|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà báo Trần Tấn Quốc
(1914 - 28.4.1987)
Năm 1935, sau khi mãn tù Côn Đảo trở về, ông Trần Chí Thành (tên đúng theo giấy tờ hộ tịch của ông Quốc) từ giả quê hương thân yêu Cao Lãnh để lên Saigon lập nghiệp. Chuyến đi của cậu thanh niên Chí Thành – lúc ấy vừa đúng 21 tuồi – được ông Trần Tấn Quốc sau nay kể trong hồi ký gọi là “Bỏ xứ đi làm báo”. Rồi đén năm 1975, đất nước thống nhất, cậu phóng viên Trần Chí Thành ngày xưa bây giờ trở thành Nhà báo lão thành Trần Tấn Quốc. Bốn mươi năm lập nghiệp với tuổi đời 61 vào năm 1975, ông Quốc cảm thấy bệnh nan y gặm mòn sức khỏe, không còn đủ năng lực để “sống chết với nghề” nên ông đành ngậm ngùi từ giã làng báo để trở về xứ. Sau đây là một đoạn mà ông Quốc gọi là “Chút tâm tình” chính tay ông viết trong cuốn Album lưu niệm đời làm báo của ông như sau:
“…Từ đó tôi bỏ nghề báo, chấm dứt mọi hoạt động xã hội và văn nghệ mà ca kịch cải lương là bộ môn thích nhứt. Thanh toán những vướng mắc nơi đất người, giã biệt Saigon biết bao kỷ niệm của 40 năm miệt mài, chia tay bầu bạn tôi thu gom hành trang trở về quê xưa Cao Lãnh, nơi cũng được xem là địa danh anh kiệt.
“Với nỗi niềm luyến tiếc của một lữ khách dừng chân trên đường đi chưa tới, tôi sống như người ẩn dật nơi tư thất bên bờ sông Đình trung.
“Nơi đây, chấp nhận luật đào thải của thời gian, lần hồi tôi chọn một thời quá khứ, gạt bỏ những thường tình trong thiên hạ để lòng nhẹ nhàng chờ đi chuyến cuối đường trần”.
Trong những năm tháng dài hiu quạnh tại quê nhà, một số ít bạn bè thân thiết tứ Saigon lận lội xuống thăm ông, hoặc những anh chị em nghệ sĩ khi đoàn hát trình diễn tại Cao Lãnh tìm đến nhà hàn huyên tâm sự với ông, an ủi lớn lao đối với ông Quốc.
Đến tháng 8 năm 1976, từ Saigon tôi cũng thu xếp hành trang để về “an cư” tại Sađec (ông Trần Tấn Quốc hồi hương từ tháng 11 dl 1975).
Từ Sa đéc đến Cao Lãnh chỉ 25 cây số nên tôi thường tới lui thăm viếng ông và được kể là một cộng sự viên cũ, có đủ điều kiện thuận tiện kề cận cho đến lúc ông từ trần.
Mỗi lần gặp nhau ông Quốc thường hay hỏi tôi: Thời gian qua, có đoàn nào đến Sađec không, có gặp anh em nghệ sĩ nào thân quen không? Phần ông cũng vậy, có nhận được thư từ của bạn bè Văn nghệ thăm hỏi, ông đều cho tôi biết. Cũng như có lần đoàn Văn Công TP. HCM đến trình diễn tại xã Tân Mỹ (Cái Châu) gần cầu Bắc Cao Lãnh, nơi đó không có nhà trọ nên sau khi vãn hát, anh em nghệ sĩ phải về thị xã Cao Lãnh ngủ đêm. Hai nghệ sĩ của đoàn này là Hoàng Giang và Khả Năng có đến thăm ông Quốc và chơi với ông mấy tiếng đồng hồ. Thế là sau đó, ông vội vã viết thư gửi xuống Sađec cho tôi hay như… để cùng vui với ông.
Cái tình của ông Quốc đối với anh em văn nghệ sĩ là như vậy đó.
Có gần gũi với ông, tôi mới biết trí nhớ của ông phi thường. Những vấn đề thật “xưa” bất cứ là lãnh vực nào, có dịp nhắc đến, ông kể tỉ mỉ cho nghe như thuộc lòng trong bụng.
Nhắc chuyện cải lương năm xưa với những tài danh: Năm Phỉ, Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há v. v… đúng là kho tư liệu phong phú của ông về sân khấu. Với những tên tuổi lớn vừa kể trên đều là những bạn thâm giao của ông Quốc và mỗi người đều để lại trong lòng ông những kỷ niệm khó phai mờ.
Có lần tôi nhắc đến nghệ sĩ nhân dân Năm Châu, ông Quốc kể cho tôi liên tục mấy tiếng đồng hồ về cuộc đời và sự nghiệp của tên tuổi lớn này. Nhiều lúc đến thăm ông, tôi ngủ đêm luôn tại nhà ông để nghe ông kể chuyện…
Tác phẩm “Vợ Và Tình” của Năm Châu được xem như một “kỷ vật” mà ông Quốc đã dành cho tôi và bài nhận xét của ông
(ghi bút hiệu Trần Tử Vân) viết vào tháng 11 năm 1984 được xem như bài viết về cải lương sau cùng của nhà báo Trần Tấn Quốc:
Vài chi tiết về nhận xét riêng của Trần Tử Văn về “Vợ Và Tình”
“Vợ Và Tình” là tuồng cải lương xã hội Việt Nam đầu tay của Nguyễn Thành Châu tức nghệ sĩ Năm Châu. Một vở tuồng bất hủ. Ngót nửa thế kỷ qua, từ cốt chuyện, tâm lý và cả văn chương không thấy xưa cũ.
“Vợ Và Tình” công diễn lần đầu tiên vào đêm 11–7–1940 tại Nhà hát Tây Sàigòn. Và cũng là buổi diễn khai trương đoàn “Việt Kịch Năm Châu”. Hôm ấy, thành phần diễn viên như sau:
-Thu: Cô Sáu Nết.
-Phượng: Cô Ngọc Hải.
-Mai: Cô Bảy Ngọc (Tức Bảy Vĩnh Long).
-Chị Sen: Cô Ba Liên (vợ Từ Anh).
-Trần Tích Lương: Từ Anh.
-Minh: Năm Châu.
-Chung: Ba Vân.
Sau đó, “Vợ Và Tình” diễn trên nhiều sân khấu: Năm Châu, Ánh Chiêu Dương, v. v… với thành phần diễn viên khác nhau. Theo ý tôi, thành phần sau đây diễn hay nhứt mà chính Năm Châu cũng nhìn thấy như vậy:
-Thu: Cô Thanh Loan.
-Phượng: Cô Ngọc Hải.
-Mai: Cô Phùng Há.
-Lương: Từ Anh.
-Minh: Năm Châu.
-Chung: Ba Vân.
Đặc biệt: Chung, ông già liên lạc, một vai tầm thường, nhưng Ba Vân diễn xuất rất nổi bật một cách kỳ diệu, không nghệ sĩ nào thay thế được.
Bổn tuồng “Vợ Và Tình” nầy, Năm Châu tặng Trần Tấn Quốc để lưu niệm đôi bạn nghệ thuật có nhiều điểm tương đồng. Nay, Trần Tấn Quốc trao soạn phẩm này cho Thiện Mộc Lan lưu giữ.
Tôi còn nhớ kỳ phát Huy chương Vàng giải Thanh Tâm 1960 cho Hùng Minh và Lan Chi tại sân khấu trường Quốc gia Âm Nhạc một lần nữa vở hát xã hội “Vợ Và Tình” được trình diễn ra mắt khán giả trong đem 8–5–1961 với thành phần diễn viên:
-Thu: Cô Thanh Nga.
-Phượng: Cô Lan Chi.
-Mai: Cô Phùng Há.
-Lương: Hùng Minh.
-Minh: Năm Châu.
-Chung: Ba Vân.
Hai nghệ sĩ trẻ Hùng Minh và Lan Chi, năm ấy đoạt Huy chương Vàng của Giải đã hết sức cố gắng để thi thố tài nghệ bên cạnh các tài danh nêu trên.
“Vợ Và Tình” đã được ông Trần Tấn Quốc yêu thích từ lâu, trong đó có nhân vật điêu khắc Trần Tích Lương. Cũng vì yêu nhân vật này mà ký giả Trần Tấn Quốc trong nhiều năm đã dùng bút hiệu “Trần Tích Lương” để ký những bài điều tra, phóng sự.
Ông Trần Tấn Quốc từ trần ngày 28/ 4/ 1987 nhằm ngày Mùng một tháng 4 Âm lịch năm Đinh Mão..
Trong bảy năm qua, con trai ông bà Boby Trần Thế Vinh đã chọn ngày mồng một tháng 4 âm lịch để cúng giỗ cho ông.
Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày kỵ cơm cho ông Quốc, bài viết này là nén hương lòng thắp lên để tưởng nhớ đến ngày tôi cùng gia quyến ông đưa linh cửu đến hỏa thiêu tại nghĩa trang Sùng Chính – Tân Xuân thuộc xã Tân Bình, Đồng Tháp.
Cách đây mấy năm, soạn giả Viễn Châu có tặng ông Trần Tấn Quốc câu đối như sau:
“Công nhân, Buổi sáng, Tiếng Dội, Đuốc Thanh Tâm gắng sức vun bồi, duyên hút mặc, nghiệp báo chương, đất Cao Lãnh bao dài bao nuối tiếc.
-“Phùng Há, Năm Châu, Ba Vân, Lê Thị Phỉ, làng ca kịch góp công tô điểm, nợ phấn son, tình sân khấu, sông Đỉnh Trung mấy khúc u sầu”.
- Những năm cuối đời của nhà báo Trần Tấn Quốc người sáng lập giải Thanh Tâm Thiện Mộc Lan Hồi ức
• Những năm cuối đời của nhà báo Trần Tấn Quốc người sáng lập giải Thanh Tâm (Thiện Mộc Lan)
• Ông Trần Tấn Quốc về Sài Gòn gặp Ngô Tổng Thống (Ngành Mai)
- Ông Trần Tấn Quốc và trang kịch trường trên tờ báo Tiếng Dội (Ngành Mai/RFA)
- Nghệ sĩ Năm Châu và ý kiến gọi ông Trần Tấn Quốc trở về Sài Gòn (Ngành Mai/RFA)
- “Nghiệp báo” của người sáng lập giải Thanh Tâm (Ngành Mai/RFA)
- Giải Thanh Tâm 1960 (Ngành Mai/RFA)
- Người vợ đào hát của nhà báo Trần Tấn Quốc (Ngành Mai/RFA)
- Nhà báo Trần Tấn Quốc (Thanh Tâm): Tình yêu bất diệt với cải lương (Hồ Quang)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |