|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Phạm Duy
Thú thật, tôi rất mê Phạm Duy tới độ gần như là con nghiện, và bên cạnh ông sự tương hợp dường như có bàn tay mênh mông của tạo hóa xếp đặt nhiều hơn nghệ thuật, hay một liên doanh kiếm tiền, đó là ca sĩ Thái Thanh. Nhạc Phạm Duy không ít người hát, nhưng những ǵì tồn đọng, trong lòng người Việt chỉ từ Thái Thanh, như vật nặng đọng lại và kết dính dưới đáy ly sau khi đã đổ đi phần nước. Sự ví von có hơi khập khiễng, nhưng thực tế là như vậy. Cũng với Phạm Duy mà Thanh Lan trong Mùa thu chết, cũng chết khi hết mùa thu, những con cái ông như Duy Quang, Thái Hiền cũng sống với thập niên 70 tới 75; những: Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Hai năm tình lận đận, Em hiền như Ma soeur, Tuổi thần tiên, Chú bé bắt được con công, Tuổi hồng, v.v... rồi cũng ra đi như cả gia đ́ình ông sau 75.
Cả đời tôi cho tới hôm nay, vẫn mê nhạc Phạm Duy, nhưng có lẽ cả đời tôi không có diễm phúc tận mặt ông một lần, dù hiện tại ông gần tôi hơn cái cộng đồng người Việt hải ngoại tới những 30 năm. Có lẽ chẳng bao giờ tôi có khả năng sở hữu chiếc vé vào cổng những 500 ngàn đồng tiền Việt nam cho dù cũng ghiền lắm, với hạng bình dân lao đông để thấy tận mặt ông. Ông đang "Hát rong" ở đất nước nầy, tôi cũng đang sống ở đất nước nầy. Nhưng đối tượng ngày trở về của ông không có những thằng tôi, hóa ra ghiền và được thỏa cơn là hai phạm trù đôi khi trái dấu.
Tôi biết mặt ông khi tôi cọ̀n nhỏ lắm, mười mấy tuổi ngày xưa cọ̀n bé lắm, nhân một tối anh chị tôi dẫn đi xem chiếu bóng miễn phí bỡi đoàn công tác Dân sự vụ Hoa kỳ về chiếu trong làng. Làng quê tôi không chịu ảnh hưởng chiến tranh nhiều lắm, nên thường có những buổi như thế, cả người chiếu bóng lẫn người xem không sợ Plactis (chất nổ) của phía bên kia, tôi được xem Phạm Duy hát bài Giọt mưa trên lá với một người Mỹ, cả hai cùng mặc bộ bà ba đen cổ kiềng, bộ áo quần ấy không hề giống người dân quê Việt nam đương thời, mà là sự rập khuôn của cán bộ Bình định xây dựng nông thôn; một lần khác, đúng ra tôi có thể gặp Phạm Duy bằng xương bằng thịt, khi ông tới Thị xă Đà nẵng hát cho sinh viên học sinh (SVHS), tôi cũng là một học sinh nhưng của trường huyện lỵ, thế là tôi tới hơi trể, và chương trình cũng có thay đổi nên lại ôm hận.
Số là vào năm 1972, hôm ấy theo dự kiến Phạm Duy sẽ tự hát nhạc mình ở trường Phan Chu Trinh (PCT) - Đà nẵng, đó là trường lớn và giỏi của thị xã, theo sự sắp xếp của thị trưởng là Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi. Nhưng vào giờ chót do chuyến đi được tài trợ của Hội Việt Mỹ, mà hội nầy có cours bên Nữ trung học Hồng đức nên ông phải sang diễn tại đây. Chúng tôi kéo từ PCT sang Hồng đức thì đă chật ních người, không tài nào chen lọt, thế là đành đứng ngoài đường Thống nhất (Lê Duẫn bây giờ) nghe ông hát được nữa bài Ngày trở về thì "chiến tranh" ập tới: bom trứng gà và cà chua dù không thối, ném từ khán giả lên khán đài, tuy có hàng rào an ninh do những Cảnh sát và Quân cảnh họ cũng làm chiếu lệ, bỡi họ biết nguyên nhân, chứ không phải phá hoại của Việt cộng. Những câu chửi bới lớn giọng, đúng mà sai, sai mà đúng, Phạm Duy bán nước, Phạm Duy theo Mỹ, v.v... mà những ngày sau tôi mới hiểu ra rằng đó là sự kích động! Đúng là HSSV thời bấy giờ dị ứng với người Mỹ, hai là chuyện tự ái của PCT về cuộc di tản không hát của ông theo yêu cầu của Hội Việt Mỹ. Từ đó về sau nhạc sĩ tài hoa nầy không dám tới miền Trung, thật không thể có một dịp nào hãn hữu mà vô duyên hơn thế nữa.
Dòng đời trôi dạt, tôi vào Sài gòn chuẩn bị cho mùa thi Đại học thì miền Nam rơi vào tay CS. Sau 30/4/75, ông ra nước ngoài, tôi trở về với ruộng vườn quê nhà. Trong những ngày bài trừ văn hóa miền Nam dưới tiêu đề "Bài trừ văn hóa nô dịch, phản động, đồi trụy" trong cả tủ sách phải nộp cho chính quyền Quân quản, có duy một quyển tôi tiếc tới ngậm ngùi, đó là Phạm Duy còn đó nỗi buồn của nhà văn Tạ Tỵ; nhưng tôi vẫn âm thầm dấu lại di sản của cặp bài trùng, đó là cuốn băng cassett Thái Thanh hát nhạc của ông, những Ngh́ìn trùng xa cách, Còn chút gì để nhớ, Chuyện tình buồn, Mùa thu chết... mỗi khi nửa đêm, lắng nghe chùng, thấy hay, ngọt ngào, như cái ngon của người ăn vụng.
Thời gian cứ trôi đi như thế, tôi phải kiếm việc làm nuôi miệng, tôi vào làm cu-li cho nghành đường sắt, cuộc đời rày đây mai đó trên các tuyến, mà hầu hết ở miền quê, hay vào sâu những vùng cọ̀n hoang sơ. Cứ đêm về, chúng tôi lại cùng nhau ôm cây guita cũ rích, nứt thùng, hát cho nhau nghe những tác phẩm của ông, mặn mà tình tự, bên những chén rượu nấu từ mật mía. Những thứ tiện nghi nho nhỏ ấy làm vơi đi kiếp lưu đày hằng ngày chúng tôi phải sống, mong cho đêm về trút hết bằng những lời ca. Cũng nhờ thế mà cuộc đời có thể vượt qua và ông thành tri kỷ, một thứ tri kỷ nhận vơ qua những tiếng đàn.
Tôi lại mang theo ông ra tới chiến trường biên giới, từ những ngày đầu năm 1977, tôi vào bộ đội, tôi mang ông theo trong trí nhớ có thiên vị của mình, so với Vũ Thành An và mười bài không tên, hay Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, cũng là những người tôi thích, nhưng họ chỉ chiếm một phần nào, thời bấy giờ tôi nghiễm nhiên là quân nhân Cách mạng (CM), anh bộ đội cụ Hồ, tôi hát thoải mái hơn vì không ai chụp cho tôi chiếc mũ đen phản động. Tôi đang cầm súng trong chiến hào cộng sản (CS), làm sao có thể phản động được kia chứ? Thời gian nầy tôi đặc biệt dị ứng với Trịnh Công Sơn đã một thời phản chiến làm đời tôi chung với nhiều cuộc đời tàn tạ, nhất là tôi tận mặt anh ta trên chuyến tàu thống nhất đầu tiên ra Bắc buổi khánh thành. Với suy nghĩ cực đoan của tôi anh ta là kẻ xu thời, một thứ CM ba mươi như cả miền Nam vẫn gọi.
Những bài ca tình tự của Phạm Duy với tôi khi làm người lính có nhiều hạn chế, lính miền Nam NVQS (?) c̣òn sợ sệt chính trị viên, nhất là lúc dừng quân sau một trận đánh, sợ cho là làm "Yếu lính" với sự ủy mị. Ở xứ Chùa Tháp Ăng co trong mùa khô, mùa tổng phản công, những cánh rừng tàn tạ, nước khô kiệt, có khi phải đái vào khăn tay rồi vắt uống lại cho đỡ khát, nhưng Phạm Duy thần tình, lỗi lạc, hợp cảnh hợp tình, với Áo anh sứt chỉ đường tà phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, hay Bà mẹ Gio linh, hoặc xa tới đồng bằng Bắc bộ với Tiếng hát sông Lô, với Thương binh, Mùa đông binh sĩ, và làm mũi ḷòng người lính - cả ngài Chính trị viên cũng không bỏ dỡ với Ngày trở về! Chiến cuộc phải hay quấy thuộc về các nhà chính trị cấp trung ương (TW), cọ̀n người lính, đạn bom không cần biết đúng sai, không chọn người mà gặp, nghĩ thân phận ḿình ai cũng mũi ḷòng nếu... ngày trở về, anh bước lê trên quãng đường đê, đến bên lũy tre... rất Việt nam, khác với những rừng thốt nốt.
Rồi chiến tranh cũng dần im ắng, chúng tôi buồn, buồn lắm ở chỗ không phải một mà quá nhiều người nằm xuống, bài Cho người vừa nằm xuống như lời từ giả bạn bè, đồng chí, đồng hương chưa mang xác về quê nhà. Chúng tôi hồi hương vào nửa đầu năm 80, bỏ bạn bè cọ̀n nằm đó những nấm mồ chưa có cỏ, chẳng dám có tên mà chỉ có một bảng số cho mỗi con người. Hành quân về tới Thanh an là căn cứ đồn Tàm trước 75 khốc liệt của Cao nguyên đất đỏ, chúng tôi biết mình cọ̀n sống. Dừng lại một đêm nhìn khoảng trống mênh mông của nghĩa trang quân đội tạm thời cũng toàn biển số, mà nơi đây, hôm nào đi qua là những cánh rừng cọ̀n hoang sơ như chưa có bóng người, không phải chỉ bạn mình mà người trong cả nước, họ cọ̀n nằm đây cả. Đêm đó chúng tôi không ngủ, lại tới với Phạm Duy, ngày mai chúng tôi sẽ tới với ... Em Pleiku, má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông... thế là không ai bảo ai, bài hát ấy thành bài đồng ca đậm hơi, thuốc lá đá thuốc lào, chúng ta những người cọ̀n sống, ngày mai chúng ta diện kiến với c̣òn chút gì để nhớ, làm...anh khách lạ, đi lên, đi xuống, ... những một tháng trời an dưỡng trước khi ra quân ... May mà có em, đời c̣òn dễ thương...
Những ngày trú tại Pleiku là đế vương của lính thật, cà phê ngon, không gian ấm cúng, trời se se lạnh, đúng là tơ ông Hữu Định quyện với nốt nhạc tài hoa của Phạm Duy có tới đây rồi mới thấy. Các em Pleiku cứ giạt ra trước cửa rạp chiếu bóng Diệp kính, nhường đường cho mấy "chú bộ đội" xem phim chùa không mất tiền mà lại ưu tiên. Lính chiến về thành phố cũng có cái hay ấy, chúng tôi cứ ngông nghênh bất cần đời, và lúc nầy cũng cực đoan, cứ áo xanh (lính) ở đâu thì áo vàng (công an) trốn biến, cọ̀n không là có chuyện nổ súng.
Ngày tháng đi qua không nhanh với nỗi sốt ruột, mong gặp cha mẹ để mừng, nhưng không thể chuồn được, chín đấm chịu rồi c̣òn một đá có trẹo hông cũng phải theo, thế là những ...Gánh lúa, Bà mẹ quê được soạn ra để dỗ dành ḷòng mình nên cố gắng, ngày xuống núi rồi cũng tới. Họ khôn thật, một tháng ăn chơi trên cao nguyên, chúng tôi như giũ sạch chiến tranh, mập, trắng ra, áo quần mới tinh tiến về đồng bằng. Quê nhà tôi, bà mẹ quê có già đi với chờ đợi, giọt nước mắt mừng rỡ ứa ra của cả hai mẹ con, thế là mẹ tôi không bao giờ làm Bà mẹ Gio linh...
Từ đó cho tới mấy năm sau tôi cứ sáo mọ̀n với những bài trước 75 của Phạm Duy, không từ một bài nào tôi thuộc. Những tháng ngày thổ tả, cơm không đủ no, ông lại cần thiết hơn như vị cứu tinh làm vơi cơn đói; cả nước họ đều như vậy th́ì mình cũng chẳng thể hơn. Cho tới một ngày, có người quen từ Sài gọ̀n ra cho một cuốn băng, cũng nhạc Phạm Duy như cũ, tiếng hát Thái Thanh nhưng không nghe mặn mà gì, có thể bà ấy có tuổi, cũng có thể bà ấy không có không gian Việt nam tăng thêm diễn cảm, và cũng có thể tôi chưa kịp cập nhật thứ nhạc cụ điện tử ở Hải ngoại họ ḥòa âm, phối khí chăng? Tôi cất giữ nhưng không thường nghe như cuốn băng của tôi từng cất giấu. Nhạc hải ngoại du nhập nhiều hơn và nhà nước cũng không cọ̀n căng thẳng với nó, có quen dần nhưng vẫn không thấy hay, do Thái Thanh hay do Phạm Duy thiếu thiếu một cái gì không hình dung được... những Mẹ năm 2000, hay Một mai tôi sẽ chết, v.v... tôi không chú ý nên chẳng nhớ nhiều.
Tới hôm nay, nghe tin ông trở về ở luôn quê nhà trước tin ông "Chết" tôi ngậm ngùi, tôi nuối tiếc một thiên tài âm nhạc, tôi không rõ vì sao ông trở về? Bên nước Mỹ bây giờ cũng ăn cơm bằng đũa như ở VN, cũng có phở với giá trụng hơi sông sống, cuộc đời từng có lúc làm du ca, hay ông chưa thỏa mãn với kiếp du ca ngắn ngủi trước 75? Hay ông cần tiền với giá vé nửa triệu một ghế? Cũng bộn xu thật, hay chính ông muốn nắm xương mình chôn trên đất mẹ VN? Ông đã chết! Mọi lý giải đều vô ích, tôi không tự tìm ra cho mình một lời giải thích nào tương đối hợp lý, nhưng tôi tiếc cho một kiếp người tài hoa lại bạc mệnh lúc cuối đời; chết mà không hề trăn trối với những ca sĩ, nhạc sĩ nghiệp dư như tôi, một con nghiện nặng đô chưa từng thỏa mãn cơn ghiền, nghe tin ông tự tử, trước khi chết.
Ông không trăn trối gì, ông chỉ nói những điều vớ vẩn với bọn người vớ vẩn, họ không cần ông gần cả đời ông, bởi quảng thời gian ấy họ căm thù ông là tên phản động, một lần bỏ kháng chiến theo giặc vào Nam, cọ̀n gọi là "Quân đuổi Pháp quá đà". Rồi lần khác sau 20 năm ông đói bơ khát sữa, ông không giống họ bao giờ, mà khác nhau như hai thái cực, ông nghệ thuật vị nghệ thuật, họ nghệ thuật vị nhân sinh, làm thế nào mà cuối kiếp người ông lại vị nhân sinh một cách hoang phí như thế nhỉ?
Thôi thì cứ đổ tại số trời, ông chết đi thay vì để lại ḷòng thương cảm từ những người đi cùng ông xa xứ, ông cũng nên cảm ơn 30 năm qua chính họ góp tiền nuôi sống, là vé máy bay cho cả gia đình ông tới nửa ṿòng trái đất, là nhà ông mới mua ở đất Sài g̣òn. Tôi không tin CS sẽ L'amour c'est pour rien, tính cho không với ông những tiện nghi hôm nay ông đang có, thế thì tại sao ông lại nói ra những lời vớ vẩn phụ tình? Hay thời trai tráng ông có quá nhiều những cuộc tình với cả Tây trong Mùa thu Paris, Tiễn em, hay thân tình gần gũi với Tạ Tỵ nói ra, để rồi bây giờ ông bị mắc lời nguyền nên ông tự sát?
Cũng cọ̀n cố gắng níu kéo với ông một điều đôi khi tuổi già làm con người nghễnh ngãng không kiểm soát hành vi? Thế là, cả đời tôi với ước mơ một lần tận mặt, chẳng cọ̀n bao giờ có thể khi ông đã ra đi, tôi mong ông một chiến sĩ chiêu hồi, một lần bên nầy và một lần bên kia, thi thể ông sẽ được chôn trong nghĩa trang Mai dịch, nơi những công thần chế độ yên giấc nghìn thu.
Vĩnh biệt ông mà bên tai tôi cọ̀n văng vẳng giọng hát của ông cùng với Khánh Ly trong Album 50 năm đời vẫn hát của chị,... một mai tôi sẽ chết trên đường về nơi cõi hết, tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?... tôi không đem theo với tôi được tiền tài hay danh vọng, tôi không đem theo với tôi... những tượng đồng bia đá trắng... những khát vọng tiếng anh hùng...
- Vĩnh biệt Phạm Duy Du Lam Tạp bút
• Việt Nam, Việt Nam, Giấc Mơ Ngậm Ngùi (Lê Hữu)
• Phạm Duy và Minh Họa Kiều (T. V. Phê)
• Phạm Duy với ngàn lời ca (Nguyên Sa)
• Vĩnh biệt Phạm Duy (Du Lam)
• Còn Chút Gì Để Quên, Để Nhớ ... (Phạm Duy)
• Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)
• Đặng Thế Phong (Phạm Duy)
• Dzoãn Mẫn và nhóm Tricea (Phạm Duy)
Bà Mẹ Quê (Thái Hằng)
Giọt mưa trên lá (Phạm Duy, Steve Ađiss & Mitch Miller)
Kỷ vật cho em (Thái Thanh)
Ngậm ngùi (Lệ Thu)
Ngày xưa Hoàng Thị (Thái Thanh)
Nương Chiều (Thái Thanh)
Ông Trăng Xuống Chơi (Thái Hiền)
Nhạc Phạm Duy (taberd.com)
Nhạc Phạm Duy (Phung Nang Tran): 1, 2
Con Đường Tình Ta Đi: 1 & 2 (Trung Tâm Làng Văn)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
• Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)
• Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)
• Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)
• Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |