|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
WESTMINSTER, California (NV) – Khoảng hơn 500 khán giả ở vùng Nam California xếp hàng dài từ chiều mong có một chỗ ngồi, dù là ở bên ngoài hội trường Báo Người Việt, để được thưởng thức đêm nhạc chủ đề “Một ngày sau chiến tranh” của nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn tài hoa Nguyễn Đình Toàn do Viện Việt Học tổ chức vào tối Thứ Bảy, 13 Tháng Tư, 2019.
Vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, Nguyễn Đình Toàn nổi tiếng nhờ tài viết văn, làm thơ với lời hay ý đẹp, đi vào lòng người, qua chương trình “nhạc chủ đề.” Những người ái mộ ông là các nam thanh nữ tú, tuổi mới mười tám đôi mươi, tâm hồn đang tươi mới.
“Thế hệ tuổi trẻ chúng tôi thời ấy, ai cũng yêu mến Nguyễn Đình Toàn. Yêu vì giọng đọc truyền cảm, vì lời văn sâu sắc, ý thơ đẹp đẽ, lãng mạn. Tôi mê ông ấy từ thời con gái, khi ấy tôi mới 18 tuổi. Tôi ở xa nên ít khi biết được tin tức văn nghệ ở Bolsa. Khi nghe tin có đêm nhạc của ông, tôi phải nhất định đi cho bằng được,” cô Kajia Tuyết Nguyễn, định cư ở thành phố Corona cách Bolsa gần hai tiếng lái xe, chia sẻ.
Đêm nhạc không đủ chỗ ngồi
Hơn 50 năm trôi qua, cô Tuyết 18 tuổi ngày ấy, giờ đã ở tuổi 69. Từng ấy thời gian trôi đi, hơn nửa đời người, mọi ký ức có thể phai mờ, nhưng lạ thay, có một thứ không phai mờ, đó là tình cảm của khán giả như cô Tuyết, như rất nhiều người dành cho nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.
Đêm nhạc dự trù bắt đầu lúc 7 giờ tối, nhưng trước đó gần hai tiếng đồng hồ, khán giả đã xếp hàng dài. Vì chỗ ngồi trong hội trường Báo Người Việt chỉ có chừng 300, nhưng số khán giả thì gần gấp đôi. Vì thế, tòa soạn báo Người Việt đã có thêm một “sân khấu” di động bên ngoài với hơn 100 chỗ ngồi có truyền hình trực tiếp và đồng thời livestream trên Facebook để phục vụ khán giả.
Ngay cả “sân khấu” di động cũng không còn chỗ ngồi vào lúc 7 giờ tối. Một số người tiếc nuối ra về, than phiền với phóng viên: “Tôi gọi số phone của Viện Việt Học cho trên báo năm bảy lần để đặt chỗ mà không ai bắt máy. Tôi nghe người ta nói vào cửa tự do, thì nghĩ là chỉ cần đến sớm chắc sẽ có chỗ. Lúc 5 giờ tôi đã có mặt ở đây rồi. Vậy mà ban tổ chức người ta không cho tôi vô, họ chỉ cho người đã bỏ $10 ra đặt chỗ trước.”
Đêm nhạc bắt đầu bằng lời dẫn chương trình ấm áp, truyền cảm của kỹ sư Bùi Đường cùng những video ngược dòng thời gian đưa khán giả bồi hồi xúc động trở về miền ký ức của hơn 40 năm về trước.
“Có một điều đặc biệt trong đêm nhạc này, là sau 40 năm xa cách, hôm nay gia đình ông mới có dịp sum vầy với nhau. Xin chúc mừng gia đình. Và các con ông đã cùng nhau tới đây để lo cho đêm nhạc của ông. Cô con gái ông bay từ Australia sang để lo chăm sóc ông bà và gửi nhiều hình ảnh tư liệu cho chương trình đêm nay, cậu con trai cả lo âm thanh, một út đệm đàn, cậu còn lại lo chụp hình kỷ niệm,”
giọng trầm ấm của MC Bùi Đường vang lên.
Đêm nhạc có 22 ca khúc gắn với chủ đề: “Một ngày sau chiến tranh” do các ca sĩ được nhiều người yêu mến trình diễn như Thu Vàng, Nga Mi, Anh Dũng, Hồng Hạnh, Tạ Chương, Mộng Thủy. Mở đầu là bài “Nước Mắt Cho Sài Gòn” do nghệ sĩ Kim Yến trình bày, khiến người nghe bồi hồi xúc động về “Sài Gòn, thành phố của tôi, của yêu thương, tình tự” với những lời ca câu hát thấm đẫm nỗi buồn: “Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên, như dòng sông nước quẩn quanh buồn, như người đi xa mặt cách lòng.”
Bên ngoài hội trường báo Người Việt, không khó để nhận ra một chàng thanh niên trạc 35 tuổi đang đứng một mình trên hàng cột báo, chăm chú nhìn vào màn hình trong “sân khấu” ngoài trời. Đó là Ngô Hải, kỹ sư Xây Dựng, từ Irvine tới đây để nghe nhạc của Nguyễn Đình Toàn. Vì không còn chỗ nên anh đứng bên ngoài lều.
Anh cho biết: “Tôi sang Mỹ từ năm 10 tuổi nhưng không hiểu sao tôi vẫn yêu văn hóa Việt, tôi yêu ngôn ngữ Việt. Nhạc của Nguyễn Đình Toàn có những lời lẽ rất đẹp, rất sâu sắc, không diễn tả được mà chỉ có thể cảm nhận được.”
Nhạc Nguyễn Đình Toàn ‘thấm vào lòng người’
Giống như Kỹ Sư Ngô Hải, bà Vũ Ngọc Mai, cựu giáo sư trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt (Gia Định, Sài Gòn trước năm 1975) chia sẻ: “Một nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ bao nhiêu năm vẫn giữ được tình cảm của khán giả. Do tài năng thiên phú của ông, từ lãnh vực thơ sang lãnh vực âm nhạc, không phải ai cũng làm được. Lời hay ý đẹp, bóng bẩy, chân thực, thấm vào lòng người, từng câu từng chữ, từng câu nhạc. Đó là lời diễm tuyệt.”
Chị Lan Hương, ở Santa Ana:
“Tôi rất cảm động, tôi nghe nhạc của ông rất nhiều. Lời nhạc của ông vừa có ý thơ vừa có ý nhạc. Rất hiếm có một người nhạc sĩ có lời hay ý đẹp như nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn. Nhạc của ông buồn nhưng như người bạn tâm tình vỗ về mình, trong cái buồn có cái đẹp. Ít khi có nhạc sĩ thiên tài viết được nhạc như vậy, nghe nhạc của ông tôi cảm thấy thăng hoa. Ông viết nhiều về tình yêu về đất nước, nỗi buồn. Nhạc của Phạm Duy cũng hay nhưng không có chất thơ ở trong đó, có một số từ chưa được thanh tao.”
Bà Nguyễn Đình Phượng Uyên, con gái duy nhất của nhạc sĩ, thi sĩ Nguyễn Đình Toàn tâm tình:
“Lúc ông viết nhạc tôi còn quá nhỏ nên không hiểu được từng lời bài hát bố tôi viết có ý nghĩa thế nào, chỉ thấy buồn. Tôi thuộc các bản nhạc vui vui của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên nhưng lại không thuộc được bài của bố mình viết. Nhưng bây giờ khi trưởng thành, tôi mới hiểu một cách sâu sắc từng lời. Hôm nay có bài “Căn nhà xưa” mà bố tôi từng viết tặng mẹ đúng vào ngày sinh nhật mẹ tôi. Lời của bài hát đó đều nói về thuở ban đầu hai ông bà gặp nhau. Nhưng mẹ tôi không nhớ gì cả vì bà bị bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) nên tôi cảm thấy đau lòng.”
“Những bài hát bố viết tặng cho chúng tôi là những bài hát vui, tôi thuộc được nhưng hầu hết chưa được phổ biến. Có khoảng 150 bài hát bố tôi chưa hề được phổ biến ra ngoài. Ông nói sẽ để sau này cho các con làm điều đó,”
bà Phượng Uyên kể thêm.
Một tài năng và nhân cách vẹn toàn
Ngụ tại thành phố Westminster, Bác Sĩ Nghiêm Đạo Đại đi cùng phu nhân, ngồi ở hàng ghế gần đầu tiên cho biết: “Chương trình hôm nay rất ý nghĩa. Ai đi qua những năm tháng chiến tranh cũng thấy mình ở trong đó, bởi những ca khúc này đều chứa đựng những đau khổ, những nỗi buồn của thời ấy.”
Ngồi ở hàng ghế khán giả ở giữa hội trường, ông Nguyễn Văn Châu, Yorba Linda, cách Bolsa khoảng 45 phút: “Trước giờ tôi chỉ biết ông ấy là nhà văn thôi, tôi không ngờ ông ấy đồng thời là nhà thơ và nhạc sĩ. Ông ấy quả là một người đa tài.”
Đi cùng ông Châu, là người em vợ của ông, bà Trần Thanh Xuân, vui vẻ chia sẻ: “Tôi rất xúc động khi nghe những bản nhạc này.” Đứng cạnh bà Xuân, một khán giả nữ trong chiếc áo hồng, hào hứng nói thêm: “Cái đặc biệt hôm nay là ban nhạc không chơi trống hoặc keyboard mà dùng đàn guitar và cajon rất nhẹ nhàng, phù hợp với dòng nhạc của ông.”
Cả ba người cùng gật đầu tâm đắc: “Đêm nhạc tuyệt vời, ca sĩ hát hay, nhạc sĩ viết nhạc và lời xuất sắc, âm nhạc rất ngọt ngào, âm thanh tốt, còn người dẫn chương trình thì rất tuyệt vời với lời lẽ lôi cuốn xúc động.”
Ông Bùi Đường, cũng chính là nam MC (người dẫn chương trình), hiện đang là kỹ sư ở tập đoàn Boing, cho biết:
“Thế hệ của chúng tôi lớn lên vào thập niên 1960, 1970 khi ấy nhạc ngoại quốc lan tràn vào Việt Nam rất nhiều, nhưng ông Nguyễn Đình Toàn là người cho chúng tôi thấy âm nhạc Việt vẫn hay không kém, thông qua giọng đọc và lời giới thiệu của ông. Chúng tôi nghe và mê lắm. Sau này sang Mỹ du học, trong các chương trình văn nghệ sinh viên, tôi luôn luôn học cái lối giới thiệu của ông. Năm 2011 có điều kiện được gặp gỡ Nguyễn Đình Toàn, tôi đã làm chương trình đầu tiên về ông.”
“Khi gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tôi lại có cơ hội tiếp xúc với ông và ngoài tài năng của ông, tôi còn ngưỡng mộ hơn về tư cách ông. Ông sống rất giản dị, khiêm tốn, ông không muốn nói nhiều về bản thân. Mặc dù kinh tế gia đình không hề dư dả nhưng các đêm nhạc của ông đều yêu cầu ban tổ chức cho khán giả vào cửa miễn phí và mọi khoản tiền đóng góp tự nguyện của khán giả đều gửi về quỹ của Viện Việt Học.”
Mặc dù đêm nhạc kết thúc vào lúc 10 giờ 30 nhưng phần lớn khán giả vẫn nán lại và dành những lời khen không ngớt cũng như thăm hỏi gia đình nhạc sĩ.
Xin mượn lời Giáo Sư Vũ Ngọc Mai để kết thúc bài viết: “Nếu có một dịp khác nữa, tôi ước mong có một buổi tổ chức ở hội trường lớn hơn thế này, trang trọng hơn thế này, với nhiều kỷ niệm, CD, sách. Phổ cập không chỉ khán giả ở đây mà còn phục vụ khán giả trên toàn thế giới. Chúng tôi nghĩ phải là không gian lớn hơn 5-10 lần như thế này mới đủ tấm lòng yêu mến của chúng tôi với nhạc sĩ.”
- Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn: Hơn nửa đời không thể phai mờ Tâm An Tường thuật
• Nguyễn Đình Toàn và Ca Khúc Da Vàng sau chiến tranh (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Toàn. Về với nơi đã đến ( Lê Chiều Giang)
• Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả ‘Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên’, qua đời ở tuổi 87 (VOA)
• Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn (Trịnh Thanh Thủy)
• Nguyễn Đình Toàn (Học Xá)
• Nguyễn Đình Toàn: Từ chữ nghĩa tới âm nhạc (Phan Tấn Hải)
• Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn: Hơn nửa đời không thể phai mờ (Tâm An)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn (Phan Thành Trí)
• Nguyễn Đình Toàn (Võ Phiến)
• Nguyễn Đình Toàn từ Đồng Cỏ tới Áo Mơ Phai (Ngô Thế Vinh)
• Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan)
Tình ca Việt Nam - Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn 1970 (Phan Anh Dũng)
Ghé thăm Nguyễn Đình Toàn (Lê Xuân Trường)
Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn (Phan Tấn Hải)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn ra mắt sách "Bông Hồng Tạ Ơn" (tái bản) (Trần Yên Hòa)
Nguyễn Đình Toàn (Phay Van)
Đọc Áo Mơ Phai của Nguyễn Đình Toàn (Hoàng Lan Chi)
Những bài viết về Nguyễn Đình Toàn người phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề ngày xưa (kontum)
• Trang Thơ (Nguyễn Đình Toàn)
• Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy
(Nguyễn Đình Toàn)
• Hoàng Hải Thủy (Nguyễn Đình Toàn)
• Phạm Trọng, tác giả "Trường Làng Tôi" và "Mùa Thu không trở lại" (Nguyễn Đình Toàn)
• Nhạc sĩ Anh Việt (1927-2008) (Nguyễn Đình Toàn)
Tưởng nhớ Nhà văn - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn (1936 - 2023) (Thúy Nga PBN)
Tác phẩm trên mạng:
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |