|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Học Xá xin trân trọng Giới thiệu Tuyển tập Ghi Dấu 50 Năm Người Việt Định Cư tại Hoa Kỳ 1975 - 2025.
Tuyển tập gồm 9 tác giả:
Mỗi tác giả có kèm hình tác giả, bài giới thiệu sơ lược và 4 bài viết kế tiếp; đầu mỗi bài đều có hình minh họa rất đẹp.
Lời nói đầu (trang 7)
Thành phố Seattle được mệnh danh là “Emerald City”, Thành Phố Ngọc Bích, vì nằm sát biển và có nhiều mặt hồ lấp lánh. Tiểu bang Washington được mệnh danh là “Evergreen State”, tiểu bang “Xanh Mãi Ngàn Năm”, có bốn mùa. Mùa Xuân hoa đào nở rộ trong thành phố và hoa tulips, daffodils rực rỡ đủ mầu ngập đầy những khu đồng lớn. Mùa Hè các khu rừng thông và các rừng cây lúc nào cũng xanh, mùa Thu lãng mạn với lá phong đổi mầu và gió bắt đầu chớm lạnh, mùa Đông tuyết phủ trắng xóa cả một vùng. Nhưng cũng đừng quên, biểu tượng của Seattle là người cầm dù, dưới mưa rơi rả rích, và những rặng núi cao tuyết phủ quanh năm.
Seattle còn là cửa ngõ của Alaska và sát với thành phố đẹp Vancouver BC của Canada. Tiểu bang Washington lại là một tiểu bang “Hight Tech”, có Boeing, Microsoft, Amazon, Costco và không thể quên được Seattle còn có cà phê Starbucks, Seattle's Best.
Seattle cũng dễ thấy một nụ cười, một tiếng “Hi” mỗi khi gặp nhau dù là khách lạ, cũng dễ được người lái xe ngưng lại nhường cho khách bộ hành băng qua trong các bãi đậu xe.
Seattle, vùng Tây Bắc trong những năm đầu của người Việt tỵ nạn từng là cái nôi nổi bật của văn học hải ngoại với tạp chí Đất Mới, một trong số ít tờ báo Việt ngữ đầu tiên với Chủ nhiệm là nhà văn Vũ Đức Vinh và những cây bút kỳ cựu như Mai Thảo, Thanh Nam, Túy Hồng, Nghiêm Xuân Hồng... Nay họ không còn nữa, Seattle Tây Bắc vẫn tiếp tục, phong phú, đa dạng hơn với nhiều nhà văn, nhà thơ và các nhạc sĩ nổi tiếng của một thời tình ca xưa, như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng... Họ đã định cư ở đây ba, bốn chục năm, có người đã qua nửa thế kỷ. Nhiều tác phẩm của họ được ấn hành và họ vẫn không ngừng đóng góp cho nền văn chương Việt Nam. Nhiều người đã thành danh, có nhiều độc giả. Họ có nhiều bài viết, hầu hết đăng tải ở thủ phủ văn hóa tại California hay những nơi khác mà ít được thấy phổ biến trên các tuần báo địa phương, điều này cũng dễ hiểu.
Tuyển tập Seattle, xanh mãi ngàn năm, lấy danh hiệu của tiểu bang, dày 380 trang, gồm 36 bài viết là các truyện ngắn, bút ký, tản văn... được chọn lọc trong số các tác phẩm của chín tác giả hiện sống ở Seattle, viết cho Seattle.
Các ảnh minh họa cho từng bài là những cố gắng tìm kiếm trên mạng lưới những hình ảnh phù hợp với địa danh trong bài viết. Xin cám ơn quý vị nhiếp ảnh gia.
Tuyên tập này là món quà đặc biệt dành cho thành phố Seattle như một lời cám ơn nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khởi đầu “Lịch Sử của Người Việt tại Mỹ".
Tuyển tập cũng là món quà cho những ai đã và đang sống ở Seattle để yêu dấu Seattle hơn và những ai muốn biết thêm về thành phố êm đẹp của vùng Tây Bắc.
Bảy giờ mời các bạn hãy giở những trang sách. Nếu nơi đó là một quán cà phê, trong một chiều mưa, bên một vùng biển, nhìn những chiếc phà mờ ảo trong sương và những cánh hải âu dập dờn trong gió thì chắc còn có biết bao nhiên nỗi nhớ tràn về....
Chủ biên,
Nguyễn Công Khanh
SEATTLE XANH MÃI NGÀN NĂM
Tuyển Tập - Nhiều tác giả
Chủ biên: Nguyễn Công Khanh
Tranh bìa trước : Allycatfoxtrot/Pixabay
Ảnh bìa sau: Elaine Thompson/AP
Ngàn Xanh xuất bản
Copyright © 2025 by Nguyen Cong Khanh
E-mail: khanhcn@gmail.com
ISBN: 978-1-944372-10-1
Sách dày 380 trang
Ấn phí: US $20.00
- Giới Thiệu Tuyển Tập Nhiều Tác Giả: Seattle, Xanh Mãi Ngàn Năm Học Xá Giới thiệu
- Vũ Thất Học Xá Tiểu sử
- Tô Thùy Yên Học Xá Tiểu sử
- Nguyễn Văn Tuấn Học Xá Tiểu sử
- Uyên Thao Học Xá Tiểu sử
- Hà Đình Nguyên Học Xá Tiểu sử
- Thái Tú Hạp Học Xá Tiểu sử
- Quỳnh Giao Học Xá Tiểu sử
- Phương Tấn Học Xá Tiểu sử
- Thái Công Tụng Học Xá Tiểu sử
• Giới Thiệu Tuyển Tập Nhiều Tác Giả: Seattle, Xanh Mãi Ngàn Năm (Học Xá)
• Kim Mao Sư Vương Và Tôi (Tô Thẩm Huy)
• Trần Hoài Thư: Mai Em (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Đoàn Viết Hoạt - Một ngày Duy Dân, một đời Duy Dân (Đinh Quang Anh Thái)
• Tại sao Vũ-Hoàng-Chương bị Việt Cộng bắt vào tù khám lớn? (Phạm Công Bạch)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |