|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Lệ Khánh
Vào những năm của thập niên 60, trên thi đàn xuất hiện những bài thơ của một nữ sĩ làm xôn xao dư luận trong giới văn nghệ và độc giả yêu thơ. Đó là Lệ Khánh với những bài thơ “Em là gái trời bắt xấu.”
“Em là gái trời bắt xấu” là tiếng than não nùng của những mối tình tan vỡ và ngang trái. Cũng là lý do đưa đến tan vỡ. Lệ Khánh ngậm ngùi than thở:
“Chuyện thủy chung biết lấy gì đổi chác
Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay”.
Một lần tình yêu chấp cánh bay đi, người tình ở lại lệ tràn chia ly. Mối tình sau cùng của Lệ Khánh là nhà thơ kiêm nhạc sĩ Thục Vũ, Vũ Văn Sâm. Thơ và nhạc quyện vào nhau, cuốn hút giới yêu thơ và người ngưỡng mộ một thời trước kia.
Mối tình trái ngang, là yêu một người “không phải của mình”, một người đã có vợ con.
Cuộc sống ngoài đời của Lệ Khánh cũng đầy gian nan. Tù tội vì làm thơ. Vất vả trong khu kinh tế mới. Bàn tay cầm viết làm thơ, thơ đã chết, nên bàn tay yếu đuối của một tiểu thư khuê các phải chẻ tre đốn củi để được chén cơm manh áo. Nổi đau nầy không phải là chỉ riêng của nữ sĩ mà là nổi đau của cả đồng bào miền Nam Việt Nam đầy mất mát, mất tài sản, mất tự do dân chủ, nói chung là mất tất cả vì chế độ Cộng Sản.
1. Người tình Alpha Đỏ
Người tình đầu tiên của Lệ Khánh là anh chàng Alpha Đỏ, sinh viên sĩ quan khóa 17 Võ Bị Quốc Gia (Đà Lạt), tên là Phạm H. Th. (H.n.L.) Người sĩ quan nầy phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân.
Vết thương tình đầu đời đã phá nát tấm lòng của nhà thơ nữ lần đầu tiên biết yêu.
Mối tình dang dở gây nhiều đau khổ cho Lệ Khánh, đó là ông Alpha Đỏ kết hôn với người bạn của cô.
Có phải “Em là gái trời bắt xấu”?
Nổi đau nầy khiến cho Lệ Khánh có những bài thơ da diết trên thi đàn của một thời trước kia.
2. Dang dở lần thứ hai
Sau khi chia tay với người yêu đầu đời, một thời gian sau Lệ Khánh có mối tình với nhà văn Mủ Đỏ Hoàng Ngọc Liên, cựu trung tá binh chủng Nhảy Dù.
Ông nhà văn mủ đỏ nầy thường hay bay đi, bay lại Sài Gòn-Đà Lạt hàng tuần. Khi ông làm bài thơ “Kỷ niệm sinh nhật em”, thì Lệ Khánh có ngay bài “Kỷ niệm sinh nhật anh” để đáp lại.
Lệ Khánh có bài thơ cho người tình mũ đỏ.
Hờn dỗi
Đã ba ngày em đợi thư anh đó
Thứ năm buồn úp mặt khóc biết không?
Em giận anh, tức quá muốn lấy chồng
Cho xong chuyện để đừng thương với nhớ
Anh kiêu lắm cứ tưởng mình mũ đỏ
Đại úy “to” rồi quên con bé Cao Nguyên
Đang chờ thư anh, viết mãi một tên
Tên anh đó, người chi lười rứa đó
Em nhất định mai không thèm trông ngóng
Đại úy gì lười hơn hủi nữa cơ
Ba ngày rồi con bé chả làm thơ
Tức rứa đó, để bi chừ em lại khóc.
Lệ Khánh
Hai người cặp kè bên nhau một thời gian dài, Lệ Khánh biết được ông nầy quá bay bướm, có nhiều bồ nhí ở Sài Gòn, nên chia tay. Lại mỗi lần tình yêu chấp cánh bay đi, người tình ở lại lệ tràn chia ly.
Lại thêm một vết thương trong lòng nhà thơ Lệ Khánh. Có phải vì “Em là gái trời bắt xấu? Nếu Lệ Khánh là một tuyệt sắc giai nhân thì ra sao?
1. Vài nét về nhạc sĩ Thục Vũ
Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 tại xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tốt nghiệp khóa 4 phụ ở Đà Lạt năm 1954.
Bước đầu binh nghiệp. Thục Vũ phục vụ ở Đà Nẵng, và sau đó là Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Sau thời gian tu nghiệp ở Hoa Kỳ, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Ở đó ông sáng tác bản nhạc "Quang Trung hành khúc".
Đơn vị sau cùng của Trung tá Thục Vũ là làm trưởng khối Chiến tranh Chính trị của trường Bộ Binh Long Thành.
Sau khi miền Nam sụp đổ, Thục Vũ bị tù cải tạo. Lúc đầu tập trung ở Long Khánh, rồi sau đó về trại Tân Hiệp, Biên Hòa. Giữa năm 1976 bị đưa đến Sơn La, là nơi rừng thiêng nước độc, sơn lam chướng khí. Bịnh đau gan mà không có thuốc chữa trị, mất vào ngày 15-11-1976, để lại vợ và 5 đứa con, một người yêu bé nhỏ với đứa con trai, Dương Khánh Thục.
Khi ở trại Suối Máu, Biên Hòa, Thục Vũ sáng tác bản nhạc "Suối máu" với những câu thơ cũng của Thục Vũ :
“Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây
Áo rách xác xơ vai gầy
Cùng chung kiếp sống lưu đầy
Anh ở đây, ngày này cơm chưa đầy chén
…
Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây
Vẫn giếng nước sâu bên cầu
Tìm trăng, trăng vướng dây gàu
Anh ở đây, ngày này bên trong rào sắt
Hận thù ưu tư chồng chất
Giữa lòng núi cũ sông xưa”.
2. Mối tình ngang trái
Thục Vũ là một nhạc sĩ cũng là nhà thơ. Vốn cùng nghệ sĩ nên họ đồng cảm, đồng điệu nhau qua lời thơ tiếng nhạc.
Mối tình ngang trái vì Thục Vũ đã có vợ con. Tình trường lại tiếp tục lận đận. Số phận hẩm hiu. Lệ Khánh đã yêu một người “không phải của mình”.
Tình ngang trái được Lệ Khánh diễn đạt qua những lời thơ trong bài “Vòng Tay Nào Cho Em”
“Lỡ yêu người có vợ con
Thì đừng nói chuyện sắc son mà buồn
Vòng tay nào ôm vợ
Còn vòng tay nào anh ôm em?”
…
“Anh hãy về đi với vợ hiền
Và đàn con nhỏ còn ngây thơ
Phần em chỉ sống bơ vơ
Tình ta đành lỡ duyên nhau
Thì xin hãy hẹn mai sau…”
“Vòng tay” là cử chỉ yêu đương qua 4 câu dưới đây.
“Vòng tay anh chắc giờ đây quá chật?
Ôm vợ hiền, ôm con dại còn đâu
Vâng. Còn đâu người con gái đến sau
Thương, nhớ, tiếc sao ngỡ ngàng biết mấy?”
Lệ Khánh diễn đạt tình yêu bằng những cử chỉ cụ thể, là sự hòa hợp chuyền hơi ấm giữa hai thân xác, “Vòng Tay”. Ôm nhau thì phải hôn nhau…tuần tự hành động thể hiện tình yêu theo luật tự nhiên.
Người con gái đến sau chịu nhiều thiệt thòi, gợi nhớ đến bài “Lấy chồng chung” của Hồ Xuân Hương.
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không”.
Chiều chúa nhật đợi chờ anh mãi mãi
Sao trễ giờ cho chua xót anh ơi
Hẹn hò chi? Chừ lỡ dở cả rồi
Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt
Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
Liệu người ta đáp trả lại hay không
Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng
Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới
Anh hẹn đúng hai giờ anh sẽ tới
Nhưng sao chừ trời đã tối... anh đâu?
Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu
Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó
Tôi gục mặt khóc thầm bên cửa sổ
Mà cô đơn trời hỡi vẫn cô đơn
Nơi xa xôi, anh có biết tôi buồn
Anh có biết tôi cười mắt ngấn lệ?
Anh lỗi hẹn hay là anh đến trễ
Cho chiều nay đường phố lạnh mưa thu
Và đêm nay thành thị ướt sương mù
Người con gái gục đầu thương mệnh bạc?
Chuyện thủy chung biết lấy gì đổi chác
Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay
Sao yêu anh cho đau khổ thế này
Thà câm nín như ngày xưa anh nhỉ?
Vì Thượng Đế đày tôi làm Thi-Sĩ
Nên tâm tình trào ngọn bút thành thơ
Dâng riêng anh anh nhận lấy, hững hờ
Tôi hổ thẹn bực mình đem đăng báo
Thiên hạ đọc bảo nhau rằng tôi láo
Đẹp như tiên vờ nói xấu vô duyên
Buồn không anh? Một số kiếp truân chuyên
Làm con gái không bạc vàng nhan sắc
Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
Người ta sao? Không nói chuyện ân tình
Hẹn hò rồi còn nỡ để một mình
Tôi đứng đợi suốt chiều mưa chúa nhật
Lần sau nhé bận gì anh cứ khất
Xin sẵn sàng đứng đợi vạn mùa đông
Bạn bè đi qua trao vội thiếp hồng
Tôi vẫn mặc để chờ anh trọn kiếp
Lệ Khánh 1965
Bài nầy được Thanh Ngọc&Hồng Lâm phổ nhạc, qua tiếng hát của Thanh Thúy.
1. Tâm sự của Lệ Khánh qua bài thơ “Em là gái trời bắt xấu”
Cô gái Huế có bút hiệu rất là định mệnh. Lệ Khánh. Vì vậy mà cả đời cô đẫm lệ vì khóc, nước mắt nhiều hơn nụ cười.
Trong khi chờ đợi người tình trễ hẹn, cô gái miên man nghĩ ngợi. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Không biết người ta có đáp trả lại tình mình hay không? Mình có được cái diễm phúc trở thành cô dâu với áo cưới đỏ, đạp lên xác pháo hồng, hân hoan bước lên xe hoa cùng người yêu đi trọn đường tình, đến bến bờ hạnh phúc?
“Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng
Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới”.
Đa số những câu thơ của Lệ Khánh cần phải đọc liên tiếp từ câu trên xuống câu dưới thì nghĩa mới liên tục. Không ngắt câu.
Ngày chủ nhật, trông chờ người tình lỗi hẹn, người thiếu nữ nầy phân vân, thắc mắc miên man nghĩ ngợi trong nhiều câu hỏi.
“Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
Liệu người ta đáp trả lại hay không?”
Cái mặc cảm của người con gái bị trời bắt xấu thể hiện như sau.
“Hẹn hò chi? Chừ lỡ dở cả rồi
Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt”
“Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu
Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó”
Mưa trong cảnh đợi chờ buồn như mưa ngâu, ập xuống cả buổi chiều ở xứ lạnh, sương mù. Đà Lạt.
“Mưa ngâu” xuất xứ từ câu chuyện trên thiên đình, là Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê tiên nữ đệt vải tên Chức Nữ. Cả hai bỏ bê việc làm nên bị Ngọc Hoàng phạt hai người phải xa nhau, người ở bên nây sông Ngân, người ở bên kia bờ sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình, cho hai người gặp nhau chỉ một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch. Đàn quạ bắt cầu cho hai người gặp nhau. Cầu Ô Thước.
Sau khi gặp nhau, lúc chia tay, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt buồn chia ly tràn xuống trần gian bằng những cơn mưa. Mưa ngâu.
“Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa”
(Nguyên Sa)
Giọt Mưa Thu (1942) là bản nhạc nổi tiếng của Đặng Thế Phong, làm rung động trái tim của nhiều thế hệ.
Lệ Khánh nghĩ đến nổi đau buồn của cặp tình nhân trong khi chia xa.
Hẹn mà không đến làm cho người yêu nhỏ khóc thầm trong cô đơn và ngóng chờ bên khung cửa. Thục Vũ lớn hơn Lệ Khánh một con giáp, 12 tuổi. (1932-1944)
Trong nổi buồn chờ trông, Lệ Khánh nghĩ đến thân phận mình, nghèo mà không có bằng cấp.
“Chuyện thủy chung biết lấy gì đổi chác
Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay”
…
Buồn không anh? Một số kiếp truân chuyên
Làm con gái không bạc vàng nhan sắc”
“Em là gái trời bắt xấu”
Xấu ở đây không có nghĩa là hoàn toàn xấu, mà là để so sánh với cái sắc đẹp diễm kiều, quyến rũ như một điều kiện để thu hút và cầm giữ người đàn ông.
Người phụ nữ có hai điều kiện để làm tầm ngắm của đàn ông đó là sắc đẹp nghiêng thành đổ nước. “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” hay “Nhất tiếu khuynh nhân thành. Tái tiếu khuynh nhân quốc”. Sắc đẹp làm chết đứng người anh hùng vì tay mỹ nhân.
Điều kiện thứ hai là tài năng.
Về tài năng, cụ thể là bằng cấp và địa vị. Trong hệ thống hành chánh của chính phủ thì địa vị bao gồm những chức vụ như: chủ sự phòng, chánh sự vụ sở, giám đốc nha… Ngoài xã hội thì phải là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo sư…
Lệ Khánh chỉ có chức vụ tầm thường là thơ ký.
Lệ Khánh có tài làm thơ, nữ sĩ chiếm địa vị “công chúa”, “hoàng hậu” trong lòng người yêu thơ. Thơ văn là món ăn tinh thần, nên không làm no bao tử được.
2. Vài nét về Lệ Khánh
Nhà thơ Lệ Khánh tên thật là Dương Thị Khánh sinh năm 1944 tại Thừa Thiên - Huế. Con của Phó Trưởng ty Cảnh sát Đà Lạt.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Em là gái trời bắt xấu (thơ tập 1, 2, 3, 4, 5) – Khai Trí Sài gòn xuất bản: 1964- 1965- 1966.
- Vòng tay nào cho em (thơ 1966)
- Nói với người yêu (thơ 1967)
Nhà xuất bản Khai Trí đã in 5 tập thơ “Em là gái trời bắt xấu”, 2 tập thơ “Vòng tay nào cho em”, và “Nói với người yêu”, đã có một số độc giả khổng lồ.
Lệ Khánh hiện ở số 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt.
Nhà văn nữ Hoài Linh Phương (Minneapolis, MN) thân tình với Lệ Khánh như chị em ruột, cả gia đình Hoài Linh Phương cũng xem Lệ Khánh như người thân trong gia đình.
Hoài Linh Phương thuật lại cuộc đời lận đận của Lệ Khánh bên ngoài những vần thơ.
“Thân hình chị đẹp, nếu không nói là hấp dẫn. Tôi nhận ra chị rất mượt mà, có gì đâu mà gọi là “Em là gái trời bắt xấu”? như chị thường than thở. Nhìn khuôn mặt của chị tôi không thấy có điều gì “khuyết điểm” cả”. Lệ Khánh không tuyệt đẹp nhưng không có nghĩa là xấu như chị thường hay than thở”.
Lệ Khánh làm công chức ở tòa Hành chánh thị xã Đà Lạt, rồi sau đó chuyển về Sài Gòn, làm công chức tại tòa Hành chánh tỉnh Gia Định.
Chị liều lĩnh đắm mình trong mối tình ngang trái. Câu chuyện một màu Alpha đỏ khi xưa đã là quá khứ. Và cháu Dương Khánh Thục ra đời.
1. Sao không thấy bóng dáng của nhạc sĩ Thục Vũ?
Nhà văn Hoài Linh Phương viết trong tùy bút, kể về cô Khánh như sau.
“Chị không có ai là họ hàng thân thuộc ở Sài Gòn cả. Mỗi ngày tôi vào thăm chị ở nhà bảo sanh Đức Chính, đường Cao Thắng, Sài Gòn, tôi mang theo những thứ cần thiết, ru cháu Thục.
Người đàn ông của chị, tôi chỉ gặp một lần trước kia, khi tôi mới quen chị”. Ý muốn nói là hiện tại chưa gặp lại một lần nào cả.
“Chị sống một mình với con trên căn gác nhỏ, mái lợp tôn, ở con hẻm sâu trong đường Nguyễn Huệ, Gia Định. Căn gác nóng hầm hập vào mùa hè, nóng như đổ lửa.
Chị cô đơn trong cảnh đời phồn hoa xa lạ. Cô đơn, xót xa nhìn con khóc mà không thấy cha. Thơ chị phản phất tiếng thở dài:
“Bây giờ mẹ chỉ có con
Con thơ thơm sửa, mẹ mòn tuổi yêu”
Trong cảnh phồn hoa náo nhiệt mà Lệ Khánh cảm thấy rất cô đơn vì thiếu vắng người tình, thiếu hơi ấm của tình yêu lúc ban đầu. Người cha phải nhìn mặt con mình. Con thơ cần phải có cha chăm sóc. Nhưng không thấy nhạc sĩ Thục Vũ ở đó. Ở thời điểm sinh con, người chồng phải có mặt bên vợ trong lúc sinh đẻ.
Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển mồ côi một mình.
“Tôi thương cảm sự nhẫn nhục của chị. Cơn mê đã tàn, tình yêu đã tắt. Từ một tiểu thơ, con gái của một Phó ty Cảnh Sát Đà Lạt, với nhà cao cửa rộng, chị theo đuổi một hạnh phúc mong manh. Yêu một người “không phải của mình” để bắt đầu một đời bạc phận, long đong”.
Lệ Khánh muốn về Đà Lạt để gần cha mẹ và cho con được thấy ông bà ngoại và các cậu, dì. Cầm sự vụ lịnh thuyên chuyển trong tay, chưa kịp trình diện nhiệm sở thì Đà Lạt mất. Cả nhà lại di tản về Sài Gòn với hai bàn tay trắng. Tất cả sống trong căn nhà gần như bỏ hoang mà người cha đã mua trước kia.
Từ đó, cuộc sống của Lệ Khánh hoàn toàn bất định ở nhiều nơi khác nhau. Muốn gặp cũng khó.
2. Lệ Khánh bị tù
Sau đó được tin Lệ Khánh bị bắt bỏ tù, nằm trong số 200 nhà văn, nhà báo, bị ghép tội là thực hiện văn hóa đồi trụy, gởi bài ra ngoại quốc bôi bác chế độ, nói chung là “Những tên biệt kích cầm bút”.
Thành phần bị bắt giam gồm có: Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế, Dương Nghiễm Mậu, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần Ngọc Tư và Lý Thụy Ý… và Lệ Khánh.
3. Bị đi kinh tế mới
Ra tù. Vì không có hộ khẩu thường trú nên phải đi kinh tế mới. Nhìn chung quanh chỉ thấy rừng núi. Đêm đêm nghe tiếng gió hú. Ban ngày phải đi đốn tre, xẻ gỗ làm củi đem về Sài Gòn bán để tìm chén cơm, manh áo.
Từ giả vùng kinh tế mới, Lệ Khánh trở về Sài Gòn nhưng cuộc sống bất định, lang thang, rạc rày, lam lũ…
Có một lần bạn bè phát hiện ra Lệ Khánh bán những rổ chanh ớt, kim chỉ ở bến xe Chợ Lớn. Chị đội cái nón lá sâu, rộng vành, sụp xuống để tránh mặt người quen.
4. Trở về Đà Lạt
Cả gia đình trở về Đà Lạt. Lệ Khánh bán quần áo cũ. Bán ở chợ không có khách hàng, cho nên chị phải trèo đèo, leo núi, quảy cái túi quần áo cũ trên vai, đi vào những buôn Thượng xa xôi. Khi về đến nhà, tay chân rã rời. Mọi người yên giấc.
Người con gái Đà Lạt, xứ sương mù thơ mộng, đã để lại cho đời những vần thơ gây xao xuyến lòng người của một thời trong quá khứ. Nữ sĩ Lệ Khánh, một bút hiệu định mệnh, buồn nhiều hơn vui. Nước mắt nhiều hơn nụ cười.
Yêu thơ của nữ sĩ Lệ Khánh, quý trọng tài năng và trải lòng chia xẻ niềm đau bạc phận do sự đổi đời vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.
Cám ơn nữ sĩ đã để lại cho đời những vần thơ hay, trong một đoạn đường của lịch sử thi ca Việt Nam.
Xin chúc sức khỏe và cầu mong vạn sự an lành cho nhà thơ quý mến. Lệ Khánh.
Trúc Giang
Minnesota ngày 27-6-2020
- Lệ Khánh, “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” Trúc Giang Nhận định
• Lệ Khánh, “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” (Trúc Giang)
• Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu (Nguyễn Mạnh Trinh)
Lệ Khánh: Một đời gian truân Một đời bạc phận (MH Hoài Linh Phương)
Nữ sĩ Lệ Khánh và chuyện tình ngang trái trong bài hát “Vòng Tay Nào Cho Em”
LỆ KHÁNH: “Mà sao chưa cuối những lời thơ đau” (Ninh Giang Thu Cúc)
LỆ KHÁNH – Em là gái trời bắt xấu
(La Ngạc Thụy)
(LS. Ngô Tằng Giao)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |