1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Bức Tranh Tạ Tỵ (Mỹ Tín) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      14-11-2012 | TRUYỆN

      Một Bức Tranh Tạ Tỵ

        MỸ TÍN
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Vào năm 1956, họa sĩ Tạ Tỵ có tổ chức triển lãm tranh. Phòng triển lãm lúc đó ở góc đường Lê Lợi- Nguyễn Huệ, là một phần của trụ sở Văn Hóa Vụ ở góc Lê Lợi - Tự Do. Ít lâu sau, phòng triển lãm tranh ảnh lại dời về góc đường Tự Do - Nguyễn Du, nhường góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ cho Saigon Ngân Hàng.



         Khỏa Thân, sơn dầu Tạ Tỵ. Sưu tập Dao Danh Anh. Tài liệu trong L'Aventure de L'Art Moderne au Vietnam, Paris Hanoi Saigon, Pavillion des Arts, Paris musées.

      Phòng tranh của Tạ Tỵ gồm trên bốn chục bức tranh lập thể vẽ bằng sơn. Đi ba vòng ngắm tranh tôi đều ngừng lại hơi lâu trước một bức gần như đen trắng. Tôi quyết định xin mua bức tranh đó vì tôi có cảm tưởng nó là tranh của tôi. Của tôi không phải vì tôi sẽ mua nó! Của tôi không phải tại Tạ Tỵ vẽ đúng sở thích của tôi. Của tôi là tại tôi đã đọc được ở đâu đó tranh lập thể hay tranh trừu tượng luôn luôn có chỗ làm cho người xem tưởng mình có góp phần sáng tác!


      Đúng vậy, tranh là tranh Tạ Tỵ, màu sắc và khung ngoài khung trong là của Tạ Tỵ, nhưng nội dung là "của tôi", một trăm phần trăm! Sao lạ vậy?

      Dĩ nhiên là Tạ Tỵ không bao giờ nghĩ như vậy! Và cũng không ai là người nghĩ như vậy! Cả tôi, tôi chỉ nghĩ thầm và cũng chưa bao giờ viết ra hoặc nói ra với ai điều đó! Tôi chỉ là người mua tranh vì thấy tranh đẹp! Tạ Tỵ là Tạ Tỵ. Tôi là tôi!

      Trước khi đi vào những cái "tương đồng và dị biệt" giữa họa sĩ và người mua tranh mà người sau cho rằng trong tranh có phần sáng tác cửa mình, tôi xin mở một dấu ngoặc:


      Ngày xưa có một người thợ giày đứng xem một họa sĩ nổi tiếng vẽ một ông tướng cưỡi ngựa. Người thợ giày chê họa sĩ vẽ sai chiếc giày. Sau khi suy ngẫm, họa sĩ sửa lại chỗ bị chê. Người thợ giày cao hứng tưởng mình cũng là họa sĩ nên phê bình lung tung. Họa sĩ bực mình phải nói: "Ông thợ giày ơi, xin ông đừng nhìn cao hơn chiếc giày!" Còn tôi, tôi không phê bình tranh Tạ Tỵ!


      Như đã nói, tôi đi quanh phòng tranh ba vòng, vòng nào tôi cũng ngưng trước bức tranh tôi ưa thích lâu hơn một chút. Tôi quyết định xin mua bức tranh đó với giá mười ngàn đồng. Tôi quay lại và tưởng phải đi tìm ông chủ phòng tranh, nhưng bất ngờ không biết anh Tạ Ty đã đứng sau lưng tôi từ lúc nào! Tôi chưa kịp chào thì họa sĩ vui vẻ bắt tay tôi và nói:


      "Tôi biết anh thích bức tranh này, chỗ quen biết tôi bớt anh hai chục phần trăm, anh cho tôi cái danh thiếp, thứ bảy tuần sau, tôi sẽ đem tranh đến tận nhà anh."


      Tôi móc ví lấy ra một tấm danh thiếp, anh Tạ Tỵ gài nó vào tấm tranh, tôi cảm thấy hơi hãnh diện!

      Tranh Tạ Tỵ chứ bộ!

      Họa sĩ nói tiếp:

      "Chắc anh đã biết, tấm tranh này có tựa đề là Thể Xác."


      Tôi ngạc nhiên tự hỏi tại sao tôi lại không trông thấy miếng sắt nhỏ xinh xắn có hai chữ Thể Xác từ trước? Tôi thoáng có ý nghĩ không xin mua tấm tranh đó nữa, nhưng thấy tấm danh thiếp của mình đã cài trên bức tranh rồi, hơn nữa, tôi cũng đã nghĩ tôi mua tranh "của tôi" chứ tôi đâu có mua bức tranh có tựa là Thể Xác, nếu cần phải tháo bỏ miếng sắt đi thì đâu có khó khăn gì!


      Tôi im lặng nghe anh Tạ Tỵ nói:

      - Trong tranh tôi vẽ một người đàn bà khỏa thân nằm vắt tay lên trán bên cạnh cửa sổ.

      Ấy chết! Nhà đông con, ai lại đi mua tranh đàn bà khoả thân về treo bao giờ! Tôi lại thoáng có ý ngần ngại, nhưng mở thật to mắt nhìn kỹ lại bức tranh, tôi đâu có thấy ai khỏa thân nằm hay ngồi ở chỗ nào đâu?

      Anh Tạ Tỵ lại tiếp tục giải thích:

      - Anh có thấy giữa bức tranh có bàn tay năm ngón, phía sau bàn tay có con mắt?

      Tòi nghĩ thầm chi tiết này được.

      Anh Tạ Tỵ tiếp tục:

      - Anh có trông thấy hai cái vòng tròn này không?

      - Thấy!

      - Hai cái vú đấy!

      - Trời đất!

      Nhưng may quá, tôi nhìn thật kỹ thì một trăm phần trăm không phải là hai cái vú.

      - Đây, anh có thấy mấy cái đường cong này không?

      - Thấy!

      - Đấy là những đường cong tuyệt mỹ trên thân xác một người đàn bà đẹp!

      Tôi chợt nghĩ đến Thẩm Thúy Hằng. Nghĩ thì nghĩ chứ tôi đâu có thấy Thúy Hằng hay Thúy Thanh nào dâu?

      Tôi hỏi:

      Còn 12 cái ô vuông hình trám màu đen và màu xám này là gì?

      - Đấy là miếng gạch men đang có ánh sáng chiếu!

      - Còn hai vệt đen loằng ngoằng giống như hai chữ ép phờ này là gì?

      - Đó là cái bóng của cái chấn song sắt từ ngoài bao lơn chiếu vào.


      Hiểu hết được bức tranh trừu tượng này phải là một nghệ sĩ có óc tưởng tượng phong phú!

      Anh Tạ Tỵ nói đúng. Có lẽ vì không phải là một nghệ sĩ giàu tưởng tượng cho nên dù anh Tạ Tỵ có cố ý dù anh Tạ Ty có cố ý thuyết phục tôi hết tình hết lý tôi cũng không thể đồng ý với anh về những điểm?


      1. Những cái vòng tròn mà họa sĩ bảo là "đôi gò bồng đảo" thì tôi lại thấy là những cái lỗ tròn trên mặt những cây đàn ghi ta!

      2. Bàn tay trên trán người đàn bà (?) thì tôi lại cho rằng đó là những ngón tay có mắt của những nhạc sĩ vĩ cầm hay dương cầm... Nếu không, thì bàn tay của nhạc sĩ làm sao bay lướt nhẹ nhàng trên những phím, những giây đàn mà không hụt hẫng, không lạc lõng, không vấp váp?

      3 . Những đường cong trong tranh mà họa sĩ bảo là những đường cong tuyệt mỹ trên thân xác người đàn bà thì tôi lại thấy đó là những đường cong trên những cây đàn ghi ta, vĩ cầm hay đại hồ cầm!

      4. Hai nét vẽ đen đậm mà họa sĩ bảo là những cái bóng của chấn song sắt ngoài bao lơn chiếu vào thì tôi lại thấy đó là hai cái mang khoét trên mặt cây đàn vĩ cầm.

      5. Những vạt màu đen hình trám dính vào nhau mà anh Tạ Tỵ bảo là những viên gạch men thì tôi thấy đó là cái lưỡi cưa.

      6. Và ở hàng chục tảng màu khác tôi nhận ra những cái búa, cái chàng, cái đục, đồ nghề của thợ mộc.

      7. Hai chữ Thể Xác, nếu muốn thay thì tôi sẽ để là Thợ Mộc!

      Ai ngăn cản được tôi sáng tác lại một bức tranh của Tạ Tỵ trong tâm tưởng tôi?


      Nghĩ vậy thì nghĩ, tôi cũng biết ở Việt Nam chơi tranh Tạ Tỵ thì đâu có khác ở Âu Mỹ người ta chơi tranh Picasso, ở Nhật người ta mê tranh Van Gogh? Hách lắm chứ bộ!

      Thật vậy, Thể Xác là một tác phẩm thành công của họa sĩ Tạ Tỵ, nhưng câu chuyện về bức tranh này đến đây chưa hết!


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Tôi phải đổi chỗ ở. Từ góc đường Nguyễn Huệ - Nguyễn Văn Thinh tôi dọn về Hai Bà Trưng. Người chủ đã mua căn nhà này trước, định cất ở đây một cao ốc 9 tầng để làm phòng ngủ cho Mỹ mướn, nhưng bị lối xóm phản đối nên chưa có giấy phép xây cất. Người chủ nhà cứ cho khởi công đóng móng và xây cất lén lút phía sau. Mới cất được bốn tầng thì có lệnh của tòa án phải ngưng. Người chủ đã mua căn phố buộc lòng phải bán rẻ căn nhà xây cất dở dang cho tôi. Sẵn có nhà thầu, tôi nhờ hoàn tất nửa căn đã làm phía sau gồm bốn tầng với cái cầu thang bằng đá mài. Và căn nhà cũ còn lại ở trước cũng được sửa chữa sơn phết lại thành một cửa hàng rộng rãi (5th x 15th). Lối xóm vui vẻ vì không còn sợ phải ở gần lính ngoại quốc say sưa ồn ào.


      Dọn về mới được một tháng tôi nhận thấy con số thu nhập tăng nhanh, bán một ngày gần bằng một tháng ở địa chỗ cũ. Tôi yên chí phủi tay giao lại cửa hàng cho bà xã và dâu con cáng đáng. Ngành nhập cảng sách và dụng cụ âm nhạc từ Pháp cố hữu của tôi kể như bị phá sản từ lâu. Tôi chỉ còn mót căn gác xép trên trần phần nhà cũ làm chỗ sữa chữa vĩ cầm! Và trên sân thượng phần nhà mới xây, tôi cất một căn nhà vách bằng ván ép, mái lợp tôn có trần nhà hẳn hoi. Tôi đọc, víết, ăn, ngủ ở đó. Phần sân thượng còn lại rộng rãi tôi chơi non bộ và cây cảnh. Tôi rất thích cái "giang sơn" của tôi mà tôi đã tưởng tượng ra từ mấy câu thơ cổ của Thiền Sư Trúc Thiên dịch:


      Trên ngàn đỉnh núi một gian nhà

      Một nửa cho mây một nửa ta

      Đêm rồi gió thổi mây bay mất

      Tỉnh dậy ai nhàn bằng lão gia.


      Một hôm anh Tạ Tỵ đến chơi. Các cháu mời bác vào phòng khách rồi chạy lên sân thượng gọi tôi. Tôi vừa đi xuống vừa suy nghĩ: Tạ Tỵ mà cũng có thì giờ đi chơi à. Trung Tá Quân Đội Cộng Hòa, văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ... thì giờ đâu mà đi chơi?


      Anh Tạ Tỵ vào phòng khách anh chỉ nhìn qua rồi đi ra leo lên cầu thang, leo 13 bậc anh dừng lại nhìn tấm tranh "Thể Xác." Tôi đi xuống đứng cạnh anh, anh vẫn nhìn lên tấm tranh. Nghe tiếng tôi chào, anh Tạ Tỵ chào lại theo lối nhà binh rồi nói:


      - Tấm tranh của anh bị trày chợt nhiều chỗ, để tôi lấy về sửa lại cho anh, vài bữa nữa tôi trả lại.


      Anh Tạ Tỵ tự động tháo bức tranh xuống rồi đem ra xe. Tôi chưa kịp có phản ứng...! Tranh là tranh của Tạ Tỵ, nay anh lấy về để sửa lại, chắc hẳn nó phải đẹp hơn, tôi mừng thì có, chứ phản ứng với phản pháo gì?


      Đem bức tranh ra xe rồi anh Tạ Tỵ mới quay lại cho tôi biết mục đích của anh lại thăm tôi là để cho tôi biết ngày giờ tôi phải sẵn sàng để anh cho xe đưa tôi ra phi trường đi Đà Lạt thuyết trình ở Đại Học C.T.C.T. [Chiến Tranh Chính Trị] và ở tiểu đoàn C.T.T.L. [Chiến Tranh Tâm Lý]


      Sở dĩ tôi treo tranh Tạ Tỵ ở hành lang là vì cái phòng khách không phải của tôi mà là của bà xã và của mấy cháu gái. Tường quét vôi xanh như lá rau muống. Có một cái tủ thờ lớn, cổ kính kiểu Huế, trên có tượng Đức Mẹ Fatima, có những cái chân đèn mạ bạc. Những bình cắm bông bằng pha lê!


      Một bộ sa lông Tàu cắt ngắn chân, có nệm gấm vàng đỏ. Một cái tủ nhỏ hơn với những cái mái cong cong như mái long đình, trưng bày những bộ ấm chén cổ và có cả hai con ngựa mà bà xã tôi bảo bằng bích ngọc, quý lắm, nhưng tôi trông giống như bằng nhựa ny-lông! Rồi ở một góc phòng, lại có cả một cái piano, trên tường có treo một bức tranh của Ngô Bảo vẽ Beethoven. Thật ra thì tranh của Ngô Bảo mà bị treo ở đó là vì còn có cái piano. Cái piano cũng bị đặt ở đó là vì chưa có chỗ nào khác và cũng vì còn có bức vẽ của Ngô Bảo. Tranh và đờn đều không "đắc địa" nhưng còn có đôi, thôi thì cứ cho là tạm được đi. Còn tranh Tạ Tỵ, một tác phẩm hội họa mới, lập thể, trừu tượng, mà treo ở một phòng khách nửa Tây nửa Tầu theo kiểu làng xã miệt vườn được sao?


      Tranh của Tạ Tỵ đẹp như thế nào, đẹp ở chỗ nào thì tôi không trả lời được, lý do vì tôi không phải là họa sĩ. Nhưng đọc hết thiên bút ký này và cũng là những cảm nghĩ của tôi về bức tranh, có thể cũng có độc giả hiểu được giá trị bức tranh.

      Vì chưa có chỗ treo nên tôi tạm để nó trong một góc phòng. Nhưng lúc nào tôi cũng canh cánh thấy nó trong tâm tưởng, nên tôi treo đại nó ở hành lang của ngôi nhà, mới làm nửa đời nửa đoạn!


      Mỗi khi đi đâu về, chưa kịp bước lên cầu thang thì tôi đã trông thấy bức tranh. Leo lên 13 bậc thang thì bức tranh ở ngang tầm mắt. Tôi từ từ vừa đi vừa nhòm tranh. Leo thêm 13 bậc nữa là tôi lên tới từng trên, nhưng chỉ quay đầu và nhìn xuống chút xíu thôi, tôi vẫn thấy được bức tranh và nó hình như cũng "thấy" tôi!


      Tôi rất thích tấm tranh. Tôi thích nó một cách nhẹ nhàng và nó hiện diện trong tôi cũng rất nhẹ nhàng. Nghĩa là bất cứ lúc nào tôi cũng có thể quên nó hay nhớ nó. Ra đến cửa hàng chào một người khách hàng quen hay là bước ra khỏi cửa là tôi cũng quên nó rồi! Đi đâu về, mặc dù vừa gặp chuyện buồn ở sở quan thuế, sở môn bài, sở kho bạc, ngân hàng... hay bất cứ ở đâu, cứ trông thấy bức tranh Tạ Tỵ là tôi thấy vui vui, mọi chuyện đều quên hết. Có lẽ tại tôi bị phá sản, cơ sở kinh doanh cũ của tôi đã bị tiêu tan. Cửa hàng và văn phòng hiện tại là của bà xã. Vốn liếng của tôi hình như chỉ còn có cây đàn vỹ cầm, bức tranh Tạ Tỵ và một tủ sách ế!


      3.


      Hai hôm sau, anh Tạ Tỵ lái xe jeep đem trả tranh cho tôi. Tôi ra tận xe định đỡ lấy tấm tranh nhưng anh Tạ Tỵ nói để anh treo lại cho đúng chỗ cũ. Treo xong anh bước xuống vừa đi vừa nhìn vào phòng khách đang mở rộng cửa, chắc hẳn là anh có trông thấy Beethoven trong tranh Ngô Bảo đang nhăn nhó cau có nhìn anh. Anh bắt tay tôi vui vẻ:

      - Xong rồi! Anh thấy bức tranh của anh thế nào?

      Tôi đáp lại như cái máy:

      - Đẹp lắm! Trông như mới!

      Đưa anh Tạ Tỵ ra đến tận xe rồi tôi trở vô nhìn lên tấm tranh, tôi thấy có cái gì hơi khác!

      Ý nghĩ đầu tiên của tôi về "cái gì hơi khác" này là tại cái khung mới sơn lại! Nhưng không! Có "cái gì khác" thật sự, chứ không phải tại cái khung!


      Ý nghĩ thứ hai của tôi về "cái gì khác" này là có một ánh cửa sổ hay một lỗ hổng nào ở gần đó bị đóng lại, hoặc bịt lại? Tôi nhìn quanh thấy tất cả các cửa sổ vẫn mở! Tôi tự an ủi: Có lẽ cũng phải vài ba ngày rồi tôi sẽ quen mắt! Nhưng không phải chỉ vài ba ngày, mấy tháng sau tôi vẫn bận tâm về bức tranh, nghĩ là nó không còn thu hút tôi như trước, hay là nói cho rõ hơn, nó không làm cho tôi vui thích nữa!


      Ý nghĩ thứ ba của tôi về trường hợp trên có thể thuộc về tâm lý: vì làm ăn thất bại nên tâm thức của tôi có biến chuyển mạnh! Nhưng tôi thất bại có cả hằng năm nay rồi chứ đâu phải anh Tạ Tỵ lấy tranh về sửa chỉ có cái khung?


      Hằng ngày, ngày nào cũng như ngày nào, tôi vẫn cứ phải nhiều lần đối diện với bức tranh! Lúc trước, đi đâu về, chỉ mới bước chân vào nhà thì tôi đã có cảm tưởng như tấm tranh đón mừng tôi. Nhưng bi giờ thì nó chọc giận tôi, nó khiêu khích tôi! Tôi cứ phải đối phó với nó bằng... Chánh niệm! Dù vậy tôi vẫn ngấm ngầm thách thức:

      "Thế nào cũng có ngày..."


      Một hôm, sau một đêm trằn trọc, tôi dậy sớm xách bức tranh Tạ Tỵ lên sân thượng. Tôi đặt nó trên một cái ghế, rồi kéo cái ghế vào một chỗ không chói nắng lắm, và dù nằm hay ngồi, kể cả ngồi thiền, tôi cũng trông thấy nó để hy vọng tìm ra lý do khiến cho mấy tháng nay làm tôi có cảm tưởng như mất mát một cái gì thân thương ở nó, ở bức tranh Tạ Tỵ có chủ đề là Thể Xác!

      Mùa mưa, trước khi đi ngủ tôi cẩn thận trùm lên bức tranh một tấm poncho kẻo sợ gió tạt ướt!


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4.


      Một đêm vào khoảng 4 giờ sáng, tôi chiêm bao thấy ở bức tranh Tạ Tỵ lóe lên một vệt sáng. Đang ngủ mà tôi cũng có ý nghĩ phải chụp lấy nó, phải bắt lấy nó. Tôi vùng dậy bật đèn lên nhìn vào bức tranh, nó vẫn nằm kín đáo trong cái poncho! Tôi lại nằm xuống ngủ tiếp nhưng lòng thấy vui vui! Không biết có phải tại tôi nhớ được cái chỗ có vệt sáng xẹt ra từ bức tranh hay không?


      Hôm đó tôi dậy trễ, gần 8 giờ, ly cà phê sữa cháu đem lên đã nguội, khúc mì thịt một đồng cũng đã hết dòn. Ăn sáng xong nhớ đến bức tranh và giấc mơ đêm qua, tôi phải dùng chánh niệm để không nôn nóng! Mấy tháng trời thao thức dằn vặt còn được, chỉ một lát nữa là tha hồ mà ngắm tranh, đi đâu mà vội!


      Tôi từ từ nhấc cái poncho đậy trên bức tranh ra, rồi không cần nhìn lâu, tôi lấy ngón cái chỉ vào chỗ mà tôi chiêm bao thấy có ánh sáng. Tôi cúi nhìn thật gần và lấy đầu ngón tay (không phải móng tay) chà nhè nhẹ vào chỗ đó, tôi cảm thấy hình như có bụi. Tôi đeo kiếng nhìn ngón tay thấy có mấy sợi lông màu xanh dính vào. Tôi nghĩ ngay: đây rồi, đúng rồi, một tai nạn, trong lúc anh Tạ Tỵ chăm chú dặm vá những chỗ trày chợt ở cái khung thì một cây cọ có dính màu xanh rớt vào tranh! Thế là họa sĩ bắt buộc phải chùi vệt màu xanh đó đi! Nhưng làm sao chùi sạch được, và tảng màu mà thần bút của Tạ Tỵ đã ghi được trong lúc sáng tác cũng bay mất!


      Tảng màu này là nòng cốt, là căn bản, là uyên nguyên sống động, là ánh sáng hiện sinh của bức tranh mà bay mất thì làm sao toàn bộ bức tranh không bị ảnh hưởng tai hại? Cấu trúc toàn bộ màu sắc của bức tranh làm sao không lung lay? Linh hồn của hàng chục hàng trăm hình khối, đường nét trong tranh làm sao không bị mất quân bình? Nhưng tại sao tôi lại có được một giấc chiêm bao kỳ lạ và ... may mắn? Không có gì kỳ lạ hết! Tôi đã nhìn vào tảng màu đó, tảng màu bị tai nạn có có hàng chục lần, nhưng tôi chỉ nhìn mà không thấy, lý do vì tôi chưa có tuệ giác, chưa có chánh niệm về màu sắc cho nên ý thức của tôi chưa chịu thấy, chưa chịu ghi nhận cái mà tiềm thức của tôi đã mơ hồ nhận ra ngay từ hôm bức tranh đem trả lại cho tôi!


      Nhưng tại sao tôi không nói rõ điều đó ra với Tạ Tỵ?

      Tôi không dám nói vì một là tôi có mặc cảm của người thợ giày xem tranh trong truyện ký, hai là tôi có thành kiến rằng: thần bút không xuất hiện nhiều lần! Sửa chữa tranh khác với sáng tác tranh! Ánh sáng uyên nguyên hay linh hồn của một bức tranh phải do thần bút của họa sĩ lúc vẽ tranh! Van Gogh đã nhiều lần nhận ra linh hồn hiện sinh của cảnh vật, hay đúng hơn, của khoảng trống không gian khiến ông run sợ không dám vẽ, đành ôm hộp màu và vác giá vẽ đi về. Ba là vì tôi muốn giữ nguyên lòng kính mến anh Tạ Tỵ. Nói thật với anh về cảm nghĩ của tôi về "tai họa" có thể có, có thể không của bức tranh tôi sợ làm anh Tạ Tỵ buồn, và cho tôi là người nhiều chuyện, nhiều tưởng tượng và nhiều "tri kiến bất sinh!"


      Ngày xưa, Không Tử mới có 50 mà đã "tri thiên mệnh", ngày nay Tạ Tỵ và tôi cả hai đã hơn kém tám mươi thì còn gì quý hơn cho chúng tôi là "tri thiên mệnh?"


      Mỹ Tín

      Nguồn: Tạp chí Khởi Hành số 183&184 tháng 1&2.2012

      Nhà văn Mỹ Tín Nguyễn Đức Trọng sinh năm 1917 tại Hà Nội, có bài đăng trên báo Loa tại Hà Nội từ năm ông mới 18 tuổi, sau vào Huế làm báo Tràng AnGazette de Huế, vào Sài gòn cộng tác với báo Dân Quyền từ 1942 và nhiều báo khác trong thập niên '50 và thập niên '60: Dân Mới, Tiếng Chuông Tiếng Dội, Điện ảnh, Ngôn Luận, Kịch Ảnh...


      Thời gian ông lui tới Kịch Ảnh, tôi được quen biết ông (khoảng 1962-1963) do đang làm Thư ký Tòa soạn báo này và Kịch Ảnh (tờ tuần báo chuyên về nghệ thuật trình diễn, do Quốc Phong làm chủ nhiệm), đã mời ông tham dự cuộc Hội thảo về Kịch Nói tổ chức tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa tại đường Tự Do, Sài gòn. Ông còn dịch sách cho Phủ Quốc vụ Văn Hóa thời cụ Mai Thọ Truyền.


      Mỹ Tín viết nhiều loại phiếm luận, song không thấy có tác phẩm chính nào, ngoài cuốn sách nhan đề Phiếm Luận do Sông Thu* in năm 1999 tại Hải Ngoại. Mỹ Tín có vừng trán cao, dáng điệu tự tại thanh thản, vóc dáng to ngang, ngậm ống điếu, thái độ hài hòa. Văn ông sắc bén, ngọn ngành, với căn bản mỹ quan sâu rộng, phong phú thiền vị và ông có đạo Thiên chúa. Mỹ Tín từ trần sáng ngày 12.2.2000, nhằm mùng 8 tháng Giêng Canh Thìn, đúng 12 năm trước, tháng này. Bài Một Bức Tranh Tạ Ty cho thấy rõ bản sắc và văn phong của ông. VL.


      * Nhà xuất bản Sông Thu tại Los Angeles do hai nhà thơ Thái Tú Hạp - Ái Cầm chủ trương.

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Bức Tranh Tạ Tỵ Mỹ Tín Truyện ký

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)

      Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)

      Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)

      Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)

      Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng (Trần Hồng Văn)

      Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)