1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường (Bùi Vĩnh Phúc) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      3-3-2024 | VĂN HỌC

      Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường

        BÙI VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Quyên Di

      Hoa Hồng Nhà KínNhìn Xuống Cuộc Đời là hai tác phẩm của Quyên Di vừa được nhà xuất bản Thời Điểm phát hành để kỷ niệm hai mươi năm người Việt tỵ nạn ngoài nước.


      Hai cuốn sách, ghép lại với nhau, tạo nên một thế giới khép mở và đồng nhất trong sáng tạo của nhà văn. Hoa Hồng Nhà Kín là một thế giới vừa mở vừa đóng. Nó là một tập truyện ngắn được hư cấu trên cái nền của cuộc sống người Việt trong khoảng một vài năm sau biến cố tháng Tư, 1975. Đồng thời, nó cũng là những kinh nghiệm sống, những cảm nghiệm và thái độ của Quyên Di về cuộc đời. Nó trình bày trước mắt người dọc một thế giới có thật; cùng lúc, nó như mời gọi con người đóng góp vào sự sáng tạo cái thế giới ấy.


      Nhìn Xuống Cuộc Đời có một bố cục khác. Nó là những suy tư, cảm nghiệm chân thật của Quyên Di về đời sống. Có thể nói cuốn sách là tập hợp những bài tiểu luận ngắn, trình bày cái nhìn của tác giả về cuộc đời. Cuộc đời như nó là và, trong một mắt nhìn nào đó, như nó nên là. Cuốn sách có bố cục như là một cánh cửa sổ mở bung vào đời sống nội tâm của tác giả. Nó phản chiếu bầu trời, ánh nắng, những vạt mây, và cả những giọt mưa lạnh—đôi khi—của cái không gian đời sống bên ngoài. Nó là tấm gương soi vào cuộc sống của chính người viết.


      Những ý vừa nói chỉ là một vài nhận định khởi đầu của tôi về hai tập sách của Quyên Di. Tôi sẽ thử đào sâu những nhận xét của mình về những điều vừa nói trong phần phân tích của bài.


      *


      Đọc hết những dòng chữ cuối cùng của tập truyện Hoa Hồng Nhà Kín, đóng tập sách lại, nhắm mắt và để cho lòng mình tĩnh lặng, mềm mại thiết tha với cái không khí của loài tập truyện, tôi muốn ghi lại ở đây một vài nhận xét của mình sau khi được đọc tập truyện này.


      Tập sách có mười hai truyện ngắn. Mỗi truyện liên hệ đến một loài hoa. Nhưng hoa chỉ là một cái cớ. Hay đúng hơn, chỉ là một biểu tượng. Chúng là những biểu tượng về tình người. Những biểu tượng thật cao đẹp, thật thiết tha và đầy tình nhân ái. Nhà văn không bàn về hoa như một khách phong lưu tài tử, mang cái kiến thức, cái hiểu biết, cái rung động của mình trước những vẻ đẹp cao nhã hay đài các của hoa để bàn về thú chơi hoa, về cái phong thái của thú chơi vương giả đó, hay về những câu chuyện liên hệ đến gốc tích—có thật hay đã được thi vị hóa—của những loài hoa này. Không, trong ý nghĩ của Quyên Di khi đặt bút viết truyện ngắn đầu tiên trong loạt truyện mang tên những loài hoa để gửi đến người đọc, tôi nghĩ là trong lòng ông đã nhen nhúm cháy lên một ánh lửa khác.


      Ánh lửa mà tôi muốn nói ở đây, trong lòng nhà văn của tập truyện ngắn này, chính là ánh lửa của lòng nhân ái. Ánh lửa của sự sống lý tưởng, của lòng can đảm, của những trái nhiệt huyết. Ánh lửa của lòng thiết tha, của sự chung thủy. Với người. Và với đời.


      Tôi muốn nói rằng Quyên Di, trên và trước, là một nhà văn của lòng nhân ái. Một nhà văn của niềm tin con người trước những cơn bão lửa và trước những chìm đắm của đời sống. Những nhân vật của ông có niềm tin trước cuộc đời và có niềm tin vào nhau. Những niềm tin ấy được nuôi dưỡng và đốt cháy lên nhờ một ánh lửa trên cao. Ánh lửa trong trái tim Thượng Đế. Nhìn dưới một góc cạnh nào đó, thế giới của nhà văn, tác giả những truyện ngắn trong tập sách này, là một thể giới được ban phép lành. Và như thế, có lẽ nó cũng là một thế giới khuyết. Dù sao, không phải là trong cái thế giới này người ta chỉ thấy toàn chuyện an bình và yêu thương, không phải tác giả chỉ đem lại cho người đọc những cảm xúc mềm, nhẹ và yên ổn. Không, đi qua mỗi truyện cho đến khi đóng tập sách lại, người đọc ắt hẳn cũng đã nhận thấy trong lòng mình xao động những con sóng cảm xúc khác nhau. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, mặc dù những cảm xúc ấy có khác nhau, mặc dù chúng trái chiều và chúng có thể mang nhiều dáng vẻ, chúng đều vẽ nên cái diện mạo tích cực của những tình cảm thiết tha trong lòng con người. Người ta có thể đau xót cho hoàn cảnh của một nhân vật; nhưng cái đau xót ấy không làm cho người ta cay đắng, giận dữ với đời, hoặc thù hận đời. Trái lại,cái hoàn cảnh đau xót ấy chỉ làm cho người ta tin tưởng vững chắc hơn vào những sức mạnh tích cực của đời sống. Người ta tin là con người, nói chung, hay, cụ thể hơn, nhân vật bị nhà văn đẩy vào hoàn cảnh ấy, nói riêng, rồi sẽ tìm được cách để vượt qua những trở ngại, những thử thách, hay những cay đắng, những xót xa của chính mình. Sở dĩ như thế là vì đọc hết tập truyện, người đọc sẽ cảm nhận rất rõ điều này: tất cả những nhân vật chính trong tập truyện Hoa Hồng Nhà Kín đều có một nội tâm phong phú và một đời sống tâm linh mạnh mẽ. Đây là cái ánh lửa không hề tắt trong lòng những nhân vật ấy. Nó làm cho họ tỏa sáng và làm cho chúng ta, những người đọc, thấy tâm hồn mình trở nên phấn khởi khi được đến gần họ.


      Dù sao, như tôi đã nói, nhìn ở dưới một góc cạnh nào đó, đây vẫn là một thế giới khuyết. Cái thế giới mà Quyên Di đưa ra có thể bị coi là một thế giới khuyết bởi lẽ nó là một thế giới của ánh sáng. Những nhân vật của ông như được làm bằng ánh sáng, và những đóa hoa của ông, tỏa những mùi hương nhẹ nhàng và mong manh, ngay dù trong những không gian tối ám của những buổi tối sùi sụt mưa bay hay của những ngày bão lửa, vẫn là những đóa hoa khiết bạch của niềm tin và của tình người. Cái thế giới ấy cháy lên như một ngọn lửa đẹp trong lương tâm nhân loại. Trong cái nhìn của tôi, đây là một thế thời được làm bằng ánh sáng. Bởi thế, nó thiếu vắng cái mầu đen của đêm tối vẫn luôn rình rập trái tim con người. Cái mầu đen bôi tối đi vòm trời xanh thao thiết đầy niềm hy vọng trên cao.


      Nói như thế không có nghĩa là nhà văn, ở đây, đã nói dối người đọc khi trình bày trước mắt họ một thế giới khuyết như thế. Dĩ nhiên, cuộc sống này muôn mặt và trái tim con người không chỉ lấp lánh những tiếng cười hay những niềm vui, Có khi, ở một lúc nào đó trong cuộc sống, nhìn vào trái tim con người, hay nói thẳng và nói thật hơn, nhìn vào chính giữa trái tim của mỗi một chúng ta, có thể chúng ta đã thấy rằng trái tim ấy chỉ là một biển sầu rưng rưng đầy lệ, hay tệ hơn nữa, nó sóng sánh màu đỏ của sự giận dữ, ghét ghen hay màu đen của lòng hận thù, ác độc. Cuộc sống này không chỉ mượt mà cánh huệ, nhưng, có những lúc, nó bầm dập máu me và đỏ đen những màu tang tóc hận thù. Nhưng ai là người dám tự phụ cho rằng mình có thể mô tả được tất cả mọi mặt của đời sống. Nhà văn là người tái hiện lại những mảnh đời. Và khi làm công việc tái hiện ấy, ông ta phải chọn cho mình một chỗ đứng. Sự chọn lựa này phản ánh nhân sinh quan của nhà văn. Nó cũng cho người đọc thấy được tấm lòng của nhà văn ấy. Một nhà văn có thể chọn cho mình một chỗ đứng để nói về những vùng bóng tối của cuộc đời. Ông cũng có thể chọn một vị trí khác, từ đó, cho phép ông nhìn ngắm và trình bày lại trước mắt người đọc những vùng ánh sáng của đời sống. Tài năng và giá trị của một nhà văn không ở nơi cái vị trí mà ông ta chọn lựa, không ở cái thể thế giới mà ông tìm cách tái hiện trước mắt hay trong lòng người đọc. Nó quan hệ ở chỗ, qua sự trình bày của mình, nhà văn có làm cho người đọc gần gũi với đời sống hơn không. Và qua sự gần gũi này, người đọc có cảm thấy hiểu đời sống hơn, yêu thương và trân trọng nó hơn.


      Tôi nghĩ, qua tập Hoa Hồng Nhà Kín, Quyên Di làm được điều ấy.


      Trước hết, như một con người Việt Nam lưu vong, tôi thật sự xúc động và hạnh phúc khi đọc tập truyện của ông Qua những trang sách, ông làm tôi thương nhớ thiết tha về một nơi chốn quê hương. Những con đường, những cây lá, những cánh hoa, những dòng sông, những bụi mù... của những ngày xưa cũ. Nhưng mảnh rời của kỷ niệm tôi, những đứa con của ký ức tôi. Đó là xương thịt của quá khứ. Một quá khứ mà tôi đã để lại sau lưng từ buổi bước chân xuống thuyền chạy xa khỏi ngôi nhà lửa cháy. Tôi chỉ là một cánh chim dạt bay về những phương trời thảm thiết của đời sống mình kể từ ngày quê hương cháy bùng ánh lửa. Những bầu trời tưởng là bình yên của mười mấy năm qua vẫn không thể làm phai nhạt đi khung trời quê hương ngày cũ. Qua những trang sách Hoa Hồng Nhà Kín, tôi chợt tìm lại được vương vất đó đây những mảnh trời mình. Nhưng mảnh trời ký ức. Thật sự, ký ức chẳng bao giờ chết đi. Nó chỉ nằm chờ đâu đó để được đánh thức lại trong lòng mỗi một chúng ta. Tập truyện của Quyên Di đã làm được điều đó. Với tôi. Và tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ làm được điều ấy với những người đọc khác. Cả một khung cảnh của quê hương, đặc hiệt của thành phố Sài Gòn, những tháng ngày ngay trước và sau thời điểm tháng Tư, 1975, đã thiết tha sống lại trên những trang giấy. Đó không hẳn là khung cảnh của một quê hương nhiều náo động và lắm khổ đau. Loạn lạc, náo động, khổ đau, những yếu tố ấy có mặt trong cái bối cảnh của quê hương mà nhà văn đưa ra. Nhưng chúng không nổi bật lên với những gam màu chủ động. Quê hương của Quyên Di là một quê hương khổ đau nhưng đằm thắm những tình cảm con người. Cái quê hương ấy có một linh hồn thoảng bay những mùi lá hoa dịu nhẹ làm cho những đứa con của nó—dù cho có lưu lạc đến tận chân trời góc bể nào—vẫn nhớ mãi không quên. Cái quê hương ấy mang chứa trong nó những con người với một niềm tin tỏa sáng như một ánh lửa dài cháy mãi vào đêm. Cho dù đêm có tối đen và có dài lâu thăm thẳm thì chính sự đen tối và thẳm sâu kia lại chỉ có tác dụng làm cho ánh lửa sáng và đẹp hơn.


      Để chuyên chở những tình cảm và những ấn tượng vừa nói, Quyên Di dùng những câu văn trong sáng và gọn ghẽ. Những câu văn trong sáng ấy diễn tả được những tình cảm trong sáng. Những câu văn đẹp trong tư tưởng và trong khuôn phép ngữ pháp như làm nở ra trong chính chúng những cánh hoa dịu dàng và tinh khiết. Tôi có cảm tưởng như ngửi được những giọt sương còn đọng lại trong các bài văn của Anatole France vương vất trong những câu văn của tập Hoa Hồng Nhà Kín. Quyên Di là nhà văn của những câu văn và những tư tưởng, những tình cảm trong sáng.


      Để đóng lại những suy nghĩ cho tập Hoa Hồng Nhà Kín tôi muốn nói lại một lần nữa, rằng, Quyên Di là một nhà văn của lòng nhân ái. Ông có niềm tin thiết tha vào đời sống, vào những giá trị mang tính cách vĩnh hằng của cuộc sống con người. Chính niềm tin ấy đem lại ánh sáng cho những nhân vật của ông, cùng lúc, đem lại ánh sáng cho tác phẩm mà ông gửi đến chúng ta.


      *


      Nhìn Xuống Cuộc Đời gồm có ba mươi bài văn ngắn. Chúng là những tiểu luận bàn về đời sống, về thái độ sống, về một lý tưởng sống ở giữa đời thường.


      Một cách ý thức hay không ý thức, tác giả đã dùng hiện tượng luận của Merleau Ponty để mời gọi người đọc nhìn vào những sự vật chung quanh, cũng như nhìn vào những cử chỉ, hành vi, thái độ của con người. Sau đó, ông dẫn ta đi vào yếu tính, cốt lõi của chúng để nhìn thấy mặt mày thật sự của những sự vật và những hiện tượng con người ấy. Cuối cùng, ông đưa ra một cái nhìn phân tích, lý giải về ý nghĩa nội tại của sự vật cũng như những hiện tượng con người mà ông đã kêu gọi người đọc cùng ông nhìn ngắm. Những lý giải này gần như luôn được kết thúc với cái nhìn hướng về Thượng Đế, về ý nghĩa của sự có mặt của con người giữa đời.


      Dù là nhìn vào sự vật (chẳng hạn những bài Bàn chân, Bên Cầu Biên Giới, Bức Tường Đá, Cánh Én Trở Về, Chim Sẻ Đáng Yêu, Con Tắc Kè Trên Ngọn Cây Dừa, Dã Thảo Nhàn Hoa, Đàng Thánh Giá Trong Ngôi Nhà Nguyện Mễ Tây Cơ, Những Ánh Lửa, Những Giọt Nước, Lá, Rơm, Tuyết Xuống Đêm Qua, Viên Đá Trong Bàn Tay...), hay nhìn vào những hiện tượng con người, như một cử chỉ, một hành vi, một thái độ (chẳng hạn những bài Đi Trên Đường Đời, Mệt Mỏi Chán Chường, Mơ Một Vì Sao, Người Ghét Mùa Xuân, Những Ngày Sầu Thảm, Những Tầm Thường, Soi Gương Soi Lòng, Tách Cà-phê Buổi Sáng, Tháo Giày...), tác giả đều áp dụng lối nhìn hiện tượng luận ấy để trình bày và chia sẻ cái nhìn của mình với người đọc.


      Đó là một thứ chia sẻ đầy ắp chân tình. Như từ một đáy giếng, nó sâu, lắng, và được vọng lên từ một con tim nhiều thiết tha và yêu thương đời sống. Đời sống được nhìn trong cận ảnh hằng ngày cũng như đời sống được nhìn như một vì sao lấp lãnh trên cao.


      Quyên Di là một người khéo léo trong sự suy luận. Ông có tài chẻ vấn đề ra làm nhiều mảnh nhỏ, đưa người đọc vào những suy tư, phân tích của mình một cách tự nhiên, với sức thuyết phục cao, để làm sáng rõ cái lập luận tổng quát của mình. Từ một hình ảnh, một sự vật hay một sự kiện, tác giả chẻ nó ra làm hai, rồi làm tư, làm tám, làm mười sáu... để phân tích và suy luận trên những mảnh vụn đó. Rồi, trong một tiến trình ngược lại, từ những mảnh vụn kia, ông ráp chúng lại, đưa chúng trở về cái vấn đề, cái hình ảnh nguyên thủy. Nhưng bây giờ, người đọc, sau khi đã cùng với ông đi qua những phân tích và lập luận, sẽ nhìn thấy rõ hơn nữa ý nghĩa của cái hình ảnh biểu tượng mà ông đã đưa ra lúc đầu. Bài là một bài thể hiện rõ nét nhất cung cách thao tác này; nhưng, thật sự, tác giả đã áp dụng hướng phân tích ấy một cách hết sức nhuần nhuyễn và nhất trí trong tất cả những bài văn trong tập sách của ông.


      Tinh thần triết lý bàng bạc trong tác phẩm; nhưng đây không phải là một thứ triết lý tháp ngà, một thứ triết lý đóng khung, để làm dáng và tách thoát ra khỏi đời sống. Mà đây là một thứ triết lý nhập cuộc, chia sẻ thiết thân với con người ngay trong những điều kiện giới hạn của cuộc sống nó. Đời sống con người hữu hạn. Nhưng chính trong cái hữu hạn ấy, con người tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống.


      Cái đáng yêu của tác phẩm, và cũng là cái đáng yêu của tác giả, chính là ở chỗ, mặc dầu nói chuyện triết lý, ông lại không có một cái giọng nói làm ra vẻ triết lý. Ông không “lên giọng”. Cái giọng nói ấy vẫn thiết tha, dịu dàng, đầy nét sẻ chia, bộc bạch. Ông nói như là tâm sự. Và tôi nghĩ, chính cái giọng nói ấy đã giữ người đọc ở lại với ông. Hơn nữa, nó khi người đọc đến gần, và, điều quan trọng, là nó giúp người ta, trong thinh lặng, cũng mở lòng ra để chia sẻ. Tôi muốn nói là từ những suy tư, sẻ chia rất chân thành và thiết tha của Quyết Di, người đọc cảm thấy dâng lên trong lòng mình một niềm cảm động, để rồi chính họ cũng bắt đầu nhìn vào tâm hồn mình, trái tim mình. Trong hình ảnh đẹp đẽ ấy, tôi nghĩ là Quyên Di đã thành công. Bởi lẽ, tác phẩm của ông đầy ắp tinh thần sẻ chia, mời gọi. Tạo được nơi độc giả một sự đáp ứng nào đó - có thể, bước đầu, chỉ là một sự đáp ứng âm thầm trong tâm hồn người đọc—tôi nghĩ, tác giả cũng đã thành công trong mục đích của mình.


      Một điều rất lý thú mà tôi nhìn thấy trong Nhìn Xuống Cuội Đời là tác giả đã có những cảm nghiệm và phân tích triết lý theo chiều hướng của Gaston Bachelard, nhà triết học nổi tiếng của Pháp, đặc biệt là ở hai bài viết về Nước và Lửa. Tôi on cảm tưởng là tác giả chưa đọc hai cuốn Phân tâm học về Lửa (La psychanalyse du Feu) và Nước và Những giấc mơ (L' eau et les Rêves) của Bachelard, vì cách nhìn của Quyên Di, dù đầy tính triết lý, không trùng lập với cái nhìn phân tâm sâu thẳm của Bachelard. Cái nhìn của Quyên Di đầy tính thân ái, mời gọi con người bước vào cuộc sống và nhìn ngắm cũng như suy nghĩ về ý nghĩa của những điều rất cỏn con, nhỏ bé trong đời thường. Tuy nhiên, chính là trong những điều tầm thường bé nhỏ ấy, con người khám phá ra giá trị và những ý nghĩa không-tầm-thường của đời sống. Sự liên tưởng và liên hệ này cũng là một điều thích thú, giúp ta nhìn rõ hơn con người của Quyên Di, cũng như thái độ nhìn vào và nhìn về cuộc đời của ông.


      Ta hãy nghe Quyên Di chia sẻ một vài suy nghĩ của Ôn về Lửa.

      ... Với tôi, lửa, trước tiên là một lời mời gọi. Lửa mời gọi mọi người đến với lửa và đến với nhau. Có ánh lửa là có tụ hội, quây quần. Ngay cả khi ta một mình đối diện với lửa, ta cũng được mời gọi đến với chính lửa, cũng như được mời gọi để gặp gỡ trong tâm tưởng hình ảnh của những người thân thương, quý mến. Chính vì thế, đôi khi, vào những lúc lý tưởng lóe sáng trong cuộc đời phục vụ, tôi ước ao mình được trở thành một ánh lửa, không hẳn để soi dẫn cho ai, nhưng để mời gọi người xung quanh đến với nhau, sống ân cần, thân ái và chia sẻ tình thương có sẵn trong trái tim. (...)


      Lửa, dĩ nhiên là có tác dụng soi sáng. Trong đêm tối, người ta không thấy gì hết. Một ánh lửa được đốt lên, người ta thấy nhau và thấy tất cả mọi vật chung quanh. Người ta thấy đường đi phía trước, thấy lối rẽ cần phải lưu tâm, thấy những chướng ngại phải tránh né hoặc phải cố gắng vượt qua. Nói tóm lại, người ta được “soi sáng”. (...)


      Ngoài ánh sáng, lửa còn có sức nóng. Sức nóng làm nên sự ấm áp cho những ai gần lửa. Tôi nhớ đến chuỗi ngày thơ ấu, buổi sáng mùa Đông (...) Tôi cũng nhớ lại những đêm giao thừa, trong khi bên ngoài trời tối đen như mực, có tiếng gió rít trên mái nhà và tiếng lá khô xào xạc; trong bếp, anh chị em chúng tôi xúm xít ngồi cạnh mẹ bên nồi bánh chưng đang sôi sùng sục. (...) Hơi nóng từ đống lửa trong bếp khiến khuôn mặt chúng tôi đỏ bừng, nóng ran; cái nóng nồng nàn, dễ chịu. Hơi nóng làm chúng tôi ấm áp cơ thể, và hình như thấm vào tận bên trong, khiến chúng tôi ấm áp cả trái tim. (...) Nhiều khi tôi có mong ước mỗi một người trong cộng đồng nhân loại đều trở nên một ánh lửa, để sưởi ấm cho nhau và sưởi ấm cho thế giới băng giá tình người.

      Sau khi đã nói qua về một số những hình ảnh biểu tượng của lửa, cũng như những giá trị thiết thực của nó, Quyên Di tiếp tục chia sẻ những suy tư của ông:

      ... Lửa cung ứng cho con người nguồn sống. Không có lửa, con người sẽ chết vì giá lạnh và đói khát. (...) Lạc lõng trong rừng khuya, người lữ hành trông mong mắt mình nhìn thấy một ánh lửa. Thấy lửa là thấy sự sống.


      Sự sống tâm linh cũng cần có lửa. Lửa của Đức Tin và Tình Yêu. (...)

      Rồi ông bàn về những ngọn lửa mà con người đã cất giữ trong trái tim mình, “có ngọn lửa làm nồng ấm cuộc đời, mà cũng có ngọn lửa đốt cháy cuộc đời.” Ông nói về ngọn lửa của tình yêu làm cho cuộc đời đầm ấm; ngọn lửa của đam mê; ngọn lửa của hận thù; ngọn lửa của lòng thủy chung; những ngọn nến trong ngày sinh nhật người thân; những ánh nến lung linh trong thánh đường; ngọn lửa thiêng của thế vận hội; ngọn lửa cháy giữa bụi gai soi sáng cho lời hứa nhân từ của Thiên Chúa trong tiến trình Cựu Ước; ngọn lửa của Thiên Chúa Ba Ngôi...


      Tất cả những suy tư, chiêm nghiệm và chia sẻ ấy rất thật, rất gần, và rất con người. Nó đốt nóng trái tim chúng ta và để lại trong đó một ánh lửa gần gũi và nồng ấm. Trong những suy tư về Nước, hoặc trong những cảm nghiệm, chia sẻ khác được trình bày trong tập sách, Quyên Di cũng đi theo con đường phân tích ấy. Từ gần đến xa, từ xa về gần. Nhưng gần hay xa, xa hay gần, thì tác giả cũng muốn cùng ta tìm về gặp gỡ. Và trong sự gặp gỡ đó, chúng ta nhìn ra nhau trong những giới hạn và trong sức mạnh tâm linh của mỗi người. Từ đó, ta nhìn ra được những giá trị ẩn giấu của cuộc đời này và sống xứng đáng với những giá trị đó.


      Nhìn Xuống Cuộc Đời, trong cái nhìn của tôi sau khi đọc hết cuốn sách, cũng như trong cách cảm nhận vấn đề và chia sẻ chúng với người đọc của tác giả, nên được hiểu là nhìn vào cuộc đời. Dĩ nhiên, xét về phương diện cấu âm của tựa đề, Nhìn Xuống Cuộc Đời lôi cuốn và êm tai hơn. Nhưng thật sự, tác giả không có thái độ nhìn xuống. Ông đứng giữa lòng đời và trang trải tâm hồn mình trước đời sống, trước mọi người. Và ông thiết tha chia sẻ.


      Cả cuốn sách là một lời mời gọi. Là một tiếng hát cất cao lên trời bật ra từ giữa đời thường này. Nó giúp ta yêu thương con người hơn, giúp ta thấy được ý nghĩa của những điều tầm thường, cỏn con trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta sống thiết tha giữa đời. Hơn nữa, nó còn nâng lòng ta lên và tháp vào đó một đôi cánh nhẹ. Để ta lướt thắng những mỏi mệt trong cuộc sống hằng ngày, và bay lên để vượt qua những thử thách mà ta phải chấp nhận trong đời.


      *


      Để kết, tôi muốn nói lại rằng, Quyên Di, trong cái nhìn của tôi, trên và trước, vẫn là một nhà văn của lòng nhân ái. Ông yêu thương con người và yêu thương cuộc sống. Cái nhìn của ông vào cuộc đời, vào con người, là một cái nhìn trân trọng và tha thiết. Câu văn của ông đẹp và trong sáng trong khuôn khổ ngữ pháp cũng như trong ý tưởng mà nó chuyên chở. Hai cuốn sách của ông là một lời mời gọi yêu thương và chia sẻ, những yếu tố rất cần thiết—nhất là trong cuộc sống náo loạn và đầy tiếng động này—để con người thức nhận được ý nghĩa và giá trị của cuộc sống mình, ngay trong những công việc tầm thường mỗi ngày.


      Chọn lựa để đứng về phía những điều thiện, đứng về phía của tình thương yêu, của lòng nhân ái, nhà văn muốn thắp lên trong lòng thế giới này cái ánh sáng mà ông đã nhìn thấy trong đời mình. Tôi trân trọng tấm lòng thiết tha ấy của ông. Và tôi mong rằng nhiều người sẽ tìm thấy nơi những trang sách của hai tặng phẩm mà ông gửi tới người đọc những ánh lửa phản chiếu tự trái tim của mỗi một chúng ta.


      V, 1995

      Bùi Vĩnh Phúc

      Nguồn: Lý Luận Và Phê Bình
      Hai Mươi Năm Văn Học Việt Ngoài Nước 1975-1995
      Nxb Văn Nghệ 1996

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Bùi Giáng (1926 - 1998) Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển Bùi Vĩnh Phúc Tựa

      - Thế giới và những giấc mộng trong truyện của Vũ Quỳnh Hương Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - 9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Lời vào sách: 9 khuôn mặt . 9 phong khí văn chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

    3. Bài viết về nhà văn Quyên Di (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Quyên Di

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường (Bùi Vĩnh Phúc)

      - Hoa Hồng Nhà Kín (Lm. Trần Cao Tường)

      - GS Quyên Di: ‘Thông thạo tiếng Việt sẽ phục vụ cộng đồng hữu hiệu hơn’ (nhanvannghethuat.com)

      - Tưởng niệm các nhà văn của tuổi hoa niên tiêu biểu trước 1975 (Tâm An/Người Việt)

      - Phỏng vấn Quyên Di về Duyên Anh (Lê Dinh)

      - Giáo Dục Miền Nam Qua Cái Nhìn của GS. Quyên Di (Nguyễn Hoành)

      - Gặp gỡ Giáo sư Quyên Di (Triệu Dung)

       

      Tác phẩm của Quyên Di

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nhà văn Quyên Di kể chuyện

      - Nhìn Xuống Cuôc Đời, 1: Lời Giới Thiệu

      - Hoa Hồng Nhà Kín

      - facebook

       

      Tác phẩm trên mạng:

      - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)