1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Khách Lạ (Trần Văn Tuyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-7-2020 | TRUYỆN

      Người Khách Lạ

        TRẦN VĂN TUYÊN
      Share File.php Share File
          

       

      Tặng những con người cách mạng Việt Nam


      1.


      Đêm nay là đêm trước ngày Quốc Khánh.

      Điện vẫn thiếu nhưng đèn thành phố vẫn sáng rực.

      Gạo vẫn đắt, nhưng các quán ăn vẫn đầy nhóc; đồ ăn vẫn ê hề; các bar; dancing, vẫn tưng bừng; rượu huýt ky, sâm banh vẫn lênh láng...


      Trong đêm tối thôn quê, các chiến sĩ, thường dân, vẫn ngã gục trước bom đạn cuộc nội chiến, nhưng đường phố vẫn ròn rã những tiếng cười, nghênh ngang những bộ mặt nhởn nhơ, đắc chí hay “mặc kệ”...


      Giữa ồn ào của đô thành, tôi cố kiếm một chỗ ngồi yên tĩnh để nghỉ chân và để “hoàn hồn”.

      Tôi tới vườn Diên Hồng, ngồi trên một ghế đá.

      Đây với kia, chỉ cách một đoạn đường rất ngắn, mà là hai thế giới riêng khác.


      Tiếng ầm ĩ vắng xa như tận đâu đâu. Mấy nhánh liễu phất phơ, rung rinh trước gió. Một chiếc đò nhè nhẹ lướt trên nước sông đen theo nhịp một mái chèo câm.


      Không gian hình như khác.

      Thời gian hình như khác.

      Tâm tư con người cũng hình như bị lôi kéo vào một thế giới khác lạ.

       

      Tôi giật mình, cảm thấy có người ngồi ngay bên cạnh.

      Có lẽ tôi mãi vẩn vơ mà không để ý.

      Tôi nhìn khách.

      Người không tuổi. Bảo là trẻ cũng được. Bảo là già cũng không sai.



          (Duy Thanh vẽ, nguồn: TC Khởi Hành)

      Khó nói khách là người Âu, người Á hay người Phi vì mặt rắn rỏi như gỗ mun, vóc lớn như người Âu, nhưng vẻ mặt lại trầm lặng như người Á.

      Mắt sáng ngời, khách lên tiếng trước, giong sang sảng, dõng dạc, tự nhiên:

      – Chào anh!


      Vẻ mặt khách, tiếng khách nói, phảng phất quen quen..

      Gặp ở đâu ta? ở Thượng Hải? ở Nam Kinh? ở Quảng Châu? ở Vọng Các? ở Paris? ở Londres? ở Rome? ở Genève? ở Le Caire? Ở Tunis?


      Trên hết, một cảm giác sâu sắc: linh tính tôi nhận thấy khách là người đáng kính.

      - Xin lỗi anh, anh ở Sàigòn hay là một khách lạ ở phương nào tới?


      Khách ngần ngừ:

      – Tôi không phải là người lạ mà là người lạ: lạ đối với Saigon, lạ bất cứ đối với nơi nào...

       

      – Xin lỗi anh, nay câu “bốn bể một nhà” là một sự thực. Sao anh còn có thể coi mình là xa lạ bất cứ nơi đâu?


      Khách mỉm cười chua xót:

      – Anh nói sao?

      “Bốn bể là một nhà” ư?

      Nhưng sao nhân loại lại chia rẽ nhau, chửi rủa nhau, đánh giết nhau?

      Anh quên ư? Ngay ở đất nước này, người ta đang đánh giết nhau vì những cái gọi là “lý tưởng”

      Tôi đã đi khắp bốn phương. Tôi đã ở đây hai năm.

      Nhưng tôi vẫn thấy mình là người khách lạ, cơ khổ, bơ vơ...


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      2.


      Tôi nghĩ lầm khách là người thất nghiệp, lỡ độ...

      – Tôi có thể giúp đỡ được bạn chăng? Tôi không giàu, nhưng xin bạn đừng vì khách khí...


      Khách gượng cười, nụ cười tàn héo ngay trên môi:

      - Cám ơn bạn. Tôi không những cần một người giúp tôi, mà cần tất cả mọi người giúp tôi! Tôi không cần tiền, tôi không cần gạo, tôi không cần nhà. Nhưng tôi cần mọi người giúp tôi về đủ mọi mặt, vật chất, tinh thần...


      – Nỗi bơ vơ cơ khổ của bạn nhường bao mà lại nói vậy! Nếu bạn cần một chỗ nương thân, tôi có thể kiếm giúp bạn một nơi tạm trú.


      – Tôi đã đi khắp các nơi quán trọ: đã ở nhiều lâu đài, dinh thự cũng như nhà tranh, chòi lá, ngục tối, trại giam. Tôi đã trải khắp các vùng đồng bằng rừng núi, bưng biền, ở Âu, ở Á, ở Phi, ở Mỹ... Tôi tới đâu, ai cũng tưng bừng đón rước. Nhưng người ta chỉ tưng bừng đón rước được buổi ban đầu.


      Không ai dám chứa tôi lâu, nên tôi không có chốn dung thân, không có nơi gieo ý, không có đất xây dựng.


      Tôi không đòi ăn. Tôi đòi người ta nghe tôi, nghe lẽ phải. Tôi không tuyệt vọng, tôi chỉ thất vọng. Tôi không mệt, không cần chỗ nghỉ ngơi; tôi muốn có một căn cứ làm việc, sáng tác và xây dựng một tương lai yên vui cho mọi người...


      Tôi lặng yên nghe. Rồi tự nhủ thầm:

      “Người sao quái lạ! Nói khôn mà hình như điên”


      Khách như đoán được ý tôi:

      – Tôi điên thực bạn ạ. Nhưng con người  dù điên cũng còn cảm thấy bơ vơ. Vì lòng con người trống rỗng!

       

      Tôi ngỏ ý mời khách về nhà chơi. Khách đáp:

      – Tôi đã đến nhà bạn rồi. Tôi đã đến nhà tất cả mọi người như bạn rồi. Tôi đã đến mấy chục, mấy trăm lần rồi. Nhưng chuyện chỉ là chuyện suông. Câu chuyện trà dư tửu hậu nào có ích gì cho ai?

      Đến nữa mà chi!


      3.


      Tôi chắc khách là người điên thực. Tôi rùng mình. Sương đêm lạnh? Lo sợ mình ngồi với người điên?


      Tôi lại nhắc lời mời khách về nhà chơi.

      Khách cười gằn:

      - Nếu bạn biết tôi là ai chắc bạn chẳng mời tôi nữa?

      - Vậy khách là ai?


      Khách lên giọng chua chát, nhưng lời nói rào rạt như sóng bể:

      – Tôi là Cách Mạng đây!

       

      Tôi tới đây để đạp đổ những thể chế lỗi thời, đập tan những xã hội thối nát, tiêu diệt những tinh thần lạc hậu để rồi xây dựng những thể chế tiến bộ, những xã hội công bằng trong đó người người được sống trong yên vui, sảng khoái vì vật chất, tinh thần.



      Tôi đã mang hoang tàn, tang tóc tới khắp nơi, nhưng mục đích tôi theo đuổi không phải là hoang tàn tang tóc mà là xây dựng trên hoang tàn tang tóc cần thiết đó, một kiến trúc nhân quần nguy nga hợp lý, hợp nguyện vọng, ao ước của quần chúng, và phải là đám quần chúng nghèo nàn, dốt nát, bị đè nén, bị bóc lột!


      Nhưng người ta chỉ để cho tôi phá hoại, giết chóc gây tang tóc hoang tàn. Không ai để cho tôi xây nhà “công bằng”, trồng cây “yên vui” trên hoang tàn, tang tóc.


      Sở dĩ như vậy, chỉ là vì lòng người xấu xa, ích kỷ. Và...


      Xấu xa ích kỷ chỉ có thể nảy nở trưởng thành được trong hoang tàn, tang tóc mà thôi!


      Giọng khách cương quyết, nhưng mấy giọt lệ long lanh trong khóe mắt, làm dịu hẳn vẻ cứng rắn, bạo tàn của khuôn mặt dày dạn phong sương.


      4.


      Lẳng lặng, chúng tôi đứng lên ra khỏi khu vườn.


      Một ánh sáng chói lòa. Tôi giật mình ngẩng đầu nhìn, tưởng lựu đạn hay plát-tích nổ.

      Bên cạnh tôi, một đám khói trắng bùng lên.

      Tôi nhìn khách. Không thấy khách.


      Cũng không phải là lựu đạn hay plát-tích. Cũng không phải là pháo bông ăn mừng Cách Mạng thành công.

      Ngẩn ngơ, tối thủng thẳng bước đi.

      Mình cảm thấy lòng mình cũng bơ vơ, cô khổ: không có nơi dung thân, không có nơi gieo ý, không có nơi xây dựng!


      Mình cảm thấy lòng mình cũng buồn thương mênh mang. Như khách, tôi cũng nhận con người mới chỉ thấy hoang tàn, tang tóc của Cách Mạng mà chưa được thấy phần sáng tạo xây dựng của Cách Mạng.

       

      Tiếng khách vẫn còn văng vẳng:

      Tôi chưa mệt. Tôi không tuyệt vọng. Tôi không cần nghỉ... Tôi chỉ muốn xây dựng...


      Và ngày ngày, mỗi buổi chiều, tôi tới vườn Diên Hồng ngồi đợi khách.


      Nhưng Cách Mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu??


      30-10-1965

      TRẦN VĂN TUYÊN


      GIAO THỪA TRONG NGỤC


      Ai vui ham Tết giữa ngày Xuân

      Ta tạm ngồi đây khấn nguyện thầm 

      Viết một bài thơ đêm trừ tịch

      Để ngày mồng một tặng tri âm


      Bài thơ viết được chừng dăm chữ

      Ý bỗng tắt ngang bỗng nghẹn lời

      Ngó lại quanh mình trong ngục thất

      Ai người tri kỷ hiểu lòng ai?


      Thân già tuổi tác trời cho sống

      Ta vẫn yêu đời thỏa chí trai

      Cùm xích nung sôi hờn Cách Mạng

      Giao thừa chóng đến đợi sao mai...

      Trần Văn Tuyên

      Khởi Hành số 24, tháng 10.1998

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Người Khách Lạ Trần Văn Tuyên Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)

      Tên Phản Bội (Trần Hồng Văn)

      Hồi Tưởng (Nguyễn Đình Phượng Uyển)

      Đôi Mắt (Trần Hồng Văn)

      Như Một Giấc Mơ (Trần Hồng Văn)

      Con Cáo Sa Mạc (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)