1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đêm Nhạc Trần Chí Phúc Mùa Quốc Hận Đầy Cảm Xúc (Huỳnh Phú Thứ) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      2-5-2024 | ÂM NHẠC

      Đêm Nhạc Trần Chí Phúc Mùa Quốc Hận Đầy Cảm Xúc

        HUỲNH PHÚ THỨ
      Share File.php Share File
          

       


      Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư- Sài Gòn- Vượt Biển- Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa.


      Chương trình bắt đầu lúc 7 giờ 30 giờ California tức là 9 giờ 30 sáng ngày 30-4-2023 tại Sài Gòn. Đã có một số người ở Việt Nam xem đêm nhạc này cùng với nhiều đồng hương khắp nơi trên thế giới trực tiếp truyền hình Live Stream trên Kênh Youtube Phương Mai Official.


      Mở đầu danh cầm Nguyễn Đức Đạt ôm đàn hát bản quốc ca Hoa Kỳ, Ngọc Diệp hát bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, phút mặc niệm.


      Nhạc sĩ Trần Chí Phúc với đôi lời tâm tình rằng khi anh thấy tổng thống Nam Hàn công du Hoa Kỳ mà lòng ngậm ngùi tiếc nhớ chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử. Thập niên 1960 tình trạng phát triển xã hội của Miền Nam Tự Do ngang bằng với Nam Hàn; thế mà sau 48 năm, dưới ách cai trị của chế độ Cộng Sản người dân Việt Nam trở thành người làm công cho các ông chủ Nam Hàn. Việt Cộng đã đưa đất nước và xã hội băng hoại thê thảm với tham nhũng, độc tài, áp bức, đảng trị.



      Anh hát ca khúc mới nhất Nỗi Buồn Tháng Tư Bảy Lăm kể cho giới trẻ biết rằng quân Cộng sản Bắc Việt đã xâm lăng Miền Nam tự do gây nên bao chết chóc đau thương, hàng triệu người bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng sản và mơ ước một ngày tương lai, dân chúng sẽ cởi bỏ gông xiềng chủ nghĩa Cộng Sản lai căng để xây dựng đất nước Việt Nam tự do dân chủ ấm no.


      Ca sĩ Thanh Lan điêu luyện với bài hát Chiều Winnipeg mà Trần Chí Phúc viết năm 1979 khơi nguồn cho dòng nhạc của anh ở hải ngoại “Winnipeg lạnh lùng tuyết trắng xóa mênh mông, giá băng cho thấm thía nỗi mùa đông” và chị diễn tả nỗi nhớ với bản Sài Gòn Yêu Mãi “Ngày vui sẽ tới thanh bình ấm no. Anh mãi yêu em yêu mãi Sài Gòn”.


      Ca khúc Xác Em Nay Ở Phương Nào cảm hứng từ những câu thơ Ngọc Khôi “Xác em nay ở phương nào. Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương. Có khi xác vượt trùng dương. Trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu”, Nam Trân hát gợi lại nỗi đau về những thuyền nhân đã bỏ mình trên biển cả. Chị hát tiếp bản Sài Gòn Chiều Mưa “Sài Gòn chiều mưa mong ước người về, Sài Gòn chiều mưa vương vấn lời thề , một ngày người đi nói câu yêu em…”



      Giọng nam Đào Tâm ngọt ngào bản Sài Gòn Em Ở Đó nổi tiếng của tác giả “Sài Gòn còn mưa bão, đưa em đi phương nào, Sài Gòn còn hay mất, hận sầu chợt dâng cao” và bản Sài Gòn Hát Vang rộn ràng điệu nhạc “Này em có biết ai đã thay tên Sài Gòn. Từ trăm năm trước tên đã có bao người quen. Dù bao thay đổi nhưng lòng vẫn không nhạt phai. Vẫn tin vẫn mơ hát vang hát vang tên yêu Sài Gòn.”


      Ca sĩ Phượng Mai với ca khúc Những Cánh Chim Hải Âu nói về kỷ niệm vượt biển của Trần Chí Phúc khi thấy hải âu bay lượn trên biển lòng vui vì biết thuyền sắp tới đất liền “Những cánh chim ngày đó, ghi sâu vào ký ức, theo tôi cùng năm tháng. Những cánh chim trìu mến, lướt sóng trên biển xanh, những cánh chim hải âu, mang tin đến đất lành.”



      Tam ca Lâm Dung, Ngọc Quỳnh, Ái Liên với bản Cao Nguyên Mùi Nhớ tiếc nuối cho rừng núi cao nguyên bị tàn phá bởi vì Việt Cộng để cho Trung Cộng khai thác quặng bô- xít- thực chất là đàn anh Phương Bắc chiếm giữ vùng quốc phòng quan trọng để sau này dễ xâm lăng Việt Nam hơn. “Nhớ mùi lá cây rừng, nhớ trà thơm Bảo Lộc, nhớ cà phê Ban Mê Thuộc, mùi nhớ cao nguyên.”


      Bản Miền Trung Biển Chết nói về công ty Formosa thải chất độc ra biển làm chết nhiều cá và ô nhiễm cả vùng biển Miền Trung tháng 4 năm 2016 “Chiều nay cá chết loang đầy biển Miền Trung. Buồn đau tang tóc che phủ đầy biển quê em.”



      Tiết mục tam ca 2 bản này làm chương trình thêm nhiều màu sắc.


      Ngọc Diệp đến từ Las Vegas trình bày Sài Gòn Em Vẫn Còn Đây- ca khúc kể ra những cái tên quen thuộc như chợ Bến Thành, bùng binh Nguyễn Huệ, Bến Bạch Đằng, nhà thờ Đức Bà, chùa Xá Lợi “Sài Gòn lời rao buổi sáng, câu vọng cổ nói lời yêu em, lục huyền cầm đàn nghe man mác, ơi những câu hò êm ái miền Nam.”


      Bản Mai Mốt Em Về Đâu- một nhạc phẩm có nhiều chuyển cung xa phong phú mà Trần Chí Phúc đắc ý về mặt nhạc thuật- tả nỗi buồn cô gái trại tị nạn “Mai mốt em về đâu, chạy khắp cùng thế giới, mai mốt em về đâu, lang thang khắp địa cầu, hành trang em mang theo, đầy tình yêu quê hương.”


      Duy Tân giọng nam cảm xúc với Sài Gòn Lá Me Bay, bản tình ca lãng mạn “Sài Gòn ơi trong những giấc mơ, anh cùng em vui bước phố hoa dòng người thênh thang. Bao ước mơ thời tuổi trẻ, thiết tha kỷ niệm con đường có lá me bay.” Và bản Hát Cho Em Nghe Bài Hát Sài Gòn “Ngày vui gió reo tên quen và anh hát cho em nghe bài hát Sài Gòn”.


      Kim Loan, một thuyền nhân đi cùng ghe vượt biển năm 1978 đến trại tị nạn Kota Bharu với tác giả, bây giờ hội ngộ trên sân khấu trình bày Mai Em Đi “Mai em đi người yêu dấu. Ta lang thang đời mất xứ. Xuân quê hương mùa nắng ấm. Vẫn mong ngày gặp lại nhau.”



      Phong Dinh diễn tả bản Cướp Đất Dân Lành “Cộng sản nói đất đai là của toàn dân, quan tham chiếm lấy nói mần việc công, chúng xây khách sạn nhà lầu, bán cho ngoại quốc lấy tiền chia nhau.” Và bản Cô Gái Việt Phố Đèn Đỏ Singapore “Lòng tôi bỗng buồn thương cho số phận. Những cô gái yêu kiều nét quê hương. Đời nổi trôi em đến đây đứng đường. Ôi xót xa nào đem bán thân nơi xứ người .”


      Trần Chí Phúc hát bản Không Đặc Khu Cho Ngoại Bang cảm xúc sự kiện hàng trăm ngàn đồng bào biểu tình trong nước ngày 10-6-2018 chống Dự luật Đặc khu cho ngoại quốc tức là Trung Cộng thuê Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc trong 99 năm “Không đặc khu cho ngoại bang, ngàn năm đô hộ dân mình, không đặc khu cho ngoại bang để chúng cướp luôn nước ta”


      Bản đồng ca cuối chương trình Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay “Cờ theo anh vượt qua biển lớn, cờ theo cha đến miền đất mới, cờ tung bay trên những phố lưu vong xứ người .”



      Tiếng đàn Tây Ban Cầm của Nguyễn Đức Đạt và Trần Chí Phúc hòa quyện làm cho không khí âm nhạc trở nên gần gũi với người nghe, thích hợp với văn nghệ quê hương đấu tranh. Đây là nét đặc biệt tạo nét quyến rũ người nghe. Các tiếng hát trình diễn đầy cảm hứng, dù chỉ là dòng nhạc của một tác giả nhưng không nhàm chán đối với khán giả nặng lòng quê hương.


      MC Phong Dinh chất giọng Cần Thơ rõ ràng, giới thiệu các bài hát ngắn gọn mà đầy đủ cũng là một nét son của đêm nhạc.


      Đã từng thực hiện nhiều chương trình ca nhạc mùa quốc hận 30-4 trong nhiều năm ở San Jose và tại Quận Cam, nhạc sĩ Trần Chí Phúc tâm sự rằng đêm nhạc 29-4-2023 là có giá trị nghệ thuật nhất của anh. Ngoài những ca khúc Sài Gòn, vượt biển quen thuộc, đêm này có thêm các bản khoắc khoải về quê hương như Miền Trung Biển Chết, Cao Nguyên Mùi Nhớ, Cướp Đất Dân Lành, Nỗi Buồn Tháng Tư Bảy Lăm


      Khán giả khắp nơi trên thế giới đã coi chương trình này trực tiếp cùng lúc qua kênh Youtube Phuong Mai Official. Đã có hơn 50 ngàn lượt xem với những lời khích lệ.


      Mời xem toàn bộ Chương Trình Nhạc Trần Chí Phúc- Tháng Tư- Sài Gòn- Vượt Biển- Đấu Tranh :



      Ghi chú hình

      1- Nghi thức chào cờ- Nguyễn Đức Đạt, Phong Dinh, Ngọc Diệp

      2- Ca sĩ Phượng Mai Những Cánh Chim Hải Âu,

      3- Ca sĩ Thanh Lan Chiều Winnipeg,Trần Chí Phúc, Nguyễn Đức Đạt đàn

      4- MC Phong Dinh

      5- Đồng ca Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay

      6- Thân hữu chụp hình kỷ niệm

      Huỳnh Phú Thứ

      Nguồn: baocalitoday.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đêm Nhạc Trần Chí Phúc Mùa Quốc Hận Đầy Cảm Xúc Huỳnh Phú Thứ Tường thuật

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trần Chí Phúc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Chí Phúc

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đêm Nhạc Trần Chí Phúc Mùa Quốc Hận Đầy Cảm Xúc (Huỳnh Phú Thứ)

      Một nhạc sĩ, một nhà thơ, cùng ra mắt CD 'Hoa Bay Khắp Trời' (Văn Lan)

      - Nhạc sĩ Trần Chí Phúc sáng tác ‘Nỗi Buồn Tháng Tư Bảy Lăm’ nhân Tháng Tư Đen, 2023 (nguoi-viet.com)

      - Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc với chiều nhạc “Lấy Lại Tên Sài Gòn” (Thanh Huy)

      - N.S Trần Chí Phúc và những bài hát về biển đảo Việt Nam (Vũ Hoàng/RFA)

      - Nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết ca khúc mới mong ‘Sài Gòn Đại Dịch Sẽ Qua’ (Trà Nhiên/NV)

      - “Không Đặc Khu, Cho Ngoại Bang”- của Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc (nvnorthwest.com)

      - Lấy Lại Tên Sài Gòn với Ca nhạc sĩ Trần Chí Phúc (Hồn Việt TV)

      - Lấy Lại Tên Sài Gòn với Ca nhạc sĩ Trần Chí Phúc (Phần 2) (Hồn Việt TV)

      - Mời dự chiều nhạc Trần Chí Phúc “Lấy Lại Tên Sài Gòn” Chủ Nhật 24-4-2022 (Huỳnh Phong Dinh)

      - Chương trình nhạc Trần Chí Phúc: Tháng Tư - Sài Gòn - Vượt Biển - Đấu Tranh (Phuong Mai Official)

       

      Tác phẩm của Trần Chí Phúc

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Giã Biệt Ca Nhạc Sĩ Trường Hải (1938 - 2021) (Trần Chí Phúc)

      Anh Việt Thu và 2 bản hùng ca Trên Đầu Súng & Đường Chúng Ta Đi (Trần Chí Phúc)

      - Giã biệt nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

      - Ca sĩ Thanh Mai- búp bê không tình yêu

      - Trang nhà Trần Chí Phúc

      - Việt Nam Tương Lai Ngời Sáng (Thế Sơn hát, ảnh Võ Công Hiển)
      - Sài Gòn Em Ở Đó (tiếng hát Trần Chí Phúc)
      - Không Đặc Khu, Cho Ngoại Bang (Tác giả đàn & hát)
      - Nỗi buồn Tháng Tư Bảy Lăm (Tác giả trình bày)

       

      Tác phẩm trên mạng:

      - tranchiphuc.com      - vietbao.com

      - thanhthuy.me          - hopamviet.vn

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)