1. Head_

    Anh Bằng

    (5.5.1926 - 12.11.2015)

    Cao Xuân Huy

    (.9.1947 - 12.11.2010)

    Trần Thái Đỉnh

    (14.11.1922 - 12.11.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Thị Hợp: Nỗi sợ hãi của một họa sỹ là sự lập lại chính mình (Lưu Diệu Vân) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-04-2012 | HỘI HỌA

      Nguyễn Thị Hợp: Nỗi sợ hãi của một họa sỹ là sự lập lại chính mình

        LƯU DIỆU VÂN thực hiện
      Share File.php Share File
          

       


          Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp

      Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp:


      - Tốt nghiệp trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm 1964.

      - Triển lãm cá nhân lần đầu tiên năm 1966 ở Taipei, Taiwan.

      - Từ 1968, tham dự và triển lãm đều đặn với nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, Sài Gòn.

      - Từ 1979, triển lãm ở Bonn, Stuttgart, Munich và nhiều thành phố khác ở Đức.

      - Từ 1982, triển lãm hằng năm tại Paris.


      - Sang Mỹ năm 1985, đã bày tranh tại Orange Coast College, đại học UCLA, đại học Minnesota, CSU Long Beach, Pacific Asia Museum, L.A. Artcore, dự triển lãm lưu động "An Ocean Apart" qua một số bảo tàng viện trong nước Mỹ do Viện Smithsonian tổ chức, và tham dự hằng năm các triển lãm chung tại Người Việt, Việt Báo, Viễn Đông ở Little Saigon. Mới đây dự triển lãm "On Being Human" do Picture Art Foundation tổ chức tại Cal State Dominguez Hills.

      - Đặc biệt chuyên về tranh lụa. Đã minh họa nhiều sách xuất bản ở Việt Nam, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Anh và Hoa Kỳ.

      Có hai tác phẩm trong sưu tập của Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Hà Nội.


      *


      Hội họa đánh tiếng với Nguyễn Thị Hợp trước hay chính Nguyễn Thị Hợp đã phải lòng hội họa ngay từ cái liếc nhìn đầu tiên?


      Đúng ra thì tôi có thích vẽ từ nhỏ. Thời đó trong lớp các nữ sinh được chọn giữa hai môn vẽ và nữ công gia chánh thì tôi luôn luôn chọn môn vẽ thay vì môn sau như đa số các bạn gái khác. Tôi thích vẽ và vẽ liên miền đầy các tập vở chứ không chỉ chờ đến giờ học vẽ (môn vẽ vẫn là môn có ít giờ nhất trong toàn bộ chương trình giáo khoa). Tôi vẽ lung tung, thích gì vẽ nấy, bắt chước những minh họa trong sách báo, bắt chước các truyện tranh (thích nhất là tranh vẽ của Mạnh Quỳnh), nhiều khi là những sterotypes như Lý Toét, Xã Xệ, Zorro, Tarzan, cô tiên trong các truyện cổ tích...


      Xong trung học không hiểu sao tôi lại muốn xin vào trường mỹ thuật và điều này quả thật là hoàn toàn ngoài ý muốn của gia đình! Cuối cùng tôi cũng may mắn được sự đồng ý của cha tôi (cha tôi còn đưa tôi vào gặp họa sĩ Lê Văn Đệ lúc đó là Giám Đốc Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật và được trả lời tường tận về ngành học "vẽ" này) với điều kiện sau bốn năm chuyên môn, tôi sẽ phải học thêm một năm sư phạm mỹ thuật để ít ra bảo đảm nghề dạy hội họa sau khi ra trường.


      Khi vào trường mỹ thuật, tôi và các bạn cùng khóa may mắn được Thầy Lê Văn Đệ hướng dẫn những môn chính: vẽ khỏa thân, tranh sơn dầu, tranh lụa. Hồi còn ở lớp dự bị thì chỉ được vẽ người mẫu bằng bút chì đen. Lên năm thư nhất thì bắt đâu dùng chì than. Năm thứ hai được tập vẽ màu nước. Rồi lên năm thứ ba được tập vẽ sơn dầu, lụa và sơn mài. Cả ba thể loại tôi đều thích, và vẽ thử nhiều lần, nhưng cuối cùng tôi chọn vẽ tranh lụa, và lúc ấy tôi mới thực sự tìm ra kỹ thuật và đường lối phù hợp với mình, bắt đầu thấy thích thú tự tìm cho mình một bút pháp riêng và hăng say sáng tác từ đó.


      Cảm tình ảnh hưởng đến chúng ta một cách vô thức, âm thầm, nhưng khá mãnh liệt. Có hoặc không có sự hiện diện của tình yêu lớn - Nguyễn Đồng - tranh Nguyễn Thị Hợp sẽ mang những khác biệt, tích cực và tiêu cực, nào về đề tài, màu sắc và cung bậc thấu cảm?


      Tôi và anh Đồng gặp nhau khi cùng làm việc cho chương trình truyền hình giáo dục, lúc đó có tên gọi là Ủy Ban Vô Tuyến Truyền Hình Giáo Dục, mà lúc bắt đầu chỉ có một chương trình hằng tuần thôi, đó là chương trình "Đố Vui Để Học". Chúng tôi chia sẻ nhiều sở thích về mỹ thuật đã đành, mà còn trong nhiều loại hình nghệ thuật khác nữa, đặc biệt chúng tôi cùng thích nghe âm nhạc cổ điển tây phương cũng như ca nhạc truyền thống dân gian Việt Nam.


      Chúng tôi trở thành vợ chồng vào năm 1968, ít lâu sau biến cố Mậu Thân. Vì sống chung nên khi làm việc đương nhiên có cơ hội trao đổi ý kiến qua lại, có thể phê bình lẫn nhau, và có những bức vẽ chỉ có tính cách minh họa hay trang trí thì chúng tôi cùng vẽ chung. Những tác phẩm vẽ chung này tự nhiên có một bút pháp khác, không mang sắc thái riêng biệt của Nguyễn Thị Hợp hay của Nguyễn Đồng. Có thể có nhiều điểm chung giữa chúng tôi trong quan niệm sống, trong cách nghĩ, trong nguồn cảm hứng... nhưng về đề tài, bút pháp, kỹ thuật, sự tìm tòi... thì bắt buộc mỗi họa sĩ phải rất riêng biệt. Bút pháp trong hội họa, giống như tuồng chữ viết của mỗi người, sinh ra là như thế, có thể tập luyện cho nhuần nhuyễn tinh vi hơn, nhưng khó có thể thay đổi vì những yếu tố khác.


      Bằng cách nào đó, những phác họa khỏa thân trong tranh Nguyễn Thị Hợp chuyển tải đậm nét Á Đông truyền thống mà không hề là những biểu tượng dung tục? Đây có phải là chất tố đặc trưng của một nghệ sỹ tinh tế: khả năng cảm nhận mức độ cân bằng giữa khai phá nét mới và gìn giữ nét cổ?


      Khỏa thân, cũng như một thí dụ khác - tĩnh vật, là một đề tài quen thuộc trong hội họa. Khi mình vẽ tranh gọi là "khỏa thân", hay "tĩnh vật", hay "phong cảnh", hay "bố cục", thì phần nào trong đầu mình không coi đề tài là quan trọng, mà chỉ chú ý tới đường nét, sự phối hợp đường nét, hình thể vả mẩu sắc. Renoir, Matisse, Maillol, Henri Moore... đã có những khai thác rất thành công hình tượng người phụ nữ tây phương. Tại sao mình không thử tìm tòi khai thác từ hình tương người đàn bà Việt Nam? Đặt vấn đề như vậy, nhưng thật ra tôi không hề vẽ theo người mẫu. Hình tượng người đàn bà Việt Nam trong tranh tôi thật ra chỉ là một hình thức hồi niệm, một cái cớ để bắt đầu sáng tạo. Khi mình vạch một nét trên giấy, rất nhiều yếu tố đưa đẩy mình đi, từ những bài học vẽ khỏa thân ở trường, nhũng bài tập ký họa mà Thầy Lê Văn Đệ bắt phải nộp mỗi ngày, tới bao nhiêu những tranh khỏa thân từ thời cổ điển tới hiện đại, và nhất là một cái gì sâu kín trong tâm tưởng, tất cả những yếu tố đó đưa đẩy mình đi tới một bố cục nào đó, phần nào có tính cách tưởng như là tự phát. Còn về cảm giác dung tục hoặc truyền thống mà người thưởng ngoạn cảm nhận được ở tranh tôi, tôi thật sự khó phát biểu thay cho họ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Phụ nữ là đề tài lớn trong tranh Nguyễn Thị Hợp, thường giữ vai trò "mẫu nghi" và đôi khi còn được "thánh hóa," nhưng luôn luôn là sự dịu dàng, mềm mại pha lẫn nỗi yên phận, cam chịu. Họa sỹ có bao giờ cảm thấy cần thay đổi đôi chút để thích ứng với hình ảnh phụ nữ hiện đại? Sẽ có giày cao gót, tóc xoắn và váy ngắn trong tương lai không?


      Hồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mùa hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mua cốm, mùa sắn dây... Có lần tôi thấy có bà tự nhiên vạch vú cho con bú bên cạnh gánh hàng, hình tượng rất đẹp vả tạo nên nhiều xúc cảm. Hình tượng người mẹ, hình tượng những người đàn bà nhà quê nằm trong những gì đã tạo ấn tượng trong tôi từ thời thơ ấu, và có lẽ cũng như ở đa số mọi người, những ấn tượng từ thời thơ ấu là luôn luôn bền lâu và khó quên nhất. Những ấn tượng này lúc nảo cũng sẵn trong tiềm thức. Nhưng như đã nói trong phần trả lời câu hỏi trên đây, đó chỉ là một cái cớ để bắt đầu hay một cái gì ngấm ngầm ảnh hưởng đến nét vẽ của mình. Vì tranh của tôi không phải là tranh "tả thật", vẽ theo sự hiện diện của nguời mẫu sống, mà chỉ là những hình tượng nhằm thể hiện cách nhìn của mình, quan niệm của mình về cái đẹp trong bố cục hình thể, đường nét và màu sắc.


      Vì sao người nam có vẻ thiếu vắng trong tranh Nguyễn Thị Hợp so với hình tượng người nữ?


      Thật ra tôi cũng có vẽ đàn ông, thí dụ bức Tranh lụa Chàng Trai Việt vẽ theo một truyện kể của Thầy Nhất Hạnh (Hương vị của đất, Lá Bối - A taste of Earth, Parallax Press). Tranh màu nước Kiều chia tay với Thúc Sinh, những minh họa cho cuốn Augen lachen, Lippen bluhen (Thơ Hồ Xuân Hương do giáo sư Tiến Hữu dịch sang tiếng Đức, Verlag Simon & Magiera), tranh Chinh Phụ Ngâm vẽ đặc biệt cho Đêm Chinh Phụ Ngâm của nhạc sĩ Cung Tiến... Vâng, tôi thường hay dùng hình tượng người đàn bà có lẽ chỉ là một thói quen của rất nhiều họa sĩ "tiền bối".


      Nếu tranh Nguyễn Thị Hợp là âm nhạc chuyển thể thì đó sẽ là một bài ca dao ru êm đềm. Con-người-ngoại-nghệ-thuật của Nguyễn Thị Họp sẽ mang âm hưởng nào?


      Nếu tính tới những ấn tuợng sâu xa thời thơ ấu như đã nói trên đây thì "bài ca dao êm đềm" có lẽ không sai để nói về tranh của tôi cũng như con người tôi. Cách đây khá lâu, trường Irvine Valley College có tổ chức một cuộc triển lãm cho tôi và anh Đồng, sau nhiều tuần lễ trò truyện và chọn tranh, họ đã đặt tên cho cuộc triển lãm là "Images of Peace" - "Những Hình Ảnh An Lành" - có lẽ họ cũng có cái nhìn giống như thế. Trong đời thường, dù rất hay đi dự những buổi hòa nhạc cổ điển, ballet và opera, tôi vẫn luôn luôn cảm thấy xúc động mạnh mẽ nhất với ca dao, với dân ca Bắc Ninh, ca Huế, giọng hò miền Nam...


      Viết là vẽ một bức tranh bằng ngữ từ sắp đặt và vẽ là viết một truyện ngắn bằng độ màu tương phản. Những tác phẩm và tác giả nào là nguồn cảm hứng cho Nguyễn Thị Hợp khi viết bằng sắc màu?


      Nói về những tác phẩm và tác giả văn chương mình thích thì có lẽ quá mông lung. Trong thực tế, cho tới bây giờ, tôi có lấy nguồn cảm hứng và đã vẽ một số tranh minh họa từ sách của thầy Nhất Hạnh: Đường xưa mây trắng, Hương vị của Đất, Am mây ngủ. Rồi tới Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, thơ Hồ Xuân Hương và một vài truyện cổ tích Việt Nam trong loạt sách Folk Tales From Asia vẽ cho trung tâm văn hóa Á châu thuộc UNESCO ở Tokyo.


      Người thưởng ngoạn tranh của những thời đại trước thường đóng vai trò thụ động trước các tác phẩm hội họa. Nghệ thuật đương đại lại đòi hỏi người thưởng ngoạn phải đi cùng lộ trình sáng tạo với họa sỹ. Một ví dụ cụ thể hơn, trong cuộc triển lãm nghệ thuật gần đây trưng bày một cuốn sổ được điêu khắc, cắt dán bằng chính tay người nghệ sỹ. Bên trong cuốn sổ là những tờ giấy trắng và người thưởng ngoạn được khuyến khích viết hoặc vẽ lên những trang giấy đó để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn. Họa sỹ Nguyễn Thị Họp có cái nhìn thế nào với hai phưong cách thưởng ngoạn có vẻ trái ngược này? Hay thật ra chúng cũng chỉ là một?


      Tôi còn nhớ cách đây khoảng 30 năm, khi mới sang định cư ở Đức (lúc đó là Tây Đức) tôi và anh Đồng có đi xem triển lãm Documenta. Lúc đó chúng tôi mới dọn về Bonn, mới sau hơn một năm được nhận định cư ở Đức. Documenta là triển lãm quan trọng hàng đầu của nghệ thuật Đức và có lẽ của thế giới nữa. Suốt cuộc triển lãm này, chúng tôi đã "thấy" đủ thứ, ngoại trừ tranh, theo như thói quen của chúng ta vẫn gọi "tranh" ở phòng triển lãm. Tác phẩm của Joseph Beuys - đã mất, lúc đó thường được giới phê bình gọi là Picasso của Đức - là một đống 2,000 khối đá dàn trải ở mặt tiền. Có một họa sĩ rất nổi tiếng được mời từ Pháp sang tham dự, đã cầm theo một thùng sơn nhỏ búng mấy cái để thực hiện hai tác phẩm "lớn": "Acrylic Trên Cửa Sổ""Acrylic Trên Lò Sưởi". Chúng tôi, cũng như hầu hết người đi xem, nếu không coi catalog và bảng ghi tên tác phẩm, đều tưởng là người lau nhà đã bỏ sót! Chuyện không lạ, nếu ta đã theo dõi phong trào Dada, đã thấy chẳng hạn cái yên vả cái ghi-đông xe đạp của Picasso, hay những thứ "readymade" của Duchamp... Phân tích kỹ ra thì cách thức thưởng ngoạn trong trờng hợp này hay trường hợp kia có lẽ cũng chỉ là "một", nếu mà mình "thưởng ngoạn" được. Theo tôi, một phần tùy quan niệm và sở thích của người sáng tác, nhưng phần lớn có lẽ là tùy toàn cảnh sinh hoạt văn hóa xã hội mà người đó đang sống. "Gặp thời thế" thế thì sáng tác "phải thế"... Còn nếu không phải lúc "thời thế" thì rất dễ bị coi là lập dị...


      Nỗi sợ hãi lớn nhất của một nhà văn là sự lạm phát của chữ nghĩa theo thời gian, còn nỗi sợ hãi của một họa sĩ?


      Lạm phát màu sắc chăng? Cũng dám như thế lắm, vì nhiều "màu mè" quá thì còn gì là tranh nữa! Theo tôi nỗi sợ hãi của một họa sĩ, cùng như ở các ngành hoạt động nghệ thuật khác, là sự lập lại chính mình.


      Một bài thơ có thể chất chứa nhiều hồi ức, trải nghiệm riêng tư của tác giả. Có nhiều bí mật thấp thoáng trong tranh Nguyễn Thị Họp không? Làm cách nào để khám phá được những bí ẩn đó?


      Có lẽ tới đây, những gì đã nói trên đây đã phần nào trả lời cho câu hỏi này rồi. Tuy nhiên tôi cũng muốn chia sẽ một dự án đang thực hiện, nếu có thể cho đó là một sự bật mí. Họa sĩ Nguyễn Quỳnh dự trù viết điểm cho chúng tôi mỗi người mười bức tranh. Nay anh đã viết xong được bảy bức. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho một buổi triển lãm tranh bên Đức vào năm 2013 tại một thành phố nhỏ thuộc Hamburg-Harburg. Đây là dịp sau hơn 30 năm trở lại thăm những người bạn Đức đã đón tiếp và giúp đỡ chúng tôi trong những ngày đầu nơi xứ lạ và giới thiệu cho họ những sáng tác mới của chúng tôi như một lời cảm ơn.


      Lưu Diệu Vân

      Nguồn: Hợp Lưu số 116, tháng 1-2&3/2012

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Thị Hợp: Nỗi sợ hãi của một họa sỹ là sự lập lại chính mình Lưu Diệu Vân Phỏng vấn

    3. Bài viết về họa sĩ Nguyễn Thị Hợp (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Thị Hợp

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hành Trình Nghệ Thuật 50 Năm: Nhìn Lại Và Hồi Tưởng Với N Đồng-NT Hợp (Huỳnh Hữu Ủy)

      Nguyễn Thị Hợp: Nỗi sợ hãi của một họa sỹ là sự lập lại chính mình (Lưu Diệu Vân)

      Xem tranh Nguyễn Đồng & Nguyễn Thị Hợp (Huỳnh Hữu Ủy)

       

      Họa phẩm

       

      Slide Show

       

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)

      Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)