|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn
(ảnh Trần Cao Lĩnh)
Nguyên Đình Toàn là người đa tài. Ông viết truyện, ông viết nhạc, ông viết kịch, ông làm thơ... Tuy nhiên ngoài cái truyện là chủ yếu, các món khác thỉnh thoảng ông chỉ vẫy tay làm một cái cho vui, rồi bỏ qua. Kịch đôi cái ngắn, nhạc một bài, thơ một tập... Đại khái thế. (Có thể ông buồn tình vẫy tay nhiều lần hơn nhưng rồi không thiết công bố, cho nên người đời không biết được bao nhiêu.)
Cái lối viết chơi, viết cho mình thôi, không màng phổ biến cho đời, lối ấy nó cũng có phong cách riêng của nó. Một ngày nào đó, chợt tác giả nảy ý cho phép nó ra đời, nó vô tình phơi bày ít nhiều cái "hở"; người đọc bắt gặp, thấy ngay. Thấy nó là cái riêng tư đi lạc ra chỗ công cộng.
Hãy lấy một thí dụ: Chữ "Ch."
"Em xa anh hắn cũng xa anh
Ch. ơi!
(...)
Thân anh không mang nổi hồn anh
Ch. ơi! Ch. ơi! Ch. ơi!
(Kỷ niệm rời một người yêu)
Những câu thơ ấy "ngâm nga" cách nào? Các vị HỒ Điệp, Tô Kiều Ngân, Hoàng Oanh, Đoàn Yên Linh v.v. kẹt cứng. Chẳng những không ngâm được má cũng không đọc lên được. Đọc là gì? Ch. đọc Chờ? Cũng như T. đọc tờ, S. đọc sờ v.v...: kỳ cục thấy mồ. Tên tuổi người yêu, không ai bắt buộc thi sĩ phải cứ thực cung khai; nhưng khi làm thơ cho người ta đọc thì ít ra phải làm cách nào để có thể đọc được. "Tố của Hoàng", Tố ấy không phải tên thật, Tố ấy vẫn là một bí mật của Hoàng thôi; tuy nhiên trên thi đàn vẫn cứ có một tiếng gọi, vang lên ong óng inh ỏi. Ấy là vì Vũ Hoàng Chương làm thơ cho thiên hạ thưởng thức. Nguyễn Đình Toàn làm cho mình.
Nhân tiện, cũng nên lấy thêm một thí dụ nữa cho vui.
Kiều có độ bị giữ ở lầu Ngưng Bích. Cảnh ở đấy được Nguyễn Du vẽ lại: có non xa, có trăng gần, có cát vàng, có bụi hồng, có cánh buồm xa xa, hoa trôi man mác, gió cuốn mặt ghềnh, ầm ầm tiếng sóng v.v... Cảnh có đẹp, tả có khéo; nhưng là cảnh chung chung, ở ven bể nào cũng thế.
Trong thơ Nguyễn Đình Toàn, kỷ niệm rõ nét cá biệt, rõ rành rành:
"Thành phố buồn đêm mưa rả rích
Chiếc xích-lô ghếch ngủ trên vỉa hè
Kim đồng hồ nhà thờ chỉ số 2"
(Bài đã dẫn)
Tôi chắc chắn "em Ch." lỡ có dịp đọc bài thơ này, đến đấy tất phải nhảy nhổm. Đêm nào, ở đâu, đúng vào lúc nào? Mọi sự được dựng tại vanh vách.
Lần khác, không phải chuyện thành phố mà là kỷ niệm giữa đồng:
"Và thủy triều dâng ngập cánh đồng
Con chim bói cá xanh lao mình xuống
Cơn sóng lăn tăn mát
Và hai bàn chân em trần trên những hòn đất khô
Anh ngậm chiếc cặp tóc trên môi..."
('Thủy triều')
Chết, chết! xin đừng nhắc nữa. Chuyện cũ nhắc lại rõ mồn một như thế, người trong cuộc sức mấy mà cầm lòng được! Thôi! thôi! "Em" sắp khóc, "em" khóc òa lên rồi nè!
Thơ Nguyễn Đình Toàn, toàn sự thật. Sống sao viết vậy. Cái thơ là cái thật. Vậy thì thơ ấy giá trị phải cao chứ gì? - Ý tôi không định lập luân như thế. Vàng thật hớn vàng giả, nhưng thơ thật vị tất hơn thơ gỉả. Thật không hẳn là tiêu chuẩn để đánh giá thơ. Thực tại với giả tưởng tha hồ đọ sức ngang hàng trong lãnh vực nghệ thuật. Duy có điều này chắc chắn: dùng món giả dễ sa vào khuôn sáo, xài toàn cảnh thiệt, cảm xúc thiệt để tránh các sáo ngữ rỗng tuếch. Sáo là tì vết làm hạ giá thơ, đó là cái chắc. Tiện tay quơ cái tứ "hoa trôi man mác" thì họa may là Nguyễn Du mới viết nổi câu thơ haỵ, Nguyễn Đình Toàn khó bì. Trái lại, hình ảnh "anh ngậm chiếc cặp tóc trên môi" khó gặp trong thơ văn quốc tế cổ kim, nhờ đó hình ảnh thành sống động, độc đáo.
Thơ mà đi sát cuộc đời thường, theo sát cuộc sống thiệt, cuộc sống hàng ngày, như thế e có phần thiệt thòi cho tính thơ mộng chăng? "Anh" mà cầm một đóa hoa có phải dễ coi hơn ngậm chiếc cặp tóc không? Còn chuyện đồng hồ chỉ đúng con số 2 thì nên thơ chỗ nào?
A! những cái ấy không phải cái quan tâm của Nguyễn Đình Toàn. Cái đẹp của thơ ông nó không cần đến những cái ấy. Ông Nguyễn, ông viết những câu không vần không luật, những lời như thể hồn nhiên. Mở đầu tác phẩm là bài "không dưng". Không dưng là bất ngờ, là đột ngột, là xảy ra không duyên cớ. Bỗng dưng xảy ra chuyện gì vậy cà? Vỡ đê chăng? Động đất 7 chấm, 7 chấm rưỡi chăng? - Đâu có! Bài thơ bắt đầu:
"Tôi ngồi một mình trên đồi thông vắng
lưng tựa vào một gốc cây già."
Rồi bài thơ kết thúc:
"rồi gục đầu thương nhớ
một người xa
một người đi rất
xa."
Thì ra thế: Bỗng dưng anh nhớ nàng. Thế thôi. Thế nhưng - bài thơ có trích dẫn sau đây - "Không dưng" cứ gây xúc động, cứ đẹp. Bạn đọc thử xem.
"Anh làm thơ cho em
Dù chỉ để đọc một mình"
('Tình yêu và bệnh tật')
Thư cho em, cho mình, không phải vì Nàng Thơ, vì Nghệ Thuật, có sao viết vậy, hồn nhiên, thì tỉ số thất bại tất cao; nhưng không có gì đáng trách. Thơ để mình đọc cho đỡ sầu đẹp thì tốt, lỡ không đẹp cũng chẳng việc gì mà trách nó. Oan nó lắm.
Thi phẩm của Nguyễn Đình Toàn mang tên Mật đắng. Mật ấy quả cực đắng. Toàn chuyện đau thương.
Tình yêu đổ vỡ người yêu tan tác:
"Em một lần tự tử
Anh một lần tự tử
Cũng không làm nổi gần nhau"
('Kỷ niệm rời một người yêu')
Thân thì mang bệnh. Tác giả nhiều lần nói đến chứng ho, ho ra máu, lại nhiều lần nói đến cái chết, chết giữa tuổi trẻ măng.
"Bàn tay vuốt mặt xương lồi
Hai mươi tư tuổi một đời cũng xong"
('Úp mặt')
Trong đời ai tránh khỏi bốn cái khổ: sanh, bệnh, lão, tử. Trong Mật đắng không có cái lão (mới hăm tư, đã xong rồi), nhưng được thay vào bằng cái ái, càng tệ hơn.
"Tình yêu là nước mắt
Ch. ơi!
Tình yêu là bệnh tật
Tình yêu là đớn đau
Là hờn ghen, thù oán"
Là..., là... nhiều thứ độc địa nữa.
Sanh, bệnh, ái, tử, nghe có hơi lạ tai một chút, dù sao cũng là chuyện của mọi nơi chốn mọi thời đại. Thành thử thơ của ông Nguyễn không giống thơ của đa số bạn bè xung quanh: không có mẹ Việt Nam gầy còm, không, có em gái Việt Nam da vàng, không cái gì buồn nôn phi lý cả, không có vận nước nổi trôi, niềm đau thế hệ, khói lửa tơi bời v.v... Ông Nguyễn biết em Ch. thôi, ngoài ra bất biết mọi chuyện lớn bé của xã hội quốc gia. Thơ ông là tiếng thơ vượt cả thời gian lẫn không gian.
Thơ văn nó có nên khỏe vượt như thế không? - Giới cầm bút đã phát biểu quá nhiều, chúng ta còn gì để nói nữa!
1 - 1999
- Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận
- Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định
- Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định
- Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định
- Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định
- Nhã Ca Võ Phiến Nhận định
- Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định
- Tường Linh Võ Phiến Nhận định
- Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định
- Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định
• Nguyễn Đình Toàn và Ca Khúc Da Vàng sau chiến tranh (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Toàn. Về với nơi đã đến ( Lê Chiều Giang)
• Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả ‘Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên’, qua đời ở tuổi 87 (VOA)
• Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn (Trịnh Thanh Thủy)
• Nguyễn Đình Toàn (Học Xá)
• Nguyễn Đình Toàn: Từ chữ nghĩa tới âm nhạc (Phan Tấn Hải)
• Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn: Hơn nửa đời không thể phai mờ (Tâm An)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn (Phan Thành Trí)
• Nguyễn Đình Toàn (Võ Phiến)
• Nguyễn Đình Toàn từ Đồng Cỏ tới Áo Mơ Phai (Ngô Thế Vinh)
• Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan)
Tình ca Việt Nam - Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn 1970 (Phan Anh Dũng)
Ghé thăm Nguyễn Đình Toàn (Lê Xuân Trường)
Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn (Phan Tấn Hải)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn ra mắt sách "Bông Hồng Tạ Ơn" (tái bản) (Trần Yên Hòa)
Nguyễn Đình Toàn (Phay Van)
Đọc Áo Mơ Phai của Nguyễn Đình Toàn (Hoàng Lan Chi)
Những bài viết về Nguyễn Đình Toàn người phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề ngày xưa (kontum)
• Trang Thơ (Nguyễn Đình Toàn)
• Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy
(Nguyễn Đình Toàn)
• Hoàng Hải Thủy (Nguyễn Đình Toàn)
• Phạm Trọng, tác giả "Trường Làng Tôi" và "Mùa Thu không trở lại" (Nguyễn Đình Toàn)
• Nhạc sĩ Anh Việt (1927-2008) (Nguyễn Đình Toàn)
Tưởng nhớ Nhà văn - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn (1936 - 2023) (Thúy Nga PBN)
Tác phẩm trên mạng:
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |