóa của Chánh phủ ma Huỳnh Tấn Phát mà. Phát có thằng con trai du đãng ở Hà Nội, đang nằm nghỉ mát trong Hỏa Lò khi phái đoàn Mặt Trận Rải Phóng do Nguyễn Văn Hiếu cầm đầu ra thăm Hà Nội.
Không hiểu tại sao Lưu Hữu Phước được mắt thòi lòi Lê Đức Thọ chú ý bắt lên làm Bộ Trường cái Chánh Phủ này rồi sau khi chiếm được Sài Gòn, lại đá văng họ Lưu đau đớn thế!? Lưu nhạc sĩ hận đời muốn vượt biên, tuyên bõ:
- Nếu ra nước ngoài được, tôi cũng đi!
Nhưng mà Lưu nhạc sĩ bị kềm quá chặt không đi được đành chịu chết ở trong nước với mối hận đem xuống mồ.
Tôi tiếc Lưu Hữu Phước hơn bất cứ nghệ sĩ nào tôi đã chịu ảnh hưởng trong tuổi trẻ của tôi. Đúng ra tôi mang ơn Lưu Hữu Phước vô kể về việc đánh thức tinh thần yêu nước của tôi từ ngày tôi còn là học sinh trung học. Lưu Hữu Phước là một nhà ái quốc biểu lộ lòng yêu nước của mình và truyền nó sang hằng triệu, hằng chục triệu người Việt Nam để làm nên cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân vào tháng 8 năm 1945. Lưu Hữu Phước là một thiên tài âm nhạc. Nước Pháp có Rouget de Lisle tác giả La Marseillaire sau này trở thành quốc ca Pháp. Còn Lưu Hữu Phước sáng tác những nhạc phẩm nung nấu lòng yêu nước Việt Nam vô bờ bến. Có thể nói không một nhạc sĩ Việt Nam nào sánh kịp anh. Lấy bản thân tôi để kiểm nghiệm thì thấy rõ.
Hồi còn ngồi ghế nhà trường, tôi đã thuộc rất nhiều bài hát của anh trong đó phải kể trước tiên bản Tiếng Gọi Sanh Viên đã dịch ra tiếng Pháp là Marche des Etudiants. Phải dịch là Sinh Viên Hành Khúc thì mới đúng, nhưng nhân dân vẫn chấp nhận nó là Tiếng Gọi Sinh Viên vì nó đúng là tiếng gọi, không những gọi sinh viên mà còn gọi toàn dân đứng lên đáp lời sông núi.
Hai tiếng sông núi thiêng liêng bắt đầu làm dậy lên men yêu nước trước nhất là từ bài hát này. Lúc sáng tác nó, Lưu Hữư Phước là sinh viên ở Hà Nội và là đảng viên đảng Dân Chủ (chính vì thế mà sau này Đảng Cộng Sản truy nguyên ra, không cho ông làm Bộ Trưởng Văn Hóa của Chánh phủ Phát - sẽ xin nói sau). Khi còn đi học tôi được thầy dạy Lịch Sử nước Pháp kỹ hơn Sử Ký Việt Nam, tôi bị nhiễm ít nhiều tinh thần Jeanne d'Arc, Le Petit Barbara dans les vallées de Ronceveaux, Bayard le cavalier sans peur et sans reproche của Pháp có khi còn nhiều hơn gương yêu nước của Trưng Trắc-Trưng Nhị, Trần Bình Trọng, Thần Quốc Tuấn... Mà thật vậy Lịch Sử Pháp được giảng giải nhiều giờ hơn, bài vở bắt học trò phải thuộc lòng. Còn Sử Ký ta thì giảng sơ sài, càng lên cao càng học ít. Trận Bạch Đằng, trận Chi Lăng xảy ra năm nào, không biết, nhưng Henri IX bị một tên khùng Ravaillac ám sát thì chúng tôi gạo chắc trăm phần trăm! Cho đến khi tiếng gọi vang âm "Nầy thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi" thì hình như tâm hồn ngây thơ của tôi mới tỉnh ngộ và dần dần rõ được mình đang đi xa dần cái gốc Việt Nam.
Đồng lòng cùng đi, đi, đi mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa truyền muôn năm chớ quên
Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn
Hồn thanh xuân như gương trong sáng
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng
Thời khó thế khó, khó làm yếu ta
Dù muôn chông gai, vững lòng chi sá
Đường mới kiếp phóng mắt nhìn xa bốn phương
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường
Điệp khúc:
Thanh niên ơi, ta quyết đi đến cùng
Thanh niên ơi, ta nguyền đem hết lòng
Tiến lên đồng tiến vẻ vang nguồn sống
Chớ quên rằng ra là giống Lạc Hồng.
Giống Lạc Hồng! Những tiếng ấy đã được nhắc trong Sử Ký Việt Nam, nay được âm điệu hóa nó ra bằng nhạc như diều gặp gió bay tung trên bầu trời Việt Nam.
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
Sự tích của bà Âu Cơ và Lạc Long Quân càng thêm rạng rỡ và khắc sâu vào lòng người Việt Nam như những nét rướm máu huy hoàng.
Ngày nay ta đã hiểu và đã đổ máu cho nền độc lập của xứ sở, ta thấy những tiếng ấy nó xưa đi rồi chăng? Nhưng cách đây hơn nửa thế kỷ, những tiếng Lạc Hồng mà được đưa lên môi người Việt Nam bằng dấu nhạc là những chuyện phi thường. Không có ai làm nổi ngoài Lưu Hữu Phước.
Này thanh niên ơi, nhớ xưa dấu còn chưa xóa
Hùng cường trời Nam ghi trong bảng vàng bia đá
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam Tiến luôn
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn
Hồ Tây tranh phong oai son phấn
Lừng tiếng Sát Đát, Trần Quốc Tuấn
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam
Trừ Thanh, Quang Trung giết hàng bao đám
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên
Mong thấy ngày vẻ vang ta thắp hương nguyền.
Lời ca nào hùng tráng hơn? Lịch sử dân tộc lần đầu tiên được đưa vào lòng người bằng âm nhạc. Là do bàn tay thấn của Lưu Hữu Phước.
Hình như lời ca là do một tập thể sinh viên sáng tác trong đó đứng đầu là Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ, ba sinh viên Nam Kỳ học ở Hà Nội.
Bài ca này có tới bốn đoạn. Nay tôi quên mất hai đoạn nhưng còn nhớ những lời tiếng Pháp. Xin chép ra luôn.
Etudiants du sol l'appel tenace
Pressant et fort retentit dans l'espace
Des côtes d'annam aux ruines d'Angkor.
A travers des monts, du Sud jusqu'au Nord
Une voix monte ravie: Servir la chère Patrio
Toujours sans reproche et san peur
Pour rendre l'avenir meilleur
Avec fermeté et courage!
Selon les espoirs de notre âge.
Repair
Te servir chère Indochine!
Avec coeur et discipline!
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi.
Etudiants notre passé de Gloire
Demeure encore dans notre mémoire
De ces grands héros qui luttaient jadis
De ces beaux pays, nous sommes les fils.
Soyons fiers de nos ancêtres
Après eux nous saurons être
Unis et forts pour mieux servir
Pour bâtir un bel avenir...
Người Pháp nghe cũng phải phục sát đất mà.
Thời kỳ đó, thực dân còn là chúa tể ở xứ ta, thử hỏi ai dám đặt những lời ca cho bài hát đó? Chuyện nghĩ ra cũng khó như chuyện làm. Nhưng họ đã làm và đã thành công rực rỡ. Từ Bắc chí Nam bài Sinh Viên Hành Khúc như một luồng bão lớn trong lòng người và lay động sông núi Việt Nam.
Những bài hát yêu nước của Lưu Hữu Phước nở rộ như hoa đã là những trận mưa rào làm sống lại mãnh liệt tâm hồn cằn cỗi Việt Nam gần một thế kỷ nô lệ bị vùi dập nhưng không chết.
Lưu Hữu Phước là một thiên thần tay đầy phép lạ. Vẫy một cái mây bay gió cuốn. Vẫy thêm một cái mưa tuôn rào rạt.
Lưu Hữu Phước đứng giữa đời như một trụ đồng treo ngọn hải đăng tỏa sáng xuyên thủng những lớp sương mù! Phải chăng, để chặn đứng ngọn triều yêu nước do nhóm sinh viên tiền tiến gây nên mà thực dân Pháp đã dựng lên phong Thanh Niên Ducoroy để đánh lạc hướng? Nhưng cội cây Lưu Hữu Phước đã nở hoa kết trái không ngừng.
Hằng loạt bài hát ra đời tiếp theo >Tiếng Gọi Sinh Viên
Chính những bài hát đó đã làm cái không khí cho người Việt Nam thở mà sau 1945, Xuân Diệu mới có câu thơ trong tập thơ tráng khúc: "Ngực lép ngàn năm thở lại rồi!"
Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Hồn Tử Sĩ, Kinh Cầu Nguyện, Đoàn Quân Ma, Nam Tiến, Ta Cùng Đi, Bóng Người Núi Lam, Hội Nghị Diên Hồng, Hờn Sông Gianh, v.v... có đến cả trăm bài.
Đây Bạch Đằng Giang, sông hùng dũng
Của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng,
giống anh hùng Nam Bắc Trung
Trên trời xanh muôn sắc đua chen bóng Ô
Dưới đáy dòng nước ánh sáng vẩn vơ nhấp nhô
Kìa quân Ngô Tiên Chủ đánh thắng quân Tàu man
Kìa quân Trần Quốc Tuấn
đánh thắng quân Thoát Hoan
Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi
Thời giờ qua đã bôi mờ trong đêm tối
Người nay có hay đã vì chúng ta
Người hùng anh xưa giữ nước non nhà.
Điệp khúc:
Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung.
Ta hát vang vỡ tung lồng ngực. Ta sống lại ngày xưa oai hùng của tổ tiên. Hồ Chí Minh đi thăm Đền Kiếp Bạc ở Hải Dương đã dám ngạo mạn tự sánh mình với Hưng Đạo Đại Vương, gọi người bằng Bác một cách xấc láo:
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng!
Rồi bọn Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn dắt Chu ân Lai đi cúng miếu Liễu Thăng ở Chi Lăng. Nhục nhã thay cho lớp con cháu phản thùng tổ tiên. Một Chi Lăng được tái sanh bằng những dấu nhạc của Lưu Hữu Phước:
Chi Lăng! Chi Lăng! (một hồi trống)
Tiếng ai hò reo vang trời (một hồi chiêng)
Chi Lăng! Chi Lăng! Bóng ai tranh hùng muôn đời
(trống chiêng nổi lên cùng một lúc)
Trời âm u, gió tung rú lên rít lên ào ào
Rừng thông rên siết dưới luồng bão.
Lời ai phải chăng thần thánh.
Hồn ai phải chăng hùng anh.
Vì nước thét quân đột xông.
Làm cho rõ giông Tiên Rồng!
Hồi nhớ tới vó câu tập tễnh lướt qua làn khói,
giáp chiến!
Hồi nhớ tới bóng muôn cờ xí phất tung hùng vĩ,
cố tiến
Vì nước tuốt gươm xông pha
Lòng trung cứu dân lầm than
Đồng hát khúc anh hùng ca
Bền gan kết tâm cường tráng
Khuất Nam Bình Bắc oai hùng luôn tiến
Trống chiêng vang rền (ba hồi chiêng).
Tôi nghe hai bài hát này lần đầu tiên tại rạp Nam Xuân (Bến Tre) hay ở đâu tôi cũng quên rồi - đã hơn năm mươi năm, khó lòng mà nhớ được, nhưng hình ảnh các anh chị mặc đồng phục mặt tươi như hoa, đồng ca đã làm rúng động con người nghe chứ không phải chỉ những xúc cảm như những buổi xem hát bình thường.
Công lớn đó của ai? Cộng Sản cố tình quên đi hoặc phủ nhận. Bản tính của chúng là thế. Người đời thường trách vua Gia Long khi lên ngôi chém tướng Nguyễn Văn Thành, thường chê Việt Câu Tiễn khi lấy lại được giang sơn thì trung thần không ở được. Văn Chủng bị giết, Phạm Lãi biết thân đã bỏ đi. Nhưng người ta không biết Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản còn phản phúc gấp trăm Gia Long và Việt Câu Tiễn.
Hai bản nhạc Bạch Đằng Giang và Ải Chi Lăng đã đánh dấu một giai đoạn huy hoàng của tinh thần yêu nước Việt Nam và đã là con chim báo bão sau này - với hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng:
Thần dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến? (hai lần)
Hận thù đằng đằng biên thùy rung chuyển
Loa vang vang
Chiếu toan truyền bốn phương!
Diên Hồng tâu lên cùng Minh Đế báo ân
(Một đoàn phụ lão chống gậy. Sân khấu âm u nặng nề. Mình Đế đứng trên mặt thành, phán hỏi:)
- Trước nhục nước nên Hòa hay nên Chiến?
(Toàn đoàn đứng cả lên, đáp:)
- Quyết chiến! Quyết chiến luôn!
Rõ chí dân hùng anh!
(Sân khấu bừng sáng. Mặt trời mọc)
- Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
Xa xa trông áng mây đầu non đoài
Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
Đạp thành trì lang sói dày lăng miếu
(Minh Đế lại phán hỏi:)
- Thế nước yếu biết lấy gì lo chiến chinh?
(Toàn đoàn đáp:)
- Hi sinh!
Thề liều thân cho sông núi muôn năm lừng uy.
Cảm ơn Lưu Hữu Phước. Cảm ơn các anh chị đã làm sống lại Diên Hồng năm trăm năm cũ. Đã làm sống lại non sông nước Việt bằng một tiếng đáp của toàn dân:
- Hi sinh!
Cảm ơn và cảm ơn không ngừng. Toàn dân cùng lên đường, miệng hát vang 1945
Thượng Lộ Tiểu Khúc:
Thanh niên tiến lên, nhìn xem trời mây khô héo
Kìa biên thùy xôn xao quân tở mở reo
Dân chúng đang kêu than
Thù quân Tây ác tàn
Ta (là) đi giúp nước
Lo chi nước non suy vong
Lòng muôn dân vững bền
Cùng (là) cùng tiến tới
Ca (là) ca vang lên
Ta đi chen vai vai chen vai hi sinh.
Trẻ già trai gái cùng hát, hát như nói tiếng lòng của mình. Nét nhạc dễ dàng như một bài Kiêm Tiền Bình Bán của nhạc cổ. Thời đó ở khắp nông thôn chiều chiều nhân dân kéo ra đường tập đi ăn rập vừa đi vừa hát, bụi đường bốc lên, thật không có cảnh nào hùng vĩ bằng. Tiếp theo là bài:
LÊN ĐÀNG
I
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng kiếm
nguồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng điểm tô non sông
Từ nay ra sức anh tài
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng
Ta người Việt nam Việt Nam
Nhìn non sông huy hoàng, đoàn ta bước lên đàng
Cùng hiên ngang hát vang.
II
Nhìn nước non ta trời mây bao la lên đàng, kiếm
nguồn tươi sáng
Mau nhìn hoàn cầu khắp trong năm châu mà ta tung
chí anh hào
Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên đàng
Ta người Việt Nam, Việt Nam...
III
Kìa gương hiếu trung truyền lưu muôn năm lên đàng
Danh lừng Bạch Đằng tiếng vang Chi Lăng
Đồng tâm noi dấu anh hùng...
Ta người Việt nam, Việt Nam...
Bọn Cộng Sản là loại người vô văn hóa. Chúng phủ nhận sức mạnh của văn hóa, nhưng chính chúng nhờ cái sức mạnh của văn hóa mà ăn cướp thành công. Thử hỏi khi chúng mạo nhận cách mạng chiếm được Hà Nội, Sài Gòn, Huế, chúng có trong tay bao nhiêu khẩu súng. Chính những bài hát bài thơ hò vè tậu ra vũ khí cho chúng đấy chứ. Có phải quả bom ba càng của cảm tử quân Hà Nội nổ là do bài Tiến Quân Ca và cây tầm vông chặn đứng xe tăng là do bài Nam Bộ Kháng Chiến? Ngày nay chúng lên ngôi, chúng phủ nhận công lao đóng góp của nghệ sĩ, trong đó công lao của Lưu Hữu Phước phải được ghi ở đầu sổ chiến công. Lưu Hữu Phước là thần tượng của thần tượng trong âm nhạc Việt Nam, với những trái tim xanh ngời lòng yêu nước nở đầu tiên trong vườn hoa âm thanh yêu nước Việt Nam.
TA CÙNG ĐI (*)
Ta cùng đi, ta cùng đi
Ta không bao giờ ngã lòng.
Tay cầm tay, ta cùng bước lên đường đời
Càng đi tới tim càng thắm nồng
Hồn nước muôn năm cùng tòa non sông
Vẫn tươi vẫn sáng Rồng Nam vẫn bay
Con cháu Lạc Hồng noi tấm gương trong
Khi xưa di truyền ngàn kiếp không phai.
Ta cùng đi, ta cùng đi.
Ta cùng nhau tiên tới
Đi theo bóng cờ tốt tươi
Ta cùng tiến sánh vai cùng nắm tay nhau đồng xông pha
Dù chông gai chi sá
Ta quyết tâm, ta quyết tâm thân này xin hiến
Tuôn gai gốc ta đoạt thành
Vì ta là cháu còn Rồng Tiên hùng anh.
----------------------------------
(*) Bài hát này tôi nghe nhạc sĩ Lữ Sinh hát ở buổi Lửa Trại do sinh viên trường cán bộ huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh Bến Tre tổ chức năm 1946 tại chợ Thạnh Phú. Trong buổi liên hoan này có giáo sư Hoàng Xuân Nhị vừa về nước (lấy tên là Nguyễn Đạt Hồng) tham dự. Còn tất cả các bản nhạc khác của Lưu Hữu Phước tôi đều dạy cho bộ đội và thiếu nhi trong những năm kháng chiến chống Pháp.
NAM TIẾN
Nước non xa ngàn dặm
Chúng ta đi ngàn dặm
Cùng nhau tiến, hướng về Nam
Sông núi vấn vương dưới làn khói lam
Ta liều thân càng đi càng xa
Bờ cõi Nam Quốc mở thêm thiên lý Quê Nhà Rồng
Trời nguy nga vượt khó, ta liều thân càng đi càng xa
Cố sao vẻ vang cho nòi Hồng Lạc
Bầu trời Việt mênh mông.
Lòng người Việt anh dũng.
Đất dài sông lớn khí hùng thiêng
Miền xa núi rừng gọi chúng ta
Miền xa gió Nồm giục chúng ta
Qua rừng qua núi qua đèo qua suối
Tiến lên hướng về Nam xông pha
Nguyền tràn tới rừng núi xa
Dưới trời anh bao la!
KHẢI HOÀN CA
Việt Nam mến yêu ngàn ánh vinh quang
Rạng chiếu sơn hà ngàn thu
Hình ảnh huy hoàng, hình ảnh vô biên
Chúng ta thắp hương nguyền
Ai xây tòa Sông Núi, ai gây sức Giống Nòi
Ai đem tài cao giúp lương dân
Ta xin liều thân sống, ta xin hiến tất lòng
Ta thề vì non sông báo ân
Nhìn ánh sáng, tim thắm tươi
Ta hát vang Khải Hoàn ca oai dũng
Nghìn tiếng sấm đang rền nổ trên trời thẳm
Ấy Rồng Nam reo mừng
Cờ phấp phới vương khí thiêng
Trong ánh mây
Bay vầng cùng khói hương say.
Tôi luôn luôn kính phục Lưu Hữu Phước như một thiên tài. Nhưng cũng cần nói thêm những ý nghĩ của tôi đối với anh. Anh hỏng cuộc đời vì chủ nghĩa Cộng Sản.
Theo tôi biết thì khoảng năm 1942 anh đang học ở Hà Nội và được Dương Đức Hiền kết nạp vào đảng Dân Chủ Việt Nam. Cùng vào đảng Dân Chủ với anh có Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Đặng Ngọc Tốt là những sinh viên người Nam Kỳ. Họ trở thành một nhóm thanh niên tiến bộ yêu nước của đảng Dân Chủ.
Khi kháng chiến bùng nổ thì anh ở Hà Nội và đi theo kháng chiến lên Việt Bắc. Không rõ trong trường hợp nào anh vô đảng Cộng Sản. Và cũng không hiểu tại sao Cộng Sản lại kết nạp anh trong lúc chúng biết anh là đảng viên đảng Dân Chủ? Có lẽ vì tranh giành ảnh hưởng. Đảng Dân Chủ trong cuộc kháng chiến chống Pháp có ảnh hường rất lớn. Trong Nam Bộ đảng Dân Chủ có tổ chức từ quận tỉnh đến xứ. Kỳ ủy đảng Dân Chủ Việt Nam cũng có cơ quan đóng và làm việc như Trung Ương Cục Miền Nam mà bí thư kỳ ủy là ông Nguyễn Việt Nam. Sinh viên và trí thức ở thành ra gia nhập rất đông. Khi tập kết ra Bắc, tôi không biết đảng Dân Chủ biến dạng đi đâu mất. Và nghe nói Lưu Hữu Phước đã bị nhuộm đỏ.
Bài Lãnh Tụ Ca dùng để chào cờ tôn vinh Hồ Chí Minh là của Lưu Hữu Phước sáng tác đâu khoảng năm 1946. Lời ca như sau:
Ánh hồng soi sáng chân trời Á Châu
Toàn Việt Nam sao vàng đỏ máu
Hồ Chí Minh xuất hiện trong ánh sao
Xuất hiện để cứu dân khổ đau
Hồ Chí Minh muôn năm
Dắt dẫn dân Việt Nam xây nền hạnh phúc bền lâu.
(Khi đó Đỗ Nhuận cũng có làm một bài ca lãnh tụ nhưng bị chê, không dùng). Cũng trong kháng chiến, Lưu Hữu Phước có sáng tác một bài ca ngợi Staline như sau:
Staline, ánh sáng tươi đẹp từ trời Liên Xô
Theo Liên Xô, Châu Á vươn lên bên Mao Trạch Đông
Người người quyết giữ nền Hòa Bình
Cùng vang lên chiến đấu, phá tan mọi âm mưu
Thế giới vang ca ngợi Staline
Bốn phương trời nở hoa là nhờ Staline
(Nước non Việt nở hoa là nhờ Staline! - đoạn II)
Lưu Hữu Phước bị nhuộm đỏ nên tự mình quên hồn dân tộc, lao theo Sao vàng đỏ máu quên tổ tiên:
Trời mây u ám, gió cuốn tả tơi hoa cỏ
Thời xưa lưu dấu âm vang nỉ non trong gió
Nhà đây nước đấy gánh vác hai vai vẹn toàn
Tưởng nhớ tới bao khi ai kia cỡi sóng Bạch Đằng hùng dũng
Tưởng nhớ tới bao khi ai kia xua quân giặc Chàm miền Trung
Chồi dậy cả thảy quyết chí chiến đấu thi gan nam nhi cùng ai
Bừng mở mắt sáng hãy ngó thế giới xem gương Duy Tân người ngoài
Rồng Nam nổi lên trợ Giống Nòi
Người Nam anh dũng quyết chiến
Chớ để tấm gương kẻ xưa chớ để thiệt thòi
Người nay có biết hỗ cùng đèn lửa
Nào ai nghe tới những tiếng nước non đâu nữa
Người nay đân tá, có khóc những khi trời chiều.
Những bài hát này tôi nằm lòng thuở thiếu thời, nay đã hơn nửa thế kỷ vẫn chưa quên. Tấm lòng của người nhạc sĩ yêu nước vẫn thắm tươi muôn thuở, nhưng Cộng Sản không hề nhắc đến để tuyên dương một tiếng vì nó có cái tên là Kinh Cầu Nguyện.
Đêm khuya âm u ai khóc than trong gió đàn
Hay quân Trưng Nữ Vương...
Hồn ai đang thổn thức trên không
Hồn quân Nam đang khóc non sông
Quyết chí chiến đấu đem tấm thân nhuộm máu đào nơi gươm dáoo
Dù nát không nao.
Hồn nước đang thét gào, gió vang tiếng nguyền cùng gươm đao...
Lời ca bi tráng biết bao nhiêu. Nhưng khi lao theo sao vàng đỏ máu thì Trưng Vương và Hưng Đạo cũng không còn trong Lưu Hữu Phước. Hồn nước đã hóa thành hồn ma và nhạc sĩ thiên tài trở thành nhạc sĩ ma. Ta hãy đem lời ca của bất cứ bài hát nào của anh sáng tác trước 45 so sánh với những bài chống Mỹ cứu nước ta sẽ thấy Lưu Hữu Phước không còn là nghệ sĩ của nàng Ly Tao mà là một cán bộ chính trị đang hô khẩu hiệu.
Giải phóng Miền Nam, chúng ta thề quyết tiến bước
Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước ..v.v...
Xuống đường, xuống đường! Đập tan mọi xích xiềng
... v.v...
So sánh với Tiếng Chim Gọi Đàn của cùng một tác giả:
Tiếng chim gọi đàn trong sương sớm
Vang trong trời xa như giục lòng trong gió sương
Ngang mây thiết tha lời ca còn dư vang
Trông chim bay dần xa nhưng gọi đàn như nhắn sang...
Đây bài Đông Nam Á Châu làm theo chánh sách Cộng Sản:
Màn trời vén, ánh nắng mới chiếu trùm muôn cõi
Á Châu ngục tù
Đây Việt Nam, đây Ấn Độ,
đây Diến Điện, đây Trung Hoa
Thế giới chờ ta vùng lên!
Lời ca hô hào suông rỗng tuếch. Chính Việt Cộng ngày nay cũng xếp xó những cái khẩu hiệu được âm nhạc hóa này. Mọi xích xiềng của đế quốc Cộng Sản đã đập tan. Vâng! Để Cộng Sản đem những xích xiềng mới thay vào.
Đông Nam Á Châu ngục tù, nay Việt Nam Cộng Sản là nhà tù lớn nhất và dân Việt Nam nghèo đói nhất Đông Nam Á Châu. Mã Lai, Phi-líp-pin dân mỗi đầu người thu hoạch trên hai chục ngàn đô một năm. Thấp nhất là Nam Dương cũng được một ngàn đô. Dân Việt Nam: Hai trăm! Đó là kết quả của sao vàng đỏ máu mang lại, sau khi phá tan bè lũ bán nước và diệt đế quốc Mỹ.
Ngày xưa Việt Nam Cộng Hòa đứng trên các nước Thái Lan, Mã Lai, Trung Cộng, nay phải quì mọp đi xin kỹ thuật của các nước này để xuất cảng sang nước họ: Kỹ thuật buôn lậu và tham ô.
Chế Lan Viên đã nói trước khi qua đời:
- Trong mười năm nay chúng ta có làm được gì đâu ngoài việc xuất cảng sang các nước láng giềng: nghèo đói!
Một buổi chiều Hà Nội, anh đang đứng thơ thẩn trước sân thì một chiếc xe Bobéda sà tới. Một người to béo phục phịch bước xuống xe đi vào nói nhỏ dăm ba câu với anh rồi hai người cùng lên xe đi đến đường Quan Thánh. Trên đường đi, Lưu Hữu Phước mới hay cớ sự.
Lưu Hữu Phước được com-măng làm một bài hát.
Đến nơi, vô villa, gặp me xừ Sáu Lừa. Hắn mời anh ngồi và nói:
- Trung Ương cần một bài hát cho Mặt Trận Giải Phóng.
- Dạ.
- Đồng chí có thể làm nhanh được không?
- Dạ để coi nội dung thế nào.
- Nội dung là đánh Mỹ, diệt Ngụy giải phóng Miền Nam.
- Dạ được ạ!
Lưu Hữu Phước về nhà mở đàn piano ra dạo mấy tua và viết ngay trong đêm bài Giải Phóng Miền Nam. Chiều hôm sau ông to béo lại đem xe tới chở anh lên dinh Sáu Búa. Nhưng bữa nay Lưu nhạc sĩ và ông to béo kia được đãi một bữa gà xé phay cơm chiều.
Cơm xong... Lưu Hữu Phước hát cho Sáu Búa nghe. Sáu Búa bảo:
Tốt lắm, nhưng tôi còn phải thông qua Bộ Chính Trị.
- Vâng ạ.
Mấy hôm sau trên đài Phát Thanh Hà Nội, nghe ồm ồm bài Giải Phóng Miền Nam của nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng từ Miền Nam gởi ra.
Thế giới, nhân loại ngây thơ tưởng thiệt. Dân Hà Nội còn tưởng thiệt nữa là ai!
Huỳnh Minh Siêng là ai, thiên hạ thần dân ngơ ngác hỏi. Huỳnh Minh Siêng là ai? Có trời mới biết? Thế giới đổ xô tới hoan hô Mặt Trận Giải Phóng. Lão già Russel bên Anh cũng chõ mõm sang sủa gâu gâu phụ họa. Thế là Mặt Trận Giải Phóng ra đời.
Lưu Hữu Phước ăn bữa cơm gà xé phay nuốt vừa qua khỏi cổ thì lại được gọi đi B vô trường Nguyễn Ái Quốc ở Ô Cầu Giấy tập mang gạch leo núi như những B viên khác. Nhưng ai cũng biết Lưu nhạc sĩ vô Nam làm Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa của Nguyễn Hữu Thọ.
Lưu Hữu Phước tập mang gạch qua loa cùng với Diệp Minh Châu họa sĩ người Bến Tre. Rồi hai vị này biến mất khỏi trường. Diệp Minh Châu đau bao tử không đi được. Còn Lưu Hữu Phước thì biến luôn không thấy trở lại trường. Ba tháng sau khi đám B viên lội Trường Sơn vô tới R thì thấy Lưu nhạc sĩ đã ở trong Rờ, với chức trưởng tiểu ban Văn Nghệ R.
Lúc bấy giờ có chàng Thủy Thủ ở Sài Gòn ra nhập bọn ở đây (rồi sau này tự sát bằng AK). Cùng ra với anh chàng này còn có Lữ Phương, Thanh Nghị, Phan Lạc Tuyên.
Lúc đó Chánh Phủ Huỳnh Tấn Phát chưa diễn trò nên các vị này còn tạm thời núp trong bụi rậm lo nuôi gà... mái để lấy trứng vàng.
Khi Nguyễn Hữu Thọ bị đá văng từ chức Chủ Tịch Mặt Trận lên chức Hội Đồng Cố Vấn với họ Trịnh, thì các vị Phương, Nghị được xách óc lên cho ngồi ghế Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa của cái chánh phủ "hết" thời của Huỳnh Tấn Phát.
Còn Lưu nhạc sĩ thì làm Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa, bỏ cái tên Huỳnh Minh Siêng cũ, để chường mặt ra với tên Lưu Hữu Phước đỏ lòm.
Lúc bấy giờ họ Lưu cũng không có việc gì làm, nhưng không nuôi gà mái như Lữ Phương và Thanh Nghị - Ông làm con rối trong ban Tình Báo R, nghĩa là viết thư gởi cho các ông bà trí (bị ru) ngủ của Sài Gòn, kêu gọi ủng hộ Mặt Trận hoặc ra bưng.
Họ Lưu có cô em gái tên là Lưu Thị Dung ở đường Đoàn Văn Bửu. Cô này chuyên làm liên lạc trao thư. Về sau khi ông anh bị đá văng khỏi ghế Bộ Trưởng ma, cô ta mới đau cái mòng gà mái suýt tác quái gà cồ.
Sự nghiệp của Lưu Hữu Phước chấm dứt ở cái chức vụ ma này. Đây là một cuốn tiểu thuyết dài ngàn trang, nhưng tôi chỉ tóm tắt trong dăm bảy trang có ăn thua chi!
Lưu Hữu Phước gốc đảng viên đảng Dân Chủ được đảng chiếu cố xài xể một thời gian rồi thôi, đâu vào đấy. Ghế ba chân ngồi tạm bằng ấy năm cũng đã vinh quang chán rồi. Chẳng bằng ngồi dưới đít thằng nhà thơ xỏ lá à?
Một buổi sáng năm nào đấy, tôi được một cú phôn cho hay Lưu Hữu Phước đã qua đời. Tôi bàng hoàng tê tái cả tâm can. Thôi thế là hết Bạch Đằng, Chi Lăng, hết Hồn Tử Sĩ, hết Kinh Cầu Nguyện, chỉ còn lại có Hờn Sông Gianh.
Trên sông chơi vơi gió đưa hiu hắt tự phương xa vời
Lan theo cơn gió bấp bênh máu của ai pha hồng dòng sông
Lao theo cơn gió, tiếng của ai thầm khóc trên lưng sóng
Thôi nhắc nhở chi Nam Bắc khi bạo tàn tàn sát sanh linh
Ôi Sông Gianh lòng mi đau đớn dòng mi căm hờn
Chưa xóa hết những cơn tương tàn
Chưa thấy ngày vẻ vang!
Bây giờ anh đã xa chơi suối vàng nhưng mối hận Sông Gianh chưa tan.
Anh có biết đâu anh mất cái ghế kia chính vì tên Sáu Búa đã biết anh từng là đảng viên đảng Dân Chủ. Hơn nữa hắn đã từng cụp với mụ Bình ở Paris nên hắn cho mụ cái ghế đó mà không cho anh. Mười cái ghế đó chồng lên hãy còn là thấp so với tài năng của anh. Nhưng trong chế độ Cộng Sản tài năng cân không nặng bằng cái.... của và của...
Đau đớn thay cho nhạc sĩ! Khởi đầu bằng Ta cùng đi và vầng hồng tràn lan trên đỉnh núi mà kết thúc thì với đêm âm u ai khóc than trong gió đàn. Đây là một kinh nghiệm cho ta thấy địa vị của nghệ sĩ ở trong lòng khán giả chớ không ở chức tước hành chánh. Người dân Pháp ngày nay nhớ Lamartine tác giả Graziella và Méditations Poétiques, A Eloire chớ không ai nhớ Lamartine là Thủ Tướng nước Pháp.
- Cọp Thế Lữ Nhớ Rừng Xuân Vũ Hồi ức
- Nguyễn Xuân Khoát liệm trong Tiếng Chuông Nhà Thờ Xuân Vũ Hồi ức
- Mái Chùa Trong Lòng Quê Ngoại Xuân Vũ Nhận định
- "Bước Đường Cùng" Của Nguyễn Công Hoan Xuân Vũ Hồi ức
- Sainte Beuve: Pháp, Biélinski: Nga, Vũ Ngọc Phan: Việt Nam Xuân Vũ Hồi ức
- Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước Vỡ Mộng Xuân Vũ Hồi ức
- Phan Khôi Xuân Vũ Hồi ức
- Vũ Anh Khanh! Quê Hương Mày Ly Loạn! Xuân Vũ Hồi ức
- Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ Xuân Vũ Hồi ức
- Hữu Loan Tên Tù Khổ Sai Bất Khuất Của Chế Độ Cộng Sản Xuân Vũ Hồi ức
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |