1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương (Diễm Phượng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2004 | TRUYỆN

      Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương

        DIỄM PHƯỢNG
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Ðoan Khương đưa mắt nhìn vợ, hơn hai tiếng đồng hồ để chờ đợi Như Mẫn làm xong khuôn mặt quả thật sức chịu đựng của anh cũng còn rất khá. Có lẽ đã từ lâu rồi Ðoan Khương tập cho mình cái thói quen ngồi đọc báo chờ vợ sửa soạn mỗi lần hai người có việc phải ra ngoài. Ðôi lúc anh cũng đứng lên đi qua đi lại lộ vẻ khó chịu vì ngồi lâu nên đôi chân bị tê cứng, nhưng hầu như Như Mẫn không quan tâm, nàng vẫn chậm chạp những động tác làm đẹp một cách hết sức vô tư, vô tư đến độ Ðoan Khương phải bỏ ra xe ngồi để tránh thốt lên câu gắt gỏng mà Như Mẫn cũng không hay biết.

      Như Mẫn ra đời dưới một ngôi sao tốt, vừa đẹp lại vừa có học, sống trong gia đình dư tiền thừa của nên phong cách của nàng rất quí phái, sang trọng. Mười năm về trước Ðoan Khương cưới được Như Mẫn là một điều ít ai nghĩ tới, từ bạn bè đến thân tộc của anh. Ngày đăng quang tại giáo đường trong xóm đạo, chú rể dìu cô dâu đi dưới làn mưa hoa đã khiến bao lời thì thầm to nhỏ dẫu sao cũng lọt được vào tai anh. Vầng hào quang hạnh phúc trong lúc đó đã thoáng loé lên một chút mặc cảm buồn bã đến với Ðoan Khương.


      Nhưng về sau anh đã tự lừa dối chính mình: "Có lẽ Như Mẫn tìm thấy ở Ðoan Khương một cái gì hơn những người đàn ông khác? Lý lẽ đơn giản đó thôi, đàn bà thật khó ai hiểu được họ?".

      Có lần vợ chồng gần gũi đầm ấm với nhau, Ðoan Khương cũng đặt vấn đề ra hỏi khẽ Như Mẫn:

      - Anh chỉ là một người đàn ông rất bình thường tại sao lại có sức thu hút đối với em như vậy?

      Như Mẫn dí ngón tay vào trán chồng, cười diễu cợt:

      - Có lẻ em thích cái rất bình thường đó.Ðoan Khương thoáng chút tự ái:

      - Em không nghĩ là quá thiệt thòi cho mình hay sao?

      Như Mẫn xoa tóc chồng như vuốt ve vỗ về một em bé:

      - Ðừng nghĩ vớ vẩn, đối với em cảm thấy hạnh phúc là được rồi.

      Quả thật mười năm qua Ðoan Khương sống một cách bình thản trong niềm hạnh phúc đó, bằng chứng lần lượt hai đứa con ra đời tạo cho mái ấm gia đình bao tiếng cười trẻ thơ rộn rã.
       

      2.


      Ad-22 Ad-22

      Công việc làm của anh cũng bình thường bởi vì Ðoan Khương chỉ là một công nhân, ngoài những tờ checks lãnh về đưa cho vợ, anh không thể làm gì hơn được. Riêng Như Mẫn thì luôn luôn bận rộn với những khách hàng ký hợp đồng làm ăn với nàng, "bussiness" địa ốc rất có uy tín trong thương trường giúp Như Mẫn trở thành một nhân vật có tiếng tăm không ít. Ðoan Khương sẽ không có điều gì phải suy nghĩ nếu không có dịp đi chung với vợ tham dự những buổi tiệc liên hoan thành công lớn trong công việc của nàng và bạn bè. Mỗi lần xuất hiện cạnh nàng giữa khung cảnh tưng bừng, chúc tụng và không ít lời tâng bốc nhau trong môi trường như vậy, Ðoan Khương thật sự mới thấy mình chỉ là một chiếc bóng. Ðúng như vậy, anh chỉ là một chiếc bóng bên cạnh một nhân vật quá lộng lẫy, chẳng những Như Mẫn đã lộng lẫy về nhan sắc mà còn là hình tượng sáng giá giữa những người hợp tác làm ăn với nàng.

      Có lẽ đôi lần Ðoan Khương cũng đã bắt gặp những ánh mắt diễu cợt, thương hại của họ ném về phía anh. Từ đó những mặc cảm tự ti luôn đè nặng tâm trí Ðoan Khương khiến sau này anh luôn từ chối phải tham gia các buổi tiệc liên hoan của vợ. Dĩ nhiên Như Mẫn không bằng lòng, nàng vịn vào nhiều lý do để buộc chồng không thể rút lui. Lúc đầu Ðoan Khương cũng nghĩ có lẽ Như Mẫn rất quý anh, muốn có chồng hiện diện bên mình giống như một điều chứng tỏ cái hạnh phúc thật bình thường của những người đàn bà thế thôi. Nhưng vô cùng mỉa mai cho anh nếu trong một vài lần đó tình cờ không nghe lọt được những lời lẽ thì thầm của bạn bè Như Mẫn thì chắc Ðoan Khương vẫn còn giữ mãi cho mình điều mơ mộng như vậy.


      Một bà sang trọng mình mẩy tay chân đính thật nhiều hạt kim cương trề môi nói với người phụ nữ có dáng dấp nhỏ nhắn, ăn mặc tương đối giản dị nhưng không kém phần lịch lãm quý phái:

      - Như Mẫn than với tôi hoài, nó nói "thằng" chồng của nó dở lắm, chỉ biết đi làm hết giờ rồi về nhà chứ công việc thương mại thì mù tịt!

      - Ừ, con bé đó giỏi thật, đã vậy còn đẹp và tháo vát nữa, kể ra ông ta cũng có phước.

      - Chứ còn gì nữa, đúng là "chuột sa hũ nếp"!

      Rồi một lần khác, hai nhân vật cánh đàn ông có những lời lẽ "miệt thị" hơn:


      - Bà Mẫn sao có thể lấy "thằng cha" này vừa dở lại vừa ngu, hắn luôn luôn theo sau "đít" con vợ như thằng bõ (*) già ấy!

      - Thì vợ đẹp quá hắn phải theo sát cánh chứ, không khéo bi lão nào "cưỡm" mất thì khổ.

      Những giọng cười hô hố giặm theo câu cuối cùng mới thật đau cho Ðoan Khương:

      - Ði bên cạnh vợ, hắn chẳng là cái thá gì hết!

      Bắt đầu từ đó anh mới thật sự thấy mình trở nên tỉnh táo hơn và những điều suy nghĩ về Như Mẫn đã cho Ðoan Khương một cái nhìn thực tế mà suốt thời gian qua anh sống để chịu đựng chẳng khác gì một kẻ mộng du.

      Như Mẫn giống như một viên kim cương lóe sáng được đặt cạnh viên đá xấu xí vô duyên nên lúc nào vầng hào quang của nàng cũng dễ trở thành rực rỡ. Ðoan Khương rất đau khổ khi thật sự hiễu rằng Như Mẫn là người ban bố hạnh phúc và quyền lực, mà kẻ thừa hưởng không ai khác hơn chính là anh. Tất cả đã an bày, mười năm qua thói quen của Như Mẫn đã trở thành nề nếp trong một lề lối gia phong cố hữu. Ðoan Khương ngậm ngùi cay đắng coi như không thể thay đổi tình thế địa vị một người chồng chẳng những chính trong gia đình mà cả trong cái đầu của Như Mẫn. Niềm tâm sự canh cánh ấy biết tỏ bày cùng ai?


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3.


      Vào hãng anh cắm cúi làm việc, ít cười ít nói, đôi lúc khuôn mặt đăm chiêu nghĩ ngợi của Ðoan Khương cũng gieo sự chú ý cho những người đồng nghiệp, nhưng họ chỉ hỏi thăm cho qua loa rồi thôi. Sống ở xứ sở chạy đua với thời gian nầy có mấy ai rảnh rỗi mà chịu khó chia sẻ vui buồn của nhau đâu. Duy có Thiên Dung, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong số những nhân viên làm chung với Ðoan Khương là quan tâm đến anh. Một vài lần chị giúp Ðoan Khương đem thức ăn đi hâm lại để ăn trưa; cũng đôi khi gọt sẵn trái cam hoặc trái táo đem cho anh dùng tráng miệng. Rồi từ chỗ dè dặt họ đã đi đến thân tình hơn, lẽ dĩ nhiênThiên Dung là người khéo gợi chuyện và Ðoan Khương mặc tình trút tất cả những suy nghĩ, những điều ray rứt của chính anh cho chị biết.


      Là một người phụ nữ từng trải, cuộc đời góa bụa rất sớm nên Thiên Dung đã tập cho mình một thói quen chịu đựng, để đương đầu với mọi tình huống và một bản tính dịu dàng mềm mỏng trong cư xử với nhiều người xung quanh giúp cho chị giữ được tình cảm của họ hơn.

      Chồng mất lúc thằng con trai út của Thiên Dung mới lên 7 tuổi, bây giờ thằng bé đã trưởng thành đang chuẩn bị để vào đại học. Cô con gái lớn lập gia đình và đã ra sống riêng nên nhà chỉ còn hai mẹ con, đôi lúc chị cảm thấy rất hiu quạnh. 

      Thời gian sau này khi tình cảm giữa Thiên Dung và Ðoan Khương đã trở thành bè bạn khắng khít thì anh vẫn thường đến chơi luôn. Cuối tuần chị hay trổ tài làm bếp, nấu một vài món ăn quen thuộc lúc còn ở Việt Nam cho anh thưởng thức, lâu dần trở thành thói quen họ không thể không đến với nhau vào những ngày nghỉ của hãng. 

      Thiên Dung mặc dù đã lớn tuổi, nhưng có lẽ chị biết cách phục sức và trang điểm hợp với mẫu người của chính mình nên trông vẫn còn có nét lắm.


      Có một điều Ðoan Khương rất thích ở Thiên Dung vì chị biết gợi chuyện, hầu như anh đến với người đàn bà này là để tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần nhiều hơn. Lúc đầu hai người cư xử với nhau còn giữ phép lịch sự xã giao thì Thiên Dung gọi Ðoan Khương bằng "chú" xưng "chị". Khi sự lui tới đã trở nên thân tình, Thiên Dung đổi cách gọi tên của anh:

      - Khương ơi, đưa giùm chị cái nầy ...

      - Xe chị Dung bữa nay có "vấn đề" rồi, một chút rảnh Khương coi sửa giùm chị nghe?

      Lúc hai người gặp nhau ở hãng, Thiên Dung đã thân mật báo cho Ðoan Khương sự trục trặc của chiếc xe và anh cũng "OK" hết sức tự nhiên.


      4.


      Một lần sự việc xảy ra rất bình thường, nhưng vô tình đó lại là cái mốc khiến cho họ phải suy nghĩ với một chút tình cảm nhẹ nhàng thoáng qua. Buổi chiều tan sở làm, Ðoan Khương phải đi nhờ xe Thiên Dung vì hôm đó xe anh bị hư bỏ sửa ở shop. Trên đường đi, tự dưng ngẫu hứng Ðoan Khương đưa Thiên Dung vào nhà hàng thay vì chạy thẳng về nhà. Chị ngạc nhiên hỏi thì anh cười:

      - Có quá giang xe thì phải trả nợ chứ!

      Thiên Dung lắc đầu định từ chối thì Ðoan Khương nắm tay chị kéo xuống xe, hai người bước vào chọn bàn ngồi và gọi thức ăn. Trong khi chờ đợi nhà hàng nấu nướng, Thiên Dung đưa mắt nhìn một vài thực khách xung quanh, chị hơi ngạc nhiên thấy bàn nào cũng có một bình hoa tươi, và họ cũng ngồi từng đôi. Ðoan Khương kêu một chai bia, anh rót ra ly đưa lên môi hớp từng ngụm một cách nhẹ nhàng từ tốn, dường như có điều gì lý thú đang thưởng thức. Thiên Dung múc từng muỗng nước trái cây, chị cũng nếm hương vị chua ngọt trong ly của mình ... và tự nhiên hai người lãng tránh ánh mắt không nhìn nhau.

      Nhân viên nhà hàng mang thức ăn ra, Ðoan Khương chủ động gắp một vài thứ bỏ vào chén cho Thiên Dung, anh mời chị một cách thân mật:

      - Ðói bụng rồi, ăn đi ...

      Khi ra khỏi nhà hàng bước lên xe, Thiên Dung trở nên ít nói hẵn, chị có cảm giác bữa ăn không được bình thường. Quả thật Thiên Dung không hiểu nổi cho đến khi chia tay với Ðoan Khương tại chỗ anh bỏ xe sửa, chạy qua một vài bloc đường chị mới chợt nhớ:

      - A, Valentime Day!

      Bình hoa tươi trên mỗi bàn và từng đôi ngồi bên nhau trong một bữa ăn chúc mừng ngày lễ tình nhân cho chính họ. Thảo nào, Thiên Dung đã linh cảm có một cái gì là lạ trong bầu không khí của nhà hàng.

      Từ lâu rồi chị không còn nghĩ đến ngày này nữa, sao tự dưng Ðoan Khương làm sống lại trong lòng Thiên Dung một cảm giác mơ hồ khó tả?!

      "Ðói bụng rồi, ăn đi", câu nói trổng của anh cũng khác thường ngày ... Lẽ nào trong quan hệ hai người đã bắt đầu có sự thay đổi? Nghĩ về Ðoan Khương với một chút bâng khuâng, Thiên Dung lặng lẽ thở dài.


      5.


      Quả thật khi chồng đưa ra đề nghị "ly dị", Như Mẫn đã vô cùng sững sốt, nàng lặng người rất lâu mới nghẹn ngào hỏi lại:

      - Tại sao phải ly dị?

      Ðoan Khương đua tay lên bóp trán, nhưng giọng nói cương quyết:

      - Anh muốn ly di bởi vì anh không thích đóng vai một người chồng phản bội.

      Như Mẫn cắn môi muốn khóc:

      - Em ... biết anh đang có một người đàn bà khác, họ đến với anh vì tình yêu hay vì cái gì ... em không cần biết, em chỉ muốn giữ lại cho hai đứa con em một người cha.

      Ðoan Khương cười đau khổ:

      - Người cha như anh có đáng gì để giữ hả em? Ðối với con cũng như đối với em, anh không còn xứng đáng ... vì lẽ đó cho nên anh cần phải ly dị.

      Ad-22 Ad-22

      Như Mẫn quắt mắt:

      - Ðể chính thức cưới "bà ta" à?

      Ðoan Khương lắc đầu buồn bã:

      - Không, vĩnh viễn không bao giờ có chuyện đó!

      - Vậy anh cần ly dị để làm gì? Giữ lại được cho con một người cha ... em mặc anh muốn "quen" ai.

      Rồi như ấm ức một điều gì, Như Mẫn cay đắng:

      - Có lẽ người đàn bà lớn tuổi đó có sức "quyến rủ" ghê lắm mới khiến cho anh về nhà "đòi" ly dị vợ?

      Ðoan Khương lạnh lùng:

      - Em đừng "xúc phạm" đến người ta. Anh đặt vấn đề ly dị chỉ vì anh không muốn kéo dài sự giả dối với em thôi, anh cần "sống" thật với chính anh.

      Như Mẫn trân trân nhìn chồng. Quả thật nàng không hiểu nổi Ðoan Khương, đang sống đầm ấm hạnh phúc với vợ đẹp, con ngoan lại đem lòng chia sẻ tình cảm với một người đàn bà khác mà trớ trêu người đàn bà này hình như lớn hơn chàng rất nhiều? Mặc dù chưa lần nào mục kích được chuyện chồng ngoại tình, nhưng Như Mẫn có nghe phong phanh chàng thường tới lui với người phụ nữ làm chung hãng, đôi lần họ có đi ăn với nhau và bạn bè nàng chạm mặt.


      6.


      Lúc đầu nghe chuyện đó Như Mẫn có hơi ngạc nhiên, nhưng nhiều người kể lại làm cho nàng tin thật, đem "vấn đề" ra hỏi chồng thì chàng không chối bỏ nguồn dư luận mà trái lại còn xác nhận một cách rất bình tỉnh làm cho Như Mẫn chới với. Rồi không để cho nàng "mè nheo", "chì chiết" như phần đông những người vợ biết chồng có tình nhân, Ðoan Khương đưa ra quyết định ly dị với Như Mẫn. Trong thâm tâm nàng quả thật không muốn xảy ra chuyện lớn lao như vậy, Như Mẫn vẫn tự tin ở sắc đẹp và địa vị vững vàng của nàng trong gia đình cũng như trong lòng của Ðoan Khương.


      Theo cách nghĩ của một người đàn bà biết mình có một "giá trị" tuyệt đối Như Mẫn không "ghen" với người tình nhân của chồng, bởi nàng rất hiểu "đối phương" không cân sức với mình. Tuy chưa bao giờ gặp mặt, nhưng qua những người quen kể lại và diễn tả thì người phụ nữ đó đã lớn tuổi, nhan sắc chỉ trung bình. Hai điểm chính mà còn "thua" nàng thì tội gì Nhu Mẫn lại lo mất chồng? Chẳng qua Ðoan Khương giống như một ông nhà giàu ăn toàn cao lương mỹ vị nên đâm ra ngán ngẩm, muốn tìm chút hương vị mộc mạc đồng quê "canh rau cải", "cá kho quẹt" thay đổi vậy thôi. Ðiều suy nghĩ của Như Mẫn đã bị Ðoan Khương đánh bạt đi với quyết định yêu cầu nàng ký tên ly dị. Ðã đến nước Như Mẫn không còn dám coi thường người đàn bà đó nữa, nàng vừa đau khổ vừa cảm thấy một sự mất mát trong cuộc đời mà lần đầu tiên Ðoan Khương là người tạo ra.

      Trên thương trường Như Mẫn rất xông xáo mạnh dạn và biết cách xoay trở, nhưng nàng thật sự bế tắt trong chuyện tình cảm gia đình. Ðôi lúc tâm sự não nề chẳng biết thổ lộ với ai, Như Mẫn đâm ra buồn bã, ngơ ngẩn vào ra thở vắn than dài chỉ có một mình.


      Buổi chiều tình cờ nghe tiết mục "bạn gái tâm tình" trên đài phát thanh chương trình Việt Nam, nhiều câu chuyện nêu ra để nhờ người phụ trách tiết mục đó giúp ý kiến giải quyết vấn đề sao cho hợp lý và không còn nan giải nữa. Tự nhiên Như Mẫn nảy ra quyết định viết một lá thư kể lể dong dài mọi việc về chồng và người đàn bà đó để xin họ góp ý giúp nàng làm thế nào không bị mất Ðoan Khương. Chưa bao giờ Như Mẫn cảm thấy sự hiện diện của chàng quả thật rất cần thiết cho chính nàng và hai con như lúc này. Thời gian qua có lẽ niềm kiêu hãnh về những gì nàng có được đã làm mất đi cai "thật" trong tình cảm của Ðoan Khương ở trái tim của người vợ.

      Ðến khi phát giác ra mình sẽ mất nốt luôn một con người bằng xương bằng thịt kia thì Như Mẫn mới hoảng hốt, cuống cuồng bấu víu vào bất cứ nguồn hy vọng nào có được. Thực hiện theo lời chỉ dẫn của người phụ trách tiết mục "bạn gái tâm tình" trên đài Việt Nam.


      7.


      Như Mẫn "mò" ra số phone của người đàn bà đó để liên lạc xin được gặp mặt. Trong thâm tâm nàng không một chút tin tưởng vào cuộc thương lượng như thế, khi đã muốn san sẻ tình yêu của người khác thì "họ" đâu có dễ dàng chịu nhượng bộ. Ý nghĩ đó vẫn đeo đuổi theo Như Mẫn suốt trên khoảng đường tìm đến nhà người tình nhân của chồng, mãi khi mặt đối mặt nàng mới thật sự có đôi chút hụt hẫng trong suy nghĩ về con người bằng xương bằng thịt này. Thiên Dung, người phụ nữ mà Ðoan Khương tỏ ra rất quý trọng, rất thân thiết đến đánh đổi cả hạnh phúc hơn mười năm qua của chính chàng, Như Mẫn nhìn thấy từ khuôn mặt lẫn dáng dấp đó có vẻ hiền lành, giản dị ... phảng phất một nét buồn khép kín.

      Như Mẫn bước vào phòng khách thì đã có sự hiện diện của người phụ nữ chủ nhà từ lúc nào. Chị ngồi nghiêm trang như đang sẵn sàng chờ đón nàng. Hai người vừa gặp nhau, người phụ nữ chủ động đứng lên đưa tay chỉ chiếc ghế đối diện và mỉm cười thân thiện:

      - Vừa gác phone xong là mình cũng chuẩn bị để tiếp Như Mẫn đây. Sao kiếm nhà có dễ không?

      Thoáng một chút sửng sốt về thái độ hòa nhã, có phần gần gũi thân mật của người phụ nữ luống tuổi này, Như Mẫn chợt khựng lại điều suy nghĩ mà nàng định sẽ nói như mục đích đến đây, dẫu sao cũng khá bặt thiệp trong việc xả giao, Như Mẫn kịp giữ lại thái độ mình, tươi cười đáp:

      - Không khó lắm đâu, kiếm nhà là nghề của tôi mà.

      Người phụ nữ "à" lên một tiếng rồi cũng bật cười:

      - Chết, mình quên mất điều đó chứ, sau khi chỉ đường cho Như Mẫn xong, gác phone mình lại cứ lo ...

      Vừa ngồi xuống ghế là Như Mẫn đã "quét" nhanh một thoáng nhìn tổng quát căn phòng khách, sự bày biện đơn sơ, gọn gàng nhưng không kém phần đẹp đẽ, ấm cúng. Cách trang trí, ngăn nắp trong nhà chứng tỏ chủ nhân cũng là một người đàn bà khéo léo và có trình độ mỹ quan rất khá. Trên đường đi đến đây, Như Mẫn đã có những ý nghĩ lệch lạc về Thiên Dung, nàng không ngờ điều đánh giá của mình thật sai lầm sau cuộc nói chuyện với Ðoan Khương.


      8.


      Ad-22 Ad-22

      Tự nhiên hai người đàn bà lảng tránh ánh mắt không dám nhìn thẳng vào nhau., có một điều buồn bã khiến đôi bên chẳng ai dám mở lời. Hồi lâu như đã cương quyết tự mình buộc phải đương đầu Thiên Dung nhẹ nhàng hỏi:

      - Như Mẫn cần điều gì ở tôi?

      Không thể dằn được, Như Mẫn nói như muốn khóc:

      - Chị ạ ... anh Ðoan Khương đòi ly dị!

      Thiên Dung lặng người:

      - Tại sao đến phải như vậy? Tôi quả thật không hiểu?

      Như Mẫn lắc đầu thiểu não:

      - Em cũng không hiểu ... Hỏi thì anh nói không muốn là một người đàn ông phản bội. Em mặc cho anh ấy muốn làm gì nhưng xin đừng ly dị. Sống trong cái xứ sở tự do văn minh này quả thật một mái ấm gia đình rất cần thiết cho các con, chị ạ!

      - Thiên Dung lộ vẻ xúc động khi nghe Như Mẫn gọi mình một cách thân mật và lời lẽ thành thật của nàng khiến cho chị rất áy náy.

      Im lặng một chút, Thiên Dung dịu dàng:

      - Có phải Như Mẫn định nhờ tôi khuyên Ðoan Khương điều gì không?

      Như Mẫn nhìn người phụ nữ đối diện với sự biết ơn và cảm phục, thay vì gật đầu, nàng lại thở dài:

      - Em trên đường đến đây là ý định như vậy, nhưng bây giờ thôi không cần thiết nữa.

      Thiên Dung ngạc nhiên:

      - Tại sao không cần thiết nữa?

      Niềm kiêu hãnh của người đàn bà gặt hái nhiều thành đạt trong thương trường trở về với Như Mẫn khiến cho nàng tự trọng từ chối sự giúp đỡ của người khác. Hơn nữa Như Mẫn linh cảm tình yêu trong lòng Ðoan Khương đã "mất" rồi, vậy nàng cần gì giữ lại cái thể xác không hồn đó? Dường như đã đọc được những điều suy nghĩ của Như Mẫn, Thiên Dung chậm rãi nói:

      - Cho tôi gọi Như Mẫn là em để tôi có thể khuyên một lời này: Giá trị hạnh phúc của người đàn bà là phải hiểu được chồng. Em đừng tự ái mà dẹp bỏ con đường dấn thân để "đòi" lại cái hạnh phúc đó cho mình, nếu một mai "mất" đi rồi có muốn tìm lại cũng khó lắm.

      - Lấy về làm gì khi anh ấy đâu còn yêu em.

      Thiên Dung chợt mỉm cười:

      - Ðoan Khương vẫn yêu vợ con lắm, có lẽ thới gian qua chính sự lơ là của em đã đẩy Khương xa em đó thôi.

      Như Mẫn nhìn chị ngập ngừng:

      - Còn đối với chị ... anh Khương có ...

      Thiên Dung lắc đầu:

      - Với chúng tôi chỉ có tình bạn bè, được một điều Ðoan Khương rất quý mến tôi ... bởi vì ... nói ra Như Mẫn đừng buồn, bởi vì Khương đã tìm thấy ở nơi tôi một chỗ nương tựa tinh thần và là nơi bóng mát tạm thời cho tình cảm của Khương dừng chân, vậy thôi.

      Như Mẫn đột ngột bước đến nắm lấy bàn tay của Thiên Dung siết nhẹ:

      - Em cám ơn chị, xin phép chị em về ...


      9.


      Thiên Dung gật đầu rồi không chờ cho Như Mẫn nói thêm gì, chị quay lưng bước vội như để tiễn khách, nhưng thật ra Thiên Dung đang đưa tay lau nhanh giọt nước mắt của chính mình.


      Diễm Phượng

      (Trong tập GIỮ LẠI CHO ÐỜI MỘT CHÚT HƯƠNG
      do Ðại học Ðông Nam xuất bản 1998)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giữ Lại Cho Đời Một Chút Hương Diễm Phượng Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)

      Con Thú Tật Nguyền (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)

      Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)

      Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)