1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trần Hoài Thư - Bồi Hồi Biển Dâu (Lữ Quỳnh) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      26-5-2025 | VĂN HỌC

      Bồi Hồi Biển Dâu

        LỮ QUỲNH (Hoa Kỳ)
      Share File.php Share File
          

       

      Tưởng nhớ nhà văn Trần Hoài Thư (1942 - 27.5.2024)

      *



          Nhà văn Trần Hoài Thư
          qua nét vẽ Họa sĩ Đinh Cường

      Từ sông núi đó ngậm ngùi

      Từ trăm năm cũng bồi hồi biển dâu

      THT


      Từ San Jose đến Plainfield, điện thoại thỉnh thoảng bị ngắt quảng, bởi câu chuyện thường không mấy vui. Khoảng lặng là nỗi nghẹn từ đáy cổ, không âm vọng mà đủ làm chạnh lòng nhau. Những lúc như thế tôi nghĩ đến đường bay từ San Francisco đến Newark airport, đến ngôi nhà luộm thuộm thiếu bàn tay chăm sóc đã nhiều năm, đến cái basement ngỗn ngang computer, máy in, máy xén... Basement này là nơi để bạn khỏa lấp thời gian những đêm mất ngủ, những ngày chờ đợi giờ giấc ra vào nursing home. Những Thư Quán Bản Thảo, tủ sách Di sản Văn học Miền Nam là hơi thở của bạn. Tôi muốn bay đến với bạn sau mỗi cuộc điện thoại như thé.


      Ngôi nhà hoang lạnh, bạn có những phút yếu lòng, mà thảng thốt:


      Bây giờ em bỏ Quan Âm

      Tôi lên đứng trước bàn thờ, đốt nhang

      Kìa, sao bàn tay tôi run

      Tôi cần em, tôi cần em thật mà


      Vậy mà em bỏ đi xa

      Bỏ ngôi nhà, bỏ buồng thờ, đèn nhang

      Em đi để nhận đoạn trường

      Xe lăn định mệnh, chiếc giường nghiệp oan


      Hay là em chuộc dùm chồng

      Như xưa Chúa đã chuộc dùm thế gian?

      (VỊN EM)


      Một tay kéo chiếc xe lăn

      Một tay giữ lấy lưng quần hiền thê

      Vợ đi bước một ê chề

      Bước hai càng thấy não nề ruột gan

      Thôi thì tạm ngồi xe lăn

      Để ta đẩy tiếp đoạn đường oan khiên

      (KHI TẬP CHO VỢ BƯỚC)


      *



      Tuổi thơ của bạn buồn. Nhưng bạn là đứa trẻ thông minh, nên những đắng cay của một thời đã trở thành chất liệu vàng ròng cho một thời khác. Bạn ra đời sớm, dạy học rồi nhập ngũ, giữa lúc đất nước bắt đầu trải qua cuộc chiến khốc liệt. Ra trường, bạn về Đại đội 405 Thám kích Sư đoàn 22 Bộ binh, khởi sự những ngày gian khổ nhất đời lính.


      Đơn vị đóng quân trên đồi Tháp Bánh Ít, nhìn bao quát từ An Nhơn đến Tuy Phước. Cảnh quan đẹp. Ngọn núi Kỳ Sơn trước mặt chẳng hùng vĩ, bí hiễm gì, nằm đơn độc giữa cánh đồng bạt ngàn mây nước; nhưng vô cùng nguy hiễm với đơn vị Trần Hoài Thư, tại đỉnh đồi này bạn đã bị thương trong một ngày bị địch phục kích.


      Những lần nghỉ hành quân, bạn thường ngồi dựa lưng dưới bóng tháp để viết. Những truyện ngắn, những bài thơ đăng trên các tạp chí Sài Gòn phần lớn được sáng tác nơi đây. Bình Định là miền đất mà bước chân bạn dẫm đặt khắp nơi, từ Nho Lâm, Phước Lý, Bình Khê, Gò Bồi, Phú Phong, Phú Thạnh, Tuy Phước... Những bài thơ để lại dấu ấn của địa danh này:


      Đèn xe chọc thủng màn đêm đặc

      Bà Gi chào đón ta lên đường

      Qua trại gia binh đèn còn thắp

      Bóng ai như người vợ bồng con


      Chị ạ, hãy dỗ con, gắng ngủ

      Xứ mình lịch sử chỉ điêu tàn

      Xin chị đừng chờ hoài, hóa đá

      Kẻo buồn lòng thế hệ cháu con...

      (KHI QUA TRẠI GIA BINH)

      ...

      Thì đi về, sẽ không nói năng

      Nhưng hàm răng phải cắn bầm bật máu

      Những thằng sống chưa vui mừng thoát chết

      Nhưng nỗi buồn những thằng chết để đây

      Đây chiếc poncho thả xuống cho mày

      (CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BAO GIỜ THẤY HÒA BÌNH)


      Và nhiều bài khác như Đêm Đột Kích ở Nho Lâm, hay Nhảy Trực Thăng Ở Phước Lý...


      *


      Năm 1969 trong một cuộc họp mặt của bạn văn từ các nơi về Phan Rang, đã quyết định đổi tên tờ Gió Mai trước đây ở Huế thành Tạp chí Ý Thức (roneo); nhân dịp này tập truyện ngắn Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang của Trần Hoài Thư được ấn hành, không phải bởi một chiếc máy quay, mà hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với một máy đánh chữ cũ. Công trình khó khăn này do một cô đánh máy trên giấy stencil và người thực hiện in từng trang rời trước khi đóng tập là anh Nguyên Minh. Đây có lẽ là tập văn đẹp nhất được in roneo lúc bấy giờ.


      Tập truyện là tác phẩm đầu tay của Trần Hoài Thư, và bạn tự hào với công việc này của anh em, vì nó đã nói lên ý nghĩa, không như lâu nay các chủ bút ở Sài Gòn quen gọi là văn nghệ tỉnh lẽ. Có thể nói, không thời nào mà lưu lượng văn chương chữ nghĩa như thời miền Nam cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Cùng với sự khốc liệt của chiến tranh, những tác phẩm của tác giả ngoài chiến trường lại tràn ngập như vậy. Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang ra đời giữa tiếng nổ đạn bom.


      Nhà văn giai đoạn này có những tác phẩm nói lên sự bi thảm, phi lý của chiến tranh; về sự chia lìa, khốn khổ của người dân phải hứng chịu bom pháo ngày đêm, sống giữa hai làn đạn mà không biết đâu là kẻ thù. Trần Hoài Thư trong bốn năm sống ở Sư đoàn 22 đã để lại rất nhiều sáng tác về vùng đất Quy Nhơn, Bình Định này: Gò Bồi bên kia sông, Bệnh xá cuối năm, Trận chiến buồn bã.


      Sau này khi Ý Thức di chuyển về Sài Gòn, và thành lập Nhà xuất bản cùng tên và Nhà xuất bản Tiếng Việt, năm 1970 đã ấn hành hai tập truyện Những Vì Sao Vĩnh BiệtNgọn Cỏ Ngậm Ngùi của Trần Hoài Thư. Bạn rất bén duyên với báo chí và độc giả.


      *


      Điện thoại cho nhau, để sau đó là sự im lặng ngậm ngùi. Nỗi ngậm ngùi bây giờ không như của ngọn cỏ ngày xưa, nó có vị đắng của số phận, có vị mặn của cô đơn tuổi tác. Như tôi, khi viết những dòng này, phải nghỉ giữa chừng để uống viên cao huyết áp, phải nợ lại bài vẫn còn dang dỡ này. Trần Hoài Thư ơi, hãy gắng lên. Bạn còn Y. nữa!


      Dường như tôi sắp quy rồi

      Nghe chăng tiếng thét vỡ màng nhĩ tôi

      Này em, em đừng bỏ tôi

      Này thơ, xin đừng bỏ tôi một mình

      Tôi cần thơ, tôi cần mình

      Sao mình cứ mở mắt nhìn ở đâu....


      San Jose, Mar. 5- 2018

      Lữ Quỳnh

      Nguồn: Trần Hoài Thư Vẫn Còn Mãi Đam Mê
      Thư Quán Bản Thảo số 79 Tháng 4-2018
      Chủ Đề Đặc Biệt Do Phạm Văn Nhàn Và Bằng Hữu Thực Hiện

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bồi Hồi Biển Dâu Lữ Quỳnh Tưởng niệm

      - Nỗi Nhớ Hoàng Sa Lữ Quỳnh Thơ

      - Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức Lữ Quỳnh Tạp bút

    3. Link (Tran Hoai Thu) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Chất Trần Hoài Thư (Lê Ký Thương)

      Bồi Hồi Biển Dâu (Lữ Quỳnh)

      Kim Mao Sư Vương Và Tôi (Tô Thẩm Huy)

      Trần Hoài Thư: Mai Em (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)

      Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)

      Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)

      Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)

      Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)

      Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)

      Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)

      Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)

      Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)

      Nghiệp Hành (Nguyên Minh)

      Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)

      Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)

      Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)

      Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)

      Trần Hoài Thư (Học Xá)

      Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)

      Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)

      Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)

      Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)

      - Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)

      - Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I,   II

        (Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)

      - Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)

      - Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)

      - Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)

      - Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)

      - Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)

      - Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)

      - Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)

      - Phỏng vấn nhà văn Trần Hoài Thư (Phạm Cao Hoàng)

      - Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)

      - Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)

      - Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)

      - Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo

      - Facebook Tranhoaithu

      - Facebook Hoài Thư Trần

       

      Tác phẩm của Trần Hoài Thư

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)

      Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết

      (Trần Hoài Thư)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)

      - Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,

      - Nhà Văn Trẻ Ấy Bị Thương,

      - Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,

      - Trần Phong Giao và những người viết trẻ,

      - Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,

      - Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)

       

      - Gò Bồi Bên Kia Sông,

      - Ra Biển Gọi Thầm,

      - Thủ Đức Gọi Ta Về,

      - Thám Báo,

      - Ngày cuối cùng của một cổ trắng

       

      Thư Quán Bản Thảo

      Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.

      Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.

      Email: tranhoaithu@verizon.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Giã Biệt Chiến Sĩ Thi Sĩ Võ Đại Tôn (1935 - 2025) Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây (Trần Chí Phúc)

      Chất Trần Hoài Thư (Lê Ký Thương)

      Bồi Hồi Biển Dâu (Lữ Quỳnh)

      Đọc tuyển tập “Seattle, xanh mãi ngàn năm” (Trần Doãn Nho)

      Giới Thiệu Tuyển Tập Nhiều Tác Giả: Seattle, Xanh Mãi Ngàn Năm (Học Xá)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)