|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Lê Thành Nhơn (1940-2002)
(tư liệu Thi Vũ).
"Điêu khắc gia/họa sĩ Lê Thành Nhơn đã từ trần lúc 4 giờ 30 ngày 4 tháng Mười Một, năm 2002 tại Royal Melbourne Hospital, Úc Châu." tôi nhận được tin này qua một e-mail của Nguyễn Hưng Quốc gởi đến tất cả bạn bè và giờ sau đó.
Cách đây ba mươi năm, tôi gặp Lê thành Nhơn lần đầu tiên vào một buổi chiều tại nhà chị tôi, họa sĩ Trương Thị Thịnh, trên đường Mạc Đỉnh Chi, Sài Gòn. Lúc đó Nhơn đang cùng dạy với chị tôi ở Cao Đẳng Mỹ Thuật. Cho đến khi gặp Lê Thành Nhơn, mặc dầu tôi rất ham thích nghệ thuật và có quen biết một số nghệ sĩ, tôi không có một bạn thân nào trong giới sinh hoạt nghệ thuật. Ngoài một thời gian ngắn ở trong quân ngũ, cái cộng đồng mà tôi thường xuyên giao tiếp hầu như chỉ gồm có thầy giáo, cô giáo và học tro. Ngoại trừ Trịnh Cung, là bạn thân từ thời ở tiểu học và những năm cùng sinh hoạt Hướng Đạo. Nhưng sau khi Trình Cung bắt đầu làm thơ rồi ra Huế học ở Cao Đẳng Mỹ Thuật, tôi vào Sài Gòn, rồi học Khoa Học chúng tôi rất ít gặp lại nhau cho đến mãi sau này, khi Trịnh Cung sang triển lãm tranh ở Mỹ.
Cuộc gặp gỡ với Lê Thành Nhơn đã làm thay đổi nếp sống của tôi rất nhiều. Từ đó cho đến mãi bây giờ, dù vẫn tiếp tục làm việc trong lãnh vực khoa học, bạn bè thân của tôi phần đông lại ở trong giới văn học và nghệ thuật. Cái cách nói say sưa về tác phẩm của mình, đã hay chưa thực hiện, cái gan lì và trì chỉ để thực hiện cho bằng được những tác phẩm của mình, thường là tác phẩm lớn và thường là khởi đi từ con số không về phương tiện, đã để lại nơi tôi nhiều ấn tượng. Và đặc biệt, qua Nhơn, tôi đã có được nhiều người bạn tuyệt vời trong giới văn học nghệ thuật, như Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Đinh Cuờng, Huy Tưởng, v.v.
Vào khoảng thời gian tôi bắt đầu thân với Lê Thành Nhơn anh đã hoặc sắp sửa hoàn thành những công trình lớn nhất của thời kỳ trước 75. Công trình rất nhiều, và đáng kể nhất là bức tượng Phan Bội Châu bằng đồng cao 4 thước ở Huế, tượng Quán Thế Âm ở Trung Tâm Liễu Quán ở Huế, bức tượng Phật cũng cao cỡo 4 thước và bức tượng Mẹ Việt Nam (cho đến ngày 30 tháng Tư, năm 1975, hai tác phẩm sau và một số công trình khác vẫn còn để trong vườn nhà của anh trên đường Nguyễn Du). Lúc đó, tôi dạy toán và đồng thời phụ trách về sinh viên vụ ở Đại Học Duyên Hải Nhatrang. Đây là một trường đại học nhỏ, còn thiếu thốn rất nhiều về phương tiện và nhân lực, nhưng đa số giáo chức và nhân viên làm việc hết lòng với nhau trong một tinh thần rát gia đình. Lúc đó , anh Trần Ngọc Lợi, nện rl~rư~ng Đại Học, thường chia sẻ với tôi một quan điểm về đào tạo sinh viên. Chúng tôi đồng ý với nhau là hệ thống giáo dục đại học vào lúc đó chú trọng quá nhiều đến đào tạo chuyên môn, không đáp ứng được đúng mức những đòi hỏi của xã hội Việt Nam.
Xã hội như của Việt Nam vào lúc đó (và có thể cả ngày hôm nay) rất cần trí thức hay chuyên gia có tinh thần dấn thân hiểu và yêu nơi làm việc của mình, thông cảm với những người bất hạnh hơn mình, và thật sự yêu đất nước mình.
Xã hội Việt Nam, và đặc biệt ở miền Nam, đã dành cho giới trí thúc và chuyên gia rất nhiều ưu đãi nhưng số người có những đức tính như vậy lại không nhiều và những đặc tính đó nếu có lại không phải do sự đào luyện ở đại học mà có. Để đào tạo những con người toàn diện như vậy, sách vở và những bài giảng không đủ; dạy toán, lý hóa, động vật, v.v., thật hay, không đủ. Cần có trí dục nhưng cũng cần phải có mỹ dục. Và để đảm trách tốt phần mỹ dục, cần những người thực sự sinh hoạt trong các bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, v.v., có thực tài, có trình độ văn hóa cao, có tấm lòng và có nhân cách.
Sinh hoạt ở đại học phức tạp và tế nhị. Những nghệ sĩ có tài năng nhưng kém nhân cách có thể gây đổ vỡ dễ dàng những công trình có tính lý tưởng như vậy. Lê Thành Nhơn đã giúp chúng tôi hết lòng và rất hữu hiệu. Nhơn và Đinh Cường phụ trách phần mỹ thuật, Trịnh Công Sơn về âm nhạc, Bửu Ý và Bửu Phi về kịch nghệ, Huy Tưởng về thi ca.
Ngoài ra, còn có các tín chỉ nhiệm ý về Công Tác Xã Hội, do bác sĩ Trần Lâm Cao và Dyle Henning phụ trách. Trần Lâm Cao là cựu y sĩ Dù, người sáng lập trường Nhatrang Nghĩa Thục, nhằm dạy miễn phí cho học sinh nghèo. Dyle Henning đến với Đại Học theo chương trình Fulbright, rất được các trẻ em mồ côi và các trẻ đánh giày yêu mến, thường gọi là "anh Đại".
Tổ chức các tín chỉ về nghệ thuật hay công tác xã hội được xem như một thử nghiệm nhằm bổ khuyết phần thiếu sót về đào tạo con người trong hệ thống giáo dục cũ. Về hình thức, nó có vẻ không khác lắm với các chương trình nhiệm ý trong hệ thống giáo dục của Mỹ, nhưng về tinh thần nó khác nhiều.
Như đã nói trên, nó không dừng lại ở những bài giảng và thật ra chỉ xem bài giảng là phụ mà yếu tố quan trọng nhất là sự truyền đạt trực tiếp từ những người có tài năng lớn trong lãnh vực của mình, có óc sáng tạo lớn, có đam mê và kiên trì thực hiện công trình của họ, và đặc biệt là yêu thương trường học và những học trò mà họ hướng dẫn, và xem các học trò như những tác phẩm cần phải làm cho thật đẹp. Tất cả chúng tôi đều ôm ấp một ước mơ như vậy và cùng nỗ lực để thực hiện cho được ước mơ đó. Những dự án đầu tiên được khởi đi từ niên khóa 1973- 1974.
Cũng từ niên khóa đó, thành phố Nhatrang nhỏ bé bắt đầu chứng kiến những sinh hoạt văn hóa có tầm vóc, phần lớn được tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Sinh Viên ở số 4 Yersin. Có những buổi triển lãm về hội họa như triển lãm của Đinh Cường, của Trương Thị Thịnh, của Nguyễn Trung. Những buổi diễn thuyết như của Cung Giũ Nguyên về Tinh Thần Khoa Học, của Bửu Ý về Văn Chương Trên Giấy Và Văn Chương Trên Sàn Gỗ, của Huy Tưởng về Cái Đẹp Của Thi Ca.
Một đêm sinh hoạt đã để lại rất nhiều ấn tượng với sinh viên là đêm Sinh Hoạt Với Trịnh Công Sơn tại giảng đường đại học. Lúc đó chưa có điện, mỗi người đem theo một ngọn nến và cùng hát với Trịnh Công Sơn. Bên cạnh những sinh hoạt vừa kể là nhiều sinh hoạt khác do sinh viên chủ động, và chính trong một vài sinh hoạt đó tôi đã được nghe Hoàng Ngọc Tuấn hát một số bài dân ca với một cách trình bày rất lạ và thật truyền cảm. Sau này, khi nghe tin Hoàng Ngọc Tuấn trở thành một soạn tác gia nhạc giao hưởng và dạy âm nhạc ở một trường đại học ở Úc, tôi không lấy làm lạ.
Thật ra, vào thời gian sinh hoạt ở Duyên Hải, anh còn rất trẻ, chưa vào đại học mà còn đang học văn với cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Bắc ở trung học Võ Tánh Nhatrang, đến sinh hoạt ở đại học chỉ vì thích những sinh hoạt đó. Ngoài ra, còn rất nhiều nhân vật khác trong giới sinh hoạt nghệ thuật, báo chí, hay điện ảnh đã đến với đại học vì thích cái "không khí" của đại học này, như Trùng Dương, như Hoàng Vĩnh Lộc, v.v.
Các giáo sư, nhân viên, sinh viên và thân hữu của trường chắc khó quên được ngày lễ ra trường của sinh viên Sư Phạm cuối niên khóa 1973-1974. Buổi tối hôm đó, kịch phẩm Topaze của Marcel Pagnol chuyển sang Việt ngữ dưới cái tên Thầy Tú đã được sinh viên trình diễn với một thành công đặc biệt. Đóng góp lớn nhất cho sự thành công này là Bửu Phi và Lê Thành Nhơn. Bưu Phi đã tuyển lựa những sinh viên chưa hề có kinh nghiệm sân khấu và luyện tập họ trở thành những diễn viên xuất sắc, thủ đúng những vai trò rất phức tạp và tế nhị trong Topaze. Đặc biệt nhất là cách cấu trúc của sân khấu, một sáng kiến độc đáo của Lê Thành Nhơn, xây dựng từ những thùng gỗ vuông sơn trắng, phối hợp với nhau như một công trình điêu khắc hiện đại, di động và thay đổi tùy mỗi màn của vở kịch.
Chúng tôi cố gắng thực hiện những dự án của mình trong khuôn khổ của trường học, trong lúc chiến tranh đang vào giai đoạn ác liệt. Lúc đó chúng tôi còn rất trẻ, đa số chỉ mới qua khỏi tuổi 30, rất thiếu kinh nghiệm, nhưng hăng say và lý tưởng. Tôi còn nhớ một buổi tối ngồi trên đồi đại học, đốt một ít lửa, nghe anh Trần Ngọc Lợi nói chuyện về những gì phải làm, về tương lai của đại học, của những thế hệ sắp tới. Trịnh Công Sơn đột nhiên nói về một bài hát của anh, có câu "đường đi đến những nơi lao tù, ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ", một ước mơ không phải của riêng một nghệ sĩ mà của rất nhiều người làm giáo dục vào lúc đó. Và, Lê Thành Nhơn, người lúc nào cũng vui nhộn nhất, hăng say nhất, lại nói một cách trầm tĩnh về những dự tính của anh, anh sẽ tặng cho trường một tác phẩm lớn của anh, là một điêu khắc gia anh sẽ giúp làm thật đẹp ngôi Văn Miếu đó, và với khả năng của một điêu khắc gia anh nói anh sẽ khắc vào vách núi này những bài nhạc tuyệt vời của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Trường học phải có cây phượng, và sẽ đẹp vô cùng nếu ngọn đồi này được trồng hàng ngàn cây phượng. Thiên nhiên tự nó đã đẹp, không ai có quyền phá hủy nó, nhưng chúng ta phải làm cho nó đẹp hơn, như một tác phẩm nghệ thuật. Ngọn đồi đại học này sẽ là một tác phẩm nghệ thuật lớn, mọi người, đặc biệt là người dân Nhatrang, sẽ có được tác phẩm mỹ thuật lớn này mà không phải tốn tiền, mà thật ra không tiền bạc nào có thể mua nổi.
Vài tháng sau đó, anh Lợi bắt đầu đi xin tài trợ để xây Văn Miếu và nh cho biết đã có nhiều nguồn tài trợ, trong đó có Đức Cha Thuận của giáo phận Công Giáo Nhatrang. Tôi cũng xin trường cho trồng phượng theo ý của Nhơn, và loạt đầu tiên chúng tôi đã trồng được hơn 3 ngàn cây.
Vài tháng sau nữa, cuộc chiến chấm dứt. Anh Lợi và Nhơn rời Việt Nam vào tháng Tư 75 . Một năm sau, tôi cũng rời Việt Nam. Trường Đại Học Duyên Hải cũng không còn nữa. Khoảng 1995, tức 20 năm sau, anh Lợi có trở về thăm Nha rang. Anh đến ngọn đồi gần đèo Rù Rì để nhìn lại trường cũ. Một phần của trường đã bị bộ đội chiếm giữ từ ngay sau 1975, phần còn lại dân chúng chia nhau chiếm xây nhà. Anh không tìm ra được con đường đất dẫn đến khuôn viên đại học cũ. Nhưng đột nhiên, anh nhìn thấy một vài cây phượng, những cây phượng còn sống sót từ hơn 3 ngàn cây đã được trồng hơn hai mươi năm trước. Và, có thể còn nhiều cây sống sót nữa, ở đâu đó, mà anh không thấy. Những cây phượng lẻ loi này. có thể trông xa lạ trong một khung cảnh như vậy, nhưng chắc nó cũng đã ít nhiều, làm đẹp cái cảnh trí xung quanh đó.
Khi mới đến Mỹ, tôi có nhận được thơ của Nhơn. Lúc đó Nhơn làm thợ sơn cho một hãng ráp xe hơi, anh nói đùa là mỗi ngày anh vẽ được cả ngàn tác phẩm. Nhưng sau đó, anh lại tiếp tục sống như một điêu khắc gia đồng thời như một họa sĩ, sảng khoái, nhưng gan lì và trì chí. Anh hoàn tất bức bích họa dài 7 thước về Huyền Thoại Giao Chỉ mà anh đã bắt đầu phác họa từ trước 75. Anh sáng tác nhiều vô kể. Tượng của anh được dựng trong sân đại học, được trưng bày trong các bảo tàng viện mỹ thuật, và anh là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có tác phẩm được trưng bày vĩnh viễn tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Úc Châu.
Cách đây tám tháng, Nguyễn Hưng Quốc có e-mail cho bạn bè báo tin Lê Thành Nhơn đang bệnh rất nặng, bị ung thư gan. Mọi nỗ lực chữa trị đều bị xem là vô vọng. Tôi có gọi nói chuyện với Nhơn. Anh vẫn cười nói một cách rất sảng khoái. Khoảng vài tháng sau, trong một cuộc nói chuyện khác, anh cho biết đã khỏe nhiều, và khoe với tôi anh mới ăn một tô bún bò "ngon chưa từng thấy", rồi cười nói "rất đả".
Trong e-mail, Nguyễn Hưng Quốc kết luận "Tiếc là không ai có thể giúp anh được. Một Kẻ lúc nào cũng sống hết lòng với bạn bè, giờ này, một mình phải gánh lấy thân xác mình. Một mình."
Tôi hiểu cái xót xa của NHQ, nhưng tôi muốn nghĩ hơi khác một chút. Nhơn suốt đời vui với bè bạn và nhìn đâu cũng thấy đó là một tác phẩm cần phải làm cho đẹp. Những ngày cuối cùng Nhơn có những người bạn tuyệt vời ở xung quanh anh, cũng như, khi sống anh luôn là một người bạn tuyệt vời. Ra đi, anh hoàn tất tác phẩm cuối cùng, một tác phẩm rất ít ai có thể làm đẹp hơn được.
- Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo Trương Vũ Nhận định
- Vị Trí Của Sáng Tạo Trong Sự Phát Triển Văn Học Miền Nam Sau 1954 Trương Vũ Khảo luận
- Ngàn Cây Phượng Trên Ngọn Đồi Đại Học Trương Vũ Tạp bút
• Tưởng Nhớ Điêu Khắc Gia Lê Thành Nhơn (Huỳnh Hữu Ủy)
• Nước Tôi Dân Tôi (Trùng Dương)
• Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn (Trịnh Cung)
• Pho Tượng Mẹ Việt Nam Của Lê Thành Nhơn (Đỗ Quý Toàn)
• Ngàn Cây Phượng Trên Ngọn Đồi Đại Học (Trương Vũ)
• Sự Nghiệp Lê Thành Nhơn (Vĩnh Phối)
Ánh mắt Lê Thành Nhơn (Nguyễn Hoàng Văn)
Lê Thành Nhơn với Huế (tapchisonghuong.com)
Phật giáo trong tranh tượng của Lê Thành Nhơn
(phattuvietnam.net)
Vài kỷ niệm với Lê Thành Nhơn (Võ Kỳ Điền)
Tiểu sử và những bài viết về Lê Thành Nhơn
(Nguyễn Hưng Quốc, tienve.org)
Nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn (1940-2002)
(cothommagazine.com)
Tác phẩm điêu khắc (truongvegiadinh.com)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
• Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |