1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng Vấn Nhà văn Điệp Mỹ Linh (Tạp chí Văn Học) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-3-2020 | VĂN HỌC

      Phỏng Vấn Nhà văn Điệp Mỹ Linh

         Tạp chí VĂN HỌC
      Share File.php Share File
          

       

      Văn Liệu Văn Học Hải Ngoại

      Tạp Chí Văn-Học thực hiện, 1995



           Nhà văn Điệp Mỹ Linh

      Điệp-Mỹ-Linh là bút hiệu của Nguyễn Thị Thanh-Điệp, được sinh ra tại Dalat.


      Điệp-Mỹ-Linh được thân phụ - cụ Nguyễn Văn Ngữ - dạy nhạc ngay từ khi còn bé. Khởi đầu Điệp-Mỹ-Linh học đàn Mandoline; lớn hơn một tý Điệp-Mỹ-Linh học đàn Accordion.


      Học hết bậc tiểu học tại trường Domain de Marie, Điệp-Mỹ-Linh theo gia đình về quê Nội, Nha-Trang. Tại Nha-Trang, Điệp-Mỹ-Linh theo học trường trung học Võ-Tánh.


      Cũng tại Nha-Trang, cụ Nguyễn Văn Ngữ thành lập ban Ca Nhạc Bình-Minh để phụ trách phần văn nghệ cho Đài Phát Thanh Nha-Trang, vào tối thứ Năm và tối Chủ Nhật. Điệp-Mỹ-Linh đàn Accordion và hát, dùng tên thật, Thanh-Điệp.


      Thời gian này cụ Nguyễn Văn Ngữ viết cho báo Đuốc Thiêng, dùng bút hiệu Điệp-Linh. Điệp-Mỹ-Linh cũng được thân phụ khuyến khích cầm bút.


      Điệp-Mỹ-Linh bắt đầu viết từ năm 1961 và có bài đăng trên Đuốc-Thiêng, Tin-Sáng và Tia-Sáng với vài bút hiệu khác nhau như: Nguyễn Thị Kiều-Lam, Thanh-Điệp, Thủy-Điện và Điệp-Mỹ-Linh.


      Sau bậc trung học, Điệp-Mỹ-Linh theo học Luật tại Đại Học Luật Khoa Saigon.

      Sau khi định cư tại Hoa-Kỳ, năm 1975, Điệp-Mỹ-Linh không còn dùng những bút hiệu khác nữa.

      Xin chị cho bạn đọc của Văn-Học biết qua về cuộc đời của chị.


      Thưa anh, tên thật của tôi là Nguyễn Thị Thanh-Ðiệp, sinh tại Dalat, học trường Bà Sơ, tôi quên mất tên trường rồi, nhưng trường ấy nằm cạnh đường Hai-Bà-Trưng và cách chùa Tuệ-Quang không xa lắm. Năm tôi hơn mười tuổi gia đình dời về quê Nội, Nhatrang; tại đây tôi theo học trường trung học Võ-Tánh; đệ nhị cấp tôi theo ban B (ban toán). Thời gian này tôi đàn Accordion và hát cho Ðài Phát Thanh Nhatrang, trong ban ca nhạc Bình-Minh, do Ba tôi - cụ Ðiệp-Linh Nguyễn Văn Ngữ - làm trưởng ban. Sau đó tôi theo họcLuật tại đại học Luật khoa Saigon. Hiện tại tôi là tư chức, làm về Computer, chuyên lo bồi thường về các loại xe Oldsmobile, KIA và Honda.


      Chị bắt đầu viết từ lúc nào và được bao nhiêu tác phẩm xuất bản?


      Thú thật tôi không nhớ tôi bắt đầu viết từ năm nào. Nhưng gần đây, tình cờ được gặp và quen nhà văn Nguyễn-Hữu-Trí - đài Tiếng Nói Hoa-Kỳ (V.O.A.) - tôi được nhà văn Nguyễn-Hữu-Trí tặng bản copy một truyện ngắn ký bút hiệu Ðiệp-Mỹ-Linh đăng trên Ðuốc-Thiêng, cuối bài có đánh máy hàng số 16-5-61.


      Những tác phẩm của tôi đã xuất bản là Một Ðoạn Ðường, Bước Chân Non, Sau Cuộc Chiến, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Ra Khơi, 1975, Cuồng Lưu và Ðưa Tiễn.


      Chị có thể kể qua những kỷ niệm vui buồn về những sáng tác đăng báo hay sách xuất bản trong đời viết văn của chị không?


      Thưa, kỷ niệm buồn trong đời viết văn của tôi là năm 1972, chú em của ông nhà tôi tử trận tại Bình-Long, được quàng tại chùa Vĩnh-Nghiêm, gần cầu Công-Lý. Chú ấy rất hiền nhưng lại là một sĩ quan trẻ đầy dũng cảm, đã từ Quân-Báo chuyển sang Biệt-Ðộng-Quân. Trước cái chết mang tính chất hào hùng của chú, tôi xúc động mãnh liệt nên viết một bài ngắn, ký tên Thanh-Ðiệp, đăng trên Tia Sáng hay Tin Sáng tôi không nhớ rõ. Vô tình bài báo ấy đến tay vợ chú mà tôi hoàn toàn không biết. (Tôi quên thưa với anh là tôi chỉ viết lén, không dám cho gia đình hay, do đó mới lấy nhiều bút hiệu khác nhau). Vợ chú đọc xong, buồn quá, cầm bài báo, lén mọi người, chạy ra cầu Công-Lý với ý định trầm mình chết theo chú. Gia đình hay được, vội chạy đến khuyên ngăn. Vợ chú ấy không nói một lời, chỉ khư khư cầm bài báo và lặng lẽ khóc. Sau khi gỡ được bài báo từ tay vợ chú, đọc xong - vì thấy tên thật của tôi - gia đình “dũa” tôi một trận nặng nề! Gia đình bảo tại bài báo của tôi mà suýt nữa gia đình mất thêm một người thân!


      Kỷ niệm vui là năm 1976, tôi viết cho tờ Âu-Cơ của nhóm sinh viên bên Tây Ðức, ký tên con gái tôi - Xuân-Nguyệt. Sau đó nhiều anh sinh viên viết thư làm quen với Xuân-Nguyệt mà lúc đó Xuân-Nguyệt còn bé xíu.


      Trong các tác phẩm đã in, chị yêu quý tác phẩm nào nhất? Tại sao?


      Thưa anh, đối với tôi, điều kiện viết rất khó khăn, cho nên, viết xong một tác phẩm như sinh được một đứa con. Mà đã là con thì xinh đẹp, thông minh, xấu xí hay tật nguyền, dốt nát gì tôi cũng thương cả. Thật ra, các bà Mẹ thường cưng đứa con út nhiều hơn một tý, nhưng tôi vẫn còn muốn viết mãi nên xem như chưa có tác phẩm cuối.


      Dù muốn hay không, mỗi người cầm bút có một cách chọn đề tài và bút pháp riêng. Chị đã chọn đề tài như thế nào và từ lúc “có cái gì để viết” tới lúc viết thành tác phẩm diễn tiến ra sao?


      Dạ, vì chỉ là một ngòi bút “tài tử” chơi cho vui thôi cho nên tôi không phải viết nhiều, không phải viết vội; do đó tôi không chọn đề tài mà đề tài chọn tôi. Nghĩa là tôi chỉ viết theo cảm hứng và viết về những gì làm ray rức hồn tôi. Về bút pháp, lúc đầu tôi chọn cách dựng chuyện và chấm câu ngắn gọn, và chưa tách rời được tôi ra khỏi nhân vật. Nhưng về sau tôi thay đổi hoàn toàn.


      Từ lúc “có cái gì để viết” tôi ghi vội vào giấy, để riêng, rồi bắt đầu thâu nhặt tình tiết bằng cách nghe, thấy và đọc. Chẳng hạn như bài Ðưa Tiễn là do những bức thư của một độc giả trẻ của tôi - lúc ấy là trung úy Hải-Quân Hoa-Kỳ, tòng sự trên hàng không mẫu hạm Independence, đang tham dự trận chiến vùng Vịnh (Pusian Gulf)? Bài Bên Dòng Skagit là do tôi đọc một bài trong Readers Digest nói về tâm trạng của một người có người thân mang chứng bệnh Hungtington’s desease. Bài Câu Chuyện Ðứt Ngang là do lúc trước, khi các con tôi còn theo học tại đại học Rice và University of Houston, tôi thường viết bài về những sinh hoạt liên trường của sinh viên Việt-Nam tại hai đại học đó và các đại học khác thuộc Texas, tôi hiểu tâm trạng của giới trẻ.


      Truyện dài Cuồng-Lưu là do tôi thu nhặt những tiếng thở dài não nuột của không biết bao nhiêu phụ nữ Việt-Nam tại hải ngoại thuộc vào thế hệ “bánh kẹp” (Sandwich). Bài Tưởng Như Trở Về khởi thủy từ một buổi ra mắt sách, nghe họ nói về Hà-Nội, tôi đâm ra nhớ nhà! Gần đây nhất là bài Dưới Bóng Cổ Thụ. Cách đây không lâu, nhân đọc bài thuyết trình của nhà văn Nguyễn-Mộng Giác đăng trên Văn-Học, tôi mới chợt nhận ra rằng quả thật tôi đã bất công khi cố tình quên bẵng “giọt nước mắt thứ ba” (cụm từ của nhà văn Nguyễn-Mộng-Giác). Thế là ý niệm phát sinh và tôi đưa ý niệm đó vào đoạn kết bài Dưới Bóng Cổ Thụ.


      Trong các tác phẩm của chị, độc giả thấy nổi bật lên hình ảnh người Mẹ, người vợ. Chị viết từ hai vị trí ấy. Trong vị trí người Mẹ, chị có nghĩ là thế hệ con cháu mình đọc, hiểu tác phẩm và tâm tình của chị không?


      Thưa anh, ngay từ những ngày tập tễnh cầm bút tôi đã không hề ước mơ được trở thành nhà văn và tôi cũng không có cao vọng viết để lưu lại một cái gì cho mai sau. Tôi nghĩ, lý do tôi thích cầm bút hơn chơi đàn là vì tính tôi ít thích đám đông và cũng vì hồi đó Ba Má tôi theo quan niệm xưa, không cho tôi trở thành nghệ sĩ trình diễn - dù nhạc sĩ Minh-Kỳ và Canh-Thân đã nhiều lần đề nghị với Ba tôi. Một lý do khác nữa là ông nhà tôi không muốn tôi đàn. Ngoài ra tôi tự biết tôi nói chuyện dỡ và ngoại giao không được khéo cho nên ít bạn. Vì ít bạn, không biết san sẻ những tư duy, những trăn trở của mình cho ai, đành viết ra vậy.


      Trong vị trí người vợ, chị là một tác giả yêu mến quân chủng Hải-Quân. Làm thế nào chị đã viết được những cuốn sách về Hải-Quân?


      Dạ thưa, từ vị trí người vợ, nhờ ngày trước được gần gủi với gia đình binh sĩ, tôi hiểu tâm trạng của người vợ lính. Từ đó tôi có tham vọng sẽ nói lên những cay đắng, những bất công mà người phụ nữ Việt-Nam phải gánh chịu qua không biết bao nhiêu thời đại. Cũng từ vị trí người vợ, tôi được tháp tùng theo ông nhà tôi trong hầu hết những cuộc hành quân hỗn hợp. Nhờ vậy tôi thấy được tận mắt sự tàn bạo và phi lý của chiến tranh. Tôi càng ghét chiến tranh bao nhiêu tôi càng thương những người lính bấy nhiêu. Lý do tôi viết nhiều về Hải-Quân là vì tôi sinh hoạt với các đơn vị Hải-Quân chiến đấu nhiều hơn các binh chủng khác cho nên tôi có nhiều chất liệu. Riêng cuốn Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 là do công lao của đại-gia-đình Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa. Tôi chỉ là người thu thập rồi viết ra thôi.


      Những tác phẩm mới đây, theo nhận xét của chúng tôi, dường như chị đang thiên về xã hội. Xin chị cho biết điều nhận xét đó có đúng hay không? Nếu đúng, động lực nào thúc đẩy ngòi bút của chị chuyển hướng?


      Thưa anh, tôi nghĩ, nỗi suy tư, niềm khát vọng của mỗi người thay đổi theo tuổi tác và môi trường sống của người đó. Nhân sinh quan của một người cũng biến chuyển theo đời sống tâm linh của người đó. Tôi chay lạc được mấy năm nay rồi. Tâm tôi đã tịnh nhiều. Thêm nữa, từ đầu thập niên 90, từng loạt tù nhân chính trị sang Mỹ định cư, tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều vị, vị nào cũng không tỏ ra một cử chỉ hay một lời oán hận nào đối với những người đã cầm tù họ. Những vị này chỉ cười nụ, bảo: “Trách họ (Việt-Cộng) làm chi. Những gì họ làm cũng chỉ do sự thiếu hiểu biết mà ra.” Từ giáo lý nhà Phật và từ lòng khâm phục của tôi đối với thái độ khoang dung của nhiều vị cựu tù nhân chính trị, tôi nghiệm ra rằng: Chỉ có lòng vị tha mới giúp mình sống một cuộc đời thanh thản. Lòng sân hận và chí căm thù chỉ hành hạ tâm tư mình chứ có chuyển tâm được ai đâu.


      Chị có nhận định gì về các nhà văn nữ ở hải ngoại?


      Tôi nhận thấy những cây bút nữ, viết bằng Việt-ngữ, càng ngày càng nhiều, nhất là các chị trẻ. Ðây là dấu hiệu tốt. Bởi vì, không sớm thì muộn, những ghi nhận của nữ giới về nhiều khía cạnh khác nhau sẽ được đồng bào trong nước tiếp nhận. Lúc đó đồng bào trong nước sẽ cảm thông với tâm tư và tình huống của người phụ nữ Việt-Nam lưu vong.


      Theo chị, phân biệt “nhà văn nam” và “nhà văn nữ” là điều bình thường hay là một điều không nên có?


      Nếu tôi nhớ không lầm, dường như trước năm 1975 chỉ có danh từ kép “ nữ văn sĩ” hoặc “nữ sĩ” thôi chứ không có “nhà văn nữ”. Theo tôi, không nên có sự phân biệt, dù bất cứ trong lãnh vực nào.


      Dự tính của chị trong sáng tác?


      Hiện tại tôi có đủ truyện ngắn để in hai tập. Một tập gồm các truyện ngắn viết về nhiều đề tài, mang tựa đề Tưởng Như Trở Về; một tập viết về tâm trạng của một phụ nữ trở lại quê hương để Tìm Vết Chân Xưa. Ngoài ra tôi cũng đang cố gắng thực hiện một cuốn sách thiên về xã hội. Nhưng trong tôi đang có những dằn vặt tâm linh rất phức tạp cho nên tôi cứ do dự, chưa cho in.


      Chị có thể nói rõ hơn một tí không?


      Thưa anh, tôi tiêm nhiễm triết lý Phật-Giáo. Nhưng sự hiểu biết của tôi về triết lý ấy còn quá hạn hẹp và lòng can đảm của tôi chưa đủ nồng độ để giúp tôi vượt lên khỏi cuộc sống bình thường của một người phàm. Nhưng nếu bảo tôi nhập thế với tất cả nhiệt tình như trước, tôi không làm được, vì tôi đã xem thường nhiều thứ trên đời. Ðã xem thường thì đâu còn đam mê nữa! Một người cầm bút mà thiếu đam mê thì đâu còn động lực nào để thôi thúc mình nữa! Thưa thật với anh, nhiều khi trái tim tôi gào lên, đòi tôi phải viết với tất cả sự rung động của nó; nhưng liền khi ấy khối óc ù lỳ của tôi nhằn nhằn: Viết lách làm chi, cái gì trong đời cũng huyễn cả thì vài ba cuốn sách có là gì đâu!


      Xin cảm ơn chị đã chia xẻ phần nào những suy tư thầm kín của chị với độc giả Văn-Học.


      Thưa anh, phần bài viết để Văn-Học đăng kèm với bài phỏng vấn, tôi xin gửi anh bài Dưới Bóng Cổ Thụ. Xin cảm ơn anh.


      VĂN HỌC

      Nguồn: diepmylinh.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phỏng Vấn Nhà văn Điệp Mỹ Linh Văn Học Phỏng vấn

      - Nhà văn Lệ Hằng Văn Học Phỏng vấn

      - Đôi dòng về Thư khố Văn Học Văn Học Thư khố

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)