1. Head_

    Bé Ký

    (.0.1938 - 12.5.2021)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây (Mang Viên Long) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      8-4-2024 | VĂN HỌC

      Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây

        MANG VIÊN LONG
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Nguyễn Như Mây

      Cách đây gần một năm, tôi nhận dược tập thơ chép tay của nhà thơ Nguyễn Như Mây gởi tặng-có tựa là “NÚI“, khổ 20X10 cm-trên giấy pelure xanh, chữ viết màu đen-rất trang nhã! Tôi rất vui-cảm phục tấm lòng yêu quý thơ ca đặc biệt của anh.


      Tháng trước đây Nguyễn Như Mây có dịp về Trung-ghé Gò Bồi (Tuy Phước/Bình Định) là quê nội để dự ngày giỗ kỵ- đã ghé lại thăm tôi. Dịp này Nguyễn Như Mây lại tặng tôi tập thơ chép tay “NÚI, Và Bản Thảo Thơ Không Đề” (cùng khổ tập thơ chép tay trước) nhưng dày dặn, công phu hơn! Tập thơ dày 108 trang -(chép một mặt giấy- không tính 12 trang đầu-cuối/ bằng giấy vân dày màu hồng/ xanh)- gồm 54 bài thơ, phần nhiều là bốn, sáu, tám câu, -bài dài nhất 15 câu .


      Hỏi phải mất thời gian bao lâu mới chép xong 1 tập, nhà thơ cho biết: “nếu khoái thỉ chỉ trong 1 giờ, có tập phải mất vài giờ, đôi khi cũng phài vài ba ngày!”. Vậy mà Nguyễn Như Mây đã cặm cụi trình bày bìa, chép thơ, rồi gởi tặng cho hơn 100 bạn bè trong cả nước- thật đáng nể!


      Hơn một nửa số bài Nguyễn Như Mây dành viết về “Núi”: “Núi ơi/Sương khói/bềnh bồng/Ta/trần gian lắm/Núi đừng/ cười/ta..”. Tôi “loại bỏ” không mấy quan tâm đến thể loại thơ/ hình thức ngắt câu-vân vân, mà chỉ “đọc thơ” bằng sự tĩnh lặng như nhiên của trái tim mình! Mọi thứ hình thức “tân/ cổ”- đều chỉ là một loại “trang trí” phù phiếm- không cần thiết cho Thơ -khi câu chữ cứ chắp vá kỳ dị không rung lên chút hơi hướng gì của cảm xúc, của trí tuệ!


      Cái nhìn thẳm sâu về “Núi” qua bao biến chuyễn, đổi thay của đời người:


      “Hồi nhỏ ở nhà bên núi

      lớn lên thấy núi bên nhà

      tới khi râu tóc đã già

      vẫn thấy núi còn chỗ cũ!”


      Có một câu thiền rất quen này: “Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi, sông là sông. Khi tôi học đạo, tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Sau khi học đạo xong, tôi lại thấy núi là núi, sông là sông.”. Cái “thấy” của nhà thơ lúc này là cái “thấy” của người đã hiểu đạo-nhận biết lẽ nhiệm màu của van pháp! Cảnh giới của nhà thơ “ngộ” được không khác cảnh giới của một thiền sư- dù chỉ trong giây lát!


      Nếu có khác biệt chăng-đó là “cái hồn nhạy cảm“ rất riêng của người nghệ sĩ khi đứng trươc núi mà thôi. Như là:


      “Mùa thu, núi ngủ trong mây

      có người vào núi gánh đầy khói

      sương


      Một hôm qua nẽo vô thường

      Nghiêng vai trút hết khói sương

      xuống đèo…”


      Giây phút “thấy” tinh khôi tuyệt vời ấy về “Núi” đã được Nhà thơ lập đi lập lại trong nhiều bài thơ rất tự- nhiên- như -là:


      “Ở xa, thấy núi thấp

      tới gần, thấy núi cao

      chẳng giống như chiêm bao

      gần, xa đều mất hết!“


      Hoặc tỉnh giác hơn khi quán về đời mình với núi:


      “Chưa lên núi, thấy sợ

      núi cao vút tầng mây

      tới rồi, ta mới hay

      lòng mình còn hơn núi!“


      Ví như sự đắm chìm trong mê lầm huyễn mộng của kiếp nhân sinh:


      “Đi trong núi không thấy núi

      đi trong mây không thấy mây

      không thấy ngôi chùa sương khói

      khuất dần trong núi, trong mây”


      Khởi từ nguồn xúc cảm thiết tha về “Núi”- Nhà thơ đã hòa nhập, đã sống với, đã yêu thương, tâm tình bao điều với “Núi” bằng một mối thâm tình tiền kiếp! Với ý thức của một người khát vọng tìm đạt chân lý- lẽ thật của đời sống, Nhà thơ đã hồn nhiên ghi lại phút giây “ngộ” được của chính mình trước núi-thật sâu sắc! Tuy vậy- tư tưởng chủ đạo gắn bó lâu dài trong “Núi” không là triết lý của Phật giáo- mà nó được kết hợp, quy tụ từ nguồn triết lý sống của Lão Trang nữa. Nó không tích cực dẫn người đọc đến một bến bờ nào-mà chỉ “gợi lên”-mở ra-một chân trời thênh thang để người đọc tự mình bước vào. Tình cảm ấy về “Núi” được tìm thấy bàng bạc trong nhiều bài thơ- tiêu biểu là:


      “Ngả lưng tìm giấc ngủ

      giữa núi rừng lặng im


      Chẳng ngờ suối và chim

      róc rách hoài trong lá


      Và, không ngờ-thật lạ

      mình cũng chảy tràn lan


      Cả một trời thu vàng

      gập gểnh bao xác lá!“



      Phần “Bản Thảo Thơ Không Đề”- Nguyễn Như Mây còn dành viết về Tình Yêu- một tình yêu man mác, nhẹ lướt, mơ hồ với một phong cách thơ rất riêng – như là:


      “Hái cành hoa dại tặng Em

      cài lên mái tóc vừa nhen nắng

      chiều

      hoa mang sương khói lưng đèo

      bỗng nghe ấm tiếng trong veo Em

      cười…”


      Chỉ nói về “hạt cát” thôi-nhà thơ cũng đã mở ra được cái mênh mông của Tình yêu:


      “Em bỏ quên đồi cát

      vết rong rêu phiêu bồng


      Làm sao biết mênh mông

      giấu trong từng hạt cát


      Làm sao nghe sóng hát

      dội hết vài nhớ thương


      Trong khi cả đại dương

      giấu vào anh hạt cát?


      Thái độ tỉnh giác rất thơ mộng cần có trong cuộc tình, cuộc đời- để giữ cho lòng mình luôn tươi mát, hy vọng:


      “Dù đời không bất diệt

      ta vẫn ngóng trăng Rằm


      Dủ ta chỉ trăm năm

      vẫn không buồn trăng khuyết“


      Rất đôi khi, Nhà thơ cũng đã bị cái “điêu tàn/ lênh đênh” của kiếp nhân sinh làm cho điêu đứng, choáng váng như bao người- nhưng, ngay trong giây phút ấy (trốn vào trong núi đắng cay một mình (!) ) -Nhà thơ đã có được cái nhìn như thật- “năm mươi năm mãi đi tìm chiêm bao”/ để xoa dịu dần nỗi “điêu đứng/ chênh vênh” nọ: Đây là một tình cảm rất thường bắt găp trong thơ Nguyễn Như Mây – phải chăng đó là một cách giải bày “nhân sinh quan” của anh trước thời cuộc?


      “Chính ta, kẻ đã điêu tàn

      uống xong chén rượu thu vàng, về

      đây

      ngồi chờ ngày tháng tàn phai

      trốn vào trong núi đắng cay một

      mình…


      Chính ta, kẻ đã lênh đênh

      năm mươi năm mãi đi tìm chiêm

      bao


      - Có gì ngoài cõi trăng sao

      treo trên trái đất bạc màu thế gian?


      Sự thất vọng quá đỗi khi đã “trốn vào trong núi” mà “lòng mình thì phơ phất/như lau trắng đầy rừng?” là một hình tượng tiêu biểu cho bao cảnh đời hôm nay?


      “Ta tìm gì trong núi

      khói sương hay lòng mình


      Sương khói thì bồng bềnh

      tìm chẳng bao giờ gặp!


      Lòng mình thì phơ phất

      như lau trắng đầy rừng… “


      Thật cũng dễ hiểu-cuối cùng rồi cũng phải trở về với “sát na hiện tại vô giá” mà tư tưởng Phật giáo luôn nhắc nhở cho tất cả- bởi dó chính là chân lý của dời sống (hay triết lý sống đích thực) – Nhà thơ dần dần cũng “ngộ “ ra:


      “Ngày mai chưa tới, ta chưa biết

      -mặc kệ những gì sắp xảy ra…

      chỉ biết hôm nay nhìn cỏ dại

      ta còn thấy nở một màu hoa…”


      Và vô cùng trân trọng:


      “Xin cảm ơn trời đất

      bốn mùa đều nở hoa

      và xin cảm ơn ta

      đến Xuân là thay lá..”


      Từ “cái nhìn“ thẳm sâu vào sát na hiện tại mầu nhiệm- Nhà thơ cũng đã “vỡ ra” nhiều điều quanh mình-tất tụ nhiên, tha thiết:


      “Cám ơn ánh sáng ngọn đèn

      thâu đêm suốt sáng vẫn nhen nhóm

      hồn


      Cám ơn Người vẫn sớm hôm

      Cầm cây đèn đứng soi đường cho ta…” (1)

      ((1) phỏng ý một câu thơ của R.Tagore-thi hào Ấn độ- viết về Đức Phật).


      Ngẫu nhiên (hay hữu ý?)- bài thơ cuối cùng của “NÚI và Bản Thảo Thơ Không Đề” – là nỗi đau chưa được chia sẻ, chưa có sự đồng cảm trong khát vọng “đi tìm chiêm bao” của Nhà thơ như một nổ lực tích cực đem lại “lẽ thật” cho cuộc đời -dù nhắm mắt hay mở mắt- cũng là huyễn mộng:


      “Dọc đường, ghé xin nước

      chủ nhà hỏi: Đi đâu?

       

      bảo: đi tìm chiêm bao…

      chủ nhà không cho uống!“


      Riêng tôi tin rằng : ”Với tấm chân tình và lòng nhiệt thành đến vói Thi ca, với đời sống- Nhà thơ sẽ tìm thấy dòng suối trong lành ngọt ngào tinh khiết trong một quãng đường sắp tới- không xa! “./.


      Quê nhà

      Cuối tháng 4/2010

      M.V.L


      Mang Viên Long

      Nguồn: voque.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây Mang Viên Long Nhận định

      - Tâm Sự Cùng Phạm Văn Nhàn Qua “Màu Thời Gian” Mang Viên Long Nhận định

      - Khởi Hành, Những Năm tháng Tuổi Trẻ Không Quên... Mang Viên Long Tạp bút

      - Ngày Về Đà Lạt của Chu Trầm Nguyên Minh... Mang Viên Long Bình luận

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Như Mây (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Như Mây

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc Tập Thơ Chép Tay Của Nhà Thơ Nguyễn Như Mây (Mang Viên Long)

      - Nguyễn Như Mây, Nhà thơ giang hồ lãng tử

         (Võ Nguyên)

      - Nguyễn Như Mây – thơ chính là người

         (Trần Dzạ Lữ)

      - Thơ ngắn ngọt ngào Nguyễn Như Mây

          (Châu Thạch)

      - Nguyễn Như Mây - Với những bài thơ màu tím thả vào mênh mông (Lê Ngọc Trác)

      - Nguyễn Như Mây – Nhà thơ “Từ trên trời xuống”

         (laoboc.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Như Mây

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Núi

      - NÚI và Bản Thảo Thơ Không Đề

       

      Tác phẩm trên mạng:

      - thivien.net         - voque.org

      - vietvanmoi.fr     - xunauvn.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)