1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bàng Bá Lân, làm thơ để sống lại quá khứ (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-10-2019 | VĂN HỌC

      Bàng Bá Lân, làm thơ để sống lại quá khứ

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Bàng Bá Lân
          (1912 - 21.10.1988)

      Không làm thơ, Bàng Bá Lân sẽ không thể sống lại được hình ảnh quá khứ êm đềm với ngõ tre, mái đình, cây đa, ve than nắng, cuốc kêu hè, trong một thời ấu thơ đã mất. Đối với nhiều lớp người, không có bài thơ "Đói" của tác giả thi phẩm “Tiếng Võng Đưa" thế hệ tới sẽ không biết đến giữa thế kỷ XX, hơn 2.000.000 dân mình đã chết đói vừa vì thiên tai bão lụt vỡ đê, vừa vì đất nước còn trong nô lệ đô hộ bởi thực dân và phát xít. Những bài thơ giản dị nhiều khi là những tác phẩm có giá trị lớn.

      Trong toàn bộ tập sách Nhà Văn Hiện Đại ghi rõ là “phê bình văn học” của Vũ Ngọc Phan, theo bản in lần thứ hai mà chúng tôi có, in vào tháng 10, 1951, do Văn Hồng Thịnh Hà Nội xuất bản, sau này in lại ở hải ngoại, chỉ có mười thi sĩ được nói đến, trong đó có hai người hầu như ít ai biết đến tên tuổi (là các ông Nguyễn Giang và Bùi Huy Cường), số còn lại tám thi sĩ được chọn kia không có Nguyễn Bính, cũng không có Bàng Bá Lân. Người ta sẽ nghiệm ra nhiều điều một khi tìm hiểu văn học sử; nhiều người bị bỏ sót không phải vì họ không có tài, mà vì nhiều nguyên do khác nhau, hoặc là nhà ngự sử không có tầm nhìn đủ rộng; sau là có cả nguyên do nhà ngự sử văn đàn thật ra chỉ là một ông thi sĩ khác đóng vai ngự sử, chuyện ấy đầy rẫy. Hay khi tập sách Nhà Văn Hiện Đại viết xong (tháng 12, 1942), Bàng Bá Lân chưa xuất hiện?


      Thi sĩ Bàng Bá Lân sinh tháng 11 năm 1912 tại phố Tân Ninh, Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), nhưng gốc làng Đôn Thư, phủ Bình Lục (Hà Nam, Bắc Việt). Dòng dõi Nho gia, ông nguyên họ Nguyễn Xuân, mới đổi ra họ Bàng khoảng ba đời. Ông theo học các trường công ở Phủ Lý, Phủ Lạng Thương, khi lên trung học vào trường Bảo Hộ Hà Nội (Bưởi hay Chu Văn An). Về sự nghiệp văn chương, Bàng Bá Lân đã từng viết các báo: Đàn Bà (1939-1945), Công Dân, Hạnh Phúc, Nhân Loại (bộ cũ), Tia Sáng. Thi phẩm đã xuất bản: Tiếng Thông Reo (1934), Xưa (1941, in chung với Anh Thơ). Viết từng ấy báo và xuất bản hai thi phẩm, nhiều người đã biết đến tên tuổi ông, nhưng có thể ông Vũ Ngọc Phan không biết.


      Sau 1954 ở miền Nam, ông viết cho Văn Nghệ Tập San (1955), Phổ Thông, xuất bản Thơ Bàng Bá Lân, Tiếng Võng Đưa (1957). Ông còn nhiều tác phẩm khác nữa như Người Vợ Câm (1960), Vào Thu (1969), Kỷ Niệm Văn thi sĩ Hiện đại, viết theo thể ký ức. Bàng Bá Lân còn là một nhà giáo, dạy môn Việt văn tại các trường Văn Lang, Cộng Hòa, Hoàng Việt (Sài Gòn), và là một nhiếp ảnh gia đã từng tham dự triển lãm tại nhiều nước ở Âu Mỹ và từng được nhiều giải thưởng quốc tế. (1)


      Sau khoảng 15 năm cầm bút, quan niệm về việc sáng tác của ông ra sao? Được nhà văn Nguiễn Ngu Í phỏng vấn: “Ông sáng tác để làm gì? Sáng tác theo một đường lối nhất định hay tùy hứng” Bàng Bá Lân đáp:

      -“Có thể nói rằng tôi làm thơ cũng như chim ca hót, ve than nắng, cuốc kêu hè, dế nỉ non khi hàng hôn xuống… và nếu bị cấm làm thơ thì chắc tôi khổ sở vô cùng! Nói [sáng tác theo] đường lối nhất định nghe có vẻ chính trị hoặc khoa học quá! Nhưng thật ra thơ tôi có thiên về một hướng: ấy là nông thôn. Có lẽ tại buổi thiếu thời tôi đã sống nhiều ở thôn quê, những cảnh vật và nếp sống của người dân quê đã in sâu vào trí não tôi nên về sau dù ở đâu tôi cũng vẫn không quên được mái đình cong cong, cây đa cô độc, ngõ tre thăm thẳm, đám mạ xanh rờn, đồng lúa vàng hoe, cùng những buổi nắng sớm mưa chiều, trưa hè oi nồng, đêm đông lạnh giá với mùa cấy mùa gặt vất vả nhưng đông vui vang rộn giọng ví lời ca chan chứa tình thương một mạc. Những cảnh vật đó cứ ám ảnh tôi hoài, bắt tôi phải nghĩ tới, nhớ tới chúng. Vì thế, hình ảnh chúng đã choán khá nhiều chỗ trong thơ tôi. Có thể nói rằng tôi làm thơ phần nhiều là để được sống lại những ngày tháng mộc mạc êm đềm đã qua bên bờ tre rặng lúa.” (3)

      Sống ở nông thôn nhiều năm rõ ràng vì vậy mà thơ ông thường lấy đề tài về đồng quê, và đã được tặng cho danh hiệu là “nhà thơ của đồng áng.” Ông chính thức bước vào làng Thơ năm 1939 bằng tác phẩm Tiếng Thông Reo (với lời tựa của nhà văn Lê Văn Siêu), và đã nổi tiếng ngay là một nhà thơ đồng quê. Nếu Anh Thơ là nữ thi sĩ tiêu biểu cho lối thơ trên, thì Bàng Bá Lân, “từ khi phong trào Thơ Mới thịnh hành cho đến khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ trên mảnh đất này, trong phạm vi thi ca đất nước, chưa có một thi nhân nào làm thơ về phong tục, đồng quê và tả cảnh xuất sắc như Bàng Bá Lân là nhà thơ tiên phong mở đầu cho lối thơ đồng quê, sau Đoàn Văn Cừ nối tiếp với thi phẩm Ngày Nay, nhưng vẫn không hơn được những nét đặc sắc của Bàng Bá Lân.” (2) Ông có những câu thơ phổ biến rộng rãi trong nhân gian đến nỗi tưởng đó là ca dao, như:


      Hỡi cô tát nước bên đàng

      Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.


      Cùng làm thơ một thời với Bàng Bá Lân về người và cảnh thôn quê, ngoài Anh Thơ còn có Nguyễn Bính. Khi so sánh ba người, Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam viết: “Nguyễn Bính ... chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ là một người thành thị du ngoạn, nên chỉ thấy cảnh quê. Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính.”


      Đó là những gì về Bàng Bá Lân và đất Bắc. Sau 1954 vào Nam, ông cũng vẫn lấy cuộc sống quanh mình đem vào thơ, không kể trường hợp năm 1957 ông nhớ lại thảm cảnh đói của vùng quê Bắc Việt Thái Bình, Nam Định, và làm những vần kiệt tác trong bài thơ Đói.


      Bài Đói của ông là một bức tranh không tô vẽ không tưởng tượng: toàn là thực và là hiện thực. Đây là một bài thơ có giá trị, có lẽ là một bài thơ duy nhất về thảm nạn có một không hai trong lịch sử ta: một thảm nạn xảy ra vào năm Ất Dậu tháng 3 năm 1945 với hai triệu người chết đói. Nguyên nhân xa gần của thảm nạn này cho tới nay, chúng tôi chưa có đủ tài liệu để quyết đoán, nhưng chắc chắn ngoài thiên tai bão lụt ra, còn “nhân tai” do các phe phái chính trị đương thời gây ra nữa. Lụt lội gây mất mùa đã đành, nhưng tài liệu còn cho thấy Nhật có phần trách nhiệm, Việt Minh có phần trách nhiệm, Pháp có phần trách nhiệm... Lúc ấy quân Nhật ở khắp Đông Dương, và Miến Điện, và sự tiếp tế từ Nhật qua Đông Dương phần lớn trông vào đường biển ngoài khơi Việt Nam, thế mà tài liệu cho thấy, đường biển huyết mạch này bị phi cơ Đồng Minh, nhất là Mỹ, ném bom đến tê liệt. Hàng trăm tàu tiếp tế bị đánh chìm. Trong một bài ký, nhà báo Nguiễn Ngu Í cho biết Việt Minh ra lệnh cho cán bộ thu vét lúa gạo để gửi cho họ, chính ông lúc ấy ở Phan Thiết nhận được lệnh phải thu gạo gửi cho Việt Minh, ông đã từ khước. Cho nên chính cán bộ cộng sản cũng tịch thu lúa gạo của dân, chứ không phải chỉ có quân Nhật làm việc ấy. Dù sao, không có bao nhiêu tài liệu về thảm nạn này, mà mỉa mai thay, người cung cấp “tài liệu” nhiều nhất về Nạn Đói Ất Dậu, lại là một nhà thơ, nhà thơ Bàng Bá Lân với bài thơ “Đói.”


      Trong nhiều sách tổng hợp thi ca Việt Nam, kể cả Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh Hoài Chân đều vắng bóng bài này. Trong thư viện của chúng tôi, chỉ có hai cuốn Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại của Phạm Thanh (1959) và Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến của Ng. Tấn Long, Ng. Hữu Trọng (1967) là có trích dẫn. Đây là một bài thơ đã và sẽ đánh động lương tâm con người trước cái chết vì đói của hàng triệu người Việt Nam thời tăm tối ấy. Và, không có bài thơ của Bàng Bá Lân, nhiều người thuộc các thế hệ tiếp nối và các thế hệ sau không thể hiểu gì về thảm nạn này. Xin tưởng niệm thi sĩ với lời cảm tạ.


      ĐÓI

        (Bàng Bá Lân)

      Cuộc sống và cảnh sống miền Nam nhập vào tâm hồn chân phương mộc mạc của Bàng Bá Lân sâu đậm nhất là ở khía cạnh thổ ngơi và tiếng nói. Trong văn bản trả lời cuộc phỏng vấn của nhà văn Nguiễn Ngu Í về “bài thơ tác giả ưa thích nhất,” Bàng Bá Lân cho biết: đó là “giọng nói của đồng bào miền Nam, nhất là giọng nói của những bà những cô đang thời xuân sắc.”


      Bàng Bá Lân cho biết ông đặt chân lên đất Đồng Nai hơn một tháng trước khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước được ký kết. Điều ông chú ý hơn hết là giọng nói quyến rũ của phụ nữ miền Nam. Ngay tháng 6, 1954 ông đã làm bài thơ “Tôi Yêu” có câu mở đầu trực tiếp là “Tôi yêu tiếng Việt miền Nam,” đăng trên tờ báo “Đây Sài Gòn” nhưng sau này thấy còn hời hợt bồng bột quá, ông làm lại bài thơ – vẫn “tứ” ấy, nhưng thêm ý thêm lời -, và đổi nhan đề bài thơ đi, thành bài khác hay hơn, đăng trên tạp chí Tân Phong [của Trương Bảo Sơn] và được truyền tụng đăng đi đăng lại ở nhiều báo. Bài thơ đã đáp ứng cho nhiều người, nói giùm nhiều người phương Bắc về tâm tình họ đối với miền Nam bao dung của nước Việt.

      TIẾNG VIỆT MIỀN NAM


      Ôi! Tiếng Việt miền Nam

      Nghe sao mà âu yếm

      Giọng ngân dài lưu luyến

      Cho lòng ta thương vương.


      Ôi! Thương ai em thương thiệt là thương!

      Em, cô gái Đồng Nai lòng cởi mở

      Từ quen em, nắng vàng thêm rực rỡ

      Dừa thêm xanh và vú sữa thêm ngon.


      Lời em thơm như măng cụt no tròn

      Giọng em ngọt như xoài vừa chín tới.

      Những chữ ngân dài như gió thổi

      Còn chữ C, G nghe đọc lỗi mà yêu.

      Giọng TR trong trẻo đúng bao nhiêu!

      Và anh nữa, ôi tiếng anh nũng nịu:

      - Mong “ăn” mãi! Nhớ “ăn” hoài! “Ăn” có hiểu?

      Em thương “ăn” quá xá là thương!

      Lời em ngon như có mật có đường

      Ta sung sướng gần em nghe giọng nói.


      - Hãy nói nữa, nói nhiều đi em hỡi!

      Qua không cần hiểu ý chỉ cần nghe

      Giọng nói du dương, say đắm, đê mê,

      Như nhạc sóng của Đồng Nai, sông Cửu.


      Nhưng em bỗng ngừng im. Em nũng nịu:

      - Nói đi “ăn,” nghe giọng Bắc em thương!

      Cầm tay em, say ngắm cặp môi hường

      Lòng tràn ngập niềm mến thương đằm thắm.


      Ôi! Nam Bắc đã xa nhau vạn dặm

      Vẫn cùng chung tiếng mẹ, vẫn quê cha

      Gặp nhau đây trong ánh nắng chan hòa

      Hai giọng nói cùng đồng ca hợp tấu.


      Hai huyết quản vẫn cùng chung dòng máu

      Hai tâm hồn hòa hợp cảm thông nhau

      Tiếng Việt miền Nam, giọng nói nhiệm màu

      Có phép lạ khiến tình ta lưu luyến.


      Em! Cô gái miền Nam ta thương mến

      Muốn gần em, gần mãi để nghe em!

      (Vào Thu, 1954-1955)

      Bàng Bá Lân từ trần ngày 21 tháng 10, 1988 tại Sài Gòn. Ông làm thơ để nhớ những gì đã sống, cho riêng ông mà cũng còn cho nhiều người khác nữa.


      Chú thích:

      (1) Tài liệu tổng hợp từ Nguiễn Ngu Í trong báo Bách Khoa số 111, Phạm Thanh trong Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại, Khai Trí xuất bản tại Sài gòn năm 1959 – Thơ Mới, Tác Giả & Tác Phẩm, NXB Hội Nhà Văn - và theo Ng. Tấn Long, Ng. Hữu Trọng trong Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến.

      (2) Ng. Tấn Long, Ng. Hữu Trọng, Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, 1967.

      (3) Bách Khoa số 111, trang 91-93.

      Viên Linh

      Nguồn: Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam
      Nxb Khởi Hành, Hoa Kỳ 2017

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

      - Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo

    3. Bài viết về nhà thơ Bàng Bá Lân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Bàng Bá Lân

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Bàng Bá Lân, làm thơ để sống lại quá khứ (Viên Linh)

      Bàng Bá Lân, Chỉ Một Bài Thơ (Viên Linh)

      Tiểu sử  (wiki)

      Bàng Bá Lân (1912 - 1988)  

       (phannguyenartist)

      Vài kỷ niệm với nhà thơ Bàng Bá Lân  

       (Huyền Viêm)

       

      Tác phẩm của Bàng Bá Lân

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đói (Bàng Bá Lân)

      - Chưa Bao Giờ Thương Thế

      - Nguyễn Nhược Pháp

      Thơ có trên mạng:

      - vietnamvanhien.org - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)