1. Head_

    Đỗ Khánh Hoan

    (5.8.1934 - 3.10.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giáo Sư Nguyễn Văn Bông - Tài năng, đức độ và bi kịch (Trần Văn Chi) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      23-8-2024 | VĂN HỌC

      Giáo Sư Nguyễn Văn Bông - Tài năng, đức độ và bi kịch

        TRẦN VĂN CHI
      Share File.php Share File
          

       


          Giáo sư Nguyễn Văn Bông
          (2.6.1929 - 10.11.1971)

      Lịch sử nước Việt Nam mình từ ngày xưa được viết bởi những người làm quan, như lời tựa cuốn Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, trước năm 1945.


      Cho tới năm 1975 ngoài Bắc, trong Nam sử cũng được viết bởi “những ông quan” của chế độ! Lịch sử Việt Nam nhìn chung là lịch sử chiến tranh giành độc lập, chống lại sự đô hộ của người Tàu mà nói như ngày nay là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Ðến thời Cận Ðại (1802-1945) và đặc biệt thời Hiện Ðại (1945-1975) chiến tranh giải phóng dân tộc, chống thực dân Pháp, bị mang tánh giai cấp, phải chịu sự lãnh đạo của giai cấp vô sản!


      Do vậy cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc biến thành cuộc “nội chiến mang tánh giai cấp” làm cho nội bộ dân tộc chúng ta bị phân hóa, chia rẽ và hận thù giữa trong Nam ngoài Bắc, trong nước và hải ngoại. Phân biệt và hận thù người còn sống đến cả người đã chết, hận thù lịch sử, làm cho hằng triệu người phải bỏ nước ra đi! Lịch sử Việt Nam sau năm 1975 được viết lại một cách triệt để với cái nhìn giai cấp, có người chiến thắng và có người thua. Cho nên:


      - Những danh tướng như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Ðức, Nguyễn Văn Thoại, Trương Minh Giảng... không được nhắc tới, nếu có chỉ là mượn tên tuổi của họ; để mua vui như lễ hội dân gian hơn là lịch sử, kể cả trường hợp Nguyễn Hữu Cảnh!


      - Những nhân sĩ, trí thức như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký... thì chính sự đóng góp và sự nghiệp của họ lại trở thành bi kịch cho đời họ!


      - Những trí thức yêu nước chống thực dân Pháp quyết liệt, triệt để thì sự hy sinh hay cái chết của họ vẫn không được trân trọng như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu chỉ vì họ không cùng hàng ngũ!


      Nguyễn Văn Bông là một trường hợp gần nhứt với chúng ta.


      1. Tháng Giêng năm 1963, đài phát thanh và báo chí Sài Gòn đồng loạt loan tin: Ông Nguyễn Văn Bông, thạc sĩ Công Pháp Quốc Tế vừa về nước theo lời mời của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, bấy giờ ông Nguyễn Văn Bông chưa đầy 34 tuổi. Nguyễn Văn Bông sanh ra ở làng quê Kiểng Phước, Vàm Láng, bên bờ Sông Xoài Rạp, nơi đây đã từng chứng kiến bao cuộc tranh hùng giữa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Làng Kiểng Phước có Ðám Lá Tối Trời, địa danh gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Công Ðịnh, người mở đầu công cuộc kháng Pháp của Nam Kỳ.


      Ðến năm 1945 trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ đóng cửa, Nguyễn Văn Bông về quê Kiểng Phước, rồi lên Sài Gòn theo gương đàn anh Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm tìm đường đi Pháp để “quyết làm thế nào cho rạng rỡ tổ tông” như lời Nguyễn Văn Bông thường tâm sự với gia đình hồi còn bé.


      Ðến Pháp năm 1949, Nguyễn Văn Bông vừa đi làm vừa học thi lấy bằng tú tài, cử nhơn, tiến sĩ rồi thạc sĩ Công Pháp Quốc tế năm 1962. Ông về nước năm 1963 theo lời mời của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, trong lúc đó có không ít trí thức học xong xin về Hà Nội.


      Ðất Gò Công sản sanh ra Quốc Công Phạm Ðăng Hưng, Hào kiệt Lê Quang Liêm có công sáng lập trường Nữ Học Sinh Áo Tím (trường Gia Long sau này), nhà văn Hồ Biểu Chánh người có công khai phá nền văn học quốc ngữ, Giám Mục Việt Nam đầu tiên Nguyễn Bá Tòng, Luật Sư Vương Quang Nhường, Nữ sỹ Manh Manh người mở đầu thơ mới ở Nam Kỳ... đã góp phần hung đúc tinh thần, tạo nghị lực con người Nguyễn Văn Bông lập công lập đức về sau.


      Về Gò Công, vào tận ngôi nhà ở làng Kiểng Phước, nơi Nguyễn Văn Bông với người chị Nguyễn Thị Thơm, người em trai Nguyễn Văn Thọ cùng lớn lên với ông bà nội mới thấy hết được cái khởi đầu của Nguyễn Văn Bông là thế nào. Lúc đó ông Nguyễn Hiền Năng, thân sinh ra Nguyễn Văn Bông phải lên tỉnh lỵ Gò Công làm nghề thợ bạc. Gia thế Nguyễn Văn Bông là vậy, trong khi đó hầu hết trí thức xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh bấy giờ xuất thân từ gia đình quyền thế. Nguyễn Văn Bông thường tâm sự: “dòng họ không có ai học hành ra gì cả.” Vươn lên thành ông Thạc Sĩ, đâu phải ai cũng làm được như Nguyễn Văn Bông.


      2. Những ai may mắn gần gũi với Nguyễn Văn Bông chắc còn nhớ lúc mới về Sài Gòn, còn ở tạm tại một khách sạn nhỏ trên đường Kỳ Ðồng, ông thạc sĩ độc thân, đẹp trai hồn nhiên mặc chiếc áo thun rách 3 lỗ ra tiếp đón bà con bạn bè đến mừng! Nguyễn Văn Bông mộc mạc, thiệt thà, đơn giản, là con người “trước sao, sau vậy”. Rồi ông được mời giảng dạy chánh thức tại Đại Học Luật Khoa Saigon, đến 15 Tháng Mười Một năm 1964 được cử làm Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Nguyễn Văn Bông vẫn vậy.


      Ðối diện với ông trên bộ ghế salon bằng gỗ cũ kỹ tại căn nhà của ông do nhà nước cấp, trước trường Nữ Trung Học Gia Long vào thập niên 70, tôi nói chuyện với ông như người anh em, người đồng hương, người “bạn tri kỷ”, dầu tôi với ông cách biệt tuổi tác và địa vị. Ðó là cái lớn của Nguyễn Văn Bông mà tôi ít tìm thấy nơi những trí thức cũng như chánh khách mà tôi hân hạnh tiếp xúc lúc bấy giờ. Làm Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, nơi đào tạo những con người lãnh đạo đất nước, những ông chủ quận, chủ tỉnh, quan chức cao cấp... nhưng Nguyễn Văn Bông không coi mình là quan chức. Ông trước sau chỉ là người thầy, người anh, người bạn với mọi người kể cả học trò của ông.


      Ông Nguyễn Văn Bông từ Pháp về nước lúc tình hình chánh trị ở miền Nam Việt Nam đang trong thời kỳ xáo trộn: 18 trí thức nhóm Tự Do Tiến Bộ bị đàn áp, do ngày 26 Tháng Tư năm 1960 nhóm này cho phổ biến tuyên ngôn yêu cầu chánh phủ cải tổ; Phật Giáo chống lại chánh sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Ðình Diệm lên cao điểm với vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Ðức tại ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Ðình Phùng lúc 11 giữa trưa ngày 11 Tháng Sáu năm 1963...


      Nguyễn Văn Bông dầu được chánh quyền mời về, nhưng ông không e dè đăng đàn thuyết trình đề tài “Ðối lập chánh trị trong chế độ dân chủ” ngày 1 Tháng Tám năm 1963, nhân buổi lễ khai giảng năm học, trước cử tọa gồm viện trưởng, khoa trưởng, giáo sư cùng hàng ngàn sinh viên.


      Không kể nội dung bài thuyết trình, thái độ của người thầy Nguyễn Văn Bông đã làm cho sinh viên cùng đồng sự của ông nể trọng, kính phục.


      Ðó là đức độ kẻ sĩ. Và mấy ai làm được? Ông không chọn thái độ ở ẩn như Phan Văn Trị, từ quan như Vũ Văn Mẫu. Lối xuất sử của Nguyễn Văn Bông làm cho ông trở thành con người nổi trội bấy giờ. Sau Cách Mạng 1 Tháng Mười Một, ông đảm nhận các chức vụ Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cố vấn cho Tối Cao Pháp Viện, Ủy viên Hội Ðồng Quản Trị Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam.


      Tới lúc này ông Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông vẫn thường về quê, tìm món khô “hắc cấy”, món ngon đặc sản Vàm Láng của ông. Nghe ông thích thú kể chuyện con hắc cấy, chuyện làm gỏi da cá đuối mà tưởng chừng đang nói chuyện với lão nông, hay người đánh cá. Cung cách Nguyễn Văn Bông đã thâu hút mọi người và làm mọi người đến với ông. Rồi ông được mời hoạt động, làm chánh trị, bởi anh em thấy ở ông cái đức độ của con người lãnh tụ thật sư, có tấm lòng, có cái Tâm. Ông làm chánh trị như nhà tu hành thiền.


      3. Và bi kịch...


      Trên đường từ Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Trần Quốc Toản về nhà ở đường Phan Thanh Giản, khi xe tới ngã tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản, ông bị kẻ khủng bố ném chất nổ sát hại! Bấy giờ là 12 giờ trưa Ngày 10 Tháng Mười Một năm 1971.


      Cô Út Lê Thị Thu Vân người quê Gò Công, thành hôn với ông Nguyễn Văn Bông tới lúc này được 8 năm, có với nhau hai con 8 tuổi và 5 tuổi!!! Ông Nguyễn Văn Bông ra đi, nói theo tạp chí Newsweek bấy giờ: giới luật pháp quốc tế mất đi một nhơn tài, lịch sử Việt Nam đi vào khúc quanh! Cái chết của ông Nguyễn Văn Bông, Giáo sư Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, lãnh tụ của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, cũng như cái chết của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Văn tới lúc phải được bạch hóa trước công chúng.


      Nguyễn Văn Bông, ông sanh ra nơi đất địa linh, ở đó có Trương Công Ðịnh hy sinh vì đại nghĩa; ông sống trên đường Phan Thanh Giản, tên của người Kinh Lược Sứ lấy cái chết cho ba quân được sống, ông nằm xuống trên đường Cao Thắng, tên của người chiến sĩ trí thức yêu nước...


      Nguyễn Văn Bông nằm xuống như một người chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận, xứng đáng được vinh danh. Nguyễn Văn Bông với những gì ở ông đã làm ông trở nên con người tựu nghĩa. Nếu Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký với tài năng và sự nghiệp trở thành bi kịch của cuộc đời thì trường hợp Nguyễn Văn Bông, tài năng và đức độ là bi kịch!!!


      Little Saigon, 10/11/2006

      (Viết nhân ngày giỗ GS Nguyễn Văn Bông)

      Trần Văn Chi



      Trần Văn Chi

      Nguồn: quocgiahanhchanh.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giáo Sư Nguyễn Văn Bông - Tài năng, đức độ và bi kịch Trần Văn Chi Nhận định

    3. Bài viết về Giáo sư Nguyễn Văn Bông (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Văn Bông

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Giáo Sư Nguyễn Văn Bông - Tài năng, đức độ và bi kịch (Trần Văn Chi)

      - Tưởng Niệm Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông – 50 Năm Nhìn Lại (1971 – 2021)

        (quocgiahanhchanhmd.com)

      - Tưởng Niệm Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông – 50 Năm Nhìn Lại (video)

      - Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Văn Bông (1929-1971) (Nhiều tác giả)

      - “Anh Hùng và Giáo Sư Nguyễn Văn Bông” – trích từ cuốn “Nguyễn Mạnh Hùng, khoảnh khắc nhìn lại” (Đinh Quang Anh Thái)

      - Những người giết Giáo sư Nguyễn văn Bông bây giờ ở đâu? (Khánh Linh)

      - Bài báo vụ ám sát Gs. Bông vạch trần sự dối trá (Vũ Quí Hạo Nhiên)

      - Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 52 GS Nguyễn Văn Bông cùng quý vị Giáo Sư và cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh Quá Vãng (Bình Sa)

      - Tiết lộ của người ám sát GS Nguyễn Văn Bông – KTS Nguyễn Hữu Thái (Dương Quốc Chính)

      - Đằng sau cái chết của GS Nguyễn Văn Bông - Chính trị gia Viêt Nam Cộng Hòa (Thùy Dương)

      - Ám Sát GS Nguyễn Văn Bông: Chuyện Cũ, Ý Nghĩa Mới (Nguyễn Văn Tuấn)

      - Tưởng Niệm Và Ra Mắt Phim Về Giáo Sư Nguyễn Văn Bông (VFC)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Văn Bông

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (1)

      - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (23)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)