1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ra Mắt và Trình Diễn Nhạc Cung Tiến (Thế Kỷ 21) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-04-2011 | ÂM NHẠC

      Ra Mắt và Trình Diễn Nhạc Cung Tiến

      Share File.php Share File
          

       

         Cung Tiến Ra Mắt 2 Tập Nhạc tại Westminster, California

         Đêm nhạc Cung Tiến tại miền Nam California

         Camile Huyền và nhạc Cung Tiến tại Festival Huế

      Đêm nhạc Cung Tiến tại miền Nam California


      Lần đầu tiên nhạc sĩ Cung Tiến gặp gỡ khản giả vùng nam California trong một đêm ca nhạc do Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ tổ chức dành riêng cho ông, tại rạp Ebel Theater, thành phố Santa Ana, đêm thứ Bảy 4 tháng 12, 1999.


      Với dàn nhạc thính phòng của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, mở đầu chương trình là những trích đoạn của Tổ Khúc Chinh Phụ Ngâm. Tiếp theo là những ca khúc của Cung Tiến mà giới thưởng ngoạn ít có dịp thưởng thức như Mắt Biếc, Đêm thơ Thanh Tâm Tuyền, Lệ Đá Xanh, Nguyệt Cầm, Thuở Làm Thơ Yêu Em, Khói Hồ Bay, Thu Vàng, Vang Vang Trời Vào Xuân v.v... do Kim Tước, Trần Thái Hòa, Mai Hương, Nguyễn Thành Vân, Bích Liên, Lê Hồng Quang... trình diễn.


      Trong dịp này nhạc sĩ Cung Tiến đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến bản thân, đến những nguồn cảm hứng sáng tác và việc học nhạc của ông. Ông cho biết năm nay ông 61 tuổi, học xướng âm và ký âm pháp với hai nhạc sĩ Thẩm Oánh và Chung Quân tại hai trường trung học Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Ngay thời gian học trung học ông đã có những sáng tác như Thu Vàng, Hoài Cảm rất nổi tiếng.


      Thời du học ở Sydney, Úc châu về ngành Kinh tế, ông cũng đã theo nhiều lớp nhạc về dương cầm, hòa âm, đối điểm và phối cụ tại Âm Nhạc Viện Sydney. Khi sang du học tại Cambridge, Anh quốc, cũng về Kinh tế, ông lại dự các lớp về nhạc sử, nhạc học và nhạc lý.


      Đêm Nhạc Cung Tiến đã trình bầy những nét nhạc quý phái phái của ông, từ những Hoài Cảm, Thu Vàng, Hương Xưa mà ông cho chỉ là những bài tập, cho đến những tổ khúc đồ sộ và giá trị dành cho những dàn nhạc giao hưởng với tầm vóc quốc tế.


      Dù giờ này được đối diện với những tác phẩm âm nhạc đồ sộ của ông, người yêu nhạc Cung Tiến vẫn gắn bó với những "bài tập" của thời xưa của ông, những bài đã làm cho lòng họ rung động thổn thức, từ những hai, ba, bốn chục năm trước.


      Thế Kỷ 21 Số 129, Tháng Giêng 2000
      (Vòng Chân trời Văn học Nghệ thuật)




      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Camile Huyền và nhạc Cung Tiến tại Festival Huế

      Tại Festival Huế lần này tôi được dự buổi trình diễn của Camile Huyền cùng ban nhạc OrchesTrio đến từ Zurich- Thụy Sĩ.


          Cẩm Huyền trong đêm nhạc Cung Tiến,
         Nguồn: imusik

      Nhiều khán giả trầm trồ trước ngón đàn biểu diễn điêu luyện của những thành viên trong ban nhạc. Đó là ông Walther chơi ghi ta, bà Noriko Kawamura đàn violon và ông Fumio Shirato đánh double bass. Tôi đặc biệt chú ý đến nữ ca sĩ Camile Huyền. Một gương mặt hoàn toàn lạ trong làng nhạc Việt Nam. Và khi giọng hát cất lên thì một cảm giác lạ lùng hơn đã xâm chiếm tôi. Tôi thực sự xúc động ngay từ bài hát đầu tiên. Đó là bài Nguyệt cầm của Cung Tiến phổ thơ Xuân Diệu. Bài hát vốn đã hay lại được một giọng hát phô diễn thật đặc biệt.


      Giọng hát Camile Huyền nhẹ nhàng, mềm mại, tinh tế. sâu lắng huyền ảo như mây bay, gió lượn thu hút hồn người. Ca sĩ trình bày một số bài trong 11 bài đã thu âm trong CD Cung Tiến Art Songs đã phát hành ở Việt Nam và Thụy Sĩ. Đó là Vết chim bay phổ thơ Phạm Thiên Thư , Lệ đá xanh phổ thơ Thanh Tâm Tuyền, Thuở làm thơ yêu em phổ thơ Trần Dạ Từ… Camile Huyền còn hấp dẫn người nghe bằng một giọng Huế thật ngọt ngào dễ thương khi giới thiệu bài hát.


      Camile Huyền tiếp tôi tại ngôi nhà tuổi thơ của cô ở đường Mạc Đĩnh Chi- Huế. Sau nhà là một khoảng vườn nhỏ có những bậc thềm xuống hồ nước phủ cây lục bình xanh mát. Thì ra Camile Huyền là nghệ danh được khởi nguồn từ một cái tên nghe rất chi là con nhà hoàng tộc: Huyền Tôn Nữ Cẩm Hồng. Chị trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 50. Nhớ lời nhà văn Trần Thùy Mai: “Camile Huyền thật can đảm khi khởi nghiệp ở tuổi này. Đối với ca sĩ khác thì tuổi 50 đã là mốc khép lại một chặng đường ca hát”. Nữ ca sĩ cười vui: “Thật ra thì Hồng thích hát từ nhỏ. Đến nay thì cũng đã theo nghiệp hát được 20 năm. Nhưng cũng chỉ hát ở các phòng dancing ở Pháp cho vui là chính. Đến bây giờ mới tìm được con đường mà mình mong muốn. Thật ra hát nhạc cổ điển muốn hay cũng phải ở độ tuổi này khi mà con người đã có sự từng trải nếm được nhiều nỗi buồn vui của cuộc sống.”



            Bìa CD Cung Tiến Art Songs, Nguồn: imusik

      Camile Huyền sang Pháp từ năm 22 tuổi sống bằng nghề họa sĩ. Tất cả minh họa trong CD đều là tranh của chị. Cơ duyên đến cách đây 4 năm khi chị đi chơi ở Ý thì gặp được tập nhạc của Cung Tiến. Khi còn ở Huế chị đã biết nhạc Cung Tiến qua một số bài hát như: Hương Xưa, Hoài Cảm, Thu Vàng. Đọc lời thơ cảm thấy rất thích nên đã đem về nhà ở Thụy Sĩ lấy đàn ghi ta ra tự mày mò học.


      Do cảm phục nên Cẩm Hồng đã tìm cách liên lạc với nhạc sĩ Cung Tiến hiện đang sinh sống ở Mỹ. Và nhạc sĩ đã gửi thêm cho chị 3 bài hát . Vậy là tổng cộng chị có trong tay 11 ca khúc của nhạc sĩ Cung Tiến và đã tự học trên đàn ghi ta suốt 1 năm trời.


      Cẩm Hồng tâm sự : “Mỗi lần đánh đàn đến mỗi nốt nhạc từ nốt thăng đến nốt giáng đều có ý nghĩa hết. Cộng với lời thơ hay nên ca khúc trở nên rất tuyệt vời. Mình cứ nghĩ thấy tiếc cho những tác phẩm có giá trị như thế đã được viết cách đây đã 3-4 chục năm mà không được phổ biến ở Việt Nam thậm chí để lạc mất đi thì uổng phí quá”.


      Nghĩ là làm. Cẩm Hồng đã đi tìm thầy để hòa âm phối khí cho 11 ca khúc của Cung Tiến. Và may mắn đã tìm ra thầy Walther Giger. Ông đang là trưởng ban nhạc OrchesTrio ở Zurich- Thụy Sĩ. Đầu tiên chị xin thầy học đàn ghi ta. Để tạo niềm tin cho thầy, Cẩm Hồng cố học cho thật giỏi, đánh những bản nhạc cổ điển thầy đưa cho thật hay để chứng tỏ cho thầy năng lực và niềm đam mê để có thể dấn thân. Khi cầm 11 bản nhạc của Cung Tiến thầy gật gù khen hay và cho rằng đây là những bản nhạc “để đời”. Nhưng phải đến một năm sau, thầy mới quyết định nhận lời hòa âm phối khí cho tập nhạc Cung Tiến. Có lẽ lúc này thầy đã có đủ lòng tin vào người học trò cả về năng lực cũng như độ đam mê để đi tới cùng. Hai thầy trò cùng nhau miệt mài suốt 1 năm trời dành cho việc biên soạn hòa âm phối khí.


      Nghe Cẩm Hồng kể chuyện mới hiểu hết những kỳ công mà một ban nhạc nước ngoài phải làm để hòa âm phối khí cho đúng cho hay những ca khúc của Việt nam.


      Cẩm Hồng: Đương nhiên thầy là người soạn nhạc. Nhưng thầy cũng cần hiểu học trò cảm nhận như thế nào là vì thầy cũng muốn hòa âm cho đúng tính tình, cảm xúc, đời sống của học trò. Sau một năm thì thầy hoàn thành phần hòa âm, phối khí. Rồi cả ban nhạc cùng Cẩm Hồng tập dượt trong suốt 6 tháng. Và lại bỏ ra 6 tháng nữa để thu âm. Và khi thu âm thì cũng thật đặc biệt . Thu âm tại một nhà thờ để âm thanh được trung thực nhất. Không cần echo , không cần máy móc, không cần thêm thắt gì về kỹ thuật hết.


      Nghe trọn vẹn CD Cung Tiến Art Songs tôi chợt ngẫm ra có quá nhiều điều hay và may mắn trong CD này. Nhạc Cung Tiến đã tìm được người thể hiện thật xứng đáng để trở về và ra mắt người hâm mộ Việt nam một cách thật mỹ mãn. Giọng ca vàng của Camile Huyền đã bật lên được nhờ tìm đúng những ca khúc hợp chất giọng, hợp sở thích cùng lòng đam mê và lại may mắn gặp được một ban nhạc lão luyện tầm cỡ thế giới để hòa quyện và bay bổng tuyệt vời cùng giọng hát của mình.


      Thật may mắn nữa là ca sĩ có một người chồng là anh Trương Đình Ngộ - một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực ngân hàng ở Thụy Sĩ lại có lòng đam mê nhạc Cung Tiến nên đã bỏ tiền của và công sức để hoàn thành đĩa CD và đưa đoàn về Việt Nam tham dự Festival. Và trên hết những điều may mắn đó là khán giả Việt nam được hưởng thụ những đêm diễn về nhạc Cung Tiến, được thưởng thức một album nhạc Cung Tiến hay như thế, tuyệt vời như thế. Trước khi về Việt Nam vào đêm 17.5 đoàn đã có một trình diễn khởi đầu thật thành công tại thành phố Wallisellen thuộc tiểu bang Zurich- Thụy Sĩ. Đây là lần đầu tiên Thụy Sĩ biết đến Việt Nam qua âm nhạc.


      Ngày 31/5 Đoàn đã công diễn tại Nhạc Viện Hà Nội. Tại Festival Huế đoàn đã có bốn đêm biểu diễn. Và sắp tới đoàn sẽ có 1 đêm diễn tại Hội An và 1 đêm diễn tại Đà Nẵng.


      (Nguồn: Imusik, 13/06/2008)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


    3. Bài viết về nhạc sĩ Cung Tiến (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Cung Tiến

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhạc Sĩ Cung Tiến (1938-2022): Yên Nghỉ Ở Cõi Riêng (Doãn Hưng)

      Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ (Tuấn Khanh)

      Nhạc Sĩ Cung Tiến Với Tình Thu (Xuân Bích)

      Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt (Du Tử Lê)

      Dấu ấn "Cung Tiến" (Ký giả Lô Răng)

      Phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến (Báo Viễn Đông)

      Ra mắt & trình diễn nhạc Cung Tiến (Báo Thế kỷ 21)

      Cung Tiến (Học Xá)

      - Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Cung Tiến (1938-2022) (PBN Collection)

      - TƯỞNG NIỆM Nhạc sĩ CUNG TIẾN (1938 – 2022) (Phan Anh Dũng)

      - Nhạc sĩ Cung Tiến (Duy Trác, Sĩ Phú, Lệ Thu, Thái Thanh)

      - TƯỞNG NIỆM Nhạc sĩ CUNG TIẾN (1938 – 2022) (Phan Anh Dũng)

      - Cung Tiến nói về Cung Tiến (Thụy Khuê)

      - Đôi lời về Cung Tiến, nhạc sĩ hay kinh tế gia? (Nguyễn Tiến Hưng)

      - Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến (Nhiều tác giả)

      - Cung Tiến, từ Thu Vàng đến Hoàng Hạc Lâu (Phạm Văn Kỳ Thanh)

       

      Tác phẩm của Cung Tiến

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Wolfgang Amadeus Mozart: Cuộc đời, Sự nghiệp, Tác Phẩm (Cung Tiến)

      Đặng Thế Phong và mối sầu dương thế (Cung Tiến)

      CUNG TIẾN qua Camille Huyền và Walther Giger

       (Bùi Đức Hào, diendan.org)

      Hoài Cảm (Duy Trác, Sĩ Phú, Lệ Thu, Thái Thanh)

      Hương Xưa (Lệ Thu)

      Nguyệt Cầm (Khánh Hà)

      Các Bài Khác ... (lyric.com)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng)

      Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên (Lê Hữu)

      Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca “Tôi đưa em sang sông” (Trịnh Hưng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hoài An,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)