1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mấy Suy Nghĩ Thơ (Bùi Vĩnh Phúc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-04-2012 | VĂN HỌC

      Mấy Suy Nghĩ Thơ

        BÙI VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       

      "Một thi phẩm là một bí mật mà để giải mã nó độc giả có chìa khóa trong óc tưởng
      tượng của chính mình" (Stephane Mallarmé)
      "Qua nhà thơ, ngưòi ta trông thấy tầm cỡ của thời đại mà ông ta sống"
      (Jirí Wolker)

      1.


      Một nhà thi pháp học có cho rằng thơ là một "kiến trúc đầy âm vang". Điều này chắc khó ai có thể phủ định được. Dù sao, cẩn thận hơn, tôi muốn nói rằng, thế giới thơ là một không gian đầy sóng. Sóng âm thanh, sóng ngữ nghĩa, sóng hình ảnh, tư tưởng, liên tưởng đan quyện vào nhau. Bồng bế, ôm ấp lấy nhau. Hơn một bài văn rất nhiều, một bài thơ là một chỉnh thể hết sức chặt chẽ (mặc dù từ nó ta vẫn có thể thênh thang bước ra ngoài để trở về với thế giới riêng tư của những kinh nghiệm cá nhân mình, và chính những kinh nghiệm cá nhân này của ta lại làm cho bài thơ khi được ta đọc càng tăng thêm độ dày và độ lóng lánh của nó.)


      Không gian của một bài thơ, nhìn dưới một góc cạnh nào đó, giống như không gian trong ý niệm bootstrap của vật lý lượng tử (1). Ý niệm này cho rằng vạn vật nương tựa vào nhau mà thành, mà sống. Mỗi một chất điểm cực vi của vật chất, của thực hữu, thật sự không phải là những điểm hoàn toàn độc lập. Chúng không có những thực thể riêng biệt. Chất điểm này phát sinh và có mặt chính là vì chất điểm kia. Hãy hình dung một khối cầu. Nó được tạo nên bởi tất cả các điểm trên diện tích hình cầu cũng như tất cả các điểm trong lòng cầu. Thiếu một trong những điễm đó, hình cầu sẽ không hiện hữu nữa. Hãy nối tất cả mỗi một điểm với tất cả những điểm khác nó trong hình cầu, ta sẽ có một mạng lưới chằng chịt tạo nên bởi sự kết nối này. Mỗi điểm trong hình cầu, bây giờ, liên hệ với tất cả những điểm khác nó.


      Vậy thì để lập lại, một bài thơ, nhìn ở một góc cạnh nào đó, chính là một thế giới như thế. Thường thì bài thơ càng ngắn, độ áp dụng ý niệm bootstrap này đối với nó càng tăng. Những sóng âm thanh, ngữ nghĩa, hìnth ảnh, tư tưởng, liên tưởng của hệ thống ấy càng bị ép sát và va chạm, soi chiếu, dội đập vào nhau để cho ta những cảm xúc mãnh liệt, những ấn tượng sắc nét. Mỗi một từ trong bài thơ đều rất quan trọng. Chúng như những con cờ khác nhau trong một bàn cờ. Những con cờ có ý nghĩa vì chúng được đặt nằm ở những vị trí nào đó trong sự bố trí chung. Một con cờ sẽ chẳng còn gì giá trị khi nó không được liên hệ đối chiếu với những quân cờ khác. Các từ trong một bài thơ cũng vậy. Chúng chỉ có giá trị khi được đặt ở một vị trí nào đó trong một cấu trúc hoàn chỉnh; ở đó, ý nghĩa nó được nâng dậy nhờ những từ, những ý khác bao bọc xung quanh.


      Bài thơ, như thế, là một trường-ngữ-nghĩa (semantic field/champ sémantique), đồng thời cũng là một trưòng-liên-hợp (associative field/champ associatif), hay, nói cho đúng hơn, một bài thơ là một hệ thống ký hiệu lồng ghép vào nhau, bồng bế xoắn xít lấy nhau. Đó là một văn bản di động trên nhiều bình diện, gồm nhiều trường, nhiều hệ thống, nhiều lớp sóng chồng chất, đan chéo cài đặt vào nhau. Chúng tạo ra những liên hệ, làm cho mỗi từ ngữ cũng như vị trí của nó trong một bài thơ trở nên quan trọng. Và cũng chính là ở trên căn bản của một sự di động chồng chéo, bồng bế, lồng ghép đó mà một bài thơ dễ trở nên lóng lánh. Ý nghĩa của nó trở nên giàu có hơn.


      2.


      Một bài thơ có thể là bất cứ cái gì. Nó có thể nói bất cứ một điều gì. Tiếng nói của thơ có thể nhẹ nhàng như nét rung của một cánh bướm non trong rừng vắng. Nó cũng có thể như một chấn động dữ dội đánh ngay vào màng tang ta, như một tiếng nổ chát chúa làm rung chuyển cả tâm can và con người ta. Nó có thể như từng đợt sóng òa lên bao phủ ta trong tấm màn lưới trắng xóa kín bưng của nó, để rồi từ từ du đẩy ta vào một thế giới của bao cảm giác khác lạ mà ta chưa từng kinh nghiệm. Nó cũng có thể là một cánh rừng mọc dần lên những chồi non trong nắng, và những lá cây mới mẻ, những cành cây vươn ra, những đóa hoa chứa đầy hương thơm, những con côn trùng say sưa vò vẽ; rồi từng bước, cả một rừng cây bất chợt lớn lên với tiếng xôn xao của trời đất, của vũ trụ trong nó. Rồi cả rừng cây ôm trọn lấy ta trong một niềm hoan lạc bùng vỡ (dĩ nhiên niềm hoan lạc ấy cũng là niềm hoan lạc của chính ta nữa).


      Một bài thơ có thể nói lên những điều nhỏ bé hay những sự lớn lao. Nó có thể nói về những điều có thực hay về những điều chỉ hoàn toàn ở trong mộng tưởng. Một bài thơ có thể là một tiếng cười, mà nó cũng có thể là một giọt nước mắt. Nó là tiếng tôn vinh, là lời tụng ca, nhưng cũng có thể là câu chửi mắng. Nó có thể nói về lòng thiết tha, nhân ái hay về sự độc ác, dã man của con người; về tình yêu và sự sinh nở của tạo vật hay về lòng thù ghét và cái chết của muôn loài... Một bài thơ có thể cho ta hương vị ngọt ngào nhưng cũng có thể đem đến cho ta những chất đắng cay. Nó mang đến cho ta mùi thơm của cánh hoa vừa hé và cũng có thể mang lại mùi hôi thối của cái chết đang rữa nát và trở về lòng đất. Hận thù và yêu thương, công bằng và độc ác, hiện thực và mộng tưởng, trắng và đen, sớm mai và bóng tối... Tất cả đều có thể có mặt trong thơ. Tất cả đều có thể là thơ nếu chúng được thi sĩ thổi vào sức sống. Thơ là giấc mộng đồng thời cũng là hiện thực của đời sống con người.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3.


      Thơ giúp con người tiếp cận với không gian vật lý bên ngoài và thế giới tâm lý bên trong của nó một cách thâm sâu hơn. Thơ giúp cho nó nhìn, ngửi nghe, động chạm và thưởng thức những hương vị thần gian, hương vị cuộc đời với những giác quan mới. Nó giúp cho con người đi sâu vào vùng ý thức, tiềm thức và vô thức của mình với những ngọn đuốc bùng lửa. Trước khi có thơ, con người chỉ là một sinh vật quờ quạng giữa đời. Trên cõi đất mênh mông và giữa vô cùng vũ trụ, nó là sinh vật nhỏ bé, yếu duối nằm sát với mặt đất mà không có một phương cách gì để giao tiếp, đối thoại với thần linh, với những sức mạnh bên ngoài nó. Còn đối với thế giới thâm sâu bên trong của chính hồn mình, con người lại càng chỉ nhìn thấy đó là một mê lộ tối tăm, chằng chịt. Khi chưa xây dựng được ngôn ngữ và hình tượng thơ, con người chỉ là một sinh vật câm cứng và u mê trước vũ trụ và với chính linh hồn mình. Trong buổi bình minh của trí óc nhân loại, chính Thượng Đế đã đặt thơ vào giữa trái tim của con người như một đoá hoa thơm mát còn vương những giọt sương mai.


      4.


      Con người, trong thế kỷ hiện tại đang bị rút đẩy vào một cuộc sống đua chen với tốc độ. Chúng ta bị ám ảnh vì thì giờ; bởi thế, cái gì ta cũng phải làm vội làm vàng. Trong việc đọc, chúng ta cũng có khuynh hướng đọc thật nhanh để thu được một số lượng thông tin tối đa trong một thời gian tối thiểu. Nhiều mẫu quảng cáo và nhiều bản văn được tước sạch tất cả những lớp vỏ bên ngoài, chỉ để phô ra cái cốt yếu, cũng cốt là để cho người đọc đỡ mất thì giờ và tiêu hoá cái lượng thông tin ấy cho mau và dễ.


      Dù sao, thơ là một văn bản đặc biệt và khác hẳn những loại văn bản khác. Nó đòi hỏi sự tinh tế, chọn lọc. Thơ dài 11' '1 thời gian. Một bài thơ làm rung động lòng người khoản lh~ được viết như một bản văn hay một mẫu quảng cáo. Nó đòi hỏi người viết phải ăn nằm với nó một cách kỹ lưỡng hơn

      Người đọc thơ cũng thế. Muốn thấy cái hay của thơ, muốn nhìn thấy trái tim mình được làm mới lại trước cuộc đời, họ phải xếp đặt thì giờ để có thể chia sẻ với thơ một cách thiết tha. Thơ đòi sự chân thành và tha thiết. Nếu không, thơ sẽ chẳng mở cửa lòng mình.


      Thơ là một đoá quỳnh hoa đòi người thưởng thức phải chuẩn bị để bước vào chia sẻ hương thơm của nó.

      Có những khi, một câu thơ có thể nói với chúng ta nhiều điều hơn là một đoạn văn; cũng như, có những khi, một đóa hoa có thể tỏ lộ cho chúng ta thấy nhiều bí mật của cuộc đời, của trái tim con người, hơn là một thân cây đầy cành lá.

      Sở dĩ như thế, là vì thơ chủ vào âm thanh và ý nghĩa của từ trong một chỉnh thể toàn vẹn hơn là văn xuôi.


      5.


      Một thi sĩ nói rằng, "Nếu ta tước bỏ cái phần âm thanh ra khỏi thơ thì có lẽ cũng giống như ta xé cánh một con chim đi vậy." Thật thế, ta có thể nói tất cả các âm trong thơ đều chứa nghĩa. Thi sĩ, cũng giống như các nhạc sĩ, là những người rất nhạy cảm với tác dụng của âm thanh. Bằng cách biến đổi hay thay đi một số âm thanh và nhịp điệu nào đó, thi sĩ có thể gợi lên trong tâm hồn chúng ta những cảm xúc khác biệt. Nắm vững ngữ âm là một trong những điều quan yếu giúp cho một nhà thơ thành công. Điều này, đúng cho thơ có vần cũng như cho cả những loại thơ không vần, thơ tự do, thơ xuôi... Bởi lẽ, một người làm thơ, dù là thơ được viết theo thể thức nào đi nữa, cũng không thể không quan tâm đến-một cách hữu thức hay vô thức-những âm thanh của những từ ngữ mà mình viết ra. Ở tầng thấp nhất, nhìn một cách nào đó, một người thật sự là thi sĩ, khi viết ra những câu thơ, vô thức của người ấy sẽ tự động làm việc để giúp người thi sĩ phối hợp và phân bố các âm thanh trên những từ ngữ mà người ấy phải dùng để diễn đạt ý mình. Ở một tầng cao hơn, ý thức của người thi sĩ sẽ phải làm việc để giúp người ấy chọn lựa các từ ngữ với những âm thanh tích hợp để được đặt gần nhau hay cách xa nhau. Không phải chỉ chọn lựa không, mà còn phải biến đổi, hoặc thay thế từ này bằng một từ khác, xứng hợp hơn, để tạo nên một tác dụng mong nuốn nào đó. Lên đến tầng cao nhất, đối với một thi sĩ thật sự, thì cả vô thức lẫn ý thức của người ấy đều phải làm việc. Các tầng thức này bổ túc lẫn cho nhau. Có thế, bài thơ mới đạt được hiệu năng tối đa trong trái tim người đọc mà người thi sĩ mong muốn nó phải có.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      6.


      Nói về âm thanh, thơ Việt lại chia làm hai phần: âm và thanh. Về âm, ta lại phải chia làm hai loại: nguyên âm và phụ âm.

      Nguyên âm lại chia làm âm mở và âm khép, âm bổng và âm trầm. Giữa các âm mở và khép, bổng và trầm này, còn có các âm ở vào khoảng giữa những độ mở và độ vang đó.

      phụ âm thì lại chia làm nhiều loại, nhưng sự đối lập quan trọng nhất liên hệ đến các phụ âm cuối. Sự đối lập này đưa đến sự phân bố phụ âm cuối thành hai loại: âm vang và âm tắc. (2)


      Người thi sĩ sử dụng ngôn ngữ phù thủy là người, bằng ý thức hay vô thức hoặc tiềm thức, không những biết chọn những từ nào chuyển đạt được đúng ý mình mà còn biết chọn lựa đúng những từ với những yếu tố về ngữ âm-thể hiện qua các âm vị-đem lại cho mình các tác dụng cần thiết của hình tượng mà mình muốn làm bùng nở trong trái tim và tâm tư người đọc.


      Hãy thử xét một hai thí dụ.

      Những câu thơ như:


      Lung linhngng bỗng rungnh

      (Nguyệt Cầm, Xuân Diệu)


      Nhữngng trung đoàn ta đi qua

      (Những Làng Đi Qua, Quang Dũng)


      chứa đầy nhạc tính vì các tác giả đã đầy khéo léo và sáng tạo trong cách sử dụng những từ chứa những âm vang trong những phụ âm cuối và những nguyên âm mở và bổng để tạo thêm tác dụng rung động cần thiết cho chúng. Những hình tượng trong các câu thơ này là những bông hoa mà các âm thanh "thần bí" và rực rỡ kia chính là những mặt trời giấu sẵn trong chúng. Khi chúng ta đọc lên những câu thơ này, mặt trời thức giấc và gõ cửa những bông hoa. Hình tượng được bật sáng.


      Trong câu thơ đầu, những phụ âm vang NG, NH, được lặp đi lặp lại liên tiếp ở mỗi từ, đã làm cho hình ảnh ánh trăng trở nên sóng sánh, lung linh, long lanh như sắp vỡ ra thành lệ. Tác giả đã chuẩn bị hết sức chu đáo câu thơ này để giới thiệu ý thơ theo ngay sau nó:


      Vì nghe nương tử trong câu hát

      Đã chết đêm rằm theo nước xanh


      Bóng trăng đã xúc động để có thể bất cứ lúc nào sẽ chảy tan thành lệ để thương tiếc cho cái chết của người con gái kia. Những âm lướt và luyến láy của từ "lung linh" cũng như những âm mở "o" và "a" trong "bóng sáng" đã tạo cho người đọc cảm giác là ánh trăng đang run rẩy và có thể đang rạn vỡ. Cái ánh sáng lung linh mờ ảo của nó dập dờn như sóng. Âm "ô" trong "bỗng" và đặc biệt âm khép "u" trong "lung" và "rung" đã đột nhiên tạo ra một vùng bóng tối màu tang-dù thoảng qua-để đưa người đọc xuống hình ảnh bên dưới. Cả đoạn:


      Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh

      Lung linh bóng sáng bỗng rung mình

      Vì nghe nương tử trong câu hát

      Đã chết đêm rằm theo nước xanh


      được tác giả bố trí bằng những hình ảnh và âm thanh hết sức khéo léo. Đầu tiên, đó là một không gian trong và sáng, mênh mông, thinh lặng. Rồi ánh trăng, như một hữu thể đau khổ, bắt đầu như là rạn vỡ, rung lên. Trời đất như không chỉ còn một màu trong sáng nữa mà là đã bắt đầu pha màu thương khó. Bởi vì, người con gái kia đã chết trong một đêm rằm xanh xanh ánh nước.


      Trong câu thơ của Quang Dũng dẫn trên, những âm vang NG và N, những âm mở A, OA, và âm bổng I đã tạo ra trong không khí bao quanh người đọc những tiếng bước rầm rập, ngân xa, vang động của đoàn quân chống Pháp. Nhịp ngắt những làng / trung đoàn ta đi qua cho thấy tiếng bước chân hùng tráng của đoàn quân cứu quốc vang lên, vang lên, thổi vào không gian sức sống, rồi cứ thế mà ngân vang, ngân xa mãi.


      Thanh cũng là một yếu tố quan trọng của từ. Một cách tổng quát, những thanh trắc tạo ra những hình tượng mạnh, thanh bằng (bình) nhẹ. Nhưng trong thanh bình ta lại có phù bình và trầm bình. Phù bình là không dấu, thường tạo ra những cảm giác loang xa, ngân vang, chơi vơi...; trầm bình, dấu huyền, tạo ra những cảm giác lắng đọng, tha thiết. Tuy nhiên, những thanh trầm bình, nếu được lập đi lập lại trong một câu hay một đoạn thơ có thể sẽ tạo ra được những cảm giác dồn dập, có khi đi đến mạnh mẽ, như cách Quang Dũng đã sử dụng chúng ở câu trên.


      Nói tóm, âm thanh trong thơ rất quan trọng. Nó quyết định phần hồn của một bài thơ. Để lập lại, tôi muốn nói rằng âm thanh chính là mặt trời soi chiếu và bật sáng những hình tượng thơ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      7.


      Một nét đặc sắc khác của thơ, đó là vấn đề ngữ pháp.

      Thơ có khả năng mang trong nó một chìa khóa ngữ pháp khác biệt so với chìa khóa đã được chế định cho văn xuôi. Một cách tổng quát, ngữ pháp thơ mở và không có tính chất chặt cứng. Nhờ thế, nó giúp cho thơ tỏ lộ dễ dàng chất sáng lóng lánh và bất ngờ của nó. Nói như vậy không có nghĩa là người làm thơ có quyền phá bỏ tất cả mọi hiểu biết về ngữ pháp mà họ phải có khi sáng tác. Nhưng, thơ có những ngoại lệ của nó.

      Và chính những ngoại lệ này, khi được áp dụng một cách sáng tạo sẽ làm cho chất thơ trở nên giàu có hơn


      Bàn về mặt ngữ pháp của thơ, trong phần phân biệt giữa thơ và văn, Nguyễn Hưng Quốc, trong tập tiểu luận Nghĩ Về Thơ, có viết:


      ...Thơ có quy luật ngữ pháp riêng của nó. Ngữ pháp của văn xuôi là đòi hỏi sự có mặt đầy đủ của các thành phần tạo câu. Phải có chủ từ, phải có động từ, rồi phải có các thành phần phụ thuộc như giới từ, liên từ v.v... Những thành phần ấy tạo nên sự chính xác cho câu văn. "Ngữ Pháp" của thơ nhắc đến, trước hết, mục tiêu biểu cảm và truyền cảm. Nó là một thứ ngữ pháp tình. Nó chấp nhận là đúng, cái câu thơ này của Tản Đà: Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương. Trong tiếng Việt, làm gì có tà tà dương. Thừa một chữ tà. Nhưng nếu bỏ đi một chữ tà hoặc thay thế nó bằng một chữ gì khác, câu thơ lại thành đã ngay tức khắc. Trong cái sai của nó, nhóm từ tà tà dương đã miêu tả được cái cảnh dần dần nghiêng bóng của mặt trời, cái cảnh dần dần nhạt màu của nắng, cái cảnh dần dần rộng thênh của bóng tối. Đạt được hiệu quả ấy, nó cần gì những qui luật về cú pháp của văn xuôi?"


      Về cách phân tích tác dụng của cụm từ "tà tà dương", Nguyễn Hưng Quốc có những lý giải khôn khéo và khá lý thú. Dù sao, đang lúc bàn về ngữ pháp thơ, và trên căn bản cho rằng có những sự hoặc những độ "lệch chuẩn" về ngữ pháp trong thơ đầy chất bất ngờ và sáng tạo có thể làm cho một câu thơ, hay cả một bài thơ, lóng lánh và phất phới hơn, tôi thử đưa ra một lý giải khác về cách sử dụng cụm từ "tà tà dương" này của Tản Đà.


      Tản Đà rất mới, rất sáng tạo, rất phóng túng và rất tài hoa. Chính vì thế nên Hoài Thanh đã trang trọng đưa ông lên trang đầu tập Thi Nhân Việt Nam như một người bắc cầu giữa hai thế hệ thơ, cũ và mới, và Tản Đà đã là người đầu tiên thoát ly ra khỏi những khuôn sáo, những tù túng của những tập quán văn thơ cũ.


      Chính vì thế, tôi nghĩ, có thể Tản Đà đã bố trí, dàn xếp câu thơ và ý tưởng của mình như sau:


      Sắc đâu nhuộm ố quan hà

      Cỏ vàng / cây đỏ / bóng tà tà dương


      Để hình tượng hoá câu đầu, làm cho ý nghĩa của nó được linh động và lóng lánh hơn, Tản Đà đã đưa ra một kiến trúc với ba vế song song ở câu thứ hai. Và đó chính là câu mà ta muốn bàn đến.


      Trong câu này, ta thấy có ba mệnh đề [hoặc nếu không, nó là ba danh ngữ (noun phrase)] đồng đẳng và song song: Cỏ vàng - cây đỏ - bóng tà tà dương. Các chủ từ ở đây là cỏ, cây,bóng. Các tính từ (trong phần vị ngữ hoặc trong kết cấu danh ngữ) là vàng, đỏdương. Tà tà, dùng theo tinh thần câu tà tà bóng ngã về Tây của Nguyễn Du, đứng làm trạng từ, bổ nghĩa cho dưong.


      Sự phá bung cái cũ, sáng tạo cái mới ở đây của Tản Đà, theo tôi là cụ đã dám biến danh từ dương [có thể đứng một mình với các mạo từ (article) thuần Việt như vầng hoặc bóng... (3)], có nghĩa là mặt trời hay là chỗ có nắng (Hán Việt Từ Điển, Nguyễn Văn Khôn), trong ngữ cảnh này, thành ra một tính từ [Bóng tà tà dương, như thế có nghĩa là cái bóng sáng (của nắng) đang ngả dần dần, đang phai nhạt nhạt đi...] Bởi lẽ, tôi nghĩ, trong một kiến trúc song song như ta đã thấy, bóng tà tà dương không thể chỉ là một danh từ (bóng tà dương). Nó phải có kết cấu của một mệnh đề (hiểu ngầm động từ thì: Cỏ (thì) vàng, cây (thì) đỏ, bóng (thì) tà tà dương), hoặc ít nhất của một danh ngữ, kết hợp bởi một danh từ và một tính từ (cỏ + vàng, cây + đỏ, bóng + dương; tà tà là một trạng từ chỉ sắc độ, phải bám vào nhau).


      Sở dĩ tôi dám đề nghị một cách lý giải như thế là vì cả trong chữ Hán lẫn trong chữ Việt của ta, trước đây cũng như bây giờ, và cả trong ngôn ngữ Âu Mỹ, sự biến đổi phận sự của một từ bằng cách biến đổi tính chất của nó là một điều vẫn xảy ra. Đặc biệt là trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Âu Mỹ. Trong ngữ pháp Việt, sự đột biến này ngày xưa rất hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có; còn bây giờ, nó đã có mặt trong thơ.


      Chẳng hạn trong tiếng Hán, những từ thông dụng có thể biến đổi phận sự là thượng, hạ, trung. Chúng thường được dùng như những giới từ với nghĩa ở trên, ở dưới, ở giữa; nhưng trong một số trường hợp, nó được biến thành động từ với nghĩa lên, xuống, trúng (đúng). Trong những trường hợp ấy, có khi, chúng sẽ được đọc là thướng, há, trúng như: Thượng xa, hạ mã, trúng đích; hoặc như trong:


      Khuê trung thiếu phụ bắt tri sầu

      Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu

      (Khuê Oán, Vương Xương Linh)


      hay:


      Phản cảnh nhập thâm lâm

      Phục chiếu thanh đài thượng

      (Lộc Trại, Vương Duy)


      hay:


      Vương Tuấn lâu thuyền há Ích Châu

      (Tây Tái Sơn Hoài Cổ, Lưu Vũ Tích)


      Đó là trong Hán ngữ. Hán ngữ có những qui định cho phép hiểu một cách rõ ràng tính chất và ý nghĩa của những từ như thế. Trong Việt ngữ, đó hoàn toàn là một sự sáng tạo. Hoặc vì lý do tu từ, hoặc vì tài ba, phong cách của người làm thơ.


      Thật ra, trong văn chương Việt, chưa bao giờ tôi thấy có ai dùng từ dương như một tính từ, mà theo ý tôi, nếu được dùng, thì nó có thể có nghĩa như là sáng (sáng ở một độ không, trung tính, chưa có trạng từ chỉ mức độ bổ nghĩa). Cách đây hơn 50, 60 năm, một số đồng bào miền Bắc dùng tính từ "già" để chỉ động từ "chết", "mất". Vú già trong Chân Trời Cũ của Hồ Dzếnh nói với tác giả về cái chết của bố ông: "Ông già rồi cậu ạ!" (Con Ngựa Trắng Của Ba Tôi, 1940)


      Trong văn thơ hiện đại, ta cũng có thể tìm thấy những cách sáng tạo này. Chẳng hạn:


      Thu vươn này, thu vươn ra như ý

      Mau rấ mau trong muôn hoa kiều mỵ

      Mùa rất trai và ánh sáng rất cao

            (Đừng Cho Lòng Bay Xa, Hàn Mặc Tử)


      Trai là danh từ giàn thành tính từ, chỉ một cái gì tươi trẻ, phương phi.


      Tôi qua tim nàng vay du dương

      Tôi mang lên lầu lên cung thương

      (Tỳ Bà, Bích Khê)


      Du dương là tính từ biến thành danh từ


      Sóng thiên cổ khóc / biển tang chế

      Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi

      (Trường Sa Hàng, Tô Thùy Yên)


      Tang chế là danh từ biến thành động từ, để tạo thành một kết hợp song song và đồng đẳng với khóc. Dùng như thế, tang chế tạo một ấn tượng rất mạnh để chỉ màu trắng tang tóc, thê lương của biển. Tác giả nội tâm hóa biển.


      Tôi một bữa ngồi yên như bàn ghế

      Nắng rọi trong đầu những trắng bao la

      (Uẩn Tình Kẻ Xa Xứ, Cao Đông Khánh)


      Trắng là tính từ biến thành danh từ. Nó không chỉ tính cách trắng, nhưng chỉ những khoảng trắng, chỉ sự trống trơn, mênh mông, sự bị không hóa của người lang thang, bơ vơ, lạc lõng và mất tất cả mọi thứ để neo nó lại trong đời sống như một con người bình thường.


      Trong hướng làm mới ngôn ngữ ấy, có một lần tôi cũng đã thử viết những câu thơ sau:


      Hương bưởi ngoan ngoan dòng sông mềm

      Môi em dìu dịu sóng triều lên

      Lòng ta trăng đã tràn muôn cửa

      Gió đã cài then, hương đã đêm.

      ...

      Thôi nhé thôi thì xuân đã nở

      Cây đã xuân phong hoa đã thơm.

      (Mùa Xuân Nhìn Gió Trời Ngây Ngất, Bùi Vĩnh Phúc)


      Đêm là danh từ biến thành tính từ. Đêm, như một tính từ, ở đây, diễn tả cả một mệnh đề dài, ý muốn nói rằng đêm đã xuống, mùi hương trở nên thanh thoát và lan toả trong không gian, không gian được lọc để đón lấy mùi hương tinh khiết. Xuân phong là danh từ (gió xuân) biến thành tính từ. Tôi muốn cho nó diễn một ý dài: trời đã vào Xuân, những chồi non đang mọc lên, nhựa sáp trong lòng cây đang reo vui, hoa đã đầy cành, và không gian thơm mùi sức sống.


      [Trong phần cuối của bài viết này, tôi sẽ kết bằng một bài thơ Mỹ (có cả bản Việt dịch song song) để nói lên một yếu tính của thơ. Bài thơ rất ngắn này có đến bốn từ biến chất trong tinh thần chúng ta đang phân tích.]


      Tôi không dám chắc là Tản Đà đã thực sự dùng những từ tà tà (trong nghĩa tà tà của Nguyễn Du (4), và dương như trong tinh thần tôi vừa phân tích. Tôi chỉ muốn đưa ra lý giải này một cách hết sức dè dặt. Dù sao, tôi cũng không muốn nghĩ, và khó có thể nghĩ, rằng Tản Đà đã không để ý đủ đến cái kiến trúc song song ba vế của mình. Cụ không thể làm đổ nhào cái kiến trúc tuyệt đẹp đó một cách rất... tà tà (nghĩa lóng của thế kỷ này) như vậy. Nhưng nếu quả thực là Tản Dù đã, một cách hết sức sáng tạo và phóng túng, sử dụng chúng như thế trong thời điểm mà bài thơ đã được viết ra, thì, có lẽ, chúng ta lại càng phải quí phục cụ hơn nữa. Bởi vì, như thế, không những cụ tài tình và lãng mạn mà cụ vẫn hết sức gần gũi với chúng ta biết bao. Ngoài ra, ta cũng có thể nghĩ đây là một lối chơi chữ kỳ tài của cụ. Vừa dùng được từ tà tà, cụ vừa tạo được liên tưởng cho người dọc đến hình ảnh tà dương, vừa sử dụng được một cách hết sức sáng tạo từ dương, như ta đã thử phân tích. Ai làm được hơn cụ? (5)


      Dù sao, hai câu thơ của Tản Đà chỉ là một "cái cớ" đáng yêu giúp tôi trình bày một số những nét mở trong ngữ pháp thơ đã và đang được thành tựu trong thơ của ta và của thế giới.


      "Ngữ pháp mở" của thơ còn có thể được thể hiện ở một số những mặt khác nữa. Dù sao, những mặt đó chỉ bao gồm việc loại bỏ, không sử dụng hoặc hiểu ngầm một vài yếu tố ngữ pháp nào đó trong văn. Từ sự làm mất những yếu tố đó một cách sáng tạo khiến cho câu thơ trở nên đẹp và giàu chất thơ hơn, hình tượng thơ trở nên sắc nét và gây ấn tượng mạnh hơn, thi sĩ đã đi vào cốt tủy và yếu tính của thơ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      8.


      Ngữ pháp của thơ cũng nằm ở những dấu lặng. Không gian của trang giấy in thơ chứa đầy những dấu lặng. Bởi thế, nó có nhiều khoảng trống. Những khoảng trống này, theo tôi, cũng là một phần ngữ pháp của thơ. Đặc biệt đối với thơ tự do.


      Sở dĩ trang in thơ tự do có nhiều khoảng trống là vì nó chứa những câu dài ngắn không đều. Những câu dài có thể chứa nhiều ý, chuyên chở nhiều hình tượng. Cũng có thể chúng là những câu, xét trên một tiêu chuẩn căn bản nào đó, được viết với những thành phần đầy đủ. Còn các câu ngắn, có thể chúng chỉ đưa ra một ý hay một hình ảnh. Cũng có khi chúng là những câu bị cắt ngắn di, không được thể hiện ở một dạng ngữ pháp hoàn chỉnh. Sự tự ý thức trong việc viết ra những câu ngắn, những câu "lệch chuẩn" một cách sáng tạo của thi sĩ, chính là một điều làm cho bài thơ có "xương thịt" mà vẫn nhẹ thênh và bay lên như một tiếng chim. Những câu bị cắt ngắn như thế thường chỉ là một cụm từ, một ngữ (phrase), đưa bật ngay ra một ý tưởng hay một hình ảnh nào đó. Nó không lê thê kể lể mà, bất chợt, nở bùng ra như một đóa hoa. Có khi, nó là một đoá hoa được nhìn ở cận ảnh


      Em gối đầu sương xuống

      Chuyện trò bằng bóng mình

      Tôi đẹp như hình tôi

      Như cuộc đòi

      Như mọi người

      ...

      Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát

      Sớm mai khua thức nhiều nhớ thương

      Em là cánh hoa là khói sóng

      Đêm mầu hồng

      (Bài Ngợi Ca Tình Yêu, Thanh Tâm Tuyền)


      Trang in thơ, so với trang in văn, như thế, trở thành một không gian mở, có nhiều khoảng trắng. Đó là những khoảng trắng ngữ pháp, rất nhiều khi. Đó là những dấu lặng trong thơ. Đọc thơ, thưởng thức thơ, cũng như khi hát, khi nghe một bài hát, ta phải để ý đến những dấu lặng. Bởi lẽ, chúng chính là một phần của toàn thể. Không nhìn ra những dấu lặng ấy, ta không thấy được cái hay của bài thơ. Đó là một thứ ngữ pháp không minh nhiên. Nhưng ta phải nhìn ra, nếu muốn đến gần với thơ. Đôi khi, ta muốn áp sát má mình vào một cánh hoa còn vương vấn những giọt sương mai. Ta không chỉ bằng lòng đứng xa mà thưởng thức. Đôi khi, ta muốn áp môi mình lên một bờ má kia để ngậm đi những giọt nước mắt. Ta chẳng muốn chỉ đứng xa mà ái ngại hoặc chỉ ngồi bên cạnh mà vỗ về. Những câu thơ ngắn cũng như những khoảng trống trong thơ cho chúng ta một không gian để tiến đến gần với thơ mà 1àm những cử chỉ thân ái ấy.


      Thơ là tiếng nói cất lên từ ngôi thứ nhất. Tiếng nói ấy có khi trầm tĩnh; nhưng cũng có những lúc nó là những tiếng thảng thốt hoặc những lời đứt nghẹn. Từ đó, nó mở ra những dấu lặng của thơ.


      Đừng quên, các bạn yêu thơ, Thơ sở dĩ cứ ở mãi với chúng ta trong những lúc tịch mịch của đời mình, khi những bếp lửa đã tàn, những tro than đã nguội, và đòng sông kia đã tịch mịch hồng ở một góc chiều khuất khúc quạnh hiu, chính là vì Thơ, có những lúc, đã để rơi xuống những dấu lặng như thế. Chúng loang ra thành những nỗi buồn phong kín hồn người.

      Ngữ pháp thơ cũng là ngữ pháp của những dấu lặng.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      9.


      Thơ hay, phải có hình tượng.

      Dù chúng ta làm thơ có vần điệu hay thơ tự do, thơ xuôi, v.v., muốn cho một bài thơ hay, chúng ta phải bật sáng nó bằng những hình tượng. Để nhấn mạnh điểm này, Victor Hugo viết: "Tầm vóc của một nền văn minh được đo bằng số lượng hình tượng". Dĩ nhiên, chúng ta đều hiểu rằng Thơ đã xuất hiện cùng với buổi rạng đông của những nền văn minh. Trong những cõi tối của lịch sử, Thơ nằm im trong mang mang trời đất và trong chốn âm u của hồn người. Chỉ khi con người bắt đầu tự giải phóng nó ra khỏi cõi u minh của trời và đất, khi nó tìm thoát ra khỏi vô minh, khi con người biết dùng ký hiệu (trong đó có tiếng nói và chữ viết) để thông báo cho nhau về những hình tượng liên hệ đến không gian sinh sống của nó-và sau đó là những hình tượng được tìm thấy trong những giấc mơ sâu thẳm của hồn nó-con người mới làm Thơ.


      Thơ là để nói lên cảm xúc. Nó cũng là cửa mở để đi vào hồn người: Cửa mở của Thơ nằm trong những hình tượng.

      Thơ, nếu chỉ có âm thanh và nhịp điệu, mà thiếu hình tượng, thì sẽ không thể bỏ neo trong hồn người. Hình tượng là ánh sáng của Thơ.

      Bởi thế, Thơ, trên và trước, là cảm xúc và hình tượng. Kỹ thuật chỉ là một kẻ đến sau.


      Thơ hay không chủ vào hình thức. Nó có thể là thơ có vần hay không vần. Nó có thể là thơ cũ hay thơ mới, là lục bát hay là tự do, là cổ điển hay là hiện đại. Nó có thể là lãng mạn hay biểu tượng, hiện thực hay siêu thực, ấn tượng hay trừu tượng, tượng trưng hay cụ thể... Nhưng Thơ hay phải mở ra cho ta thấy những hình tượng mới.

      Hãy đọc lại những câu thơ đầy hình tượng này:


      Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ

      Đầy mình lốm đốm những hào quang

      Ngủ Với Trăng, Hàn Mặc Tử)


      Phất phơ hồn của bông hường

      Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng

      (Chiều, Xuân Diệu)


      Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền

      Trường giang như kiếm lập thanh thiên

      (Hiểu Quá Hương Giang, Cao Bá Quát)

      (Núi chạy vòng quanh khu ruộng xanh

      Sông dài: gươm dựng giữa trời xanh) (6)


      Vũ quá sơn dung sấu

      Thiên trường nhạn ảnh cô

      (Giang Hành, Nguyễn Trãi

      (Mưa bay qua dáng núi gầy

      Trời mênh mông, nhạn, bóng ngây dáng buồn)


      Sầu nhãn vọng cùng sương hải ngoại

      Nộ quyền huy phá bạch vân đoan

      (Quá Hải Vân Quan, Trần Quí Cáp)

      (Rách đôi mắt ngóng sầu xanh biển

      Nát một quyền vung giận trắng mây

      Vũ Hoàng Chương chuyển)


      Bergère ô tour Eiffel le troupeau des ponts bêle ce matin

      ...

      Et tu bois cet alcool brulant comme ta vie

      Ta vie que tu bois comme une eau-de-vie

      (Zone, Apollinaire)

      (Kẻ chăn cừu ơi hỡi tháp Eiffel

      Bầy cừu của nàng là những cây cầu sáng nay kêu be be

      ...

      Và mi uống cốc rượu cháy đỏ này như cuộc đời mi

      Cuộc đời mi mà mi uống như một cốc rượu mạnh)


      The apparition ọf these faces in the crowd

      Petals ơn a wet, black bough

      (In a Station of the Metro, Ezra Pound)

      (Những khuôn mặt đột ngột hiện ra trong đám người

      Những cánh hoa dán chặt trên những cành cây đen ướt)


      Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên

      Y y bắt cải cựu thuyền quyên

      Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc

      Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên

      Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán

      Bạc đầu đa hận tuế thòi thiên

      Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến

      Hải giác thiên nhai tam thập niên

      (Quỳnh Hải Nguyên Tiêu, Nguyễn Du)

      (Trăng nở đêm rằm sân bỏ không

      Đẹp xưa trăng vẫn thấy em hồng

      Xuân ghé nhà ai ngây ngất mộng

      Quỳnh Châu dằm dặm trổ trăng song

      Nhà cửa nát tan đỉnh núi Hồng

      Căm căm ngày tháng trắng đầu bông

      Đường đi không lối trăng gặp bóng

      Biển tận trời xa ba mươi đông)

      (Phạm Công Thiện dịch thoát)


      Verde que te quiero verde

      Verde viento. Verde ramas

      El barco sobre la mar

      Y el caballo en la montana...

      (Romance Sonambulo, Federico Garcia Lorca)

      (Xanh lá, ta muốn em màu xanh lá

      Cơn gió màu xanh. Cành cây màu xanh

      Cánh buồm trên biển và con ngựa ở tận núi cao...)


      Trưa bốc cháy lòa đồng đất rung

      Chênh chao khói nắng bướm bay vờn

      Bướm dại quẩn quanh bên tay cuốc

      Đáp đậu bàn tay xòe ngửa không

      (Trưa, Tù và Bướm, Thanh Tâm Tuyền)


      Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị

      Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô

      Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão

      Biển đưa trăng lăn vào đá tiếng ru

      (Tội Nghiệp, Tô Thùy Yên)


      ... Love has no other desire but to fulfill itself

      But if you love and must needs have desires, let these be your desires:

      To melt and be like a running brook that sings its melody to the night.

      To know the pain of too much tenderness.

      To be wounded by your own understanding of love;

      And to bleed willingly and joyfully.

      To wake at dawn with a winged heart and give thanks for

      another day of loving;

      To rest at the noon hour and meditate love's ectasy;

      To return home at eventide with gratitude;

      And then to sleep with a prayer for the beloved in your

      heart and a song of praise upon your lips.

      (The Prophet, On Love, Kahlil Gibran)


      (Tình yêu chẳng có ước nguyện gì hơn là tự viên thành bản thân

      Nhưng nếu ngươi yêu và cần có những điều ham muốn,

      Hãy để cho những điều này trở nên ham muốn của ngươi:

      Được chảy tan và như một dòng suối ca hát cho đêm.

      Được biết nỗi đau đớn của quá nhiều âu yếm, dịu dàng.

      Được bị thương vì chính sự hiểu biết của ngươi về tình yêu;

      Và được chảy máu ra cho tình yêu một cách tự nguyện hân hoan

      Được thức dậy vào ban mai với trái tim tháp cánh

      Và dâng lời cảm tạ đời đã cho ta thêm một ngày mới để yêu thương

      Được nghỉ ngơi lúc giữa trưa và suy ngẫm về sự ngây ngất của tình yêu;

      Được trở về nhà lúc chiều hôm với lòng biết ơn;

      Và rồi được ngủ đi với lời nguyện cầu trong tim cho người

      yêu dấu và một khúc tụng ca trên đôi môi.)


      Tôi còn muốn trích nhiều nữa, nhưng trích sao cho hết. Đời

      sống có biết bao nhiêu câu thơ đẹp để nuôi dưỡng chúng ta.

      Hãy lớn lên và đi vào đời cùng những câu thơ mới tinh và đẹp

      đẽ như tiếng kèn ban sớm, nhưng cũng hãy lặng yên nghe

      những câu thơ như những tiếng mưa tịch mịch trong lòng. Nắng

      kia cũng như mưa nọ đều sẽ làm cho ta chín ngọt với đời, và

      từ đó, làm cho ta thêm hiểu và thêm yêu giá trị của cuộc sống.

      Và nắng với mưa thì cũng là những hình tượng của thơ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      10.


      Để kết thúc, tôi muốn đi một nhịp chõi.

      Tôi muốn trích dẫn một bài thơ rất mới ở đây. Thơ của Nikki Giovanni. Sinh ở Knoxville, Tennessee năm 1943, hiện tại, nhà thơ nữ này đang dạy viết văn (creative writing) tại Rutgers University. Đây là một bài thơ phá thể (dù tự nó đã mang thể tự do rồi) và phá ngữ pháp. Nhưng đó không phải là điều chính yếu để tôi đưa nó vào phần kết những suy nghĩ về Thơ của tôi qua bài viết này. Điều chính là nó nói được một trong những vai trò cốt tủy của thơ (và đồng thời cũng của người làm thơ). Đó là nắm lấy ta và vất đẩy ta vào những bến bờ mới. Ở đó, Thơ cùng trời đất cỏ cây thiên nhiên âm nhạc hoa lá mở ra đánh bẫy ta. Và ta hân hoan để cho thơ trói ta lại và đẩy ta ra hứng chịu những cơn mưa của khát vọng đời. Và rồi, bấy giờ thì thơ sẽ chuốc rượu mời ta.


      ever been kidnapped

      by a poet

      if i were a poet

      i'd kidnap you

      put you in my phrases and meter

      you to jones beach

      or maybe coney island

      lyric you in lilacs

      dash you in the rain

      blend into the beach

      to complement my see

      play the lyre for you

      ode you with my love song

      anything to win you

      wrap you in the red black green

      show you off to mama

      yeah if i were a poet i'd kid

      nap you

      (Kidnap Poem, Nikki Giovanni) (7)


      có bao giờ bị bắt cóc chưa

      bởi một nhà thơ

      nếu tôi là một nhà thơ ấy à

      tôi sẽ bắt cóc bồ

      bỏ bồ vào trong những câu thơ tôi và nhồi

      bồ ra biển

      hay có lẽ một đảo hoang

      làm cho bồ say sưa nhã nhạc trong hoa tử đinh hương

      đẩy bồ vào mưa

      trộn bồ vào biển

      làm cho ngát cái nhìn tôi

      chơi đàn thất huyền cho bồ nghe

      tụng ca bồ với bài hát tình của tôi

      bất cứ cái gì để chiếm lòng bồ

      gói bồ lại với các thứ xanh đỏ tím vàng

      đưa bồ ra khoe với má

      ừa nếu tôi là một nhà thơ tôi sẽ bắt

      cóc bồ

      (Thơ Bắt Cóc)


      Mong bạn, kẻ yêu thơ, luôn luôn để cho mình bị bắt cóc đi như thế.

      Thi sĩ sẽ bắt

      cóc

      BỒ


      VIII, 1993

      Bùi Vĩnh Phúc

      Lý Luận Và Phê Bình
      Hai Mươi Năm Văn Học Việt Ngoài Nước 1975-1995
      (Văn Nghệ, 1996)

      Chú thích:


      (l) Ý niệm "bootstrap" được trình bày trong quyển The Tao of Physics (Đạo của Vật lý) của Fritjob Capra. Việc dùng ý niệm này để giải thích cấu trúc của thơ là trách nhiệm của riêng tôi.


      (2) Âm mở: e, a, ă, o; âm khép: i, ư, u; giữa mở và khép: ê, ơ, â, ô, Âm bổng: i, ê, e; âm trầm: u, ô, o; giữa bổng và trầm: ư, ơ, â, a, ă. Âm vang: m, n, nh, ng; âm tắc: p, t, ch, c.


      (3) Vầng, bóng... có thể là mạo từ (article) hay danh từ tùy theo cách chúng được sử dụng. Mạo từ trong tiếng Việt là một đề tài lý thú nhưng không thuộc phạm vi của bài viết này.

      (4) Thật sự, tà tà trong tà tà bóng ngả về Tây của Nguyễn Du là một trạng từ chỉ thế cách, bổ nghĩa cho động từ ngả. Tà tà của Tản Đà là một trạng từ chỉ mức độ (ở đây, rõ hơn, chỉ sắc độ), bổ nghĩa cho tính từ dương, nếu dương được dùng như tính từ.


      (5) Thêm một chú thích về vấn đề ngữ pháp ở đây:

      Bóng tà tà dương, nếu dùng theo hướng một mệnh đề như đã thử phân tích, sẽ có kết câu giống như câu thơ đã dẫn ở phía trên của Hàn Mặc Tử, "Mùa rất trai và ánh sáng rất cao". Kết cấu ngữ pháp của cả hai câu sẽ phải là: chủ từ (danh từ) + động từ thì (hiểu ngầm) + trạng từ + tính từ. Bắt buộc phải có trạng từ trong kết cấu này. Nếu không, câu loại này vẫn có nghĩa, nhưng không phải là nghĩa mà tác giả muốn dùng: mùa trai khác hẳn mùa rất trai, bóng dương khác hẳn bóng tà tà dương. Mùa trai (?!), nếu hiểu được, có thể là một danh ngữ (noun phrase); bóng dương là một danh ngữ (để chỉ mặt trời; bóng, ở đây, là mạo từ). Còn mùa rất trai và bóng tà tà dương là những mệnh đề mà ý nghĩa của chúng đã được thử phân tích.


      (6) Trong phần trích thơ này, tôi để nguyên bản Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Hán Việt, trước khi giới thiệu phần dịch, cốt là để cho ta nhìn rõ được tài hoa của các nhà thơ trong việc chọn từ ngữ với những âm thanh và ý nghĩa của chúng. Những câu thơ dịch, nếu không đề tên dịch giả, là những câu tạm dịch của tôi.


      (7) Trong bài thơ này, ngữ pháp bị phá nơi việc bỏ chủ từ ở nhiều chỗ, xuống dòng lạ đời giữa meter và you, cắt kidnap ra làm hai mảnh ở cuối bài. Các danh từ meter, lyric, ode được biến thành động từ với những nghĩa rất thơ, đặc biệt là... động từ (to) meter. See, ngược lại, đang là động từ được biến thanh danh từ.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Bùi Giáng (1926 - 1998) Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển Bùi Vĩnh Phúc Tựa

      - Thế giới và những giấc mộng trong truyện của Vũ Quỳnh Hương Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - 9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Lời vào sách: 9 khuôn mặt . 9 phong khí văn chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

    3. Bài viết về nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Bùi Vĩnh Phúc

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)

      Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển (Phan Tấn Hải)

      Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương (Việt Báo)

      Bùi Vĩnh Phúc con đường từ những dòng khắc chữ (Trần Vũ)

      Bùi Vĩnh Phúc (Học Xá)

      - Giới thiệu Bùi Vĩnh Phúc

        (phannguyenartist.blogspot.com/)

      - Tản Mạn Văn Học Với Nhà Phê Bình Bùi Vĩnh Phúc (Nguyễn Mạnh Trinh & Nhã Lan)

      - Những Nhà Phê Bình Văn Học Hải Ngoại (Bùi Công Thuần)

       

      Tác phẩm của Bùi Vĩnh Phúc

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)

      Thế giới và những giấc mộng trong truyện của Vũ Quỳnh Hương (Bùi Vĩnh Phúc)

      Văn chương Mai Thảo: biên địa của cảm xúc và cái đẹp, giao thoa với ý thức về đời sống

      Như Chiếc Rìu Đập Vỡ Mặt Băng

      Hợp âm. Mùa xưa. Quá khứ

      hai mươi năm văn học miền nam (1954 – 1975): phẩm tính và ý nghĩa

      Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt & một vài khía cạnh biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa trong tiếng Việt

      Đọc, giữa những ảnh xạ của phê bình

       

         Bài viết trên mạng:

       damau.org, tienve.org, hopluu.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)