1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Giải Thưởng Văn Chương Trên Nước Việt (Nguiễn Hữu Ngư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      06-1-2016 | VĂN HỌC

      Những Giải Thưởng Văn Chương Trên Nước Việt (Từ cuối Thế Kỉ XIX Đến Giữa Thế Kỉ XX)

        NGUIỄN HỮU NGƯ
      Share File.php Share File
          

       

      Giải Phạm Văn Toán



         Nhà báo Nguiễn Ngu Í
        (Nguiễn Hữu Ngư)
        (1921 - 1977)

      Ông Phạm Văn Toán là một vị thượng thư lúc bấy giờ làm tổng đốc Hưng Yên, nhân một cuộc hội linh đình ở đền làng Mậu Dương mà mở một cuộc thi thơ. Giải "Đề Thanh Tâm Tài Nhân Lục" hay là vịnh truyện Kiều chữ Hán.


      Hưng Yên vốn là một tỉnh văn vật từ xưa, lại nhờ vị trí địa dư mà thành như trung tâm văn hóa của thời bấy giờ. Nhất là khi Chu Mạnh Trinh cáo quan về hưu, vào năm Thành Thái thứ XV (1903). Vị hưu quan hào hoa phong nhã này vốn "đủ mùi ca ngâm": cầm, kỳ, thi, họa, môn nào cũng xuất sắc và lại say mê cái thú xướng ca. Danh sĩ tỉnh nhà và các tỉnh lân cận: Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... thường về Hưng Yên để cùng nhau xướng họa ca ngâm.


      Giải Ngô Tâm Thông


      "Cuộc thi thơ văn quốc âm.

      "Ông Ngô Tâm Thông, điền chủ ở làng Tân Giai, tổng Bình An, tỉnh Vĩnh Long (Nam Kì), muốn khuyến khích tưởng lệ các nhà thơ văn trong ba kì, đặt ra một cuộc thi thơ văn, có ba phần thưởng:


      Hạng nhất: 300$, Hạng nhì; 200$, Hạng ba: 100$.

      "Thi làm một bộ tiểu thuyết hoặc bằng văn xuôi, hoặc bằng văn vần, theo ba thể như sau này, nhưng đều phải có ngụ ý về luân lí.


      1/ Tiểu thuyết về sự tích nước nhà, rút trong Nam sử (roman historique);

      2/ Tiểu thuyết về truyện phiêu lưu (roman d' aventures);

      3/ Tiểu thuyết về thế tục (roman de moeurs).


      “Làm bằng văn xuôi thời quyển viết phải ít ra là 150 tờ giấy rộng (papier écolier), nghĩa là 300 trang; làm bằng văn vần thời quyển viết phải ít ra là 100 tờ giấy rộng, nghĩa là 200 trang.

      “Ông Ngô Tâm Thông có nhờ một hội đồng các quan thân Nam Kì đứng chủ trương cuộc thi này, chánh hội đồng là quan đốc phủ Lê Quang Liêm tức Bảy, hiện làm đốc phủ tại tỉnh lị Bà Rịa.


      “Các nhà thơ văn Nam Kì, Trung Kì, Bắc Kì, ai muốn dự cuộc thi này, xin viết thư cho quan đốc phủ Lê biết trước ngày ler Décembre 1924 kể rõ tên tuổi, nghề nghiệp và chỗ ở.

      “Hạn nộp quyển đến ler Juin 1925 thời hết.


      Khi nhận được tất cả các quyển thi rồi, hội đồng sẽ họp để chấm, đánh số điểm từ 10 đến 20 mà lại có nhân lên (coefficient) theo như sau này:

      Về lời văn... nhân lên 2

      Về nghĩa truyện... nhân lên 2

      Về luân lí... nhân lên 4.


      "Nói tóm lại là chú trọng đệ nhất về những sách có bổ ích cho đường đạo đức, đường phong hóa mà lời văn gọn ghẽ, dễ nghe, lời truyện đặt để khéo léo.


      "Hội đồng chấm đến ler Novembre 1925 thì phải xong cả, và trong khoảng tháng Décembre 1925 sẽ phát thưởng tại hội khuyến học Sài-Gòn. Nếu thưởng vào sự (sic) các văn sĩ Trung, Bắc Kì thời sẽ gửi thưởng về nơi sở tại.


      "Ai viết thư hỏi han gì về cuộc thi xin viết cho quan đốc phủ Lê đề là:


      Monsieur Lê Quang Liêm

      dit Bảy, đốc phủ sứ

      à Baria (Cochinchine)


      Giải Văn chương của hội Khai Trí Tiến Đức


      “Điều lệ thưởng văn chương của hội Khai Trí”.

      “Bắt đầu từ 1 tháng Giêng năm 1925, hội Khai Trí mở một cuộc thưởng văn chương để khuyến khích các nhà làm thơ, làm văn trong nước.

      Giải thưởng có 4 hạng như sau:

      1/ Thưởng một bộ sách bằng vận văn.

      2/ Thưởng một bộ sách bằng tân văn.

      3/ Thưởng một vở tuồng lối cổ.

      4/ Thưởng một bộ sách bằng Pháp văn (của người An-nam làm)


      Cuộc thi văn chương của hội Khai Trí.

      “Chiều hôm qua, hồi 3 giờ, hội đồng Quản trị hội Khai Trí đã họp tại nhà công quán để phát thưởng về cuộc thi văn chương của hội đã mở ra từ ngày đầu năm, do quan thiếu Hoàng Trọng Phu là hội trưởng chủ tọa, quan công sứ Fouque ở Hà Đông và hai ông chánh phó chủ khảo xét sách thưởng là quan tổng đốc Nguyễn Văn Bân và quan tổng đốc Chế Quang Ân cũng đến dự hội.


      Trong các sách gửi đến dự thí thì duy có một quyển tiểu thuyết Quả Dưa Đỏ được giải nhì 150đ mà thôi. Tác giả là ông Nguyễn Trọng Thuật, quán 1àng Man Nhuế, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Không có giải nhất.

       

       


      "Ông hội trưởng có bảo tác giả đọc mấy đoạn sách cho hội đồng nghe, thì hội đồng lấy làm khen ngợi lắm.


      Cuộc thi Thúy Kiều cửa báo Phụ Nữ Tân Văn.

      Tôi chấm bài của... đăng ở báo Phụ Nữ Tân Văn số... được trúng giảl nhất.

      Chỗ kí tên và chỗ ở,

      .....................


      Có mươi tám bài trúng cách được tuyển đăng trên báo, trong đó có những bài dự thi của độc giả ớ tận Cao Bằng, ở Hà Nội, ở Huế, ở Đà Nẵng.


      Kết quả cuộc thi không được mĩ mãn, đó là lời tuyên bố của Phụ Nữ Tân Văn, trong số 19, ra ngày 5-9-1929. Và số bài dự thi trúng cách tương đối ít: 18 bài, và số độc giả hưởng ứng tích cực bằng cách chấm lại càng ít: 12 người.


      Trong 18 ý kiến phát biểu trên mặt báo, chê hết 13, khen chỉ có 8. Trong 13 người chê có 5 phụ nữ, và trong 5 người khen, phụ nữ có 3.


      Bài của ông Thạch Lan đăng ở số 5 được 15 thăm, số thăm cao hơn hết. Kế đến bài của cô Xuân Sơn, cô Bích Thủy.


      "Vì số người chấm cuộc thi đã ít hơn số người dự thi, lại trong bài dự thi không có bài nào được số thăm thật cao, cho nên báo không thể định thưởng được", trên đây là lời tuyên bố của Phụ Nữ Tân Văn.


      Vài nhận xét và ý nghĩ về các cuộc thi văn chương trước 1932


      Cuộc thi Văn chương có để dấu vết trước nhất ở nước ta là cuộc thi thơ vịnh Nguyệt Hồ ở Hưng Yên, do tổng đốc tỉnh này, thượng thư Phạm văn Toán đề xướng, năm 1898.


      Đây chỉ là một cuộc mua vui thanh nhã. Điều lệ thi chú trong đến trí nhớ thơ xưa - mà lại thơ Tàu - và sự khéo sắp đặt hơn là đến óc phán đoán, luận suy hay tài sáng tác. Cho nên cuộc thi đầu tiên này chẳng ảnh hưởng gì đến văn học đương thời.


      Cuộc thi vịnh truyện Kiều có phần tiến bộ hơn. Tính thần trọng chữ Hán vẫn còn, nhưng không coi thường tiếng mẹ: thơ vịnh hoặc toàn Hán, hoặc toàn Nôm, hoặc cả Nôm lẫn Hán. Và tuy là vịnh hai mươi hồi truyện Kiều của Tàu, nhưng văn chương và tư tưởng Việt của ta nhờ đấy mà thêm phần phong phú.


      Đặc biệt là người tổ chức lại nhờ hai vị lão thành thảo duyệt, hai vị mà tư cách và tài hoa càng thêm giá trị cho cuộc thi, chúng tôi muốn nói đến hai bậc thi bá Yên Đỗ Nguyễn Khuyến và Vân Đình Dương Lâm.


      Đến khi Hán học suy tàn, thì cuộc thi thơ văn quốc âm của ông Ngô Tâm Thông lại đánh dấu một sự tiến bộ đánh kể.

      Điều lệ và giải thưổng được nêu rõ ràng, cũng như điều lệ và cuộc thi có tính cách toàn quốc. Ta thấy tinh thần yêu nước bộc lộ trong một loại tiểu thuyết được nêu ra: Đó là loại tiểu thuyết lịch sử nước nhà.


      Giải Tự Lực Văn Đoàn


      Sự phổ biến rộng sâu của tờ Phong Hóa (1932-1936), rồi tờ Ngày Nay (1936- l940), giá tri cửa các nhà văn trong nhóm Tự Lực, uy tín cửa nhà xuất bản Đời Nay, sự cải cách y phục phụ nữ, phong trào chống cũ theo mới hoàn toàn, bài hủ tục và nếp sống lỗi thời cùng phong trào "Ánh Sáng" do văn đoàn này khởi xướng, đã khiến giải văn chương của nhóm có một giá trị mà từ trước đến giờ, chưa có giải nào bằng.


      Giải thưởng này bắt đầu năm 1935, tiếp tục năm 1937 và vì thời cuộc, kết thúc với năm 1939.

      Tự Lực văn đoàn đặt giải thưởng văn chương để khuyến khích và nâng đỡ những văn tài mới, và chỉ nhận những tác phẩm còn trong bản thảo, bất cứ loại văn sáng tác nào.

      Giải thưởng nguyên chỉ có một, nhưng tùy theo trường hợp số tiền cửa giải có thể chia ra.

      Ban Giám khảo gồm có những nhân viên trong Tự Lực văn đoàn; hai kì đầu, có sáu:

      Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ và Thế Lữ.

      Kì chót, thêm Xuân Diệu. (1)


      Về điều lệ thì kết quả sẽ tuyên bố sau ba tháng hết hạn nhận tác phẩm. Tác giả giữ toàn quyền về tác phẩm được giải của mình. Đặc biệt là những quyển không được giải mà chưa xuất bản, đều được dự thi kì sau, nếu có sửa chữa lại và nhà văn đã được giải một bộ môn rồi, có quyền dự giải bộ môn khác. Tiền giải thưởng là một trăm đồng.


      Hai kì đầu về thể lệ, tiểu thuyết, phóng sự... còn hạn số trang tối thiểu là hai trăm, cũng như thơ phải có ít nhất là một trăm trang, rồi hai chục bài. Nhưng kì ba, theo lời yêu cầu chính đáng của đa số người dự thí và ban Giám Khảo xét rằng "Lượng không quan trọng bằng phẩm", nên sẵn lòng nhận những tác phẩm ngắn hơn "miễn là tác phẩm đó đủ cho người ta có thể biết đại khái về tài nghệ tác giả".


      Ban Giám Khảo và Cách Làm Việc:


      a) Ban Giám khảo gồm có những nhân viên trong Tự Lực văn đoàn.

      b) Mỗi nhân viên bắt buộc phải đọc tất cả các tác phẩm dự thí và chính mình đọc.

      c) Những nhân viên, trong lúc đọc, không được bàn với nhau về các tác phẩm, để ý người này khỏi có ảnh hướng đến ý người kia. Mỗi người sẽ ghi chép lại lời bình phẩm của mình trong một quyển sổ riêng, không được để dấu tích trên những bản thảo.

      d)Cách chấm như sau này:

      - Đọc lần thứ nhất: Khi đọc xong các bản thảo, mỗi nhân viên chọn hai tác phẩm và trình cho hội đồng: hai tác phẩm ấy hoặc cho quyển nhất, quyển nhì hoặc cùng cho tất cả.

      - Đọc lần thứ hai: Tất cả những tác phẩm đã tuyển ấy, ban Giám khảo sẽ đọc lại lần thứ hai; lần này các nhân viên được bàn nghị với nhau. Khi đã trao đổi ý kiến, ban Giám khảo sẽ chọn lại một lần thứ hai để lấy tác phẩm hay nhất. Nếu ban Giám khảo không đồng ý về riêng một quyển nào, nếu có hai tác phẩm tương đương, ban Giám khảo sẽ bỏ thăm để lấy một. Hôm định giải, sẽ có bầu một chánh khảo và một thơ kí.


      Cuộc bỏ thăm có thể lập lại đến ba lần. Đến lần thứ ba, ông chánh khảo sẽ có hai phiếu.

      - Biên bản phiên hội đồng định giải sẽ đăng vào cơ quan ngôn luận của văn đoàn.


      Năm 1935, không có tác phẩm nào trúng giải. Ban Giám khảo cho bốn giải khuyến khích và số tiền thưởng 100$ được chia cho bốn tác phẩm:


      Ba của Đỗ Đức Thu;

      Diễm dương trang của Phan Văn Dật;

      Bóng mây chiều của Hàn Thế Du.


      Tác phẩm thứ tư, chúng tôi tiếc rằng đã quên, và hỏi các bạn văn, cũng chẳng bạn nào nhớ, cả người trúng giải là Đỗ Đức Thu. Chúng tôi đã có thư nhờ hai bạn ờ Huế hỏi ông Phan Văn Dật, nhưng đến nay cũng chưa được trả lời.


      Chúng tôi cũng có nghĩ đến Nhất Linh, nhưng không có cái duyên được gặp người cựu chủ tịch Hội đồng Giám khảo giải Tự Lực này, và thư nhờ một người bạn thân nhưng có đi mà không có lại. Vả lại, chúng tôi có phần nghi ngờ cái trí nhớ của nhà văn gần độ lục tuần này, người đã từng sống một đoạn đời ba chìm bảy nổi.


      Ở quyển “Viết và đọc tiểu thuyết” xuất bản năm rồi (2), trong một đoạn hồi ức ngắn, mà đã có năm điểm nhớ sai: năm chấm giải chót, sai; tên một tác phẩm được giải, sai; số tiền thưởng giải, sai; việc tiền thưởng tăng gấp đôi, sai; việc có hai giải nhất năm ấy mà tác giả “Đoạn Tuyệt” cho là phải “đặt” ra để tặng Kim Hà và Mạnh Phú Tư, sai. Chúng tôi xin trích đoạn ấy (3) và xin cho in xiên những chỗ không đúng:

      “Tôi còn nhớ hồi năm 1941, khi chấm giải thưởng Tự Lực văn đoàn, Khái Hưng và Thế Lữ cãi nhau kịch liệt vì hai cuốn “Cái nhà gạch” của Kim Hà và “Làm dâu” của Mạnh Phú Tư. Thế Lữ vẫn chuộng về hình thức nên không chịu nổi câu “Nhà tôi là cái nhà gạch” của Kim Hà và đề nghị gạt bỏ cuốn “Cái nhà gạch” đi. Sau cùng, năm đó phải tăng gấp đôi số tiền thưởng và đặt hai giải nhất để tặng hai người. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy cuốn “Cái nhà gạch” hơn hẳn cuốn “Làm dâu” của Mạnh Phú Tư một bực”.

      Bóng mây chiềuDiễm dương trang được xuất bản sau đó, riêng Ba, truyện được chú ý nhất, mãi hai mươi ba năm sau mới in thành sách cùng với hai truyện đầu tay của Thế Lữ, in lại với tên Nguyễn Đình. Và lại do con một nhân vật trong ban Giám Khảo xuất bản ở miền Nam: Nguyễn Thế, con Thế Lữ.


      Và có điều đăng nói về Ba, là khi xuất bản, Đỗ Đức Thu chỉ đăng có một đoạn đầu, vì tác giả cho là đúng nhận xét sau đây của Ban Giám khảo khi cho đăng Ba ở Ngày Nay số 16, ngày Chủ Nhật 12-7-1936:

      Nếu toàn truyện được như đoạn đầu thì cuốn "Ba" chắc giựt được giải thưởng của Tự Lực văn đoàn năm 1935, tiếc rằng những đoạn sau đều không hay lại còn khác hẳn giọng văn, truyện vì thế không duy nhất. Đây, chúng tôi chỉ trích đăng đoạn đầu, dẫu không có những đoạn sau, đoạn này cũng đã có nghĩa. Chúng tôi đăng lên cốt để các bạn rõ một đoạn văn hơi lạ, có nhiều nhận xét đúng và nhiều khi đĩnh ngộ".

      *


      Giải là giải 1935 mà qua 1936 mới tuyên bố kết quả và phát giải. Nên giải kế là giải 1937. Có hơn 80 tác phẩm dự thi, và cũng như năm 1935, năm 1937 không có tác phẩm nào trúng giải nhất. Không phải vì ban Giám khảo nghiêm khắc và chặt chẽ quá, nhưng vì giải Tự Lực văn đoàn "phải đề xác định một tài năng đầy đủ và dồi dào". Nên giải chia làm hai, một cho kịch, một cho phóng sự tiểu thuyết.


      Đặc biệt năm nay, có một thiếu phụ xin giấu tên, nhờ Tự Lực văn đoàn tặng cho cuốn tiểu thuyết nào được ban Giám khảo chú ý nhất, sau tác phẩm trúng giải. Tiền thưởng giải L.D. này là 30$.


      Sau đây là kết quả giải năm 1937:

      A- Giải thưởng về kịch, 50$: Kim tiền của Vi Huyền Đắc.

      B- Giải thưởng về Phóng sự tiểu thuyết, 50$: Bỉ vỏ của Nguyên Hồng.


      *


      Giải thưởng L.D. 30$: Nỗi lòng, tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Mẫn.

      Được Hội đồng đặc biệt khuyến khích: Tâm hồn tôi, thơ của Nhuyễn Bính.


      *


      Được Hội đồng chú ý theo thứ tự:

      1- Bốn mùa, tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Sơn.

      2- Hai người trọ học, kịch của Đại Thanh.

      3- Hy sinh, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Khôi.

      4- Ngược dòng, tiểu thuyết của Nguyễn Lân.


      *


      Song chỉ Từ Ngọc Nguyễn Lân gây một cuộc bút chiến sôi nổi, trước giữa tác giả và Khái Hưng; rồi giữa hai nhóm không ưa nhau: Nhóm Ngày Nay và nhóm Tựân Dân và vài người ngoại cuộc, như Thiên Hư Vũ Trọng Phụng xen vào.


      Trước hết là cách viết chữ Dòng. Từ Ngọc viết với D, căn cứ theo các tự điển xưa và nay có giá trị (chúng ta đừng quên Nguyễn Lân là một nhà mô phạm rất có uy tín), ấy đó mà khi nhắc đến tác phẩm này, Tự Lực văn đoàn lại in là "Ngược giòng", như mực thơ đã từng có trên Phong Hóa, và từng in thành sách: "Giòng nước ngược" của Tú Mỡ (mà về chánh tả, không phải là ngón sở trường của nhóm Tự Lực). Một cách để mở đầu: Ban Giám khảo giải Tự Lực đã... dốt về chánh tả, lại tự tiện sửa cái đúng của người dự thi.


      Kế đến, tác giả "Ngược dòng" thấy sao trên mặt báo Ngày Nay, "Ngược dòng" của ông cứ đều đặn "thoát li"... dưới ngọn bút của Khái Hưng, một nhân viên của ban Giám khảo. Sau khi gửi ít lâu, ông cho lấy bản thảo "Ngược dòng" thì Khái Hưng bảo nên để lại dư thí, vì tác phẩm này có hy vọng trúng giải. Nhưng rồi khi tuyên bố kết quả, như ta đã thấy, "Ngược dòng" chỉ được chú ý và chú ý vào hạng... chót thôi. Tự nhiên là Khái Hưng lên tiếng. Rồi lời qua tiếng lại một hồi. Rồi nhà Tân Dân in "Ngược dòng" trong loại sách "Phổ Thông bán nguyệt san", rồi sau đó báo Ngày Nay tố cáo nhà Tân Dân khi cho ra loại sách này là... ăn gian Nhà nước, để được dùng giấy nhật trình, để được gửii bưu điện rẻ..., câu chuyện văn chương lần lần trở nên vấn đề thương mãi.


      Tưởng cũng nên nhắc là trước đó, nhóm Ngày Nay cũng buộc Nguyễn Công Hoan - một cây bút rường cột của nhóm Tân Dân - viết "Cô giáo Minh" giống "Đoạn Tuyệt" của Nhất Linh. Tiểu thuyết này lúc ấy đang đăng trên "Tiểu thuyết thứ bảy".


      Có điều giờ ta lấy làm lạ, là cả hai nhóm này không ai chịu để tác phẩm mình "tố cáo" đăng trọn rồi mới lên tlếng. Đến khi tác phẩm bị buộc tội hoàn thành, thì ai cũng thấy cốt truyện chỉ hơi giống nhau ở đoạn đầu. Cô giáo Minh của Nguyễn Công Hoan, sau chẳng "Đoạn tuyệt" với gia đình chồng, và cô Hồng của Khái Hưng vẫn chẳng dám "Ngược dòng", và chỉ "Thoát li" được khi... biết mình sắp chết!


      Chúng tôi tưởng cũng nên thuật lại rõ ràng hơn tiếng nói của người ngoại cuộc và của nhóm bị buộc tội vì "vụ" này đã từng làm sôi nổi dư luận mới thời.


      Thiên Hư Vũ Trọng Phụng lên tiếng ở Đông Dương tạp chí "hô hào cần phải chiêu tập ban Thẩm phán danh dự lần nữa về việc "Thoát li - Ngược dòng" và lập luận:

      "Tự Lực văn đoàn" đã buộc cho ông Nguyễn Công Hoan tội ăn cắp văn vì ông đã viết "Cô giáo Minh" giống "Đoạn Tuyệt". Nay, theo lời ông Từ Ngọc, thì cốt truyện "Ngược dòng" của ông ta giống cốt truyện "Thoát li" của Khái Hưng. Vậy Khái Hưng cũng ăn cắp văn...

      Vậy nhóm Tự Lực văn đoàn "đối phó" ra sao?


      Tứ Li (tức Hoàng Đạo) trả lời rằng Tự Lực văn đoàn bảo ông Nguyễn Công Hoan sưu tầm để viết Cô giáo Minh giống Đoạn tưyệt và phân biệt "ăn cắp văn" với "viết truyện giống người khác", và nói:

      "Vậy giả thử ông Khái Hưng lấy truyện "Thoát li" (4) của ông Từ Ngọc mà viết truyện "Thoát li" nữa, bảo ông ấy ăn cắp văn cũng chỉ là một sự vu cáo.

      Huống hồ lúc viết truyện "Thoát li", như lời ông đã nói, ông Khái Hưng lại không hề nghĩ đến "Ngược dòng". Theo chỗ tôi biết, ông viết "Thoát li" là vì một bạn gái, độc giả Ngày Nay - xin cô tha cho sự thóc mách - đã viết thơ có ý giục ông viết truyện cô, truyện "Thoát li" vậy.


      Lêta (túc Thế Lữ) thì lại dùng lối ví von cay độc để trả lời Từ Ngọc. Ông nói:

      "Người con gái có thể làm duyên khi người ta chú ý đến; có thể tưởng mình là đẹp thực nữa. Người ta chỉ buồn cười thôi.

      Nhưng khi chị chàng lại tưởng rằng cái cô bên lánh giềng đẹp đẽ thế kia là vì cô ấy bắt chước "nhan sắc" chị chàng, thì sự vô lí đã rõ ràng và đáng ghét".


      Còn Khái Hưng thì lại gắt gỏng và thách đố (5):

      "... Không được tặng một phần thưởng nào (có lẽ vì thế mà ông ấy lại nghĩ ra một điều mới lạ khác: tôi ăn cắp văn của ông ấy. Rõ đáng thương cho ông ấy quá, có một khối óc chứa đầy những ý tưởng ăn cắp, ăn trộm!

      "Muốn rõ tôi có "ăn cắp" văn của ông Từ Ngọc không, ông Từ Ngọc chỉ việc đem đăng báo hay cho xuất bản truyện "Ngược dòng". Chứ tóm tắt cốt truyện như ông ta, tôi thấy ngây thơ và tức cười quá!".


      (...) "Khốn nạn! Ở đời thiếu gì cốt truyện mà còn cần phải đi lấy cốt truyện của người này, cốt truyện của người khác! Làm như vậy văn chương chỉ toàn là cốt truyện cả. Một anh phu xe kể cho tôi nghe một câu chuyện kéo xe. Tôi đem viết thành truyện ngắn, dễ thuờng anh ấy cũng đến nhà tôi mà đòi cái cốt truyện của anh ấy chăng? Huống chi tôi không hề nghĩ đến truyện "Ngược dòng" khi bắt đầu viết truyện "Thoát li" thì ông Từ Ngọc còn định đòi xương cốt gì?"


      Chưa hết, khi "Ngược dòng" ra đời, Thạch Lam phê bình: "... Cuốn tiểu thuyết của ông Từ Ngọc không cho ta một thú vị gì cả, bởi vì tâm lý và nhân vật trong truyện đề tầm thường, không có gì đặc sắc.

      "... Nhưng tôi thấy rằng tôi đã đòi hỏi ở ông Từ Ngọc nhiều quá, những sự mà có lẽ không bao giờ ông làm được. Vì ông thích cái tâm lí thông thường của ông, cái nghệ thuật tầm thường của ông". (Ngày Nay, số 103, Chủ Nhật 27-3-1938). Chỉ còn thiếu có Nhất Linh và Tú Mỡ!

      Chú Thích:

      (l) Nguyễn văn Xung trong quyển "Bình giảng về Tự Lực văn đoàn" cho rằng "Tự Lực văn đoàn là một nhóm thanh niên trí thức gồm có 7 người [...]. Mặc dù về sau, họ gây được nhiều ảnh hưỏnd và có nhiều người cộng tác, họ vẫn giữ nguyên con số 7 ấy, vì muốn bắt chước thi phái Pléiade (Thất Tinh) của Pháp vào thế kỉ XVI, e rằng không đúng với sự thật.

      (2) Đời Nay, Sài Gòn, 1961.

      (3) "Viết và đọc tiểu thuyết", trang 81-82.

      (4) Đáng lí là: "Ngược dòng".

      (5) Trong bài "Ngược dòng" và "Thoát li", Ngày Nay, số 91, chủ nhật 26-12-1937.


      Nguiễn Hữu Ngư

      Tân Văn số 14, Tháng 9-2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những Giải Thưởng Văn Chương Trên Nước Việt Nguiễn Hữu Ngư Biên khảo

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)