1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ánh Mắt Chiều Giáng Sinh (Đặng Kim Côn) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      24-12-2013 | TRUYỆN

      Ánh Mắt Chiều Giáng Sinh

        ĐẶNG KIM CÔN
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Mặt trời đã xuống khá thấp, nhưng vẫn còn đủ sức vươn những vạt nắng lấp loáng trên các mái nhà, các ngọn cây hai bên đường cao tốc, màu nắng đầy hấp dẫn, hiếm hoi trong những ngày cuối đông âm u này. Nắng vậy, mà mặc dù đã mặc hai lớp áo, trong xe tôi vẫn phải mở sưởi.


      "lane" dành cho "left turn only" (chỉ cho quẹo trái) có cũng vài chục chiếc xe, xe tôi ở gần cuối. Tôi lơ đãng nhìn mấy dãy phố hai bên dường cũng như trước mặt, hầu như nhà nào cũng rực rỡ những bóng đèn màu, trời chưa tối mà đã xôn xao chớp nháy hò reo giống như tận hưởng từng giây từng phút trong những thời khắc hiếm hoi mỗi năm chỉ có một lần. Có nhiều nhà, tôi không hiểu họ phải mất thời gian bao lâu để làm nên một vườn đèn đủ màu sắc, trùm hết cả mái nhà, quấn quanh tưng cành cây... chưa kể là dưới vườn con những vật trang trí bằng đèn: Ông già Noel, người tuyết, tuần lộc kéo xe... Lát nữa, ở nhà thờ ra, tôi sẽ về chở mấy đứa cháu đi xem đèn, đêm tối, thành phố sẽ huyền ảo biết bao, nhiều con đường sẽ chìm ngập trong màu sắc, xe cộ cũng sẽ không vội vã, cảm giác như sẽ nhẹ nhàng trôi - như lòng người - trong thiên đường hạ giới mênh mông.


      Từ đằng trước, một người hành khất già, người da trắng, run rẩy đi dọc theo dải phân cách ngược về dòng xe đang đậu. Tôi không thấy có ai hạ kính xe xuống thò cánh tay đưa tiền ra. Thường thì tôi cũng hay cho, nhất là những người già như ông này. Con gái tôi thường nói, hễ nó thấy là nó cho, dù người xin là thanh niên mạnh khỏe đi nữa, nó kể, có lần nó gặp người Việt, nó dốc hết trong túi ra cho, xong nó bật khóc nghĩ đến gia đình người đó ở quê nhà, biết bao là trông mong, kỳ vọng... Cũng như, khi người đó ra đi, đâu khi nào nghĩ đến một ngày tắc nghẽn đường về. Thế mà, nó nói, chẳng ai bình thường mà ra đứng cả ngày ngoài nắng gió, có khi lạnh xuống gần cả 0 độ C, có nhiều người cho là họ làm biếng không đi làm đi, nhưng thử hỏi có công việc nào cơ cực đến như vậy, mà ngày không kiếm nổi được lấy 3, 4 chục đô. Chưa nói là, khi họ đã là ngươi vô gia cư thì lấy địa chỉ đâu mà ghi tên trên hồ sơ xin việc để được xin được việc làm.


      Tôi móc túi thì đèn bắt đầu xanh, bốn túi áo khoác ngoài không có đồng nào, túi áo sơ mi cũng không, tôi vẫn cố cho xe chạy thật chậm, dù biết là có thể làm cho các xe sau bực mình, khoắng vội hai túi quần cũng chỉ có giấy, tôi nhổm mông lên rút cái ví ở túi quần sau, tôi nghĩ khi tới ngang chỗ ông ta, xe còn đủ chậm để đưa tiền mà ông ấy khỏi phải chạy theo. Trông ông ấy run run thế kia, thì nếu không đang bệnh thì chắc cũng là đói quá. Trong chiếc ví chỉ còn mỗi một tờ bạc 20 đô la, tôi lưỡng lự, con số lớn quá... vừa dậm ga chạy theo dòng xe, tôi lại lần nữa coi lại hết các túi áo, túi quần để xem còn có đồng bạc nào nhỏ hơn không, thường thì lúc nào qua các góc đèn có người đứng xin tiền mà gặp lúc dừng xe thì tôi cũng cho một hai đồng, nếu lúc đó trong túi có sẵn, nhiều hơn nữa thì rất ít khi. Riêng lần này, tôi định, nếu có được tờ nào 5 đô thì tôi cũng sẵn lòng, dù là 5 đô, gặp thêm vài người nữa, cũng là con số không nhỏ với một người nhiều năm thất nghiệp như tôi.


      Tôi đang tính, nền không cho bây giờ, khi tôi có tiền lẻ thì tôi sẽ quay lại... Dòng xe đã tăng tốc, tôi đã hạ sẵn kính xuống và chắc chắn ông lão cũng kịp nhận thấy, tôi vẫn chưa quyết định nên chưa vội chìa cánh tay ra, e sẽ làm ông ta mừng hụt, xe sau bấm còi, tôi lính quýnh dậm ga chạy tới, qua khỏi ông lão, 20 đô vẫn còn tần ngần trên tay tôi. Khi ôm cua quẹo trái, tôi kịp liếc thấy ông lão nhìn theo xe, ánh mắt mệt mỏi đó tuyệt nhiên, như đã quá quen, không ánh theo chút trách móc nào.


      Tôi cảm thấy đắng lòng, có một thoáng không tập trung trên vô-lăng, lát nữa đây tôi sẽ quỳ trong nhà thờ mừng Chúa Giáng Sinh, tôi không biết tôi phải làm gì để chuộc lại nỗi ám ảnh đang băn khoăn day dứt tôi trước ánh mắt trong veo của Chúa trên cao. Rồi tôi tự hỏi, có phải hôm nay (tôi nói hôm nay, không phải của hơn hai ngàn năm trước), Chúa chỉ giáng sinh trong nhà thờ, những nhà thờ ấm áp trên khắp thế giới, nghe hàng triệu người hát Thánh ca, chúc tụng, mừng vui... hay Chúa đang bay bổng trên những dãy hoa đăng lấp lánh thiên đường!


      Mà có lẽ, nếu tôi không biết tôi đã có lỗi, cái lỗi đã không kịp cho tiền người hành khất, để ăn năn, thì chắc tôi phải xin Chúa thứ tha cho tôi cái tội đã dám thắc mắc hoài nghi Chúa chỉ vì một gã ăn mày vớ vẩn kia. Tôi quyết định quay lại, lại chui vô cái only quẹo trái, thật không may cho tôi (hay cho ông ấy), đèn đang xanh, dòng xe đang vùn vụt lướt qua. Nhìn đồng hồ, tôi biết giờ lễ chiều đã trễ, nhưng trễ vẫn hơn bỏ lễ để vấn vương thêm một nỗi bất an trong lòng. Ở đây không có tiếng chuông nhà thờ ngân, mà tôi nghe trong lòng hồi chuông thánh thót từ ấu thơ quen thuộc giục giã... giục tôi nhanh lên chút cho kịp buổi lễ quan trọng này.


      2.


      Khúc hát phổ từ một câu trong Kinh Thánh đuổi theo tôi trên đường về. Bình an dưới thế cho người thiện tâm, là một lời chúc tụng cho những người lòng làng dưới trần gian, hay một lời hứa hẹn, phần thưởng bình an sẽ chỉ dành cho những ai tâm thiện? Tôi không rõ lắm, chỉ hiểu một điều, cái phần thưởng đó chính tôi sẽ cho tôi, lòng tôi sẽ thơ thới yên bình hơn nếu tôi không còn bị dày vò vì sự so đo tính toán con số 20 đồng đô vừa rồi. Tôi ngược lại con đường cũ, giờ này có thời gian hơn, tôi sẽ tìm cách để xe dừng được ngay chỗ ông lão đứng, tôi nhất định vòng cho đến khi nào đưa được tiền mới thôi. Và cũng để phạt mình cái tội bủn xỉn, không dứt khoát, đã làm lỡ "cơ hội" lần trước, vừa cũng bù đắp cái ánh mắt buồn bã nhìn theo lúc ấy, tôi quyết định tặng hết cho ông tờ bạc 20 đô la này. Từ trong nhà thờ, tôi đã có quyết định đó. Tôi khấp khởi mừng thầm khi xe đến gần ngã tư. Tôi sẽ thật lòng nói "Không có gì đâu" khi nghe ông nói câu quen thuộc "Chúa gia ân cho ông". Lòng tôi sẽ yên bình đêm nay, tôi sẽ mơ thấy nụ cười ông rạng rỡ trong giấc ngủ tôi.


      Từ bên này đèn đỏ, tôi nhìn qua phía bên kia, nơi ông lão đã đứng. Cái con lươn ngăn giữa hai chiều xe trống trơn. Tôi rảo mắt tìm các góc đường, cũng không thấy bóng dáng ông đâu. Đêm đã xuống, xe tôi không có số đo nhiệt độ bên ngoài như những xe khác, nhưng tôi biết bên ngoài lạnh lắm, chả phải Thượng đế đã chọn cái đêm lạnh nhất trong năm này để đưa Ngôi Ba xuống trần chịu thương chịu khó cho nhân loại sao. Vậy là ông lão vô gia cư đã đi kiếm một chỗ kín khuất nào để trú lạnh rồi. Tôi nghĩ, mỗi một vị trí, đã vô hình trung thành "địa bàn" riêng của mỗi hành khất, chắc sáng mai ông lão lại sẽ trở ra đứng nơi này, dế kiếm miếng ăn. Thì ngày mai vậy, mai tôi sẽ mua thêm cho ông một ổ bánh mì Việt Nam, một ly café nóng, làm quà Giáng Sinh. Coi như tôi với ông có chút duyên nợ. Quả thật đêm nay khá lạnh, sự vắng mặt của ông lão vô gia cư khiến tôi càng không quên cái ý định đưa các cháu đi xem đèn. Các cháu vô tư reo hò mỗi khi xe chạy ngang qua một "vườn đèn" nào bắt mắt, mà hầu như cũng ít có nhà nào làm đơn giản, nên không mấy khi vắng tiếng cười vui rộn rã trong xe. Tôi cũng lây theo niềm vui các cháu, không chỉ là một tài xế, tôi còn là một hướng dẫn viên, giải thích, trả lời không biết bao nhiêu là câu hỏi.


      Nhưng mục đích chính của tôi, là xoáy ánh mắt vào những nơi kín khuất có thể có những người vô gia cư náu mình ở đó. Tôi vòng đi vòng lại nhiều bận những con đường nhỏ quanh ngã tư ông đứng, tuyệt nhiên không thấy một dấu hiệu hy vọng nào. Thành phố lớn mà, đâu phải chỉ những con đường này, ông ấy có thể tới một ngã tư khác, có thể khoét một cái hốc nhỏ trong một hàng rào cây xanh nào đó, có thể ngủ dưới chân một cái cầu xa lộ... Nghe nói đêm nay có nhiều tổ chức thiện nguyện đãi ăn tặng quà cho những người vô gia cư ở nhiều điểm trong thành phố, chắc ông ấy đang ở một nơi trong số đó. Cũng biết đâu ông đang quỳ dưới chân tượng Chúa ở một nhà thờ nào. Ừ nhỉ, ông ta vô gia cư, nhưng đâu phải là vô đạo, ông cũng có biết bao nhiêu điều cầu xin Chúa gia ân. Thôi vậy, mình quay về các cháu nhé. Chúng ta còn một bữa tiệc nửa đêm, bên hang đá ở nhà, mừng Chúa Hài Đồng xuống thế. Các cháu có thích mấy con cừu không? Các cháu có thích đốt lò sưởi lên sưởi ấm Chúa không? Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm, hát đi!


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3.


      Mấy nhỏ không đợi nổi nửa đêm đã ngủ hết. Người nhà thì loay hoay chuẩn bị cho bữa tiệc réveillon truyền thống mang theo từ quê nhà không năm nào quên.


      Lên xe xuống cộ, đi đứng năm ngồi, vậy mà cũng mỏi, chả bù ông lão cả ngày không được ngồi, đi tới đi lui giữa hai dòng xe, lắm khi vun vút dền chóng mặt, lỡ vô ý, vấp chân sụp xuống lòng đường không chừng. Tôi ngửa người dựa ra sofa xem ti-vi nghe tin tức, thì ra không phải chỉ mấy đứa con nít đi coi đèn, mà các đài truyền hình cũng đi quay phim, xe quay dưới đường, trực thăng quay trên xuống, rồi bình chọn khu vực nào, nhà nào đẹp nhất. Bỗng tôi giật thót người, bản tin đầu giờ địa phương, có tin một ông lão vô gia cư ở ngã tư CapitolSenter, lúc 7g tối, bị sẩy chân ngã xuống lòng đường, người ta gọi xe cấp cứu đến thì ông lão đã tắt thở, đài mô tả nhân dạng, áo quần, đồ đoàn, trong cái ba-lô rách của ông ấy chỉ có mỗi một chai nước lọc đã gần cạn, nếu có ai biết gì về ông lão xin liên lạc đài truyền hình...


      Tôi run lên, bàng hoàng. Vậy là chính xác ông lão đó đã chết. Bất giác, một cách vô thức, tôi thọc tay vào túi rút ra tờ giấy bạc 20 đô la, như tôi đã biết quá nhiều về ông lão qua mối liên hệ này. Rồi thì tôi lại bần thần nhét tờ bạc vào túi áo. Tôi sẽ cất 20 đồng này để nhớ một Giáng Sinh không vui. Tờ bạc yên nghỉ ở túi áo trái của tôi, nơi đó, như cũng có ông già xin ăn đang khép đôi mắt hiền lành cam phận, không chút trách móc gì tôi, không chút oán hận cuộc đời.


      Và giá như lúc chiều, tôi kịp cho ông ấy 20 đô, thì ông ấy có khỏi bị chết hay không? Không thể nói là vì thiếu mấy đồng bạc của tôi cho mà ông ấy chết. Có khi, ông ấy có tiền mua, hoặc kịp cầm tiền tôi cho mà chưa kịp đi, hay đi không nổi, để mua thức ăn, mà đói quá, lạnh quá, đuối sức quá, lại không chịu nổi cái lạnh về đêm càng lúc càng như rút ruột, thì rồi cũng... Cũng có khi, kịp ăn gì đó, mà vì phải chịu đói nhiều ngày quá, cơ thể suy nhược kia cũng sẽ bị sốc.


      Dẫu sao thì tôi cũng xốn xang không yên, 20 đô, giá như tôi không chần chừ, quyết định cho sớm hơn, biết đâu ông không chết! Và giờ đây tôi cũng đỡ phải ân hận.


      Tôi thấy cái ánh mắt nhìn theo đó vẫn dịu dàng nhìn hun hút tới một cõi rất xa và rất bình yên, bình yên hơn cả những "bình yên dưới thế" này.


      Không biết ông có nhớ hôm nay là ngày Chúa Giáng Sinh không?

      10/2013


      Đặng Kim Côn

      (Thư Quán Bản Thảo số 58, tháng 12-2013)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Có hai tác giả trong một Trần Phù Thế Đặng Kim Côn Nhận định

      - Ánh Mắt Chiều Giáng Sinh Đặng Kim Côn Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Pho Tượng Chac-Mool (Trần Hồng Văn)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Chuyện nàng Feridah Challoner (Trần Hồng Văn)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)