|
Nguyễn Văn Bông(2.6.1929 - 10.11.1971) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà báo Nguyễn Chánh Sắt
(1869 - 1947)
Nguyễn Chánh Sắt tự là Bá Nghiêm, hiệu Tân Châu, bút hiệu Du Nhiên Tử, Vĩnh An Hà, có khi ông ghi Nguyễn Chánh Sắt, hay Tân Châu Nguyễn Chánh Sắt.
Nguyễn Chánh Sắt sanh năm 1869 (Kỷ Tỵ), tại làng Long Phú, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc phường Long Hưng, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) trong một gia đình nghèo khó. Lúc nhỏ được cha mẹ đem cho một gia đình cùng xóm, khá giả, lớn tuổi lại không có con nối dõi. Cha nuôi tên Nguyễn Văn Bửu và mẹ nuôi tên Đặng Thị Nghiêm, ông được cha mẹ nuôi đặt tên Nguyễn Chánh Sắt. Thuở nhỏ (khoảng 6-7 tuổi), ông được cha mẹ nuôi cho học chữ Nho với tú tài Trần Hữu Thường. Sau đó, thấy chữ Nho không còn hợp thời, cha mẹ nuôi cho Chánh Sắt qua Châu Đốc học ở trường tiểu học Pháp-Việt. Đậu xong bằng Tiểu học, tuổi vừa 17, cha mẹ nuôi cưới vợ cho ông.
Khi cha mẹ nuôi quá vãng, đôi vợ chồng trẻ phải tự lực trong cuộc sống. Bà lo buôn bán tại chợ Tân Châu, ông lo việc nhà và tự học thêm chữ Nho, chữ Pháp và rèn luyện chữ Quốc ngữ. Nhờ biết tiếng Pháp, Nguyễn Chánh Sắt quen với thiếu tá De Colbert và được De Colbert mời tham gia làm việc ở hãng tằm tơ Tân Châu. Sau đó, thiếu tá De Colbert được chính quyền thuộc địa giao đảm nhiệm chức giám đốc đề lao Côn Nôn (Côn Đảo). Nguyễn Chánh Sắt được De Colbert mời theo làm thông ngôn, thực chất là người thân tín của De Colbert. Tại nơi đây, Nguyễn Chánh Sắt có dịp gặp những nhà nho có khoa bảng bị lưu đày vì tội yêu nước. Họ đã giúp ông học tiếp chữ Hán và chắc chắn tình cảm yêu nước cũng đồng thời được lan truyền cho ông. Qua các tài liệu còn lưu trữ ở Nhà tù Côn Đảo, thời gian này, Nguyễn Chánh Sắt không làm điều gì tàn ác đối với những người tù yêu nước.
Sau gần 3 năm, đến cuối năm 1898, De Colbert bị bệnh kiết lỵ nặng, điều trị không khỏi, phải tử vong. Mất chỗ dựa, Nguyễn Chánh Sắt xin thôi việc, rời khỏi Côn Nôn về Sài Gòn. Vì sinh kế gia đình, ông xin làm công chức ở nhiều sở: Canh nông, Công chánh, Địa chánh. Công việc không thích hợp, ông nghỉ việc rồi xin đi dạy học chữ Hán ở Trường trung học Tabert. Trong thời gian này, Nguyễn Chánh Sắt làm quen với Canavaggio – một người Pháp có thế lực, là chủ vựa trữ và độc quyền bán muối. Sau đó, ông được Canavaggio cử xuống Bạc Liêu trông coi việc khai thác muối.
Công việc không phù hợp, năm 1901, Nguyễn Chánh Sắt trở lại Sài Gòn, cộng tác với báo Nông Cổ Mín Đàm và khởi đầu dịch truyện tàu. Đây là tờ báo quốc ngữ thứ tư của tư nhân (ba tờ báo quốc ngữ trước đó là Gia Định báo, Thông loại khóa trình và Phan Yên báo) lại chuyên bàn về kinh tế, do Canavaggio làm chủ nhơn. Tác phẩm dịch đầu tay của ông là bộ Tây Hớn. Sách in vào thời điểm thị trường chưa có truyện tàu chuyển sang chữ quốc ngữ nên bán rất chạy, nhuận bút tăng vọt, cuộc sống của ông khá lên.
Đến năm 1906, ông hợp tác cùng Trần Chánh Chiếu lập Nam kỳ kỹ nghệ công ty và làm báo Lục tỉnh tân văn (1907). Các tờ báo, công ty hợp pháp này nhằm che giấu phong trào Minh Tân (phong trào Duy Tân ở miền Nam) hoạt động bên trong. Ông được phân công xuống Mỹ Tho, lập một cơ sở mang tên “Nguyễn Chánh Sắt”, tầng trên là khách sạn, tầng dưới bán cơm, bán rượu tây.
Năm 1908, sau vụ “biểu tình chống thuế ở Trung kỳ” và “Hà thành đầu độc” ở Hà Nội, Pháp tình nghi và ra tay đàn áp phong trào Minh Tân. Trần Chánh Chiếu cùng 90 người khác bị bắt. Nguyễn Chánh Sắt nhờ quen biết với Canavaggio nên thoát khỏi giam cầm. Và có lẽ cũng nhờ ông là nhà Minh Tân ôn hòa, chủ yếu hô hào phát triển kinh tế, không quan tâm nhiều đến chính trị. Ông được Canavaggio mời trở về cộng tác với báo Nông Cổ Mín Đàm, chức danh là phó chủ bút. Ông vừa viết báo, vừa dịch thuật (Chung Vô Diệm, Thất kiếm thập tam hiệp, Kim cổ kỳ quan, Long đồ công án,… ).
Năm 1912, Nguyễn Chánh Sắt nghe lời bạn bè xuống Giá Rai (Bạc Liêu) làm ruộng. Được năm đầu, những năm sau đều thất mùa, chịu lỗ lã, nợ nần. Đến cuối năm 1916, ông quay về Sài Gòn, cộng tác với báo Nông Cổ Mín Đàm. Lần này, ông giữ chức chủ bút. Đây là thời kỳ sức sáng tạo của ông rất sung sức trên cả 3 lĩnh vực: Báo chí, sáng tác và dịch thuật.
Trên lĩnh vực báo chí, ông viết nhiều bài chính luận về phát triển nông nghiệp, kinh doanh lúa gạo,…; về thương nghiệp và tranh thương, là người khởi xướng cuộc tranh thương với Hoa kiều, Ấn kiều,…; về vấn đề thực nghiệp và thực học; về vấn đề nữ quyền, ông là người tiên phong trong việc đặt ra vấn đề nữ quyền ở Nam Bộ ngay từ năm 1917; ông còn tham gia tranh luận, bút chiến và diễn thuyết trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thời sự khác…
Về sáng tác, lúc này ông sáng tác nhiều tiểu thuyết được bạn đọc hoan nghênh, như: Gái trả thù cha, trinh tám tiểu thuyết, 4 tập, xuất bản tại Sài Gòn từ 1920 đến 1925; Tài mạng tương đố, tâm lý tiểu thuyết, 2 tập, xuất bản năm 1925; Tình đời ấm lạnh, lý tưởng tiểu thuyết, in trong sách Thiên Sanh đường Đại dược phòng ở Chợ Lớn; Lòng người nham hiểm, tiểu thuyết, in tại Sài Gòn năm 1926; Một đôi hiệp khách, nghĩa hiệp tiểu thuyết, xuất bản năm 1929 tại Sài Gòn; Man hoang kiếm hiệp, tiểu thuyết, nhà in Lưu Đức Phương, Sài Gòn ấn hành; Giang hồ nữ hiệp, tiểu thuyết, nhà in Lưu Đức Phương xuất bản; Trinh hiệp lưỡng mỹ, nghĩa hiệp tiểu thuyết, xuất bản tại Chợ Lớn; Việt Nam Lê Thái Tổ, nhà in Lưu Đức Phương xuất bản tại Sài Gòn năm 1929,… Đặc biệt, cuốn nổi tiếng nhất thời bây giờ là Nghĩa hiệp kỳ duyên, tức Chăn-Cà-Mum, kim thời tiểu thuyết, in trong sách Vệ sinh chỉ nam, của nhà thuốc Nhị Thiên Đường, xuất bản tại Sài Gòn năm 1919. Ngoài ra ông còn viết du ký, văn tế và làm thơ.
Về dịch thuật, ông tiếp tục dịch một số truyện tàu như Liêu trai chí dị, Trung Quốc cổ kim lược ký, Tái sanh duyên – Mạnh Lệ Quân toàn truyện, Thập nhị quả phụ chinh tây, Anh hùng náo tam môn giai,…
Ông còn tham gia thành lập Nam kỳ nhựt báo Ái hữu hội và được bầu đi dự hội chợ Hà Nội năm 1920. Năm này, nhân dịp về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn, ông được dân chúng quý trọng, công cử chức Hương quan trong Ban Quản trị đình Long Phú. Ông đã ra Huế thỉnh Sắc thần và được Triều đình Huế ân tứ Sắc thần cho đình Long Phú. Năm 1921, ông được đề cử Hội thẩm Tòa Đại hình Sài Gòn.
Năm 1922, ông trở về quê nhà Tân Châu, sống cảnh an nhàn, vừa viết báo, vừa hoạt động xã hội.
Ông mất ngày 06-6-1947 (18-4 năm Đinh Hợi), hưởng thọ 78 tuổi. Hiện nay, bài vị của của còn được thờ tại đình Long Phú, phường Long Hưng, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Tác phẩm của ông để lại đã khẳng định tài năng và nhân cách của một nhà văn, nhà báo có nhiều tâm huyết với nghề và sự phát triển của quê hương, đất nước.
Về dịch thuật: Nguyễn Chánh Sắt là người đầu tiên dịch truyện Tàu, trong đó có những truyện nổi tiếng của Trung Hoa để giới thiệu rộng rãi đến người đọc Việt Nam, như: Tây Hớn, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Anh hùng náo tam môn giai, Kim cổ kỳ quan,… góp phần mở mang kiến thức, học tập tinh hoa của người xưa.
Về báo chí: Nguyễn Chánh Sắt là người am hiểu nho học, lại có tư tưởng minh tân, mạnh dạn dùng ngòi bút và loại hình báo chí để phân tích, trình bày sâu sắc về thực trạng nông nghiệp, thương nghiệp của nước nhà, đề ra giải pháp phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, tranh thương, thực nghiệp đem lại lợi ích cho dân tộc, đất nước. Ông cũng là người tiên phong đấu tranh nữ quyền. Về giáo dục, ông cho rằng một trong những nguyên nhân căn bản khiến nền kinh tế của ta còn yếu kém là bởi chúng ta chưa chú trọng nâng cao dân trí, cho nên phổ cập giáo dục theo ông hiện là vấn đề cấp bách.
Về văn học: Nguyễn Chánh Sắt là người An Giang đầu tiên viết văn làm báo và xuất bản tiểu thuyết, sách dịch. Tác phẩm của ông đóng góp rất lớn trong việc truyền bá quốc ngữ, hình thành và phát triển văn xuôi Nam bộ nói riêng, Việt Nam nói chung; là tiền đề cho một nền văn xuôi phong phú, đa dạng và đặc sắc sau này. Ý nghĩa nhất là góp phần xây dựng một nền văn học đại chúng hóa, đưa tác phẩm văn chương, luân lý phổ cập sâu rộng trong đời sống tinh thần của người dân đang thiếu thốn về hưởng thụ văn hoá, văn nghệ dân tộc.
Nguyễn Chánh Sắt là một trí thức từng trải, đi nhiều nơi, làm nhiều nghề. Ông có làm việc cho vài cơ quan và cá nhân của Pháp nhưng chưa có tài liệu nào chứng tỏ ông một lòng, một dạ phục vụ cho Pháp hay quay lưng chống lại các phong trào yêu nước, tiến bộ. Hơn nữa, với những hoạt động kinh tế-xã hội trong Nam kỳ kỹ nghệ công ty (phong trào Minh Tân) và những hoạt động báo chí, văn học trên Nông Cổ Mín Đàm, Lục tỉnh tân văn và các di sản để lại, đủ để khẳng định ông là một người yêu nước nhiệt thành, đã tham gia nhiệt tình vào phong trào yêu nước Minh Tân ở Nam Bộ, thực hiện “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, có nhiều tư tưởng tiến bộ trên nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, thương nghiệp, thực nghiệp, thực học, nữ quyền và giáo dục… Ông xứng đáng có một chỗ đứng trong lịch sử Việt Nam cận đại.
- Nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật Nguyễn Chánh Sắt Đặng Hoài Dũng Nhận định
• Nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật Nguyễn Chánh Sắt (Đặng Hoài Dũng)
NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 - 1947) nhà văn tiền phong Nam Kỳ (Hứa Hoành)
Nguyễn Chánh Sắt trong hành trình văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX (Nguyễn Văn Hà)
Tư tưởng Minh tân của Nguyễn Chánh Sắt (Lưu Hồng Sơn)
Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên (maivien.com)
Giang Hồ Nữ Hiệp (vietmessenger.com)
Trang Thơ Nguyễn Chánh Sắt (thivien.net)
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |