|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Doãn Dân
(HS. Nguyễn Trọng Khôi vẽ)
Tôi gặp anh Doãn Dân lần đầu tiên vào mùa Hè 1968. Lúc bấy giờ anh làm ở Bộ Chỉ Huy Sư đoàn tại Qui Nhơn và chẳng biết nhân dịp nghỉ phép hay đi công tác mà anh và Nguyễn Kim Phượng lái xe jeep vào Tuy Hòa mang luôn Trần Hoài Thư, Trần Huiền Ân, Thế Vũ... vào thẳng Nha Trang. Khi Nguyễn Kim Phượng giới thiệu anh với tôi, tôi cảm động cầm tay anh. Là bởi nhiều năm trước tôi có đọc mấy truyện anh đăng Bách Khoa, tôi yêu cái không khí lãng đãng nhẹ nhàng, cái uyển chuyển ngập ngừng rất tinh vi trong truyện anh. Khi viết những dòng này, tôi lười không lật ra những chồng Bách Khoa cũ để đọc lại, mà chỉ hồi tưởng cái cảm giác êm ả dịu dàng tôi đã cảm thấy lúc xưa.
Gặp gỡ nhau, chúng tôi cùng dự chung những bữa ăn vui vẻ, trong đó có mặt hầu hết các thân hữu ở Nha Trang. Tôi còn nhớ có một bữa ăn do tòa soạn Đất Sống của anh Lê Minh.
Tác phẩm của Doãn Dân hình như chưa được thưởng thức đúng mức của nó. Nguyên do có lẽ vì anh không chịu xếp đặt một cốt chuyện thật lôi cuốn, hấp dẫn, sử dụng mọi yếu tố gay cấn, bất ngờ để kích thích độc giả. Chắc không ai nỡ nghĩ rằng anh không xây dựng nổi một cốt truyện hấp dẫn như vậy. Mọi trí óc bình thường đều có đủ khả năng để thêu dệt nên những truyện lâm ly, huống chi Doãn Dân có thể mượn một vài cốt truyện ngoại quốc thật hay, pha chế thêm bớt và cuối cùng "Việt Nam hóa" nó đi. Khả năng ngoại ngữ của anh giúp anh làm dư cái công việc đó. Nhưng Doãn Dân lại chọn con đường khác. Anh phân tích tâm lý nhân vật, đi sâu vào những ngõ ngách của tâm hồn con người rồi đưa ra những phát hiện bất ngờ khiến người đọc thích thú nhẹ nhàng. Hãy lấy ví dụ truyện Tiếng Gọi Thầm, tác phẩm mới nhất của anh, ra chào đời vào lúc anh vừa nhắm mắt.
Nhân vật chính của truyện là Hiệu, một sĩ quan đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Lấy khung cảnh là nước Hoa Kỳ thì thiếu gì chi tiết để tạo nên những hoàn cảnh hỉ nộ ai lạc, những mối tình lãng mạn, những gặp gỡ và chia ly tưới đầy nước mắt. Nhung anh không chịu dễ dàng làm vậy. Anh lại tỉ mỉ phân tách tâm trạng của Hiệu:
Chàng nhận thấy mình không có đủ cương quyết để thực hiện ngay bất cứ việc gì... Chàng chần chừ nấn ná rồi cuối cùng cho phép mình bỏ cuộc, tự hẹn với mình sót dịp "hứng" khác. Cứ thế, Hiệu bỏ dở nhiều ý định. Chang vừa băn khoăn, khó chịu về tính lười biếng như nhược của mình vừa chiều theo nó. Nhiều khi quãng thì giờ chàng phải chịu đựng nỗi khó chịu, sự ân hận lâu hơn cả khoảng thời gian chàng có thể hoàn tất công việc một cách gọn gàng chu đáo (tr. 102)
Có phải rằng đó cũng là tâm lý của chúng ta? Và:
Trưa cũng nhu chiều, chưa một lần nào chàng thử ghé qua Câu lạc bộ sĩ quan, hoặc tạt vào phòng giải trí. Đó là những nơi dường như không thích họp, không thuận tiện cho những dáng người bé nhỏ; càng không thích hợp cho những dáng ngưòi bé nhỏ mà lại có quá nhiều mồ hôi (tr. 115)
Hoặc:
Đến một lúc, Hiệu bỗng ý thức rõ ràng, cái vẻ lịch lãm ôn tồn lẫn lễ độ của anh (một đại úy người Anh) có làm cho anh khác Hiệu, nó nhắc anh ra xa Hiệu. Nó không giúp chàng gần lại anh. Trái lại, nó bắt chàng đứng lại ở đúng vị trí của chàng. Nó như là một khoảng cách an toàn cầm giữ, không cho chàng nhích lại gần. (tr. 110).
Và đây là phần phân tích tinh vi của anh:
Chàng bỗng nhận ra, đã từ lâu lắm, từ hồi còn nhỏ cũng nên, chàng không bắt gặp một đêm bình yên, phẳng lặng thế này. Đêm bình yên quá cũng là một sự kiện bất thườ; mội điều hiếmm thấy. Chàng đâm ra ngơ ngác, bàng hoàng. Như người tình cờ, chợt khám phá ra một sắc thái mới của cuộc đời mình, khác hẳn với cái sắc thái mà mình vẫn sống (tr. 124). Từ xưa đến nay, mặc dầu đã sống gần nửa đời mình, đã đi gần như hầu hết mọi nơi trên đất nước minh, chàng vãn chua từng được gặp đêm nào quá ư an lành, êm ả như thế này, êm ả tưởng chừng mỗi cử động nhỏ của mình đều phải giữ gìn, gượng nhẹ, nếu không, có thể đụng nhầm phải nó, nó sẽ la lên...
Đêm của chàng luôn luôn có những bất trắc, hiểm nghèo thưòng xuyên rình chờ, quanh quẩn kế cận bên mình. Nỗi bất trắc núp dưới lùm cây, sau mô đất nhỏ, trên một lối đi bé xíu ngoằn ngoèo, lượn khuất quanh co giữa những khóm tre, bụi chuối, gần lẫn vào đám cỏ dại xanh tốt hai bên... Trong đêm tối, bất cứ cái gì, ở bất cứ đâu cũng đều hàm chứa những nỗi hiểm nghèo, những điều trọng đại. Ngay đến cả sự lặng thinh lại cũng mang cái ý nghĩa bất an, trọng đại. (tr. 125)
Đó lá những đêm ở Việt Nam. Và đây là đêm Hoa Kỳ:
Trong đêm vắng, chỉ có mình mình đối diện với nỗi lặng thinh, thanh phản trên đất nước người, chàng bỗng cảm thấy lòng mình buồn bã, nghe như từ một chỗ nào sâu kín tận đáy hồn mình, vẳng lên một tiếng gọi thầm, tiếng gọi mơ hồ, vu vơ, chấp chới mà thật thiết tha, khắc khoải vô cùng. Lần đầu tiên từ mấy tuần nay, Hiệu chợt ý thức rõ ràng: mọi thứ ở đây đúng là hoàn toàn xa lạ; đúng là không có lấy mảy may thân thuộc với mình. Những con đường, những khu phố, những người, những cảnh... xa lạ đã đành. Đằng này, xa lạ cả đến một niềm êm ả, xa lạ cả đến một cái lý do làm mình thức tỉnh trong đêm. Ở bên nhà mỗi lần bừng tỉnh là mỗi một lý do đường hoàng, chính đáng: tiếng súng nổ rát bên tai, tiếng phản lực rít trên đầu, bị địch tấn công, pháo kích... Trong khi đó ở đây lý do sao mà nghèo nàn, vô vị; giật mình choàng tỉnh lại chỉ là vì một làn gió lướt quanh nhà, vì một cánh cửa quên không khép lại (tr. 129)
Chỉ rút một vài đoạn của một truyện ngắn Doãn Dân, chúng ta đã thấy nét đặc thù của bút pháp của anh.
TQBT 46: Tưởng nhớ nhà văn Doãn Dân (1938-1972)
Cái kỷ niệm gần nhất, kề sát nhất với ngày Chết của anh là bức thư anh gửi cho tôi hôm tháng Hai 1972, gửi từ Đ.N báo tin rằng một tuần lễ Văn Hóa Dân Tộc sẽ được tổ chức tại Đ.N vào dịp lễ Hùng Vương và anh bảo tôi chuẩn bị trước để ngày đó ra dự. Thư mời chính thức của Ban tổ chức sẽ gửi sau. Tôi biên thư trả lời và khi viết địa chỉ anh lên phong bì thì tôi lúng túng không biết cái số KBC của anh là 4103 hay là 4109. Nét chữ của anh bằng bút nguyên tử, - có lẽ ở giai đoạn cạn mực, - đã ngoằn nghèo đứt nối khi viết con số chót nên tôi phải đoán, thậm chí phải lấy kính lúp ra soi và phải nhờ người đoán giùm. Ý kiến không đồng nhất, tôi lại dò hỏi xem có ai có người quen làm việc ở Bộ chỉ huy tại Đ.N để biết rõ con số KBC. Nhưng không ai có người quen làm việc ở đó cả. Cuối cùng tôi đành quyết định viết con số 3.
Một tháng sau, thư được trả lui với lời ghi chú "không có tên này ở địa chỉ trên". Tôi thấy phong bì, ghi địa chỉ 4109. Ngày 27 tháng Tư nhận được thư anh. Anh xin lỗi rối rít về cái ngòi bút tai hại đã làm tôi nhọc nhằn (thực tế thì có gì đâu mà gọi là nhọc nhằn?) Và cuối thư anh ghi lại con số KBC bằng chữ thật to, đồ đi đồ lại thật đậm, nhất là chỗ con số 9 thì cơ hồ gần rách cả giấy. Anh bị chú thêm "Như thế này là bảo đảm thư anh không còn có cách gì để bị trả lui lại nữa". Sự cẩn thận của anh lần này còn đi quá cả cái mức cần thiết: địa chỉ của anh ghi ở ngoài phong bì thư, ngang ở số KBC anh cũng đồ đậm hết cỡ.
Nhận thư anh được ba ngày thì nghe tin anh tử trận. Tôi bàng hoàng, ngồi nhớ lại cái dáng dẫm thấp của anh, cái cốt cách nghiêm túc cẩn trọng của anh và xót xa nhất là khi hồi tưởng đến cái buổi tối cuối cùng anh ngồi đối diện với tôi. Anh đã nói:
- Chiến tranh hoài, nản quá. Ai cũng mong thanh bình. Nhưng khi thanh bình rồi thì đối với anh em sĩ quan trừ bị chúng tôi, vấn đề làm ăn lại phải đặt ra. Mình chẳng biết làm nghề gì cho hay. Chẳng lẽ lại đi dạy học. Lúc đó cuộc tranh sống tha hồ mà khó khăn.
Hôm nay thì, với anh, đột nhiên mà cuộc tranh sống đứt đoạn, ngừng nghỉ. Tin anh chết đến với tôi khi trên bàn tôi bức thư có số KBC đồ đậm, phong bì có số KBC đồ đậm còn nằm nguyên đó: 4109. Nhưng tôi còn dùng con số này để làm gì, để viết gửi cho ai?
Nguồn: Giai phẩm Văn số 13 ngày 17 tháng 4-1973)
- Lời Sám Hối Của Cha Võ Hồng Truyện ngắn
- Kỷ Niệm Với Doãn Dân Võ Hồng Hồi ức
- Một bông hồng cho cha Võ Hồng Tiều luận
• Phỏng Vấn Doãn Dân (Nguiễn Ngu Í)
• Nhà văn Doãn-Dân (Nguyễn Vy Khanh)
• Kỷ Niệm Với Doãn Dân (Võ Hồng)
Chân dung Doãn Dân giữa bằng hữu, cuối những năm 1960 (LỮ Quỳnh)
Chỗ nào cho Doãn Dân (Du Tử Lê)
Định Mệnh (Văn Nguyên Dưỡng)
• Giao Thừa (Doãn Dân)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |