1. Head_

    Doãn Dân

    (.0.1938 - 29.4.1972)

    Trọng Lang

    (2.10.1906 - 29.4.1986)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc (Trường Kỳ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      30-9-2016 | ÂM NHẠC

      Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc

        TRƯỜNG KỲ
      Share File.php Share File
          

       


        Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương

      Sau 40 năm sống trong âm nhạc với những thăng trầm, giờ đây Phạm Mạnh Cương, 65 tuổi, tác giả của khoảng 100 ca khúc, cho là một dịp để ông thực hiện một CD (do trung tâm Thúy Nga phát hành) và một tập nhạc gồm 20 nhạc phẩm chọn lọc của mình - dự trù phát hành trong năm 2001 này - gọi là một hình thức kỷ niệm và là một chứng tích về cuộc đời hoạt động của ông, và đó cũng được coi như là một đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam.


      Khởi đi từ những năm cuối thập niên 60 cho đến những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, những người yêu nhạc không mấy ai không biết đến một chương trình ca nhạc truyền hình và truyền thanh lấy tên của chính người nhạc sĩ thực hiện là Phạm Mạnh Cương. Chương trình Phạm Mạnh Cương với nữ xướng ngôn viên Như Hảo được coi là một trong những chương trình ca nhạc giá trị vào thời điểm vàng son của tân nhạc Việt Nam.


      Thật ra ông đã sáng tác nhạc phẩm đầu tiên là Mái Trường Xưa từ năm 1951, được phổ biến mạnh tại Huế, nhưng đến năm 1953 ông mới bắt đầu được biết đến với nhạc phẩm Thu Ca viết tại Hà Nội. Ca khúc này đã được dùng làm nhạc hiệu cho những chương trình ca nhạc của ông... Tuy nhiên phải 6 năm sau, tên tuổi của Phạm Mạnh Cương mới thật sự chiếm được một chỗ đứng.


      Những ngày đầu đến với âm nhạc


      Nhờ năng khiếu, Phạm Mạnh Cương từ mò mẫm học nhạc lý và đàn guitar qua sách vở và qua những khóa học hàm thụ về hòa âm từ Paris. Ông cho biết có thể một phần thừa hưởng dòng máu văn nghệ của thân phụ ông là một người yêu thích cổ nhạc và biết sử dụng đàn và sáo, nên từ khi còn nhỏ ông đã tỏ ra có một sự đam mê với âm nhạc, dĩ nhiên là âm nhạc Tây Phương đối với thế hệ của ông:

      “Tôi nhớ lúc đang còn đi học, trong nhà có một cái radio cổ lỗ sĩ mà cứ ráng bắt cho được những đài Pháp Á, đài Hirondelle ở Hà Nội... Nghe cứ ù ù mà thích lắm. Thời đó tôi mê loại nhạc của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, nghe được bài như “Tà Áo Xanh“, “Dang Dở” hay “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” thú vị lắm. Thời ấy làm như mình bị thấm cái nhạc đó cho nên khi sáng tác, mình phải làm sao có cái “air” nhạc cho nó như vậy“

      Do ảnh hưởng đó, một số sáng tác của Phạm Mạnh Cương có đôi nét phảng phất âm hưởng của những nhạc phẩm tiền chiến mà ông cho là ở trong tiềm thức phát ra.


      Sau khi đậu Tú Tài ở Huế vào năm 53, Phạm Mạnh Cương ra Hà Nội theo học Cao Đẳng Sư Phạm, sau đó trở lại Huế là nơi ông đã từng hợp tác với đài phát thanh ở đây vào những năm cuối bậc trung học tại trường Khải Định trong chương trình văn nghệ học sinh hàng tuần với một ban nhạc mà ông cũng là một thành viên.


      Nhà giáo và nghệ sĩ


      Đến năm 1954, ông một mình vào Nam và từ năm 1955, người con thứ 5 trong một gia đình gồm 9 người con khởi đầu cuộc đời dạy học. Sau 3 năm dạy học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho; ông về Pétrus Ký, Sài Gòn cho đến năm 75. Mặc dù nghề dạy học là nghề tay phải, nhưng Phạm Mạnh Cương cho rằng chính nghề tay trái là âm nhạc đã chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của ông.


      Trong thời kỳ hoạt động mạnh nhất của ông, kéo dài gần 10 năm ở Sài Gòn, kể từ năm 66, Phạm Mạnh Cương có thể coi như một trong những người đã đưa việc thực hiện băng nhạc vào lãnh vực kinh doanh dưới nhãn hiệu Tú Quỳnh với khoảng 20 băng nhạc được phát hành, qui tụ gần như tất cả những tiếng hát lớn như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Duy Trác, Sĩ Phú, Thanh Tuyền, Phương Dung. Sau đó là những Phương Hồng Hạnh, Julie Quang, Carol Kim, Thanh Lan, v.v...


      Nhạc phẩm Thương Hoài Ngàn Năm xuất hiện năm 1956, là nhạc phẩm đầu tiên ông viết tại miền Nam. Đây là một nhạc phẩm nói lên sự đa dạng về tiết tấu trong âm nhạc của Phạm Mạnh Cương, một nhạc sĩ phần lớn chỉ viết nhạc theo điệu Slow, Tango hoặc Boston. Ông cho biết đã lấy cảm hứng từ câu ca dao “Tóc mai sợi vắn sợi dài, lấy nhau chẳng được thương hoài ngàn năm“ để sáng tác thành ca khúc này. Cũng theo ông, phía sau mỗi nhạc phẩm đều ghi dấu một kỷ niệm đã tạo nên nguồn cảm hứng; từ đó ông liên tiếp tung ra những ca khúc khác như Thung Lũng Hồng, Mắt Lệ Cho Người Tình (sáng tác tại Đà Lạt), Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè (ra đời tại Nha Trang) và một vài nhạc phẩm ông gọi là “thuộc loại thời trang” như Loài Hoa Không Vỡ, Tình Yêu Đã Mất, vv... và tất cả đã trở thành những nhạc phẩm được nhiều người mến chuộng. Nhưng nhạc phẩm được ông ưa thích nhất là Thu Ca, cũng là một trong những bài tango hay của Việt Nam...


      Một kết hợp đưa đến nhiều hoạt động


      Vào năm 61, trong dịp trở ra Huế chấm thi Tú Tài 2, Phạm Mạnh Cương gặp Như Hảo, một thí sinh từ Đà Nẵng ra Huế dự thi, dịp này ông đã viết Mơ Bến Hàn Giang để tặng cho người yêu. Chỉ một năm sau đó, Phạm Mạnh Cương và Như Hảo trở thành vợ chồng. Mấy năm sau hai người sát cánh trong những sinh hoạt ca nhạc trên đài truyền hình và truyền thanh với những chương trình mang chủ đề đặc biệt do Phạm Mạnh Cương khởi xướng.


      Về lãnh vực Truyền Hình, năm 66 ông được đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời thực hiện chương trình ca nhạc đầu tiên cho đài Truyền Hình Việt Nam, thời đó còn được phát hình từ trên máy bay dưới tên “Hoa Thời Đại”. Một năm sau chương trình này chính thức đổi thành “Chương Trình Phạm Mạnh Cương” phát hình hàng tuần vào tối thứ Bảy từ 9 đến 10 giờ và kéo dài hoạt động cho đến tháng 4. 75.


      Ông còn là người sáng lập trung tâm băng nhạc Tú Quỳnh tại Sài Gòn và là người đầu tiên chủ trương thu thanh nhạc một cách qui mô để kinh doanh với đà phát hành trung bình mỗi tháng một băng nhạc mới với sự cộng tác của hầu hết các giọng ca tên tuổi.


      Ở Phạm Mạnh Cương có hai con người khác biệt: một nhà mô phạm và một con người nghệ sĩ, nhưng ông cho biết ông “vẫn làm tròn bổn phận của một nhà giáo, còn nghệ sĩ thì hoạt động hoàn toàn là một nhạc sĩ... Có lẽ tôi mang một tính chất nhà giáo để qua hoạt động bên văn nghệ.”


      … Ông thường ví mỗi nhạc phẩm là một bức tranh để gửi tâm tình mình vào với cảnh sắc thiên nhiên, ngoài việc tận dụng đầu óc tưởng tượng phong phú của một người nghệ sĩ:

      “ Thí dụ như bài Thung Lũng Hồng tả những thung lũng của Đà Lạt, buổi sáng mặt trời lên đẹp lắm, sương và ánh nắng hồng chiếu. Rồi từ những thung lũng hồng đó tôi nghĩ tới Đà Lạt có thung lũng gọi là Thung Lũng Tình Yêu... thường thường một nhạc sĩ nói về tình cảm dành cho một mối tình chẳng hạn thì làm một bài thôi. Một bài có dính líu đến mối tình đó. Còn đa số nghệ sĩ khi nào cũng có cái tưởng tượng phong phú. Nhiều người cô độc nhưng vẫn viết nhạc tình yêu rất hay.”

      Cũng do sự tưởng tượng phong phú của một nghệ sĩ, Phạm Mạnh Cương cho biết không hẳn bài tình ca nào ông viết cũng đều đến từ một mối tình có thật và thật ra đó cũng chẳng phải là lý do chính để ông viết nhạc...


      Sự an bài của định mệnh


      Sau 5 năm sống trong sự xáo trộn và đổi thay của đất nước, Phạm Mạnh Cương cùng 2 con là Mạnh Quỳnh và Diễm Phúc từ Cà Mâu vượt biển rời Việt Nam vào năm 80, để Như Hảo và 2 người con khác ở lại. Sau khi ở tại trại tỵ nạn Leamsing ở Thái Lan vài tháng, ông cùng hai con được sang định cư tại Montreal theo diện nhân đạo vào tháng Sáu năm 80. Đáng lẽ nếu chờ đợi thêm, ba bố con ông đã được sang Mỹ do Hội Nghệ Sĩ Việt Nam tại đây bảo lãnh và mặc dù đã được Khánh Ly căn dặn “đừng đi đâu hết ngoài Mỹ”. Nhưng định mệnh đã đưa đẩy ông đến nới xứ lạnh này, và cuộc sống ông thật sự bước vào một khúc quanh mới.


      Vào năm 83, vợ ông và hai người con gái được đoàn tụ theo diện bảo lãnh. Nhưng vài năm sau đó, một lần nữa, định mệnh đã đưa đẩy đến sự chia tay giữa hai vợ chồng ông để hiện nay mỗi người mỗi ngả. Tuy nhiên Phạm Mạnh Cương tin ở số mệnh, nên ông an phận sống một cách vui vẻ tại thành phố hiền hòa này. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tới Montreal, ông đã thành lập ban nhạc Phạm Mạnh Cương cho đến nay vẫn còn hoạt động sau nhiều thay đổi về thành phần. Hiện nay thành phần ban nhạc Phạm Mạnh Cương, ngoài ông ra còn có: Mạnh Quỳnh, Diễm Phúc và Kiến Bình cùng với những ca sĩ thường xuyên cộng tác với ban nhạc của ông là Miên Thúy, Lê Duy và Xuân Thảo....


      Về lãnh vực vũ trường, ngay sau khi mới đặt chân tới Montreal, Phạm Mạnh Cương đã thành lập ban nhạc và hợp tác với nhà hàng Mỹ Trang. Qua năm 81, ban nhạc ông được mời phụ trách chương trình khiêu vũ cho nhà hàng Văn Hoa, đến năm 82 ông đứng ra coi sóc một quầy bán băng nhạc, sách báo lấy tên Tú Quỳnh trong thương xá Việt Nam trên đường St Laurent cùng một lúc cộng tác với vũ trường mang cùng tên Tú Quỳnh trên lầu thương xá này cho đến năm 85, ông về khai thác vũ trường Đêm Mầu Hồng trên đường St Denis ở Montreal. Ông nói: “Bây giờ thì mình cũng vui vẻ sống với đất Montreal! Vậy chớ đất này cũng là đất hiền, về mặt kinh tế thì hơi khó khăn một chút, nhưng là nơi đất hiền, người hiền.”


      Những năm gần đây, ban nhạc Phạm Mạnh Cương cộng tác với vũ trường Dallas (tức Maxim’s) cho đến khi vũ trường này ngưng hoạt động trong năm 2000 vừa qua. Tuy nhiên khi có dịp, ban nhạc của ông vẫn đứng ra tổ chức những chương trình khiêu vũ, lôi cuốn được sự tham dự của đông đảo người yêu nhạc và đang cần nơi giải trí ở một thành phố có đông người Việt nhưng không có một vũ trường nào hoạt động như hiện nay.

      Ngoài hoạt động về ca nhạc, Phạm Mạnh Cương còn chủ trương một nguyệt san lấy tên là Thẩm Mỹ từ hơn 6 năm nay. Ông cũng đã phát hành một tuyển tập đặc biệt về Huế vào năm 98 với chủ đề “Huế, Còn Chút Gì Để Nhớ”. Có lẽ cuộc sống máy móc trong một xã hội quay cuồng hiện tại đã không gợi được nơi ông nhiều cảm hứng nên trong vòng gần 20 năm nay, Phạm Mạnh cương chỉ viết được 5 nhạc phẩm đến từ quan niệm cần có nhạc hứng trong vấn đề sáng tác: “Đúng ra người nghệ sĩ muốn sáng tác với sự rung động thật sự, phải có nguồn cảm hứng thật. Mà muốn có nguồn cảm hứng thật thì phải có thì giờ rảnh rỗi, đi chơi đây đó, tâm hồn nó thảnh thơi, dễ có nhạc hứng hơn là cuộc sống hàng ngày.”



      Trường Kỳ

      Nguồn: dactrung.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Quanh Phần Giới Thiệu Nhạc Sĩ Tùng Giang Trong Chương Trình Video Paris By Night Trường Kỳ Nhận định

      - Lữ Liên và lịch sử ban tam ca AVT Trường Kỳ Nhận định

      - Đan Thọ (1924): Chiều Tím Trường Kỳ Nhận định

      - Thanh Sơn: một lòng gắn bó với quê hương Trường Kỳ Nhận định

      - Tưởng nhớ nhạc sĩ Nhật Bằng Trường Kỳ Nhận định

      - Nhạc Sĩ Trần Trịnh Trường Kỳ Nhận định

      - Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc Trường Kỳ Nhận định

      - Nhạc Sĩ Duy Khánh Trường Kỳ Nhận định

      - Ngô Thụy Miên: Tâm Sự Riêng Một Góc Trời Trường Kỳ Nhận định

      - Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn Đã Ra Đi Trường Kỳ Tạp luận

    3. Bài viết về nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Mạnh Cương

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc (Trường Kỳ)

      THU CA & Mùa Thu trong nhạc của PHẠM MẠNH CƯƠNG (Phan Anh Dũng)

      Mái Trường Xưa - Phạm Mạnh Cương (Cỏ Thơm)

      Phạm Mạnh Cương và “Thương hoài ngàn năm” (BS Lê Trung Ngân)

      Phạm Mạnh Cương (Huỳnh Ái Tông)

       

      Tác phẩm của Phạm Mạnh Cương

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Những Khúc Tình Ca Xứ Huế - Thu Âm Trước 1975

      Thương hoài ngàn năm  (Thanh Thúy & Út Bạch Lan)

      Các tác phẩm của Phạm Mạnh Cương  (lyric.com)

      Các tác phẩm khác  (saigonocean3.com)

      Mái Trường Xưa (Hợp ca)

      Thu Ca  (Ngọc Trân trình bày)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát (Song Thao)

      Kỹ thuật ngâm thơ của Hồ Điệp (Nhạc Xưa Blog)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hồ Điệp,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)