1. Head_

    Anh Bằng

    (5.5.1926 - 12.11.2015)

    Cao Xuân Huy

    (.9.1947 - 12.11.2010)

    Trần Thái Đỉnh

    (14.11.1922 - 12.11.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phi Hùng Một Họa Sĩ Tài Hoa Xứ Huế (Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-9-2022 | HỘI HỌA

      Phi Hùng Một Họa Sĩ Tài Hoa Xứ Huế

        Lm Antôn NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG
      Share File.php Share File
          

       


      Trong thời gian ở Pháp vào năm 1994-97, một hôm tôi được mời đến dùng cơm tối tại nhà một phụ nữ Pháp đã luống tuổi. Không biết bà nhưng tôi quen người con trai bà vì thế ông nhắn mẹ mời ông linh mục Việt Nam xa quê nầy đến nhà chơi. Loay hoay mãi rồi tôi cũng tìm được căn phòng của bà trong một chung cư nhỏ. Về việc ăn uống , tôi không nhớ gì nhiều, chỉ biết theo phong tục, về khoản tiếp tân của người Pháp là rất bài bản , lịch sự, tế nhị, nhất là những gia đình có nền nếp giáo dục cổ điển và có địa vị xã hội. Chồng bà đã qua đời và hình như bà cũng chưa hề đặt chân lên đất nước Việt Nam. Nhưng tại sao tôi cứ nhớ mãi về cuộc gặp gở hôm đó. Thưa vì những bức tranh của một họa sĩ mà tôi ngưởng mộ. Những bức tranh không lớn lắm chỉ cỡ một tờ giấy A4 đóng khung treo tường hoặc đặt trên bàn viết. Đó là những bức họa phong cảnh làng quê Việt Nam hoặc cố đô Huế với dòng Hương giang thơ mộng. Thấy tôi chăm chú và xin phép đến gần để xem cho rõ và tiếp xúc với các bức họa. Bà hơi ngạc nhiên và cho biết đó là những bức tranh do chồng lúc đó làm việc từ Annam (Trung Kỳ) gởi về tặng bà. Không rõ ông phục vụ trong quân đội hay dân sự Pháp, không dám tò mò hỏi thêm,tôi chỉ chú ý đến các bức tranh và tên họa sĩ ký dưới mà thôi.


      Họa sĩ Phi Hùng.


      Khi còn nhỏ, tại gia đình và các nhà quen biết, lớp đàn anh yêu âm nhạc thường tụ tập nhau đàn hát vui vẻ. Họ dùng đàn Mandolin hoặc Banjo đệm theo, trước mặt là những bản nhạc lớn, gấp đôi. Nghe họ đàn hát, tôi rất thích nhưng những dòng kẻ với những con “nòng nọc” nhỏ lên xuống, tôi không hiểu gì. Có điều tôi rất thích cái bìa với những phong cảnh tuyệt đẹp màu xanh, tím huyền ảo nữa hư nữa thật khiến tôi mơ màng vươn theo tiếng hát của các anh, các chị.


      “Không không, cha tôi đêm tối mới về..Không không. cha tôi đêm tối mới về”. Tội nghiệp cho cậu bé và bà mẹ ghê. (Thiếu phụ Nam Xương).


      “Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì ai?” (Trầu Cau).


      Cái hình ảnh bà mẹ, đứa con và cái bóng, hay giây trầu cuốn trên cây cau, bên tảng đá rêu phong in đậm trong tâm trí cậu bé mới lớn.


      Khi tìm hiểu về họa sĩ Phi Hùng trên Internet, tôi thật lòng không thể đồng tình với nhận xét của tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba trong bài viết về: NHÀ XUẤT BẢN TINH HOA HUẾ TRONG LÒNG NGƯỜI YÊU NHẠC .


      “Những bản nhạc in ấn thô sơ, với nét vẽ bìa mộc mạc của hoạ sĩ Phi Hùng và Duy Liêm ..”

         Xin xem: http://vn.360plus.yahoo.com/ngpvinhba/article?mid=4027


      Tôi nghĩ họa sĩ Phi Hùng phải tốt nghiệp trường lớp chính quy mới có thể vẽ được những bức tranh đẹp đến thế với rất ít màu sắc. Những bức tranh màu thủy mạc đậm nét dân tộc. Kỹ thuật in ấn không hề thô sơ dù ở vào thập niên 50. Sau nầy, các bản nhạc in theo trường phái lập thể, màu mè nhiều hơn hoặc lòe loẹt ngày nay không gây được những ấn tượng sâu xa trong tôi.





      Những thông tin về vị họa sĩ nầy quá ít mặc dù công trạng ông không ít chút nào. Khi tìm lên trang mạng Internet, cũng có một họa sĩ gốc Huế Nguyễn Phi Hùng trẻ tuổi xem ra lấn sân hơn. Những thông tin về vị nầy dày đặc trong khi họa sĩ Phi Hùng tôi muốn tìm lại chỉ có vài dòng đơn sơ


      Trong bài viết tìm thấy trên mạng Netcodo: Nghề vẽ tranh truyền thần ở Huế, tác giả bài viết có nhắc đến tên tuổi một số họa sĩ “truyền thần” lừng danh đất Cố đô trong đó có họa sĩ Phi Hùng. Tác giả bài viết diển tả lại chính xác cái thời kỳ mà con người nâng niu hình ảnh rất hiếm hoi của những người thân đã khuất bóng còn lưu lại nhờ các họa sĩ truyền thần. Ngày nay với kỷ thuật photoshop, hình ảnh xem ra chi tiết hơn nhưng hơi giống “người máy”. Với vài cú nhấp chuột, một nông dân mặc “áo vét, tà la oách” (veste, cravate) ngon lành. Một mẹ quê, suốt đời đầu tắt mặt tối, bổng biến hình thành một mệnh phụ phu nhân áo dài nhung, chuỗi ngọc thạch, sang trọng. Hàng ngàn, hàng vạn ông bà cũng ăn mặc giống hệt nhau như thế trên các bàn thờ gia tộc, trong các nghĩa trang. Đẹp nhưng không thật, nếu không nói là dối trá!

      “Cái quan trọng đầu tiên trong mỗi bức truyền thần là sự chính xác. Chính xác trong từng chi tiết, từng nếp nhăn và cả trong từng ánh mắt. Chính vì thế mà người vẽ tranh truyền thần thường vẽ carô hay dùng thước để đo tỷ lệ. Người miền Trung thường gọi vẽ tranh truyền thần là vẽ chân dung nhưng dường như thế vẫn chưa nói lên hết ý nghĩa của tranh truyền thần. Một bức tranh được gọi là truyền thần khi nó mang được cái thần của bức tranh và truyền cảm xúc cho người thưởng thức.


      Sự chính xác trong tranh truyền thần không đơn giản là sự chép lại hình ảnh một cách cứng nhắc. Nó đòi hỏi cái tâm và cái nhìn có chiều sâu của người vẽ. Từ làn da mịn màng, những sợi tóc mảnh mai, mềm mại cho đến cái nhìn dịu vợi nơi ánh mắt trong mỗi bức truyền thần không đơn giản là sự chịu khó, cẩn thận và nhẫn nại mà còn là sự bắt gặp thế giới nội tâm, sự giao hòa, đồng điệu của họa sĩ với đứa con tinh thần. Vẽ tranh truyền thần không chỉ là vẽ tranh thờ như một số người vẫn nhầm tưởng mà còn là vẽ lại những chân dung để kỷ niệm, lưu giữ vẽ đẹp của một thời. Chính cái thần trong mỗi bức tranh luôn gợi cho người xem cái cảm giác ấm áp như ánh mắt của người thân yêu đang dõi theo họ, chia sẻ cùng họ. Trong mỗi bức tranh kỷ niệm, đôi lúc, họ lại bắt gặp chính mình của một thuở xa xưa, một thời thanh xuân thơ mộng.


      Đã có một thời những cái tên như Phi Hùng, Phi Hổ, Phi Long, Maria Mộng Hoa và sau này là Công Thành… gắn liền với nghề vẽ tranh truyền thần. Không biết họ vẽ đẹp đến mức nào nhưng theo lời kể lại, nam thanh, nữ tú, hoàng nam, tôn nữ thời bấy giờ đều muốn có tấm ảnh do những người đó vẽ. Người Huế xưa nhắc đến tên họ, nhớ về họ như là những người đã ghi lại, cất giữ, phác họa nét đẹp tâm linh sẵn có trong mỗi con người.


      Hồn xưa sắp mất?

      ……

      Thế rồi, luồng gió hiện đại thổi qua. Máy móc ra đời. Con người hiện đại muốn sự năng động và nhanh chóng. Tranh truyền thần vẽ theo kiểu truyền thống hiển nhiên rơi vào lạc lõng. Ai cũng công nhận nó đẹp, nó có hồn, nó là một tác phẩm nghệ thuật thật sự nhưng không còn ai đủ kiên nhẫn để chờ vẽ xong một bức truyền thần.


      … Đã xa rồi hồn xưa… Trong lòng tôi cũng vang lên câu hỏi nhức nhối như những người yêu loại hình nghệ thuật này: liệu sau này nghề vẽ tranh truyền thần sẽ đi về đâu?”


      Mời xem: http://www.hue.vnn.vn/vedephue/langnghe/200910/Nghe-ve-tranh-truyen-than-o-Hue-Chi-con-la-hon-xua-1911434/

      Cám ơn tác giả bài viết đã ghi lại cho chúng ta những cảm xúc sâu lắng về nét tinh hoa của nghề vẽ tranh truyền thần.


      Khi còn trẻ tôi thường đến ngắm tranh nữ họa sĩ Maria Mộng Hoa tại đường Độc Lập, cạnh hảng Hàng Không Việt Nam (Air Vietnam), thành phố Đà Nẵng. Tôi không được rõ mối liên hệ giữa họa sĩ Phi Hùng và Maria Mộng Hoa, không biết có liên hệ huyết thống gì không? Bây giờ nữ họa sĩ trôi dạt về đâu, tôi không được rõ nhưng những bài dịch thuật của bà vẫn còn đó trên tờ thông tin giáo phận Đà Nẵng vào thập niên 60, 70. Một nữ họa sĩ có tài và một Kitô hữu nhiệt thành. Tôi ước mong có những tài liệu và tranh ảnh để viết một bài giới thiệu về những tác phẩm của người nữ họa sĩ nầy.



       

      Một số chân dung các thánh Tử Đạo Giáo phận Huế.
      Hình cuối: Chân dung Thánh Tử Đạo Micae Hồ Đình Hy, quan Thái Bộc.

      Trở lại với họa sĩ Phi Hùng. Từ lâu tôi nghĩ rằng ông là một họa sĩ không công giáo. Nhưng hình như tôi đã lầm. Nhiều lần có dịp đến Tòa Giám Mục Huế, tôi chú ý đến chân dung mười mấy thánh tử đạo Giáo phận Huế treo trong phòng thánh. Phòng hơi tối nên không thấy rõ chữ ký của tác giả. May thay, ngày nay với sự phổ biến máy ảnh kỷ thuật số, việc ghi ảnh và chụp cận cảnh dễ dàng hơn. Phải công nhận, họa sĩ Phi Hùng đã lột tả được cái thần của từng vị thánh tử đạo Âu Châu cũng như Việt Nam, trẻ cũng như già, quan lại cũng như binh sĩ. Cái chữ ký không lẫn vào đâu được của họa sĩ Phi Hùng minh chứng cái lý lịch công giáo của ông.


      Qua bài viết nầy, tôi xin giới thiệu những gì tôi biết về một họa sĩ không chỉ nổi danh ở Việt Nam mà tranh ông đang được lưu giữ trên khắp thế giới, ông đã ghi những dấu ấn không phai mờ trong lòng tôi. Qua bài viết nầy, tôi cũng giới thiệu một số tranh vẽ của người xưa mà tôi sưu tập được. Tiện đây, tôi ước mong những người thân yêu của họa sĩ Phi Hùng hoặc nhưng ai có những thông tin gì xin vui lòng cung cấp cho tôi theo địa chỉ : Nguyễn Trường Thăng, 2. Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Hội An. Quảng Nam. Việt Nam hoặc trên email : antonthang@gmail.com để tôi được biết thêm về tiểu sử họa sĩ Phi Hùng quý mến.


      Xin hết lòng đa tạ.



      Hội An, ngày 09 tháng 11 năm 2010.

      Một ngày mưa buồn, gió lạnh.

      Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng.


      Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng

      Nguồn: antontruongthang.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phi Hùng Một Họa Sĩ Tài Hoa Xứ Huế Nguyễn Trường Thăng Hồi ức

    3. Bài viết về họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)