|
Lữ Liên(..1917 - 8.7.2012) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Trần. Hoài. Thư. Tôi làm quen với ba chữ ấy ngót đã trên dưới 50 năm. Qua tạp chí Văn. Trong những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70. Tháng 5 năm 1975 tôi di cư sang Mỹ. Những năm kế tiếp, làm gì kiếm ra sách báo tiếng Việt ở xứ này mà đọc. Lèo tèo ở các chợ người Việt mới bắt đầu thành lập, thỉnh thoảng có thấy bày bán một vài sách cũ in lại ở Mỹ. Tôi xoay qua đọc báo chí, sách vở tiếng Anh. Và học thêm, ôn lại cái vốn chữ Hán lưa thưa của mình, qua sách vở cũng bằng tiếng Anh. Cái tên Trần Hoài Thư, cùng với tên của các nhà văn miền Nam khác, như thế từ từ dần chìm vào quên lãng. Cuộc sinh nhai cơm áo đưa đẩy tôi vào chuyện bù loong đinh ốc, không có nhiều cơ hội tiếp xúc với sinh hoạt báo chí Việt Nam. Cho đến ngày Cao Đông Khánh xuất hiện trên văn đàn với tập thơ Lịch Sử Tình Yêu, năm 1981. Tập thơ ấy đã kích động, đã kéo tôi trở về với văn chương tiếng Việt. Và tôi lại làm quen với các tờ Văn, Văn Học, Hợp Luu...
Nhưng với Thư Quán Bản Thảo thì mãi đến năm 2014 tôi mới biết đến nó.
Rất tình cờ. Hôm ấy tôi bước vào thư viện của Viên Thông Tự, một ngôi chùa sư nữ ở vùng Đông Bắc Houston, tìm đọc kinh kệ. Bên cạnh các pho kinh sách là một tờ tạp chí, Thư Quán Bản Thảo Số 59, bìa trước có giòng chữ Số Đặc Biệt Tưởng Niệm Phùng Thăng. Hai chữ Phùng Thăng gợi lên trong đầu tôi bao kỷ niệm, dạt dào tình cảm yêu mến: Hai chị em, bà Phùng Thăng và chị bà, Ni Cô Trí Hải Phùng Khánh, và những truyện dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh, Câu Chuyện Dòng Sông, Sói Đồng Hoang một thời làm say mê giới trẻ chúng tôi... Tôi bàng hoàng ngồi đọc những bài viết rất thú vị về Phùng Thăng, biết thêm nhiều điều về thuở thơ ấu lúc Phùng Thăng còn cắp sách đến trường, về phong cách dịu dàng, trang nhã, về một tâm hồn sáng trong, cao quý, về một người cô giáo duyên dáng và minh triết. Và càng bàng hoàng hơn khi biết đến cái chết đau thương, cái cách kinh hoàng mà con người tài hoa, mát lành như sương sớm ấy đã từ giã trần gian. Và từ đấy, sợi giây giữa TQBT và tôi đã nối kết mối liên lạc.
Từ đấy, cái tên Trần Hoài Thư đã một lần nữa trở thành một phần đời sống của tôi. Tôi viết thư, hỏi xin anh một số sách mà Thư Ấn Quản đã in lại. Hễ cứ xin một quyển, thì được gửi hai, ba quyển khác. Dường như con người yêu mến văn chương ấy lúc nào cũng hào hứng, tha thiết. Gặp được kẻ nào có lòng quý mến văn chương miền Nam thì anh hăm hở muốn đem cả cái kho sách mà anh đã dày công sưu tập ra in lại, từng cuốn một, để tặng kẻ ấy. Mà cái cách in của anh thật có một không hai trên cõi đời này. Không một ai, không có một cách nào mà người ta có thể in, bằng phương pháp thủ công nhưng khôn ngoan, tài tình như thế, với cách biến chế những vật dụng có khi đã bị phế thải, hay chẳng liên quan gì đến việc in ấn, thành những dụng cụ cắt xén, dán keo, gấp bìa, khâu chỉ rất tài tình, hiệu nghiệm. Ngoại trừ Trần Hoài Thư. Nhưng xin tạm gác chuyện ấy sang một bên. Bây giờ xin kể đôi chuyện dính líu đến Phùng Thăng và người bạn chân tình của Trần Hoài Thư: nhà văn Phạm Văn Nhàn.
Chúng tôi dăm ba người bạn yêu mến văn chương thường mỗi sáng thứ Bảy gặp nhau uống cà phê, hàn huyên tâm sự: Phan Xuân Sinh, Cái Trọng Ty, Lương Thư Trung... Một buổi sáng nọ cách đây hơn 2 năm có một người cao lênh khênh chống gậy đi vào quán. Anh Phan Xuân Sinh, người mà tôi thường nói đùa là quen hết tất cả mọi người ở trần gian, giới thiệu đây là Phạm Văn Nhàn, người cùng với Trần Hoài Thư làm tờ Thư Quán Bản Thảo. Anh Cái Trọng Tỵ thì giới thiệu với anh Nhàn là tôi là tác giả bài viết về tập thơ Có Một Mùa Trăng Xa Như Biến của anh. Anh Nhàn khen bài viết của tôi hay.
Rồi câu chuyện đưa đẩy thế nào tôi không nhớ, Phạm Văn Nhàn nhắc đến Phùng Thăng, đến bài Trần Thiện Đạo phê phán, chê bai vở kịch Những Ruồi mà Phùng Thăng dịch từ vở Les Mouches của Sartre. Ngay cả cái tựa nhan đề sách, cũng đã bị buộc tội là dịch chữ mà không dịch văn, đem chữ •LES dịch là NHỮNG, còn Mouches thì dịch là Ruồi. Tôi lên tiếng phản đối lời kết tội ấy, rằng chữ NHỮNG trong tiếng Việt không chỉ dùng để chỉ số nhiều, mà còn được dùng như một mỹ từ pháp để bày tỏ sự tán thán, mà điển hình là những câu trong Kiều. Rằng Những Ruồi là cái tựa hay tuyệt vời. Anh Nhàn hứng chí ‘ra lệnh’ cho tôi phải viết một bài bênh vực cho Phùng Thăng. Từ đấy, qua mối giao tình ngày càng thắm thiết hơn giữa anh Nhàn và tôi, tôi càng biết thêm và quý mến hơn con người của Trần Hoài Thư. Sống hết mình với cuộc đời.
Một hôm, trong khi ngồi tán chuyện văn chương sau vườn nhà anh Phạm Văn Nhàn, tôi rủ anh lên New Jersey thăm Trần Hoài Thư. Anh đồng ý ngay. Thế là chúng tôi rủ thêm người thơ Cái Trọng Ty làm bộ ba tam sên Thiên, Thổ, Thuỷ gồm Nhàn, Ty, Huy từ Houston bay lên. Từ Virginia thì anh Phạm Cao Hoàng và Lãm Thuý, một người bay, một người lái xe, cùng lên tham dự. Sáu anh em chúng tôi đã có một hai ngày thật hạnh phúc bên nhau đầu tháng Năm, 2017. Và dịp ấy đã cho tôi cơ hội để gặp gỡ Trần Hoài Thư, người mà mới gặp tôi đã nghĩ ngay trong đầu phải gọi tên anh là Kim Mao Sư Vương, và hiền nội của anh là chị Nguyễn Ngọc Yến. Chị Yến là người có giọng nói trong trẻo đặc biệt. Một giọng Nam rất dễ thương, dễ mến. Mỗi câu thường bắt đầu bằng một chữ 'dạ', ngân dài vừa đủ để người nghe thấy được cái chất ngất ngây ngọt lịm của giọng con gái Cần Thơ cành vàng lá ngọc. Lễ độ mà vẫn ngọt ngào. Ân cần mà vẫn phép tắc. Cô tiểu thư con nhà giáo có khác.
Hôm chúng tôi vào nursing home thăm, chị linh hoạt và vui khác thường. Bộ nhớ của chị vốn bình thường không tỉnh táo lắm hôm ấy bỗng hồi sinh trở lại. Chị cười nói duyên dáng. Nghe anh Thư giới thiệu Cái Trọng Ty chị nhận ra ngay, dù trước đây chưa gặp bao giờ, chỉ vì Thư Ấn Quán đã in tập thơ đầu tay Có Một Mùa trăng Xa Như Biển của anh Ty. Thấy không ? Có việc làm gì của Thư Ấn Quán ngày trước mà không có bàn tay của chị chăm sóc ? Lại còn dí dỏm khen anh Ty lúc ấy đang đội cái mũ lưỡi trai là “manger photo” làm anh Ty phổng cả mũi. Tôi nghe anh Nhàn kể thuở mới quen nhau chị hay hát bài Buồn Tàn Thu cho anh Thư nghe, nên tôi hát trước vài câu, và chị đã hát theo trọn bài. Lại còn kể cho tôi nghe giai thoại về Lý Bạch nhảy xuống sông vớt trăng mà chết đuối. Tôi tiếc đã không được gặp chị mươi năm trước. Ngồi nghe chị nói chuyện hẳn thú lắm. Nghe chị hát chắc là còn thanh thoát, thú vị gấp bội. Anh Thư sắp thức ăn lên khay cho chị. Chị tự cầm đũa gắp lấy. Anh Thư đứng bên cạnh vỗ tay. Cảnh tượng vừa buồn cười, vừa rơi nước mắt. Giọt nước mắt yêu thương, tha thiết. Và với tôi, có lẽ riêng tôi, chua xót.
Dịp này, tôi cũng đã nhìn thấy một khía cạnh khác mà có lẽ ít ai thấy như tôi, kể cả những người thân thiết với anh lâu năm: Con người Toán học của Trần Hoài Thư. Tôi với anh cùng là con nhà Toán. Dân Toán chúng tôi thường nhìn sự việc bằng con mắt see the forest for the trees. Trái với quan niệm thông thường, cho là con mắt ấy đặc biệt ở khả năng phân tích, ở cách nhìn analysis. Thật ra thì ngược lại, nó chuyên tìm cách tổng hợp, sắp xếp những phần riêng biệt, rời rẽ lại với nhau một cách có ý nghĩa. Cách nhìn synthesis. Và bằng con mắt Toán học ấy, kẻ cầm bút làm thơ, viết văn dễ dàng như chơi, thống khoái như thở ấy, đã chế biến ra các dụng cụ giúp anh thành hình những quyển sách đẹp không thua nhà nghề dùng máy tối tân. Chẳng hạn như máy gấp bìa sách. Đôi lúc dòng chữ in ra không ngay hàng với mép giấy. Trần Hoài Thư chỉ cần để một tờ vellum trên kẻ các dòng ngang dọc là có thể cắt xén, gấp gáy thẳng boong.
Cái “xưởng” in của Thư Ấn Quán vững vàng sống được đến ngày hôm nay một phần là nhờ ở cái tài chế biến ấy của Kim Mao Sư Vương. Cái máy in này mua có mấy chục đồng đem về chỉnh sửa lại tốt hơn mới. Cái máy kia mua về chế biến lại in giấy đôi đỡ tốn tiền giấy. Chẳng có gì mà Kim Mao Sư Vương sợ cả. Cái gì chưa biết thì anh mày mò, tìm tòi cho đến khi biết. Anh như con tê giác lùi lũi đi thẳng về đằng trước. Chuyện gì cũng dám đưa tay vào, hay đúng hơn, đưa vai vào gánh vác. Lâu lâu từ New Jersey anh gọi điện thoại về Houston vấn kế tôi. Có cái máy scan bóng đèn 12 VDC bị cháy mà đã discontinued, không có cái để thay, anh gọi cho tôi hỏi chỗ mua transformer để biến điện 120 VAC sang DC, rồi gắn thêm cái quạt máy nhỏ bên cạnh cho bớt nóng. Tôi bày anh cách khỏi mua transformer chi cho tốn tiền mà chỉ dùng bóng LED G4 v.v...
Nhưng viết về Trần Hoài Thư mà không nhắc đến tấm lòng thuỷ chung, chi chút săn sóc cho chị Yến thì thật là thiếu sót. Mỗi ngày. Cái đáng kể là ở chỗ ấy. Làm việc ấy trong đôi ba ngày, đôi ba tháng, cũng không khó lắm. Nhưng ba năm, thì cái khó nhọc của mỗi một ngày ấy lại mỗi ngày một nặng gánh. Phải qua cái cầu ấy mới hiểu được phải phấn đấu thế nào. Đây cũng là một điều mà tôi chia sẻ đặc biệt với anh tận đáy lòng. Bởi vì tôi cũng đã qua cái cảnh gạt lệ mà đưa song thân vào nursing home vì không có cách nào khác, đã qua cảnh 7 năm trời mỗi ngày vào nursing home cơm nước, tắm rửa cho song thân. Mỗi ngày.
Những lúc nghĩ đến cảnh anh một mình cặm cụi nấu nướng cho chị mà tôi chua xót, mủi lòng. Thế nhưng những lúc nghĩ đến cảnh anh một mình dùng toàn thân ấn xuống lưỡi dao cắt giấy, hay loay hoay dưới hầm dán bìa, khâu chỉ, mà vẫn sáng tác, mà thơ vẫn tuôn chảy, mà chân vẫn bước mặc cho gout nó hành, thì tôi lại thêm phấn khởi. Và tôi mỗi lúc nghĩ về anh là mỗi lúc tôi cứ tin là Kim Mao Sư Vương mình đồng da sắt. Trần Hoài Thư có thể ngã, nhưng không bao giờ chịu thua, luôn luôn đứng dậy. Vịn vào chính mình mà đứng dậy. Chẳng cần đến ‘lục bát’ hay ‘mấy bát’ gì để vịn cả. Con thằn lằn ấy đã chọn nghiệp. Nghiệp văn chương.
- Kim Mao Sư Vương Và Tôi Tô Thẩm Huy Tưởng niệm
- Nghĩ về thơ Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng Tô Thẩm Huy Tạp luận
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan Và Tấc Lòng Thiên Cổ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Lữ Kiều, Giòng Suối Dịu Dàng Hơn Tình Yêu, Dữ Dội Như Định Mệnh Tô Thẩm Huy Nhận định
- Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan và Chướng Vân Từ Tô Thẩm Huy Nhận định
- Cao Đông Khánh Kẻ Say Đắm Hồn Nhiên Với Cuộc Đời Tô Thẩm Huy Nhận định
• Chất Trần Hoài Thư (Lê Ký Thương)
• Bồi Hồi Biển Dâu (Lữ Quỳnh)
• Kim Mao Sư Vương Và Tôi (Tô Thẩm Huy)
• Trần Hoài Thư: Mai Em (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Trần Hoài Thư ... Mây Trắng Về Trời (Như Thương)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam (Du Tử Lê)
• Thơ của người viết văn làm lính chiến Trần Hoài Thư (Hà Khánh Quân)
• Trần Hoài Thư và ước nguyện phục hồi văn chương Miền Nam Việt Nam (Hà Vũ)
• Vài hình ảnh kỷ niệm anh Trần Hoài Thư về Houston mừng Thư Quán Bản Thảo số 100 (Lương Thư Trung)
• Thơ Tình Tuổi Tám Mươi – Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Níu Một Đời, Giữ Một Thời (Ban Mai)
• Tình Yêu - Trần Hoài Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê (Ngô Thế Vinh)
• Chùm thơ Vịn của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
• Nhà văn Trần Hoài Thư và việc xuất bản sách thân hữu (Trần Yên Hòa)
• Nghiệp Hành (Nguyên Minh)
• Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư (Phạm Văn Nhàn)
• Ra Biển Gọi Thầm: Niềm Đau Của Thế Hệ Lớn Lên Trong Thời Chiến (Lê Tạo)
• Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh (Đỗ Xuân Tê)
• Đọc "Truyện Từ Văn" của Trần Hoài Thư (Hoàng Ngọc Hiển)
• Trần Hoài Thư (Học Xá)
• Qui Nhơn, Bình Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư (Nguyễn Mạnh An Dân)
• Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư (Lê Văn Trung)
• Lang Thang ... Quán (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hành Trình Của Một Cổ Trắng (White Collar) (Phạm Văn Nhàn)
- Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vĩnh Biệt Anh Chị Trần Hoài Thư - Nguyễn Ngọc Yến (Vương Trùng Dương)
- Tác Giả và Tác Phẩm Trần Hoài Thư: I, II
(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Trần Hoài Thư, Người của Di Sản Văn Học Miền Nam (Nguyễn Minh Nữu)
- Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư (Trần Trung Đạo)
- Vịn Vào Lục Bát, điểm tựa cuối cùng của Trần Hoài Thư (Đỗ Trường)
- Trần Hoài Thư, người khâu di sản (Trần Doãn Nho, nguoi-viet.com)
- Trần Hoài Thư, 'hiệp sĩ lẻ loi' của văn chương miền Nam (Ðỗ Dzũng)
- Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam (Phan Bá Thụy Dương, vnthuquan.net)
- Trò chuyện cùng Trần Hoài Thư về Thư Ấn Quán & Thư Quán Bản Thảo (Trần Doãn Nho, luanhoan.net)
- Phỏng vấn nhà văn Trần Hoài Thư (Phạm Cao Hoàng)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và tác phẩm “Văn Miền Nam Thời Chiến” (Mặc Lâm phỏng vấn, rfa.org)
- Trần Hoài Thư và Châu Hải Châu (luanhoan.net)
- Trang Trần Hoài Thư (art2all.net)
- Blog Trần Hoài Thư & Thư Quán Bản Thảo
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Bức Tranh Quyên Sinh (Trần Hoài Thư)
• Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết
(Trần Hoài Thư)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)
- Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của Thành Tôn,
- Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba ,
- Trần Phong Giao và những người viết trẻ,
- Ý Thức Và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang,
- Đi tìm Vũ Hữu Ðịnh ở Mỹ (Tạp bút)
- Thám Báo,
- Ngày cuối cùng của một cổ trắng
Tạp chí Văn học Nghệ thuật phát hành bất định kỳ, tập 1 (tháng 10-2001), tập 45 (tháng 1-2011), nhóm chủ trương: Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, NG~.
Ðịa chỉ P.O Box 58, South Bound Brook, NJ 08880.
Email: tranhoaithu@verizon.net
• Huyền Chi - tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền viễn xứ (Phạm Công Luận)
• Trang Thơ (Hạ Đình Thao)
• Từ Ly Hương – Lê Tất Ðiều đến thơ – Cao Tần (Nguyễn Mạnh Trinh)
• Văn-Học Việt-Nam Hải Ngoại Đã 50 Năm (Nguyễn Vy Khanh)
• Hình ảnh người lính trận miền Nam trong thơ Cái Trọng Ty qua tác phẩm "Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển" (Nguyễn An Bình)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |