1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Họa Sĩ Trọng Nội (Phạm Công Luận) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-4-2023 | HÔI HỌA

      Họa Sĩ Trọng Nội

        PHẠM CÔNG LUẬN
      Share File.php Share File
          

       

      Bài liên quan:

      Họa Sĩ Trọng Nội (Huỳnh Hữu Ủy)



           Họa sĩ  Trọng Nội

      Trong phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập có một bức tranh lớn, có chiều dài 5,4m và chiều rộng 2,34m. Bức tranh có tên là “Quốc Tổ Hùng Vương”. Đây là cái tên thường dùng, tuy nhiên lúc đầu, tác giả đặt tên cho tranh là “Việt Nam Quốc Tổ”. Người sáng tác bức tranh này là họa sĩ Trọng Nội.


      Họa sĩ Trọng Nội tên thật là Trần Trọng Nội, được xem là thủy mặc gia Việt Nam. Ông chuyên thực hiện tranh bích họa đắp nổi cho các cơ sở tôn giáo. Ông là tác giả bức “Phật Đản” tại chùa Phổ Quang, hai bức “Hội nghị Diên Hồng” và “Bạch Đằng Giang” ở đền thờ Trần Hưng Đạo, bức “Hội hoa nghiêm” cao 2,5m, dài 8,5m tại chùa Kim Cương, đường Trương Tấn Bửu (Trần Huy Liệu). Bức “Bồ tát Quảng Đức tự thiêu” cao 2m được vẽ bằng máu của chư Tăng Ni, Phật tử, do ông vẽ năm 1963 giữa mùa pháp nạn đặt tại phòng Khánh tiết của chùa Quan Thế Âm.


       

      Trọng Nội: Quốc Tổ Hùng Vương 1966. Màu nước. 5,4×2,34m

      Trọng Nội sinh năm 1924 tại Hà Nội. Sở trường của ông là thủy mặc, vẽ mực tàu trên giấy bản, đề tài là hoa lá chim muông ghi lại cảnh sinh hoạt. Ông vẽ tranh về đề tài các trận đánh cổ xưa, trên giấy bản, mực tàu điểm xuyết bằng màu điểm xuyết màu hồng xạ, hoa hiên, chu sa nguyên chất thuần túy dân tộc… Từ năm 1957, ông chuyển hướng thực hiện tranh đắp nổi bằng xi măng. Ngoài ra còn khắc chân dung và phong cảnh trên ngà voi.


      Ngày 22 tháng 6 năm 1966, họa sĩ Trọng Nội gửi thư đến Phủ Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương và Kiến trúc sư trưởng Ngô Viết Thụ là tác giả đồ án Dinh Độc Lập để xin tặng tác phẩm “Việt Nam Quốc tổ” để trưng bày trong Dinh Độc Lập mới xây xong. Trong thư ông nêu: “Tác phẩm kể trên tượng trưng ý nghĩa đề cao dân tộc Việt Nam, tôi ước mong được góp phần bé nhỏ vào công trình kiến trúc Dinh Độc Lập, nhân dịp khánh thành…”. Ngay trong ngày hôm đó, ban trang trí Công trường Dinh Độc Lập sau khi nhận thư, đã có ý kiến ngay với các vị được nêu trong thư: “Nhận thấy đây là một tác phong cao đẹp của một nghệ sĩ chân chính, nghèo tiền nhưng không nghèo lòng, sẵn sàng đóng góp phần mình vào kho tàng nghệ thuật quốc gia bằng một hy sinh lớn lao. Ban tôi trân trọng xin quý vị sớm cho biết tôn ý về vấn đề nêu trên, để việc sử dụng bức tranh, trong trường hợp thuận lợi, khỏi bị chậm trễ”.


      Bức “Quốc Tổ Hùng Vương” của họa sĩ Trọng Nội đặt tại phòng Khánh Tiết, Dinh Độc Lập

      Bốn ngày sau, KTS Ngô Viết Thụ gửi một bức thư đến quản đốc công trường Dinh và Phủ chủ tịch Ủy ban hành pháp cho biết là ông “hết sức hoan hô nghĩa cử đó của họa sĩ” và đề nghị ra lệnh đóng gấp một cái khuôn dành cho bức tranh.


      Bức tranh này được họa sĩ Trọng Nội hoàn thành đúng bốn tháng sau ngày viết thư đề nghị hiến tranh, ngày 22/10/1966, và kịp trước khi khánh thành 9 ngày. Tranh ghép gồm 8 tấm cốt gỗ, dán giấy xuyến chỉ phủ bề mặt. Họa sĩ Trọng Nội thể hiện tranh bằng chất liệu màu nước, diễn tả nhân vật và không gian theo lối đồ họa, chủ yếu diễn tả bằng nét, điểm màu có tiết chế. Nhân vật trung tâm được vẽ lớn hình ảnh đức Quốc Tổ Hùng Vương đang ngồi rất uy hùng giữa hai hàng văn võ bá quan, tay phải ông đang cầm bút viết hai chữ “Văn Lang” ( bằng chữ Hán) quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam, tay trái ông cầm mũi tên. Hậu cảnh vẽ cách điệu hoa văn sóng nước và mây. Mặt trước bệ gỗ đặt ghế ngồi có chữ “VIỆT NAM QUỐC TỔ”. Góc trái của bức tranh có đề tên tác giả “Trọng Nội” bằng chữ Hán ở trên, chữ Việt ở dưới, giữa là dấu triện màu đỏ. Góc phải của bức tranh có chữ “31-10-1966”, dưới là chữ “VIET NAM”.


      Sau đó, khuôn bức tranh đã được đặt chính họa sĩ Trọng Nội thực hiện với chi phí trị giá 106.000 đồng (trị giá 1 USD năm 1966 khoảng 80 đồng). Khung thể hiện bằng sơn mài màu vàng và đen, màu đen nhạt và đậm dần ra mép khung. Bản khung rộng một tấc, dày nửa tấc, phần đỡ khung tranh rộng 4cm. Tranh được hai bo trên và dưới, bọc vải tơ tằm màu vàng nhạt và đỏ sậm.


      Hiện nay, tranh vẫn được treo ở vị trí cũ, màu đã bị bạc theo thời gian. Bức tranh với phong cách, màu sắc và hình tượng cổ điển, gợi lên không khí cổ xưa đầy huyền thoại.


      Phạm Công Luận

      Nguồn: tapchimythuat.vn

      *



      Họa sĩ Trọng Nội


      Trọng Nội có khuynh hướng đi tìm lại cái đẹp của đất nước qua những huyền thoại, truyền kỳ và những trang lịch sử hào hùng của thời quá vãng. Ông có tham vọng chủ trương một đường lối riêng, gọi là môn phái Quốc Họa. Do chừng mực của tay nghề và ý thức thẩm mỹ, có một số tranh về đề tài lịch sử, như bức Hội Nghị Diên Hồng, hay hình ảnh một thiếu nữ đang gợi dậy âm thanh của một phiến độc huyền cầm, tạm xem là thành công, nhưng có một số tranh khác muốn biểu đạt trở lại những thần thoại của đất nước, như bức Kinh Dương Quân và Long Nữ Động Đình Hồ (hiện còn bày tại Thư viện Thành Phố Hồ Chí Minh) thì có điều gì đấy không được hòa hợp lắm trên một tấm sơn dầu, với hình ảnh tráng sĩ cung kiếm sắp lên ngựa, thiếu nữ yểu điệu bên đá tảng núi non vẫn gặp trong tranh lụa cổ Trung Hoa, rồi cả hình ảnh tượng trưng rồng, phượng đang tung lượn, rồi chi chít cả những triện son đỏ chói đây đó.

       

      Nhiều đề tài khác như đá và lan quen thuộc của tranh thủy mặc cũng hiện trở lại trên tranh sơn dầu Trọng Nội. Giả dụ, những hình ảnh ấy được nghiên cứu và thực hiện trên lụa thì hẳn là sẽ được cứu vãn nhiều hơn. Trọng Nội cũng có vẽ thủy mặc, bày thủy mặc trong những kỳ triển lãm của ông nhưng có lẽ không được thành công mấy và chắc chắn là không thế nào so được với một số họa sĩ Trung Hoa đồng thời đang sinh sống ở đây như Lương Thiếu Hàn, Tả Bạch Đào, Đới Ngoạn Quân, Hà Lãng Hùng.


      Điều đáng kể là, trong khi hầu như mọi người đang chạy theo đuổi bất cái bóng của những điều mới mẻ, thì Trọng Nội vẫn âm thầm đi tìm lại cái hình thực sự của đất nước, dù chưa khả quan lắm nhưng cũng có một số đóng góp đáng yêu mến. Và tưởng cũng nên nhắc thêm sự kiện này: trong các lần bày tranh ở nước ngoài, như kỳ triển lãm ở Tây Ban Nha năm 1968, Trọng Nội đã được nhiều người xem và một số báo chí hoan nghênh vì tính cách phương Đông Trọng Nội mang đến.


      Huỳnh Hữu Ủy

      Nguồn: Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại
      VAALA, 2008

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa Sĩ Trọng Nội Phạm Công Luận Hồi ức

      - Người Sài Gòn Xưa Đi Nghe Diễn Thuyết Phạm Công Luận Tùy bút

    3. Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)