|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Apr 30, 2012
Hơn bao giờ hết, tôi nhận rõ một điều, những người cựu chiến binh ấy, những "người lính già" ấy "không bao giờ chết, họ chỉ nhạt mờ đi thôi". Những người lính dũng cảm của một quân lực dũng cảm vẫn đang sống và còn sống mãi trong tâm tưởng người đời, như ngọn lửa vĩnh cửu vẫn tỏa sáng trên những đài tưởng niệm chiến sĩ anh hùng, như ngọn cờ màu vàng tươi vẫn bay ngờm ngợp trong nắng, trong gió giữa trời tự do...
Apr 18, 2012
... Nỗi sợ hãi lớn nhất của một nhà văn là sự lạm phát của chữ nghĩa theo thời gian, còn nỗi sợ hãi của một họa sĩ?
Lạm phát màu sắc chăng? Cũng dám như thế lắm, vì nhiều "màu mè" quá thì còn gì là tranh nữa! Theo tôi nỗi sợ hãi của một họa sĩ, cùng như ở các ngành hoạt động nghệ thuật khác, là sự lập lại chính mình. ..."
Apr 15, 2012
... Một bài thơ có thể cho ta hương vị ngọt ngào nhưng cũng có thể đem đến cho ta những chất đắng cay. Nó mang đến cho ta mùi thơm của cánh hoa vừa hé và cũng có thể mang lại mùi hôi thối của cái chết đang rữa nát và trở về lòng đất. Hận thù và yêu thương, công bằng và độc ác, hiện thực và mộng tưởng, trắng và đen, sớm mai và bóng tối... Tất cả đều có thể có mặt trong thơ...
Mar 23, 2012
... Trong đời sống giầu tình cảm của người Việt Nam, có một tình cảm vượt trội hẳn lên, đã trải qua nhiều thử thách để mỗi ngày một thêm vững mạnh, đó là lòng yêu nước. Trước hết, đây cũng là một điều thuận hợp với chân lý phổ thông trong nhân loại: đất đai càng cằn cỗi bao nhiêu, thiên nhiên càng bạc đãi bao nhiêu, lịch sử càng gian khổ bao nhiêu thì người con dân lại càng tha thiết với quê hương bấy nhiêu ...
Mar 08, 2012
Bài Còn Chút Gì Để Nhớ còn được hầu hết những giọng ca vàng của thời đại hát lên. Có thể nói vào lúc đó và về sau, nó vô địch về con số ca sĩ trình bày. Sau nó là bài Ngậm Ngùi, thơ Huy Cận, với khoảng mười ca sĩ đã thu thanh vào đĩa hát hay băng nhạc...
Feb 25, 2012
Đến bây giờ thì tôi không thể lừa dối mình mãi được. Tôi yêu, và tin mình cũng được yêu. Tuổi tác và vị trí của tôi trong gia đình Thanh không đủ là những ngăn rào cho tình yêu. Cả sự lịch lãm của tôi và nét ngây thơ của nàng cũng không đủ là những cách trở. Cho nên tôi đã thức rất khuya vào một đêm mưa lớn, chờ đồng hồ bắt đầu trỏ số một thì viết thư tình...
Feb 11, 2012
Phật giáo đã gắn bó với dân tộc gần 2000 năm. Từ những thế kỷ đầu Công Nguyên cho mãi đến ngày nay, qua nhiều thời kỳ lịch sử với những dấu mốc đặc biệt, Phật giáo đã ăn sâu trong những cơ tầng cấu trúc dân tộc, lan toả nơi mỗi nguồn mạch tâm linh, văn hoá, phong tục, tập quán. Có thể nói nghệ thuật Phật giáo chiếm một phần hết sức quan trọng trong toàn bộ nền nghệ thuật đất nước...
Feb 05, 2012
Chúng ta - mỗi người Sài Gòn cũ, dù là lưu vong ở xứ người hay đang lưu vong ngay trên quê hương mình, cũng đều rất giống nhau ở nỗi niềm hoài cổ luôn muốn tìm lại một thời đáng yêu, một thời huy hòang, kiêu hãnh và những năm tháng đầy bi tráng đã qua, như một cách để quên đi cái hiện tại đang làm mình hư hao, chết mòn...
Feb 1, 2012
Hình như nhân nói về một ngày lễ cổ truyền, Thạch Lam vừa động chạm tới một cái gì lớn hơn thuộc về thần thái của sinh hoạt cộng đồng, nghĩa là những yếu tố trường tồn trong thời gian. Và ai cũng muốn thử cắt nghĩa tại sao đến nay nhiều người còn rất thích văn Thạch Lam, có lẽ phần nào tìm được câu giải đáp: Lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân thống trị, song lại tiếp nhận được một cách nhuần nhị nền văn hoá Pháp...
Jan 22, 2012
“Hôm ấy là ngày mùng 5 Tết năm 1962, tôi đến sở làm trong lúc đất trời vẫn còn hương vị Tết. Một người bạn rủ ra ngoài ăn sáng, lúc trở về, thấy trên bàn giấy có một tập thơ mỏng, tôi bèn lật qua xem thử thì gặp bài thơ năm chữ ‘Nụ hoa vàng ngày xuân’. Ðọc qua thấy hay hay và đang lúc trong lòng còn hưng phấn với không khí xuân tràn trề, tôi nảy ra ý định phổ nhạc bài thơ ấy...
Jan 05, 2012
Cho nên, nói như Vũ Hạnh, gọi Dương Nghiễm Mậu là phản động thì tội cho nhà văn quá. Các nhà văn miền Nam, làm gì thì làm, nhưng kỵ nhất là làm kẻ tuyên truyền cho bất cứ ý thức hệ nào. Họ "không biết hèn". Họ khác người Cộng Sản và bọn theo đuôi. Chỉ những ai đeo đuổi một chủ nghĩa giáo điều mới có thể gán cho người khác hai chữ phản động.
Dec 29, 2011
Nòi giống nào đáng trọng?
Thưa nòi giống con người.
Giống nòi nào đáng quý?
Thưa giống nòi biết tôn trọng dân chủ.
Nòi giống nào đáng khinh?
Thưa, cũng nòi giống con người
Nòi giống nào đáng phỉ nhổ?
Thưa nòi giống làm chó săn. Lý Đợi
Dec 22, 2011
Trong và quanh thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, có mấy cơ quan thành lập trong thời kỳ này cần được lưu ý:
- Viện Bảo Tàng Sài Gòn.
- Trường Mỹ Nghệ Thủ Dầu Một.
- Trường Mỹ Nghệ Biên Hòa.
- Trường Mỹ Thuật Trang Trí Gia Ðịnh.
May 05, 2012
Nhìn chung, chỉ với một thời-gian hiện diện hơn 20 năm, văn học miền Nam 1954-1975 đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, đa dạng và có một số đặc điểm có thể ghi nhận: - khai phóng, rộng tay và tâm hồn đón nhận những trào lưu và hương hoa văn học thế giới đông-tây; - nhân bản, có nỗ lực đào sâu tâm linh, đặt những vấn-đề căn bản, cấp thiết (phản kháng, ...). Văn học đã gắn liền với vận mạng dân tộc...
Apr 23, 2012
... Năm 1967, tại Phan Rang, khi Ngy Hữu và Nguyên Minh về dạy học tại đó, tập họp bài vở anh em trong nhóm ở xa làm một số Xuân Gió Mai, in roneo, khổ 21x30. Đến năm 1969, Gió Mai mở rộng và đổi tên là Ý Thức, hai tháng ra một số báo, in ronéo. Lúc này, nhóm chủ trương có thêm Trần Hữu Lục, Lê Ký Thương, Võ Tấn Khanh, Đỗ Nghê (Đỗ Hồng Ngọc). Tòa soạn : Theo chân người viết. Thực ra là 11 Nguyễn Thái Học. Phan Rang....
Apr 17, 2012
... khác với tình yêu lứa đôi mà khi tan vỡ có thể biến thành niềm oán hận hoặc để lại một vết thương khó lành, tình hoài hương là tình cảm duy nhất sống mãi trong tâm hồn mà chẳng gây ra nỗi đau lòng, ngược lại đôi khi còn vỗ về an ủi tâm hồn ta như bàn tay mẹ hiền những ngày thơ ấu, hoặc đưa tâm hồn bay vút lên cao như cánh gió ban mai, để từ đó ta cảm thấy nỗi nhớ thương tràn ngập trong tim dường như đang hòa lẫn với một niềm hạnh phúc mơ hồ...
Apr 09, 2012
... Tình đời như thế, chế độ như thế, khiến cho ngay cả trong thời chiến tranh thơ văn Miền Nam vẫn cứ đa dạng, con người Miền Nam vẫn phát huy được cá tính mình. Cuộc sống như thế đâu tới nỗi tệ mà ông Nguyễn vội kêu "Lũ chúng ta sống một đời vô vị"? Nếu phải sống giữa một xã hội bị lãnh đạo chặt chẽ, ngày ngày đọc hàng núi sách của một nền văn học nhất loạt quàng khăn đỏ, cái vô vị ấy đến phải giậm chân mà khóc thét lên thôi.
Mar 12, 2012
... "Biển mặn" là tình yêu của người lính dành cho quê hương mình. Tôi vẫn cho "Biển mặn" là một trong những bài nhạc lính hay nhất của Trần Thiện Thanh. Nghe "Biển mặn" là nghe lời tình tự dân tộc từ một trái tim nặng trĩu tình yêu quê hương. Quê hương ở đây là biển cả, là "mẹ trùng dương", là vị mặn mà của muối biển, là vị mặn nồng của gió biển, là màu xanh của ruộng đồng, của biển rộng sông dài...
Mar 05, 2012
... Có một điểm nên quan tâm khi xem tranh Nguyễn Trung là càng về sau này anh càng có khuynh hướng tiến về sự giản dị trong đường nét, màu thì chỉ còn gần như một thứ độc sắc (monochrome) hoặc xanh xám, xanh biếc, xanh đông thanh, chỉ có chuyển sắc rất nhẹ bằng cách pha trắng, nâu, hay đen vào. Vẻ huyền bí của những nghệ sĩ gốm đời Tống đã phảng phất đâu đây..."
Feb 20, 2012
Phong thái nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là phong thái một nhà văn lập thuyết để cải tạo xã hội, và luôn luôn nhìn nhận sự yếu đuối, lầm lạc của mình. Anh muốn đem bản thân mình ra làm bài học cho lớp đi sau. Anh không phải là người có thể nói “Hãy theo gương tôi.” Anh là người vẫn nói: “Hãy tránh những lỗi lầm của tôi.”...
Feb 06, 2012
Càng ngày tôi càng nghe được nhiều ý kiến nói rằng đánh giá thế nào thì đánh giá, có thể phê phán, có thể nhận xét thế này thế kia, nhưng phải công nhận rằng văn học miền Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam thế kỷ XX, ở đó có rất nhiều vấn đề, nhiều đóng góp và phải có nó nữa thì văn học Việt Nam mới là chính mình...
Feb 04, 2012
... Tự nhận mình là một người được nhiều ưu đãi, về mặt gia đình cũng như nghề nghiệp, Nhật Ngân - với một tính tình luôn vui vẻ - có một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời, để từ đó ông tiếp tục sống trong thế giới âm nhạc mà ông đã đóng góp không ít. Từ tư tưởng lạc quan về cuộc đời đó, lý luận của Nhật Ngân trong âm nhạc là cuộc sống bao giờ cũng rộng mở trước mặt ...
Jan 31, 2012
Trong vụ đánh úp đó, chỉ có một viên trung úy người Pháp tên là Bohin chạy thoát. Theo viên trung úy may mắn này kể lại thì tất cả những người phỉ bắt được đều bị phanh thây. Phỉ đặt người ta lên một phiến đá và nhẩn nha chặt như chặt thịt lợn. Có người bị chặt đứt phăng hai tay, hai chân mà vẫn còn sống, mồm miệng loe máu kêu gào...
Jan 19, 2012
Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi ...
Dec 29, 2011
Màu đỏ
Như loài cỏ
Ngỡ là chuyện nhỏ
Nên không ai dọn bỏ
Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm
thế nào!? Đành bỏ ngỏ...!!! Bùi Chát
Dec 27, 2011
Tướng giặc bị cầm tù
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng.
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.
Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Bài Mới
Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu) Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương) Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải) Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn) Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao) Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu) Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam) Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn) Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy) DANH NGÔN (Proverbs)
• Chí Khí • Xử Thế
|
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |