|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
Trong thời gian đi học, mình đọc thơ của Nguyên Sa nhiều nhất, ngâm nhiều nhất thành ra nó đã thấm vào hồn mình... Trong bốn thập niên viết nhạc của tôi thì thơ của ông ấy lúc nào cũng bàng bạc ở trong dòng nhạc của tôi.
Ngay cả như bên này như tôi viết Nắng Paris, Nắng Sài Gòn cũng mang một âm hưởng của Áo Lụa Hà Đông hay Paris Có Gì Lạ Không Em? nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tâm sự như vậy khi nói về mối giây ràng buộc giữa nhạc của anh và thơ Nguyên Sa.
Tuy nhiên, một chi tiết ít người biết là Nguyên Sa và Ngô Thụy Miên chỉ gặp nhau có hai lần, mặc dù thỉnh thoả ng có liên lạc qua điện thoại
Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh năm 1948 tại Hải Phòng, trong một gia đình có bảy người con mà anh là người con thứ nhì. Bốn trong năm người em gái cùng người anh cả của anh hiện cư ngụ tại Canada. Một người em gái khác còn ở lại Việt Nam. Thân mẫu anh năm nay đã gần 80 tuổi hiện cũng cư ngụ tại Montréal sau khi cùng các con gái sang cư ngụ ở đây từ năm 1975. Thân phụ anh, đã qua đời từ vài năm nay, là chủ nhân nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng. Khi vào đến Sài Gòn ông vẫn tiếp tục đứng ra trông coi tiệm sách mang cùng tên trên đường Cao Thắng.
Ngô Thụy Miên lớn lên giữa sách vở, thơ văn và do đó tâm hồn lãng mạn của anh đã sớm có cơ hội phát triển để hướng về lãnh vực nghệ thuật là lãnh vực thích hợp nhất để diễn đạt tình cảm.
Anh bắt đầu học nhạc dưới sự chỉ dẫn của các nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt. Thời gian kế tiếp, song song với việc theo bậc trung học ở trường Nguyễn Trãi và Đại học Khoa học, anh thi vào trường Quốc gia Âm nhạc và tốt nghiệp về violon và nhạc pháp tám, chín năm saụ Cũng chính trong môi trường âm nhạc đó, anh đã quen với Đoàn Thanh Vân - sau này trở thành vợ anh - khi hai người cùng theo học tại đây vào những năm đầu của thập niên 60.
Đoàn Thanh Vân là con gái của nam tài tử điện ảnh Đoàn Châu Mậu, trong một gia đình gồm những người hoạt động về âm nhạc như Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh Tuyền (một thời cùng với Đức Huy kết hợp thành cặp song ca Đức Huy-Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào đầu thập niên 70).
Sự quen biết giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân bị ngắt quãng một thời gian để sau đó họ gặp lại nhau vào năm 1973 cả hai đi đến quyết định cùng nhau thành hôn.
Nhưng biến cố tháng Tư 1975 khiến dự định của hai người đã không được thành tựụ Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản sang Mỹ trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên vẫn còn ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc để anh sáng tác ca khúc Em Còn Nhớ Mùa Xuân. Đây là nhạc phẩm duy nhất Ngô Thụy Miên sáng tác tại Việt Nam sau tháng Tư, 1975, được hoàn tất vào cuối năm 1978 khi anh vượt biên và đến được Pulau Bidong, Mã Lai cùng một số nghệ sĩ trong ban văn nghệ của công ty Đại Dương.
Sau sáu tháng ở trại tỵ nạn, Ngô Thụy Miên sang Montréal vào tháng Tư năm 1979 đoàn tụ với gia đình. Từ San Diego, được tin người yêu đã đến được Canada, Đoàn Thanh Vân đã tức tốc bay sang đây để nối kết lại cuộc tình, đưa đến một cuộc hôn nhân. Cùng năm 1979, hai người qua San Diego cư ngụ một thời gian ngắn, trước khi dời lên Orange County vào cuối năm. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA.
Vì vấn đề di chuyển bất tiện, sáu tháng sau anh đã nghỉ việc để cuối cùng hai vợ chồng quyết định dọn lên Seattle cư ngu.. Tại đây, anh cho ra đời sáng tác đầu tiên tại hải ngoại là Bài Tình Ca Cho Em. Những ngày đầu ở Seattle, Ngô Thụy Miên thường trình diễn vào những dịp cuối tuần trước khi được thu nhận vào làm việc về ngành điện toán cho một cơ quan trực thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Sau khi trụ sở của cơ quan này dời về thành phố Olympia (thủ đô của tiểu bang Washington), vợ chồng anh một lần nữa lại di chuyển theo và cư ngụ tại thành phố nhỏ êm đềm và rất ít người Việt này từ năm 1983 cho đến naỵ Từ góc trời nhỏ bé đó, Ngô Thụy Miên đã tìm lại được nguồn cảm hứng bị trì trệ bởi những biến cố liên tiếp xẩy ra trong cuộc sống của anh.
Những ca khúc quen thuộc khác được liên tiếp tung ra sau đó như: Nắng Paris, Nắng Sài Gòn; Giấc Mơ; Mùa Thu Xa Em; Tháng Giêng Và Anh; Dốc Mơ; v.v.
Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên được nhắc nhở đến nhiều với những Cần Thiết, Em Về Mùa Thu, Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng và nhất là Riêng Một Góc Trời, được coi là một trong vài tình khúc tiêu biểu của thập niên qua. Vào đầu năm 2000, anh đã hoàn tất ca khúc mới nhất là Mưa Trên Cuộc Tình Tôi.
Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được khoảng 50 ca khúc với khoảng 20 bài viết từ trong nước.
Năm 1967, tên tuổi Ngô Thụy Miên nổi bật trong lãnh vực tình ca với Mùa Thu Cho Em. Liên tiếp sau đó, bất cứ nhạc phẩm nào của anh tung ra đều được đón nhận là những ca khúc tình cảm tiêu biểu của những người trẻ yêu nhau. Đặc biệt là những nhạc phẩm phổ từ thơ Nguyên Sa, những bài thơ mà Ngô Thụy Miên cho là có một phần đời của mình trong đó như Áo Lụa Hà Đông, Paris Có Gì Lạ Không Em?, Tuổi 13, chưa kể đến Tình Khúc Tháng Sáu, dựa trên ý thơ của Nguyên Sa.
Sau này tại hải ngoại, Ngô Thụy Miên còn phổ nhạc từ một số bài thơ khác của Nguyên Sa như Tháng Giêng Và Anh, Cần Thiết, v.v.
Năm 1974 đã đánh dấu cho một thời kỳ lẫy lừng nhất của tên tuổi Ngô Thụy Miên sau khi băng nhạc "Tình Ca Ngô Thụy Miên" được tung ra thị trường. Thời gian này anh đang làm việc trong ban kiểm soát không lưu của Hàng Không Dân Sự Việt Nam tại phi trường Tân Sơn Nhất. Một nhóm bạn bè củ a anh thuộc cùng cơ quan đã cùng nhau đóng góp tài chính cho sự ra đời của băng nhạc này. Có thể nói đây là một trong những băng nhạc về tình ca có giá trị của nền tân nhạc Việt Nam với 17 tình khúc được trình bầy qua tiếng hát của Thái Thanh, Duy Trác, Sơn Ca, Duy Quang, v.v.
Băng nhạc do Văn Phụng soạn hòa âm, đánh dấu cho một sự chuyển hướng mới so với những nhạc phẩm được hòa âm trước đó.
Tại hải ngoại vào năm 1982, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã đứng ra thực hiện băng nhạc "Những Tình Khúc Ngô Thụy Miên 2" gồm một số nhạc phẩm chọn lọc từ băng nhạc đầu tiên, tuy được coi là thành công nhưng người nghe vẫn không tìm thấy được những nét đặc biệt của băng nhạc nguyên thủy.
Cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, như anh đã tuyên bố "Tôi không viết nhạc để sống mà tôi sống để viết nhạc," do đó những tình khúc của anh đã thoát ra được sự gò bó khi dùng âm nhạc làm sinh kế. Trả lời phỏng vấn trên một chương trình video, Ngô Thụy Miên cho biết mỗi tác phẩm của anh đều mang một chút hình ảnh của mình trong đó. Anh muốn viết cho chính anh, bằng những cảm xúc thật của mình, "tôi không viết cho mọi người." Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của anh, đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình yêu.
Mặc dù ngoài thị trường có bốn, năm tập nhạc mang tên anh nhưng đó là những tập nhạc hoàn toàn không có sự đồng ý của anh. Gần đây nhất, một tập nhạc chính thức của anh đã được nhà sách Văn Khoa phát hành dưới đề tựa "Góc Trời Ngô Thụy Miên," gồm những nhạc phẩm ưng ý nhất do chính Ngô Thụy Miên chọn lọc dưới sự chăm sóc của nhà sách Văn Khoa mà anh cho là rất kỹ lưỡng.
Vào năm 1993, trung tâm Thúy Nga đã dành riêng cho anh một chương trình video đặc biệt và sau đó phát hành một CD gồm những sáng tác mới của anh tại hải ngoại, chưa kể đến nhiều ca khúc của anh được thu thanh rải rác trên rất nhiều sản phẩm audio và videọ
Bước vào thế giới âm nhạc của Ngô Thụy Miên, người ta nhận thấy có sự khác biệt giữa dòng nhạc của anh tại hải ngoại với thời kỳ còn ở trong nước. Chính Ngô Thụy Miên cũng cho biết trong hai thập niên 60, 70 ảnh hưởng nơi nhạc của anh là nhạc tiền chiến. Anh nói "tôi luôn luôn muốn viết nhạc vui mặc dầu là một chuyện buồn."
Nhưng anh cho biết ra tới hải ngoại thì những bài nhạc của anh, "ngay cả những lời nói và cái dòng nhạc cũng vậy, nó chậm hơn và nó buồn bã hơn. Lời của nó có vẻ bi quan hơn, không có được âu yếm, không có đẹp như năm 60, 70 tôi viết nữạ"
Ngô Thụy Miên cho rằng:
"nhạc cũng như là đời sống. Qua tới đây tất cả không gian và thời gian đều biến đổi, thành ra con người mình nó cũng biến đổi theo. Có những tình cảm của mình nó trùng xuống, không còn được vui vì chung quanh mình, cái ambiance không còn như ở quê hương mình nữa. Nó không còn là những hình ảnh đẹp khi mình lớn lên... Cái thời gian 60, 70 là đẹp nhất của mình...."
Ngô Thụy Miên tâm sự dù ở hải ngoại đời sống vật chất của anh có đầy đủ hơn, nhưng không bao giờ anh tìm lại được những đêm đi lang thang ngoài phố, gặp gỡ bạn bè để chơi nhạc hay tổ chức những buổi trình diễn. Điều anh gọi là một sự bế tắc đó đã mang lại nơi anh nhiều thay đổi:
"Qua tới đây bí, bị bế tắc nên tôi đâu có tìm được những sinh hoạt như vậỵ Khi ra ngoài thấy những tòa nhà to lớn, con người ta đi thật nhanh, đi vội vã. Đâu có ai chậm rãi, vui vẻ như mình hồi thời trước. Thành ra dòng nhạc thay đổi, ý nhạc thay đổi, đồng thời lời ca cũng thay đổi luôn."
Nhưng anh chấp nhận với hoàn cảnh và môi trường anh đang sống hiện nay: "Mình phải chấp nhận những cái gì mình có bây giờ. Nhưng mà nói bi quan thì tôi không có bi quan."
Không những thế Ngô Thụy Miên vẫn nhìn cuộc đời này với con mắt lạc quan, vì dù sao đi nữa với cuộc sống ở một đất nước tự do, anh không bị đè nặng về vấn đề chính trị cũng như không còn phải phải lo âu, phập phồng như thời gian còn ở lại Việt Nam. Do đó vấn đề tinh thần của anh rất thoải mái. Chỉ có vấn đề duy nhất là không còn được gần gũi với quê hương của mình, do đó anh có "cảm tưởng như là mình bị mất đi một cái gì."
Khi đề cập đến sự ra đi vĩnh viễn của Nguyên Sa, Mai Thảo, Trầm Tử Thiêng, Lê Uyên Phương, Văn Phụng, v.v. Ngô Thụy Miên không tỏ ra sợ hãi hay bi quan vì anh theo "quan niệm (của anh), đến không ai biết đi không ai hay nên vấn đề đó đối với mình nó không quan tro.ng. Tôi không sợ, nhưng mà cái sợ là mình sợ đau yếu."
Ngô Thụy Miên hàng tuần vẫn xoa mà chược và thỉnh thoảng vẫn làm chai rượu vang, khi gặp gỡ bè bạn.
Trả lời câu hỏi tại sao không viết về những đề tài khác ngoài tình ca, Ngô Thụy Miên thú nhận là có nhiều khi anh cũng muốn viết đề tài khác, nhưng không viết được. "Hơn nữa tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi." Nhưng có lẽ lý do đúng hơn hết là do bản tính lãng mạn của một nghệ sĩ vì "Nếu bây giờ tôi khô khan, mực thước, đâu vào đó cả thì tôi đâu có làm văn nghệ được."
Anh cũng cho biết khi sáng tác anh không hề nhắm vào một giọng hát nàọ "Như bài Riêng Một Góc Trời, tôi đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát như vậy đâu. Thế mà ông ấy hát ra nó lại thành công như vậy thôi! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm."
Nhận xét về những nhạc sĩ sáng tác trong nước, anh thấy "mấy ông đó viết được lắm, tương đối viết có hồn lắm. Lớp trẻ lớn lên viết được chứ."
Còn về lớp nhạc sĩ trẻ ở hải ngoại có môi trường gần gũi với nhạc Âu Mỹ và phần đông xuất thân từ những trường lớp này, Ngô Thụy Miên cho rằng:
"Không thể nào giữ cái style nhạc trước 75, hoặc nhạc tiền chiến. Bây giờ anh thấy đâu có ai viết như kiểu nhạc tiền chiến nữa, anh thấy không? Tất cả phải tiến đến một cái mức nào đó, phải đi theo một con đường nào đó thôi. Thành ra tôi thấy lớp trẻ viết bây giờ cũng được lắm, có thể tiếp tục con đường phát triển nền âm nhạc Việt Nam của mình ở hải ngoại."
Từ ngày rời khỏi quê hương, Ngô Thụy Miên không còn đứng ra tổ chức những buổi trình diễn nhạc của mình. Tuy nhiên thỉnh thoảng anh vẫn nhận lời mời trình diễn tại một vài tiểu bang, kể cả một buổi tổ chức có tính cách gia đình tại Montréal vào năm 1993. Vào tháng Chín năm nay, anh sẽ xuất hiện trong một buổi trình diễn tình ca tại Nam California dành riêng cho những tác phẩm của anh. Và vào tháng Mười, anh sẽ cùng hai nhạc sĩ Vũ Thành An và Từ Công Phụng sang Đức trình diễn qua lời mời của một số anh em yêu nhạc tại đây.
Sau 35 năm viết những tình khúc cho chính mình, cho những cuộc tình của mình, dù Ngô Thụy Miên có cho là đã có nhiều thay đổi trong dòng nhạc và lời ca của anh, nhưng những ai đã từng yêu mến những nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên vẫn còn dễ dàng nhận ra những nét quen thuộc mà chỉ riêng Ngô Thụy Miên mới có được.
- Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học Trường Kỳ Nhận định
- Quanh Phần Giới Thiệu Nhạc Sĩ Tùng Giang Trong Chương Trình Video Paris By Night Trường Kỳ Nhận định
- Lữ Liên và lịch sử ban tam ca AVT Trường Kỳ Nhận định
- Đan Thọ (1924): Chiều Tím Trường Kỳ Nhận định
- Thanh Sơn: một lòng gắn bó với quê hương Trường Kỳ Nhận định
- Tưởng nhớ nhạc sĩ Nhật Bằng Trường Kỳ Nhận định
- Nhạc Sĩ Trần Trịnh Trường Kỳ Nhận định
- Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc Trường Kỳ Nhận định
- Nhạc Sĩ Duy Khánh Trường Kỳ Nhận định
- Ngô Thụy Miên: Tâm Sự Riêng Một Góc Trời Trường Kỳ Nhận định
• Ngô Thụy Miên: Tâm Sự Riêng Một Góc Trời (Trường Kỳ)
Nói chuyện với Nhạc Sĩ Ngô Thụy Miên
(Nghiêm Xuân Cường, honque.com)
30 Lời Tâm Sự - Ngô Thụy Miên (honque.com)
Người nhạc sĩ một đời viết tình ca
NTM: Người nhạc sĩ tài hoa (Việt Hải)
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và bản nhạc cuối đời: Tóc Xưa (Nguyễn Ngọc Chính)
• Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên
(Ngô Thụy Miên)
Nhạc Ngô Thụy Miên (taberd1975.com)
Nhạc Ngô Thụy Miên: (Trần Năng Phùng)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
• Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)
• Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)
• Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)
• Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |