1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tinh thần tự do trong văn giới Miền Nam (Nguyễn Văn Lục) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-01-2012 | VĂN HỌC

      Tinh thần tự do trong văn giới Miền Nam

        NGUYỄN VĂN LỤC
      Share File.php Share File
          

       

      Muốn đánh giá đúng mức văn học miền Nam không thể bỏ qua yếu tố chính trị đã phân ly hai miền Nam Bắc. Miền Nam và mảng văn học mang sắc thái đặc thù cá biệt dựa trên một chính thể pháp định, có tự do của con người. Tự do dân chủ, tự do tư tưởng dẫn đường đưa đến tự do sáng tác.

      Tôi muốn khẳng định điều ấy. Chế độ dân chủ miền Nam, dù là thứ dân chủ còn chập chững do còn những giới hạn, nó vẫn khác hẳn một chế độ độc tài toàn trị.

      Người ta vẫn có thề viện cớ miền Nam có chế độ kiểm duyệt báo chí, nhất là dưới thời đệ nhị cộng hòa để phản bác rằng đó là một chế độ độc tài. Cũng không hẳn là không đúng, nhưng xét cho cùng đó là một thứ tự do có giới hạn, một thứ dân chủ còn vỡ lòng, một thứ "độc tài êm dịu".

      Thứ độc tài êm dịu đó, sống chung thì khó chịu. Nhưng nay nhìn lại, so sánh thì chỉ cho thấy những dấu hiệu tích cực, tiêu biểu mà có thể nhiều người, ngay chính người viết trước đây đã không nhìn thấy được.

      Thật vậy, khi nhìn lại nền văn học ấy, phần lớn các nhà văn đều có gốc công chức hay quân đội và nhất là giáo chức Trung Học và Đại Học. Thử hỏi họ đã viết và sáng tác trong hoàn cảnh nào? Điều gì đã thúc đầy họ để lại một di sản văn học tầm cỡ như thế?

       

      Một thế hệ nhà văn, một dòng văn học đa dạng, đa nguyên và đầy tính nhân bản? Đã đến lúc cần xới lại lòng tự hào, niềm kiêu hãnh nơi họ vốn đã bị phủ bởi một lớp bụi mù chính trị áp đặt oan uổng. Họ mất niềm tin nơi họ. Nói chi đến lớp độc giả dần dần cũng quên họ.

      Các nhà văn quân đội như Thế Uyên, Lê Tất Điều, Thảo Trường, Phan Lạc Tiếp, Phan Nhật Nam... sáng tác trong hoàn cảnh nào?

      Có bao giờ đơn vị trưởng hạch hỏi, phê phán việc viết lách của họ? Họ có bị trù ếm không cho lên lon, lên chức chỉ vì sáng tác trệch đường đối, chính sách?

      Chúng ta vẫn biết rằng viết một cuốn truyện là chấp nhận nhiều rủi ro - rủi ro vì viết chưa tới, rủi ro vì chủ quan của tác giả, ngay cả vì đời chưa nhận ra mình... Cộng với những rủi ro vì bị kiểm duyệt cắt xén?

      Nhưng khi Thế Uyên viết Những Hạt Cát, cuốn truyện đầu tay rồi Những Đoạn Đường Chiến Binh, anh đã gặp rủi ro nào về kiểm duyệt? Thảo Trường với Thử Lửa, Chạy Trốn, Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp, Vuốt Mắt, Chung Cuộc, Lá Xanh, Người Khách Lạ Trên Quê Hương...đã có truyện nào bị cắt mắt, sèo tai dù những truyện anh viết phần lớn mang tính tiêu cực, phản chiến hay trăn trở.

      Nói cho cùng thì khi ở sở, các anh là sĩ quan, là công chức. Về nhà, các anh đóng vai nhà văn tự do viết, tự do sáng tác. Chúng ta có thể đòi hỏi gì hơn nữa?


      Phải thừa nhận tự do tư tưởng, tự do sáng tác là điều có thật ở miền Nam. Và chính điều ấy như lực đẩy giúp các nhà văn hình thành tác phẩm văn học.

      Tự do sáng tác đã tạo cho mỗi nhà văn một thế giới riêng, chẳng ai giống ai. Tùy bút của Võ Phiến là bút pháp Võ Phiến không giống với văn phong Mai Thảo. Cái làm nên Võ Phiến là Võ Phiến, là nhân dạng Võ Phiến khó ai bắt chước được. Có cái hồn Võ Phiến trong đó. Ngay cả nếu có cái dở cũng là cái dở của riêng Võ Phiến.

      Mỗi nhà văn là một thế giới, một cõi riêng.

      Cái làm nên nhà văn, chính là chỗ ấy.

      Nói như Kafka, sách vở nhà văn phải giống như con tàu phá băng. Nó phá vỡ bên trong, phá vỡ nhũng lối mòn, những cảm nghiệm suy tưởng đã đông cứng. Thanh Tâm Tuyền, Mại Thảo, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Quách Thoại... đều ít nhiều cho thấy tính khai phá, tinh thần tự do sáng tạo như thế.


      Nhà văn phải vượt chính mình để vươn lên, để đi xa. Không thể có cao vọng, tầm nhìn xa nếu không có tự do sáng tạo. Đó là ước vọng của người làm văn học, lúc nào cũng như thể lên đường, biết tự không bằng lòng và phủ nhận chính mình. Như thể sắp ra đi. Như thể muốn làm một cái gì mới, cái chưa có mặt, cái chưa định hình, cái endevenir, cái sắp là. Chưa được thì băn khoăn và trăn trở.

      Đó là kinh nghiệm sáng tác, làm văn học.

      Thao thức trong cuộc hành trình nhân thế với niềm hy vọng và chán chường cũng là một kinh nghiệm sáng tác nữa. Một kinh nghiệm sống của việc thai nghén chữ nghĩa.

      Và ở một lúc nào đó. Bất ngờ. Như một bước nhảy. Chữ nghĩa như dòng chảy, như suối nguồn, như dọi nắng, như tìm về cội nguồn.

      Cho nên cảm nghiệm văn chương ở mỗi nhà văn mỗi khác. Mỗi nhà văn, một lối nhìn, một nhân sinh quan.

      Đối với nhà văn Mai Thảo, sau những năm tháng ăn nằm với chữ nghĩa thì cảm nghiệm có phần khinh bạc:

      "Hừm, ra cái đếch gì với "Thế giới có triệu điều không hiểu, càng hiểu không ra lúc cuối đời".

      Đó là kinh nghiệm cao ngạo.

      Còn đối với những nhà văn trẻ "nhìn thấy đủ', "nếm đủ, "chơi đủ" nên đã thất lạc khi vào đời, nhìn thấy tan vỡ trước khi nhìn thấy hình thành một cái gì.

      Đó là kinh nghiệm nếm đủ.

      Trần Vũ tàn bạo, phung phá, nói đến phát vãng trinh tiết cho bất cứ ai muốn khởi sự là nhà văn.

      Đó là kinh nghiệm khinh bạc.

      Dù là kinh nghiệm gì thì đó cũng là chất liệu như men trong bột, như bướm đập cánh đủ làm nên trận bão, như giọt nước làm nên biển cả để nhà văn hình thành thai nghén ra một tác phẩm.


      Cho nên, nói như Vũ Hạnh, gọi Dương Nghiễm Mậu là phản động thì tội cho nhà văn quá. Các nhà văn miền Nam, làm gì thì làm, nhưng kỵ nhất là làm kẻ tuyên truyền cho bất cứ ý thức hệ nào. Họ "không biết hèn". Họ khác người Cộng Sản và bọn theo đuôi. Chỉ những ai đeo đuổi một chủ nghĩa giáo điều mới có thể gán cho người khác hai chữ phản động.

      Chính vì có tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo mà tôi có thể nhìn ra diện mạo của từng nhà văn, nhà thơ, từng họa sĩ, nhạc sĩ và ngay cả tiếng hát của từng ca sĩ. Người ta nói đến tiếng hát Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Hoàng Oanh, Mai Hương, đến tiếng hát Anh Ngọc, Lê Uyên, Phương, Elvis Phương và cả Chế Linh... Chẳng ai giống ai cả, vì không sản sinh từ một lò, một khuôn đúc. Tiếng hát Chế Linh có người chê, nhưng Chế Linh là Chế Linh.

      Khác biệt và đa dạng.

      Đó chính là diện mạo văn học miền Nam.

      Hay dở, hãy khoan tính.

      Và nhiều khi không thể đem ra so sánh được.

      Không ai ngu dại gì đem Chú Tư Cầu, Nguyệt Đồng Xoài của Lê Xuyên so sánh với tác phẩm Cũng Đành, Tuổi Nước Độc của Dương Nghiễm Mậu.

      Chúng khác xa một trời một vực từ thế giới truyện, nhân vật, văn phong, nội dung và dự phóng của tác giả.

      Cho nên dung mạo văn học miền Nam mang tính ĐA DẠNG. Đa dạng về tác giả, về đề tài, về xu hướng sáng tác, về nguồn cảm hứng, về thể loại.

      Chúng ta có thể tự hào về những điều ấy, vì chúng ta không có thứ văn nghệ đồng phục. Và cái nền văn học ấy đã có một thời trải qua các thử thách về quyền tự do báo chí ở miền Nam vào những ngày tháng chót của Việt Nam Cộng Hoà.

      Càng thử thách, càng chứng tỏ miền Nam có tự do sáng tạo bằng chính sự phấn đấu của mình. Không có điều gì cho không, dù đó là dân chủ hay tự do. Điều này một lần nữa chứng minh hùng hồn, mảnh đất miền Nam là đất của tự do.


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      Vào những năm tháng chót của miền Nam Việt Nam, có 301 linh mục ký tên vào tuyên ngôn 18/6/1974, tuyên ngôn chống tham nhũng, bất công và tệ đoan xã hội để cảnh cáo chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Rồi đến ngày 8/9 cuộc mít tinh của 5000 giáo dân ở Huế để đáp lại lời kêu gọi và đưa ra bản Cáo Trạng Số 1 tố cáo đích danh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu như người tham nhũng số 1 với 6 trường hợp điển hình cụ thể, được đọc tại nhà thờ Phủ Cam Huế. Tờ Tin Mừng Hôm Nay đưa tin linh mục Nguyễn Kim Bính, quản xứ Phú Cam đã tuyên bố: "Giờ lịch sử của người công giáo đã điểm hôm nay... Trong khuôn viên này, đã có hằng trăm thánh Tử đạo. Đã đến lúc chúng ta không sợ."

      Bộ Dân Vận Chiêu Hồi buộc các báo không được đăng bản Cáo Trạng Số 1 . Ngày 12/9, đại diện giới báo chí, luật sư, văn nghệ sĩ, trí thức đã họp bàn về "Chính sách bóp nghẹt báo chí của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu". Sau buổi hội thảo này, nghị viên Hà Thế Ruyệt, một người năng nổ xông xáo, đại diện cho tờ Sóng Thần đã đốt luật 19/69 và sắc luật 007/72 để tuyên dương quyền tự do ngôn luận. Sau đó, 3 tờ báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đăng nguyên văn bản Cáo Trạng Số 1.

      Báo bị tịch thu và truy tố ra tòa.


      Để chống lại kiểm duyệt và bóp nghẹt báo chí, ba hội đoàn báo chí với sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể khác tổ chức một cuộc biểu tình tại trung tâm Sài Gòn và đặt tên cho cuộc biểu tình là Ngày ký giả đi ăn mày.

      Nhiều hình ảnh về cuộc biểu tình này cùng những hoạt động đấu tranh đòi tự do báo chí từ 1/9/1974 tới ngày 31/10/1974 là ngày cao điểm đều may mắn còn được lưu giữ. Chẳng hạn hình Hà Thế Ruyệt đốt báo tại phòng họp Quốc Hội, hình linh mục Nguyễn Quang Lãm đội nón chống gậy cùng linh mục Thanh Lãng và học giả Hồ Hữu Tường tham gia biểu tình trong ngày ký già đi ăn mày và nhiều hình ảnh về ngày 31/10/1974 ghi lại quang cảnh hàng chục ngàn người biểu tình tại nhiều nơi trong thành phố Sài Gòn với những cảnh xô xát hỗn loạn giữa cảnh sát và dân chúng.

      Có thể nói trong suốt gần 20 năm miền Nam VN, chưa bao giờ có cuộc vận động nhiều giới, nhiều thành phần, tôn giáo, đảng phái đề huề và "vui vẻ" đến như thế. Đây là một cuộc đối đầu giữa đám đông trí thức và một ông tổng thống ngang ngạnh nhưng yếu thế mặc dù có một lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến.


      Trong phiên xử 31/10/1974, có đến 205 luật sư tình nguyện đứng ra biện hộ cho báo Sóng Thần... Họ ra kháng thư phản đối ông Thiệu ngăn chặn luật sư đến tòa, rồi bị xô đẩy, ném đá như các trường hợp luật sư Vũ Văn Mẫu, Phan Tấn Chức, Đinh Thạch Bích, Nguyễn Văn Tấn. Linh mục Trần Hữu Thanh, một nhân chứng quan trọng nhất thì bị đánh trọng thương khi trên đường đến tòa... Rồi kháng thư đủ loại của Nghiệp Đoàn Ký Giả, tuyên ngôn của Luật Sư Đoàn, kháng thư của linh mục Thanh với bộ Nội Vụ, thư của luật sư Hồ Tri Châu gửi chủ tịch Tối Cao Pháp Viện. Thanh Lãng viết bài "Mọi Giới Đều Đi Tù'. Nhật Tiến viết bài "Cảm Nghĩ Của Một Người Viết Văn Về Vụ Án Báo Chí"... Trùng Dương, chủ nhiệm Sóng Thần viết "Viết cho các con tôi." Nhật Báo Sóng Thần trước khi ra tòa viết "Thư Tạ Từ Mọi Giới".

      Rồi Tuyên Cáo Số 1 , Số 2 của Hội Chủ Báo, thông điệp của hòa thượng Thích Trí Thủ, viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thanh Lãng lên án chế độ kiểm duyệt và tẩy chay tham dự giải thường của chính phủ... Hội Chủ Báo ra quyết định, ký tên nghị sĩ Tôn Thất Đính... Tất cả cộng lại là 2, 3 bản công bố. Tuyên cáo của Hội Bảo Vệ Nhân Quyền do Hội Trưởng Phan Bá Cầm và tổng thư ký Thái Lăng Nghiêm đồng ký tên. Hội Đồng Giáo Sư Đại Học Luật Khoa với một lô tên tuổi như Vũ Quốc Thông, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc, tất cả 19 vị...


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      Cảm tưởng chung khi đọc những tài liệu này khó thể hình dung khác là công lý giữa vòng kẽm gai nhưng cũng gợi nhắc cảm tưởng bạo lực phải nhường bước trước lương tri, lẽ phải.

      Từ các tài liệu và hình ảnh ghi lại diễn biến thực tế với những đám đông đối diện hàng rào kẽm gai, lựu đạn cay, dùi cui... đã hiển hiện một sự thực là chính quyền đã nhân danh công lý để xử dụng các phương tiện được coi là hợp pháp vào việc tạo ra một mặt trái cho công lý. Nhưng cùng lúc, cũng chính các tài liệu đó, các hình ảnh đó đã nói lên rằng chỉ có ở miền Nam, mảnh đất tự do, người dân mới có quyền đòi công lý, dám đòi và dám làm, vì biết chắc rằng sẽ không bị ám sát, thủ tiêu.

      Ít ra, người dân có quyền bầy tỏ, quyền đòi hỏi.

      Có quyền đòi hỏi tự do dân chủ thì tự nó, sự đòi hỏi ấy là bằng cớ cho tự do tiềm ẩn. Hàng vạn dân chúng đã xuống đường, đã đả đảo tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mà không sợ, vì biết chắc đêm nay vẫn ngủ yên, không có công an mật vụ bắt đi mất tích. Đây là điểm khác biệt mấu chốt giữa chế độ miền Nam và chế độ miền Bắc.


      Tôi nhìn lại hình Hà Thế Ruyệt, chemise trắng cravate hẳn hoi, bình tĩnh, tươi cười đốt luật 19/69 và sắc luật 007/72. Và cạnh đó giới báo chí thản nhiên đứng coi những tờ báo bị hỏa thiêu. Hàng chồng báo đủ loại đã bị đốt như thế. Con số chính xác là 10 ngàn tờ. Cảnh xô xát có. Nhưng cũng khá là cảm động cảnh một cụ già mặc pyjama , nắm tay một cậu bé chừng 9, 10 tuổi, rồi một bà đội nón, áo bà ba, mấy cô gái trẻ nắm tay nhau làm hàng rào ngăn chặn cảnh sát... Chẳng ai bảo ai mà họ đã làm như thế. Một cảnh như thế có thể nào xảy ra trong chế độ Cộng Sản độc trị không? Không là không.

      Hình ảnh linh mục Nguyễn Quang Lãm, nón lá, bị gậy cùng linh mục Thanh Lãng, học giả dân biểu Hồ Hữu Tường trông không giống ăn mày tý nào, dù chỉ là ăn mày một buổi. Bởi vì, mặt vị nào cũng trang bị một cặp kính râm lớn. Những bức hình này sau đó đã được linh mục Thanh Lãng lộng kính, trịnh trọng treo giữa phòng khách về một ngày đáng ghi nhớ, vì đã được đi làm ăn mày.


      Hình ảnh các em học sinh lấy ngay các rào cản kẽm gai của cánh sát làm chướng ngại vật thật sinh động. Rồi bên kia Cảnh Sát Dã Chiến, bên này thanh niên gậy và đá đáp lễ. Ít ra cũng là một cuộc tranh đấu sòng phẳng và công bằng, khá là sạch, khá là chơi đẹp. Hình ảnh ông linh mục Nguyễn Ngọc Lan nằm bất tỉnh chỉ là sự cố bất ngờ quá tay, không phải do đàn áp dã man quá độ. Rồi hình ảnh các luật sư ăn mặc trịnh trọng hiên ngang tiến bước không chút sợ sệt, trái lại không giấu nổi niềm hãnh diện ứa tràn trên mặt. Bởi vì đây là ngày trọng đại, mang nhiều ý nghĩa trong suốt cuộc đời làm luật sư của họ mà có nhiều khi phải đút lót, luồn lọt. Dễ thương là hình ảnh bà bà luật sư Nguyễn Phước Đại thay vì lo biện hộ thì lo cắt chanh phòng hờ lựu đạn cay.

      Đặc biệt không thể quên là hình ảnh bà chủ báo, khá xinh đẹp, áo dài trắng, vành khăn tang, không lộ một chút đau thương bi lụy, nửa nữ sinh, nửa đàn bà. Nốt ruồi má bên phải, khá đậm trên đôi mắt kính to vành, chẳng lộ nét buồn hay vui. Chiếc áo dài may cắt khéo bó lấy người, như đi dự một party, vây quanh một đám đông luật sư coi tuồng như muốn tranh nhau bảo vệ người đẹp.

      Quang cảnh như ngày hội: Hội biểu dương tự do và công lý. Có nét đẹp quyến rũ giữa hàng rào kẽm gai và khói lựu đạn cay. Giữa rừng người khát tự do và công lý.

      Tà áo trắng của Trùng Dương giữa rừng đàn ông.

      Tự hỏi họ khát gì?

      Lá thư mà chị đã viết cho con như lời giã biệt có thể là thừa, vì sự việc không diễn ra một cách bi thảm như thế.

      Mọi người bất kể đã tham dự những ngày đó, quả thực, đều có quyền hãnh diện như thế.


      Cuối cùng thì tôi nghĩ miền Nam thua miền Bắc vì những thứ ấy. Thua là phải. Trò chơi dân chủ phải trả một giá đắt. Nhưng mặt khác, bất cứ người miền Nam nào dù có thua cũng không vì thế mà không hãnh diện. Chúng ta chơi đẹp và thua cũng đẹp, vẫn có quyền ngửng đầu lên. Vẫn có quyền khinh người khác chơi bẩn, chơi xấu. Và không quên khinh những bọn theo đuôi bây giờ. Tôi không dùng từ "thân Cộng" mà gọi bọn họ là bọn theo đuôi cái đuôi Cộng Sản dãy chết. Và xin tặng những bọn theo đuôi đang về nịnh Cộng Sản câu thơ của Nguyễn Duy:


      Xin đừng hót những lời chim chóc mãi


      Miền Nam tự do là như thế ấy.

      Làm gì có ai phản động. Chỉ có những người chống đối, phản kháng, bất đồng.

      Nay thì cả những người từng chống đối dưới bất cứ danh nghĩa gì như trí thức thiên tả, phản chiến, thành phần thứ ba trên các báo như Hành Trình, Thái Độ, Lập Trường, Đối Diện hay Đại Dân Tộc, Điện Tín... đa số có thể đã nghĩ mình lầm lẫn, nhân danh hai chữ tự do để đòi hỏi một điều mà thực sự đang có trong tay.


      Và nhạc phản chiến, thơ văn phản chiến đủ loại, sáng tác đủ loại tung tăng bay nhảy, len lỏi khắp miền Nam đến nỗi có thể nói đến một dòng văn học phản chiến.

      Tất cả chỉ là trò chơi ảo tưởng chính trị.

      Cao trào đòi hòi tự do dân chủ dâng cao. Cùng nhịp là sự hăng say nhiệt cuồng trong những sáng tác đủ loại đã ra đời. Cái mà ta gọi là từ bỏ một nền văn học hưởng thụ, văn học lãng mạn, văn học hiện sinh để đẩy cao một nền văn học dấn thân và nhập cuộc.

      Tất cà nhà văn, nhà báo miền Nam từng hoạt động, từng tranh đấu cho tự do, dân chủ có thể đã vỡ lẽ ra rằng chúng ta đã một thời tranh đấu cho một điều đã có sẵn trong tay. Cái mà người viết bẽ bàng gọi tên nó là ảo tưởng của trí thức miền Nam và chúng ta tất cả có vẻ như đã vẽ đường cho hươu chạy


      Nguyễn Văn Lục

      (trích từ Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975)

      Giới thiệu sách: Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975

      Tác giả: Nguyễn Văn Lục

       

      Gồm các phần:

       

      1. Sinh hoạt Chính trị Miền Nam

      2. Sinh hoạt Văn học Miền Nam

      3. Sinh hoạt Dịch thuật & Báo chí Miền Nam

      Ấn phí: Hai mươi Mỹ Kim

      Sách giao tận nhà, thêm 3 USD lệ phí Bưu Điện

      Ngân phiếu xin ghi trả cho: TIẾNG QUÊ HƯƠNG

       

      Địa chỉ liên lạc:

      Tủ sách TIẾNG QUÊ HƯƠNG

      P.O Box 4653

      Falls Church, VA 22044

      Email: uyenthao1@yahoo.com

      & uyenthao1@juno.com


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tình Con Người trong truyện: Đôi mắt người bị xử bắn trong rặng bình bát Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Nguyễn Chí Thiện: người cầm bút không bị bẻ gãy Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Đọc “Một góc ký ức và bây giờ” của Vũ Thế Thành Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Đôi dòng tưởng niệm cố Giáo sư Trần Thái Đỉnh Nguyễn Văn Lục Hồi ức

      - Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam và ở Hải ngoại Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Từ Nam Phong Tới Bách Khoa Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Giới Thiệu và Nhận Xét về Tập San Sử Địa của hai miền Nam Bắc Nguyễn Văn Lục Khảo luận

      - Sách Cũ Miền Nam 1954 - 1975 Nguyễn Văn Lục Nhận định

      - Từ Nguyễn Chí Thiện đến Nguyễn Đắc Kiên Nguyễn Văn Lục Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)