1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đường Kiến (Kinh Dương Vương) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      29-03-2011 | TRUYỆN

      Đường Kiến

        KINH DƯƠNG VƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Khu rừng không giấu nổi bộ mặt tàn nhẫn và thô lỗ. Nó không mang vẻ huyền hoặc quyến rũ của một thế giới chưa tỏ lộ. Màn bí mật bao trùm, che dấu những âm mưu thâm độc.

      Nhưng mãnh thú và mãnh cầm không can dự đến việc gây cho chàng cái cảm giác sợ hãi và kinh tởm, mà chính do con người.

      Sau một thân cây, trên chòm lá rậm, dưới lớp cỏ mục khô. Mọi nơi,

         Một nhát mã tấu

         Một mũi tên độc

         Một hầm chông

         Một viên đạn bắn sẻ,

      cùng tự che giấu và xuất hiện bất thần để làm thành vô tri những thân thể đang chứa chan sinh lực, đưa những linh hồn xanh tươi, chưa hết ngỡ ngàng, trao cho lão già cầm liềm hái, ốm đau nhưng không bao giờ biết mỏi mệt trong công việc.

      “Nhưng thật bất công và ngu xuẩn khi cố tình gán cho khu rừng, hay nhìn thấy ở nó lòng giả trá bạo tàn. Như thế đã tỏ ra vô ơn biết bao đối với những dòng suối nước lành, những trái cây ngọt giọng, muôn hoa ngát hương, lời chim muông thánh thót. Phải công bình với thiên nhiên, chàng tự nhủ. Thiên nhiên luôn vô tư, chỉ có con người, con người đã lợi dụng thiên nhiên, gây nên những tội ác và làm hoen ố nó mà thôi”.

      Nhưng bóng tối thì cứ phủ vây chàng, ám ảnh chàng không ngớt cùng với nỗi chết đang rình rập. Thứ bóng tối kỳ quặc, cay sắc thăm thẳm, cắn vào da thịt như nanh vuốt tanh hôi lạnh giá của ác thú. Thứ bóng tối bám vào thân thể làm cho da thịt thối rữa, như nọc độc rắn đen. Chính vì ghê tởm sự im vắng, âm thanh man rợ, chính vì lòng khao khát ánh sáng, sự vững chãi bình an, thân tín và trung hậu, chàng đã có những ý nghĩ bất công đối với khu rừng.


      Bên cạnh chàng, xác Hoàng chết đứng, gập đôi người lại, trong thế quì mà đầu gối không chạm đất, treo lưng chừng. Đầu chúi về trước, nghiêng trút xuống tựa đang cúi khom mình để bước tới. Hai cánh tay khuỳnh, gập góc vuông. Các ngón bấu víu tuyệt vọng vào những lá cành.

      Hoàng chết, mặt úp xuống giấu trong gai cỏ.

      Giấu gương mặt xanh xao tiều tụy đói cơm.

      Hoàng chết đúng lúc để khỏi phải hứng chịu một cái chết dần mòn với cổ bỏng và bao tử cào xé. Cảm ơn, xin cảm ơn. Ôi! Dẫu vậy điều đó không giúp chàng làm lắng dịu cho nổi, lòng xót xa thương bạn đến hóa thành thù hận.

      Thù hận và uất xót điều-vô-cớ.

      Một hình bóng không rõ, mơ hồ ẩn hiện mà nanh vuốt luôn nhe ra như một loài quỷ dữ đầy quyền lực. Nó đè lên trái tim làm chàng đớn đau vô hạn. Nỗi uất hận cùng với lòng buồn nản. Phải chăng đó là hậu quả căn bệnh bất lực trầm trọng, nó không làm rũ liệt thể xác chàng mà còn là định mệnh chung cay nghiệt cho cả một dân tộc?


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Chàng không còn lường được độ cảm xúc ở nơi chàng. Chàng không còn giữ nổi ý niệm về sự phân cách tuyệt vọng giữa cõi sống và cõi chết. Giữa hai cõi đó không còn một giới hạn rõ ràng nữa. Chàng lầm lẫn. Chàng tự hỏi: “Ta đang sống hay đã chết?” Và điều đó đối với chàng chẳng có gì quan trọng. Nếu biết rằng chàng đang sống, chàng cũng không vui gì hơn khi biết mình đang sống trong cõi chết. Chàng sờ vào cái xác Hoàng cứng đơ, lạnh ngắt. “Xác Hoàng hay xác ta? Hoàng đã chết thật hay Hoàng đang yên ngủ?”. Nhưng ngọn lao tẩm thuốc độc xuyên qua hông Hoàng kéo chàng ra khỏi cơn mộng. “Hoàng thực đã chết rồi”. Thuốc độc đã thấm vào thân thể Hoàng, cướp lấy sự sống của Hoàng một cách nhanh chóng. Chỉ bằng một chớp mắt. Cõi sống và cõi chết được phân định sau một cái chớp mắt. Người ta không lường được. Người ta không ngờ được và tưởng chừng như chàng đang nằm mơ. Nhưng giấc mơ khi tỉnh dậy không thay đổi. Đó là sự thật.

      Hoàng đi trước chàng vài bước. Đưa hai tay rẽ một bụi rậm, lách mình qua một khe hở giữa hai thân cây. Một tiếng tách nhỏ nghe thật vô nghĩa. Hoàng gập người lại làm đôi như bị gẫy, hai tay ôm lấy bụng. Chàng lao mình tới gọi khẽ: “Hoàng, Hoàng! Cái gì … Kìa! Hoàng, Hoàng!” Hoàng không trả lời. Và Hoàng không bao giờ còn tiếng nói. Một vài cái uốn mình, cố gắng cất đầu lên, nhưng đầu Hoàng như bị một bàn tay vô hình rị xuống, gục hẳn, rã rượi. “Hoàng đã bị bẫy”, chàng thảng thốt nghĩ. Một ngọn lao xuyên qua hông Hoàng như mũi chĩa xuyên qua bụng một con ếch. Chàng vuốt theo cán lao lần vào đến vết thương. Máu sắp đông vây ra tay chàng, nhờn và lạnh.

      Hoàng chết không trối trăn.

      Hoàng chết sau một tiếng kêu trời ơi thất thanh.

      Những ngón tay còng queo quờ quạng vô vọng trong bóng tối. Và hết.

      Đêm lễ mãn khóa ở quân trường Thủ Đức, Hoàng có chân trong số những Sinh Viên Sĩ Quan giữ lửa thiêng ở Trung Nghĩa đài. Một người bạn vui miệng đã bảo: “Này Hoàng, có ai giành chỗ đó đâu mà mày phải canh với gác? Cho mày về trước, tha hồ viết tên thật lớn”. Hoàng đáp: “Ừ! Thì càng tốt chứ sao. Về trước còn chỗ biên tên, được ngửi mùi nhang trầm. Đến sau không ai nhận thành hồn ma vất vưởng”.

      Bây giờ, thật đã như lời Hoàng ngày nào. Hoàng đã về trước để giữ chỗ và ghi tên mình trên mặt đá nhám. Ở đó Hoàng gặp lại những người bạn đồng khóa, đã nôn nóng về sớm hơn Hoàng. Và những bậc đàn anh lạ hay quen.

      “Hoàng ơi! Mày đã chết không kịp nói lời cuối cùng cho ta, cho những bè bạn mày còn sống lại ở đời. Những người đã cùng mày bước một quãng trên con đường không rõ hướng. Con đường đã nhiều lần chúng ta tìm cách đặt lại cho đúng vị trí nhưng… công việc đó không có ích hơn một giấc ngủ và chúng ta đã nhiều lần bỏ đi ngủ”.

      “Ta còn nhớ những đêm cùng bè bạn – sau một ngày nhọc mệt ở thao trường – đêm còn chong mắt ngắm những trái hỏa châu bật sáng, treo lơ lửng giữa cõi trời đen bao la, cố đoán phương hướng và những gì xảy ra nơi những trái hỏa châu soi sáng. Cố gợi lại một trận chiến hãi hùng nào đó chúng ta đã thấy trên màn bạc”.

      “Ta còn nhớ những buổi trưa im, nắng lửa, năm mươi đứa nằm trong một căn trại nực nồng với mồ hôi, mỗi lúc giật nẫy mình lên sau những tiếng nổ vỡ tim của những khẩu trọng pháo 105 ly của quân đội Hoa Kỳ đặt sát bờ rào vọng gác số năm.”

      “Những ngày những đêm rồi những đêm những ngày, từng đoàn trực thăng và phản lực cơ ném hàng ngàn trái bom xuống khu rừng dừa nước, cách xa trường không hơn bốn cây số – chúng ta đã tính ra bằng khoảng cách thời gian khi ánh sáng lóe lên đến lúc nghe tiếng nổ. - Chúng ta thấy rõ từng cột khói bốc cao. Đêm đêm trực thăng bay chung quanh trường dọi đèn pha tìm địch, bắn những tràng liên thanh dài. Gần đến nỗi, tưởng như ánh đèn rọi sát hàng rào kẽm gai”.

      “Ngày đó… Chúng ta chỉ nghe nói đến và mọi sự hãy còn là lý thuyết mà thôi. Những thảm cảnh chỉ vang đến tai chúng ta như tiếng vọng. Chúng ta chưa mục kích và chưa thực sự tham dự. Giờ đây… “


      3.


      Chàng rút mạnh mũi lao ra khỏi người Hoàng, đỡ xác bạn, để nằm trên lớp lá khô vàng rồi ngồi xuống bên cạnh. Sự ráng sức trong tình trạng suy yếu khiến chàng mệt đứt hơi. Chàng vội nằm dài, duỗi xuôi hai tay chân. Một màn đêm thăm thẳm bao phủ chàng. Màn đêm mà trong đó lảng vảng biến đổi những sắc màu lộng lẫy. Chúng di động không ngừng theo chiều ngang dọc bằng những chiếc cánh vô hình, thoắt biến, thoắt hiện. Có lúc chúng tụ lại thành những khóm hoa bảy sắc cầu vòng, rực rỡ trên nền đen mịn nhung. Một cảm giác lạ chạy khắp người chàng. Chàng cảm thấy cảm giác đó tăng dần và thân xác chàng mỗi lúc trở nên nhẹ nhõm. Ý thức về thân xác chàng thật mỏng manh, chàng tưởng chừng như thân xác chàng đang chầm chậm bốc hơi tan biến mất. Chàng cố gắng một cách tuyệt vọng để xác định lại vị trí của tứ chi nhưng vô ích. Thân xác chàng như đã rã tan và ý thức về thân xác bồng bềnh trên một đại dương tăm tối. Thân xác chàng bấy giờ chỉ là thứ ý niệm mịt mờ vẳng đến tự hư không. Trong trạng thái đê mê rũ liệt đó chàng cố sức chống trả lại, nhưng dường như chàng lại có ý mong mỏi cảm giác đó sẽ tăng lên tột độ. Chàng muốn làm một cử động chống trả lại, nhưng động tác mà chàng tưởng như là một cố gắng tuyệt vời để thoát ra khỏi trạng thái đó đã đẩy chàng đến chốn. Như một chiếc bọt tan ra trong nước, như đám mây mất dạng giữa trời xanh, cơn mê thiếp đến tựa con sóng dịu dàng cuốn lấy chàng không phương chống chỏi.


      Trong mơ chàng thấy mình hóa kiếp thành một con sùng nằm khoanh trong đất lạnh, hai tay ôm lấy đầu như một bào thai non, chung quanh chàng đặc sệt bóng tối sâu thẳm cõi hỗn mang. Gió thổi bốn bề. Nàng hiện đến trên cánh lá non long não – nở ra giữa buổi sáng mùa Xuân. Chiếc lá bay lượn và tà áo mầu thiên thanh của nàng tung phất phới. Mái tóc đen mướt tung bay lộ vừng trán rộng. Mắt nheo tinh nghịch và hai nụ môi nàng mọng như hai múi bưởi hồng. Chiếc lá đáp nhẹ nhàng trên trán chàng. Nàng cúi xuống áp hai bàn tay ngón thon mềm lên má chàng. Môi nàng mấp máy “Em đến với anh”. “Cám ơn em”, chàng khẽ đáp, mắt vẫn nhắm “Em mang thức ăn và nước đến cho anh”. Nàng lấy bánh và chai nước lọc trong một túi nhỏ. Nàng quì, đút cho chàng từng muỗng nước. “Tội nghiệp anh của em. Tội nghiệp người yêu của em”. Mái tóc vòng lấy chiếc cổ nõn của nàng hóa thành con rắn đen da óng mướt như một tấm khăn nhung. “Mẹ vẫn mạnh đó anh”. Nàng lấy ra tấm gương soi giấu trong ngực trao cho chàng. “Mẹ đó anh”. Trong mặt gương mẹ chàng hiện ra, cười môi trầu đỏ thắm. “Chào mẹ”, chàng thốt nhỏ. Mẹ chàng vẫn im lặng nhìn chàng âu yếm mỉm cười. “Con trai chúng ta đây”. Trong mặt gương hiện ra một chú thỏ lông trắng, chiếc mũi hồng nhạt rung rung, đôi mắt trong như ngọc. “Người yêu của em”. Nàng gọi. “Ôi! Tình yêu của chúng ta”. Một hỏa châu sáng lên trong mắt nàng. Chàng đưa hai tay bưng lấy mặt. Thân thể chàng nặng như một khối đá đen, to dần lên, sình thối. Hai con mắt bị đục thủng, sâu hoắm như hai lỗ đêm. Những chiếc răng rơi rụng. “Anh, em yêu anh”. Nàng cúi xuống hôn đôi môi sưng húp nứt nẻ của thây ma chàng, lên lớp da căng cổ chàng. Nàng hóa thành một con kiến càng đen, hai chiếc nanh nhọn như hai gọng kềm kẹp lấy cổ chàng. Chàng hốt hoảng xô nàng ra. Chàng cố sức dùng hai tay liệt mở hai chiếc nanh nhọn. Chàng hét lên: “Hãy buông tha tôi! Hãy buông tha tôi! Ôi tình yêu! Tình nhân… Ôi! Tôi là một thây ma… Ôi… tôi…”


      Chàng tỉnh dậy chưa hết cơn khủng khiếp. Khu rừng sáng tỏ dần. Chàng cảm thấy dễ chịu. Thật ra đó chính là cảm giác tột độ của sự rã rời chàng chưa kịp nhận biết. Hai cánh tay, hai đùi chân chàng vẫn duỗi xuôi như người ốm liệt. Một ít mồ hôi vã ra trên trán. Chàng cảm thấy yếu lả tưởng chừng toàn thân chàng bẹp mỏng dán xuống mặt đất như một tấm bánh tráng nhúng nước. Chàng mở mắt, định thần nhìn lên những chòm lá, nhưng mắt chàng bị phủ che một màn sương đục. Chàng thấy mình như đang nằm trên mặt một dĩa hát đang quay. Và chàng khó lòng xác định vị trí thân thể chàng. Lớp da bụng đè xuống bao tử như dằn đá làm bụng chàng đau nhói. Chàng phải thở khó nhọc để có đủ hơi nâng lớp da bụng nhô lên. Bỗng ở cổ chàng đau buốt. Cơn đau hẳn đã đến từ trước nhưng chàng chỉ nhận ra cảm giác đớn đau khi con kiến càng đen to bằng đốt tay cong cái đuôi mọng tiết chất độc làm cho vết thương nhức nhối. Cơn đau nhức nhanh chóng lan ra khắp cơ thể chàng. Máu chạy mạnh trong huyết quản và bất thần chàng nhấc được cánh tay sờ vào chỗ đau, bóp bẹp con kiến đang cố sức cắm sâu hai mấu nanh nhọn vào da thịt chàng. Chàng xoa chỗ đau đã sưng to lên, và cử động nhẹ cánh tay còn lại. Vẫn nằm yên, chàng sờ soạng trong các bọc moi được viên sinh tố còn sót, kẹt tận góc đáy bọc, cho vào miệng ngậm. Và dầu sự tê buốt của vết thương đã đánh thức ở chàng các giác quan, trạng thái rũ liệt chưa thuyên giảm. Lúc sau, trong một cố gắng tuyệt vời, chàng nghiêng mình lại với hy vọng có thể ngồi dậy được. Và chàng đã bật dậy như một người bình thuờng nhờ ở sự hoảng hốt. Thân thể chàng được nâng lên tựa có sức đẩy của một chiếc lò so, khi chàng nhận ra, từ lúc nào chàng đã gối đầu lên xác bạn. Cơn ớn lạnh chạy dọc theo xương sống khiến chàng rùng mình. Bấy giờ chàng mới cảm thấy cái lạnh của suốt một đêm sương đã thấm vào da thịt. Chàng co hai đầu gối sát vào ngực để giữ chút hơi ấm. Máu khô dính bó cứng các đốt tay. Chàng xòe ra, co giãn các ngón. Lớp máu khô rạn nứt theo các đường chỉ chằng chịt, rơi xuống như những vụn cánh kiến màu đỏ sẫm. Trời đã sáng. Trong khu rừng lá rậm, ánh sáng bị che khuất, chàng không ước lượng được thời gian. Bỗng từ đâu đến một vệt nắng. Chàng ngẩng đầu nhìn lên. Qua một khe lá hở tít trên cao, tia sáng đâm thẳng xuống dọi đúng ngay gương mặt Hoàng như một tia nhìn cay cú. Phản quang lá cây sắc lục non nhuộm gương mặt vô tri của Hoàng thêm tái mét. Khoảng sáng nhỏ nhoi bao phủ chung quanh chàng thật êm mát dịu dàng như sắc lục phơn phớt của những chiếc lá long não trong tiết đầu Xuân.


      4.


      Ad-22 Ad-22

      Chàng nhìn xác bạn. Lưng Hoàng kê trên một chiếc rễ cây, phần bụng hơi nhô cao lên. Tay chân Hoàng đặt trong một tư thế khó nhìn. Trên quần áo Hoàng in thẫm những dấu tay bết máu đã bấu víu giằng co trong khi xô xát. Chàng ngồi dưới chân bạn nhìn lên. Hai lỗ mũi Hoàng trống hốc, những sợi lông dài quá khổ ló ra ngoài. Trái mũi to tròn nổi lên như một cái mô dốc nhỏ. Mắt Hoàng còn mở, đục lờ, miệng há. Toàn thể gương mặt còn in rõ nét hãi hùng. Chiếc răng khểnh đóng vàng nhựa thuốc của Hoàng trước đây một hôm, còn là điểm làm tăng thêm duyên dáng cho nụ cười hết miệng, giờ đây nhô ra làm vểu làn môi trên, gồ một bên mép, trông như một cái nanh mọc chưa đủ dài. Với bộ điệu đó y như Hoàng đang ngủ trong một dáng dấp có vẻ dị thường, nếu đôi mắt mở của Hoàng không bị một lũ kiến đen bu quanh mà Hoàng đã không buồn xua đuổi.

       

      Chàng nhớm người lên, chồm tới đưa tay vuốt mắt bạn. Lũ kiến bị động hoảng hốt bò tứ tung. Chàng rùng mình. Hơi lạnh từ tử thi Hoàng truyền qua như còn dính lại ở bàn tay làm khắp người Hoàng nổi gai ốc. Cảm giác đó khiến chàng thốt nhiên sợ hãi, như có một kẻ thù rình mò đâu đó, xuất hiện bất ngờ, nhảy xổ đến giết chàng giữa lúc chàng không còn hơi sức để kháng cự. Chàng nhìn dáo dác. Những bụi rậm như có tai có mắt, trừng lại chàng, như sắp sửa giương ra nanh vuốt. Nhưng cảnh vật vẫn im lìm, ngoại trừ những cơn gió nhẹ thoảng đến làm xào xạc các lá cây.

      Đám kiến bu trên mặt Hoàng đã tìm đường tẩu thoát, chỉ còn lại một vài con bò quanh quẩn ở vành tai. Trên chóp mũi Hoàng, một con kiến nhỏ loay hoay kiếm cách bò xuống dốc. Nó bối rối, tiến tới, thối lui, xoay dọc xoay ngang để tìm lấy một lối đi thích hợp, Cuối cùng với những bước chân cẩn trọng, nó men theo bờ dốc mũi bò xuống, nhưng những chiếc chân nhỏ bò không vững, nó bị trợt lăn cù, ngã vào chiếc cằm Hoàng râu lún phún.


      Viên sinh tố đã giúp chàng lấy lại phần nào sức lực. Chàng muốn lợi dụng tình trạng khả quan – chàng biết là sẽ rất chóng qua đó – để làm vài công việc có ích. Chàng chôn Hoàng, hái ít lá cây có thể nhai được đỡ lòng rồi tìm đường thoát nạn. Nhưng cái sức lực vừa hồi phục ở chàng không đủ để chàng có thể đào cho Hoàng một cái hố dù chỉ sâu ba tấc đất. Cổ họng chàng khô dính lại, chút nước miếng còn trong miệng đặc quánh. Chàng lấy bi-đông cố chắt lấy những giọt nước cuối cùng. Chàng ngửa cổ lên, cẩn thận để miệng bi-đông lên môi dưới rồi ngậm lấy cả miệng bình. Như vậy chàng yên tâm không giọt nước nào có thể rớt ra ngoài. Bình nước cạn khô không còn một giọt nào. Nhưng chàng cứ ngửa cổ như vậy, miệng há to thêm chờ đợi những giọt nước vô hình. Chàng đập khẽ miệng bi-đông lên hàm răng, hy vọng một giọt nước sẽ lăn xuống, nhưng chỉ có những tiếng va chạm của chất nhựa vào hàm răng vang lên khô khan. Mệt nhọc, chàng tựa mình vào gốc cây. Một chiếc lá vàng úa từ trên cành cây cao cắm phập xuống mặt đất như một con diều giấy lạc lèo. Chiếc lá rơi ngay vào đường kiến làm chúng rối loạn. Một đường kiến lúc nhúc hàng ức triệu con đang nối đuôi nhau di chuyển theo hướng nhất định. Những con kiến eo thắt mang những chiếc bầu mọng bóng no tròn, đầu cúi gầm sát đất như dáng điệu những người gò lưng, lầm lũi. Thực ra trong im lặng chúng thăm dò, đánh hơi và nhắm hướng. Cách quãng không đều, những con kiến đầu đàn như những vị chỉ huy oai vệ nổi bật lên giữa đám quân sĩ. Không vội vàng, kiến chúa bò chậm rãi, trầm tĩnh như những gã đàn ông đứng tuổi, dày dạn những kinh nghiệm sống đau đớn trong đời, cẩn trọng đặt những bước chân vững chắc. Thỉnh thoảng chúng dừng lại, đầu hơi nghếch lên cao, ngo ngoe mấy sợi râu ngắn.


      Đám kiến rã đàn một lúc rồi tụ tập lại ngay và tiếp tục cuộc hành trình. Chiếc lá nằm ngửa, chắn lấp ngang đường đi, chúng băng qua chiếc lá giống như một bè người trôi chậm qua một mặt sông vàng. Trong đám kiến hỗn loạn, lạc lõng những con không theo đàn. Chúng lơ ngơ như kẻ bị mất hướng, bối rối tìm đường đi ngược lại và bận tâm bảo toàn miếng mồi cắp nơi miệng. Màu trắng nhờ nhờ của những miếng mồi được phóng to lên trong trí tưởng tượng của chàng làm cho tất cả các giác quan trở nên linh hoạt. Tim đập dồn dập, tai ù, nhưng mắt sáng. Nước miếng ứa ra. Chàng chận bắt một con, nhặt lấy miếng mồi bóp dẹp. Mắt chàng hoa lên. Trên lớp da hai đầu ngón tay nát nhòe, rít chất tinh bột chín dẻo. Cơm! Chữ cơm vang lên trong đầu chàng mạnh như một nhát búa đập. Chàng phải nhắm mắt lại để trấn tĩnh sự xúc động quá đà. Chàng nuốt số nước miếng ứa ra cho thông cuống thực quản bị nghẹn. Nhưng cổ họng chàng đau buốt như bị xé ra, tưởng chừng lớp da trong thực quản dán dính lại bằng keo. Chàng tìm hái mấy chiếc lá chua cho vào miệng nhai lấy thêm chút nước bọt đoạn bươi vội lớp lá khô phủ lên xác Hoàng. “Sống trước hết, chàng tự nhủ. Lòng thương xót phải biết đặt đúng lúc. Hoàng chết rồi, ta yếu đuối không thể chôn cất Hoàng tử tế được. Những chiếc lá khô nầy, che giấu mày. Hoàng ơi! Ta cầu mong rằng sẽ không có một con cọp đói đi qua đây. Thịt xương mày rồi sẽ rã mục ra trong đất. Từ đó một đám cỏ xanh hay một giống hoa nào sẽ mọc. Những con ong đến hút nhụy làm mật. Mật sẽ nuôi sống một con gấu. Đó là sự lợi ích cuối cùng mày để lại trên mặt đất nầy…”


      Chàng níu lấy một nhành cây, gượng đứng dậy. Chậm chạp, chàng đi theo dấu đàn kiến. Đi chỉ là một lối nói, thật ra hầu như Hoàng phải bò trên suốt quãng đường đầy gai góc. Những cọng gai của đủ các thứ cây rừng xước hai cánh tay chàng, mặt mũi chàng, máu tuôn ra như bị móng vuốt cào xé. Những cọng gai mắc cứng trong lớp vải áo quần. Chàng phải nhiều lần dừng lại gỡ khó nhọc. Những cử động nhỏ nhặt đó làm chàng kiệt lực. Chàng nằm ra ôm ngực thở, tưởng chừng chàng không bao giờ còn ngồi dậy, chàng sẽ vùi thân trong đám gai cỏ đó. Nhưng rồi hình ảnh những hạt cơm trắng nuốt nhảy múa trước mắt chàng và chàng lại thấy được khích lệ. Chàng lại gượng dậy bò theo dấu đường kiến. Đường kiến thì cứ nối dài, nối dài xuyên qua những bụi rậm không dứt và chúng đi mải miết…


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      5.


      Đột nhiên khu rừng trở nên sáng tỏ. Trên những bước chân nghiêng ngả của chàng lạc lõng những hoa nắng nhỏ. Đường đi trở nên quang đãng như ngõ mở ra một cánh rừng thưa. Lũ kiến đưa chàng đến một bãi cỏ phủ đầy hoa nắng. Từng khóm hoa lung linh, lay động theo bóng lá. Đường kiến mất dấu. Chúng phân tán vòng qua một bụi rậm, đổ xô về một phía. Chàng đưa mắt nhìn, kinh ngạc thấy đàn kiến dồn cục, đùn đống đến bu quanh xác chết một du kích quân. Một quang cảnh rộn rịp, hoạt động. Chúng giẫm nên nhau, chen lấn chóng đến nơi mà chúng đã đánh hơi cách xa hàng cây số.


      Chàng bước đến gần. Anh du kích bị sụp hầm chông của đồng bọn. Một chân giữ sâu dưới mặt đất, chân kia dạng ra. Người rướn lên ngã ngửa trên bụi rậm. Mặt tím bầm, nhăn nhó như một tên hề đang biểu diễn trên sân khấu pha đau đớn và kinh hãi bỗng ngã ra chết thình lình. Ngay dưới chân, chiếc nón tre đan hãy còn mới, bọc lớp vải dầu mầu nâu sậm.


      Lũ kiến bu đen một bên hông anh ta, chúi đầu vào gói cơm bọc lá chuối đã bị cắn vỡ. Chàng bẻ một nhánh cây xua lũ kiến, gỡ lấy gói cơm. Chàng rung tay bóc lớp lá chuối bọc thật cẩn thận. Đến lớp cuối cùng, màu trắng của vắt cơm hiện ra dưới mắt chàng, sáng ngời lên như chất ngọc. Cơm đã có mùi thiu, nhưng không vì thế mà hạch nước miếng chàng không làm việc dữ dội. Nước miếng ứa trào ra không kịp nuốt làm chàng bị sặc. Hai tay bưng lấy gói cơm, chàng cúi đầu xuống há miệng cắn vào chất ngọc trời mềm quí báu. Một dòng nước miếng không ngăn kịp chảy tràn ra khóe mép chàng. Chàng cắn từng miếng cơm lớn, nhai trệu trạo, nuốt vội. Gói cơm khá to, chàng chỉ ăn hết một nửa, uống nước anh du kích chứa trong một ống tre khô. Phần cơm, chàng gói lại buộc chặt bên hông, rót số nước dư vào bi-đông cất để dành.


      Chàng tựa lưng vào một gốc cây nằm nghỉ. Một nỗi mệt mỏi thật dễ chịu lan dần khắp cơ thể. Và thật huyền diệu, chàng cảm thấy mọi sự đã đổi khác, sự đổi khác lớn lao, từ cõi chết chàng bước qua ngưỡng cửa đến cõi sống. Chung quanh chàng bóng nắng đổ sáng rực rỡ. Tít trên cao, giới hạn chòm lá rậm, hiện ra một khoảng trời xanh ngắt. Màu thiên thanh trong vắt chứa chan bao hy vọng. “Ta đã thoát chết”, chàng nghĩ. Theo suy luận, tất phải có dân cư ở gần đây, ít ra là một buôn Thượng. Cái sợi dây liên lạc nối liền chàng với xã hội con người khiến chàng xúc động. Thật vô tư nước mắt chàng chảy ra ấm cả hai tròng mắt. Dẫu chàng cố chế ngự không để lòng hy vọng đẩy xa trí tưởng tượng, chàng không ngăn nổi khỏi nghĩ đến nỗi vui mừng được trở về gặp lại mặt vợ con, mẹ già và bè bạn. Chàng thấy trước mắt chàng gương mặt Loan – vợ chàng – sầu não đầm đìa nước mắt khi nghe tin chàng mất tích trong rừng sâu và Loan vui mừng bao nhiêu khi chàng lừng lững hiện ra trên bậc cửa. Nàng đứng chết lặng trong niềm xúc động ngập tràn, xô đến ôm lấy chàng khóc nức nở. “Mình! Mình!", nàng thổn thức gọi chàng, “mình đã về”. Phải, chồng nàng đã trở về, một mình, như một người anh hùng sau trận chiến còn đứng vững, thân thể mang đầy chiến tích. Thằng Dũng, con trai chàng lên ba, quen thói chạy nhào tới ôm cứng hai chân chàng, làm cho bước đi chàng nặng trịch. Và thật khó khăn chàng mới gỡ nó ra được, bế xốc nó lên cọ cằm râu lổm xổm lên má nó. Nó bị nhột, cười lên sằng sặc, tát vào má chàng bàn tay hồng mập mạp của nó. Loan qua cơn xúc động, lăng xăng múc nước giục chàng tắm rửa. Chàng bước qua ngưỡng cửa vào nhà. Mẹ chàng ngồi yên trên trên chiếc chõng tre nhìn đứa con, mắt đỏ ngỡ ngàng như nằm mơ thấy bà vừa sinh lại. Chàng gọi: “Mẹ!”. Mẹ chàng nói: “Mẹ mày, còn sống đó hả con!”, rồi bà cụ quay mặt đi, thấm nước mắt vào chiếc khăn trầu. Trong bữa cơm, chàng kể lại cho cả nhà nghe cơn thoát hiểm của chàng với bao nỗi nguy nan. Chắc chắn mẹ chàng sẽ buông đũa khóc, cũng như những lần trước chàng đi hành quân trở về, lập đi lập lại câu “khổ thân con tôi, khổ thân con mẹ. Phật trời phù hộ…”.


      Nhịp tim đập điều hòa, hơi thở chàng thông suốt nhẹ nhàng, thể xác chàng đã được hồi sinh. Luồng sinh khí theo máu lan tràn khắp cơ thể. Chàng lắng nghe tiếng một con chim hót ở xa. Tiếng hót và giọng láy trong suốt vang vọng cả một khoảng rừng tĩnh mịch. Bỗng ngay trên ngọn cây chàng ngồi vang lên tiếng chim đó. Nó vừa hót ở xa thoắt bay lại. Nó hót thánh thót ba tiếng một liền nhau rồi im hẳn hồi lâu, tựa một ca sĩ trổi giọng rồi ngừng lại lắng nghe những âm điệu trầm bổng của giọng mình.

       

      Chàng vươn vai hít thật nhiều hơi vào phổi, dằn lại một chốc cho ngực căng rồi thở ra thật mạnh: xác chết một kẻ thù đã mang lại cho chàng sự sống!

       

      Công việc đầu tiên của chàng là chôn xác anh du kích quân, chàng nghĩ. Sau đó chàng sẽ ngược theo đường kiến trở lại chôn Hoàng cho tử tế hơn và tìm đường thoát ra một làng gần nhất.

       

      Với sức lực hồi phục chàng bắt đầu công việc một cách hăng hái. Mồ hôi chàng đổ ra chảy từng dòng nhỏ giọt xuống lớp đất mới đào. Chàng dừng tay mỗi lúc, cúi xuống đem vạt áo trước lên lau mặt. Con chim trên ngọn cây vẫn hót. Những tiếng hót cao vút với giọng láy không thay đổi đó đối với chàng chan chứa tình khuyến dụ. Một người bạn đã đến đúng lúc để ca ngợi niềm vui đang rộn rã ở lòng chàng. Chàng ngẩng mặt lên tìm người bạn xa lạ nhưng thân ái. Một chú chim lông xanh biếc đậu mãi trên một nhánh cây cao đang lấy hơi hót say sưa. Mỗi lúc tiếng hót trở nên dồn dập hơn, nôn nao và khẩn thiết. Chiếc ức tròn ưỡn ra vàng ánh, phập phồng. Đôi cánh mầu thiên thanh óng ánh như hàng tơ. Trên đầu rung rung chóp lông đen nhỏ. Đuôi xòe nang quạt, phất phơ theo gió nhẹ nhúm lông tua dài, đỏ thắm. Bỗng chàng hiểu ra và mỉm cười. Một chú chim trống cô đơn đang thiết tha gởi nỗi lòng qua tiếng hót réo gọi bạn tình.


      Ad-22 Ad-22

      Mặt trời đã lên cao. Chẳng mấy chốc chàng đã đào xong huyệt, ngồi nghỉ tay trên mô đất mới vun. Chàng lại lau mặt bằng vạt áo, vói tay lấy bi-đông nước uống vài ngụm.

       

      Không khí tĩnh mịch và yên lặng ở góc rừng nầy khiến chàng mơ đến một công viên. Lẽ ra trên lớp cỏ xanh mịn màng kia phải được trải lên những tấm thảm hoa và người ta đến quây quần cùng với trẻ con đùa nghịch, sống những phút giây thoải mái giữa thiên nhiên. Lẽ ra có những con nai dạn dĩ đến đây ăn cỏ và những con thỏ chạy đùa quanh những cặp nhân tình. Bây giờ thì giữa bãi cỏ non rực nắng kia nằm chơ vơ chiếc nón tre đan cạnh lỗ huyệt chưa lấp và một xác chết còn giữ nguyên dáng điệu và nét mặt tuyệt vọng kinh hoàng.

       

      Chàng đến bên xác anh du kích định nhấc anh ta lên, nhưng chàng tò mò còn muốn biết tên họ người xấu số trước khi vùi sâu thân xác anh dưới lòng đất. Ít ra cũng nên khắc cho anh ta một tấm bia trên một thân cây, gọi là chút tình tri ngộ và cũng để trả ơn anh ta đã cứu sống mình. Chàng nghĩ trong khi lục soát. Ở một cái túi nhỏ may dính vào bên trong lớp vải ngực áo, chàng tìm thấy gói giấy nhỏ. Đọc qua cả các giấy tờ trong đó, chàng có vừa đủ những chi tiết để chép lại vắn tắt ghi trên mộ bia: “Nguyễn Xuân Vui, sinh năm 1951 tại Quảng Nam…”. Anh ta chết ngày hôm qua hay đêm hôm, chàng thầm nghĩ. Như vậy tính ra chưa quá tuổi mười bảy, bằng tuổi thằng Hùng, em chàng. Hoàng thì sinh ở Ninh Bình, Bắc Việt, năm nay đúng tuổi hai mươi lăm. Chàng gói tất cả giấy tờ lại, kể cả mấy chục bạc lẻ và tấm ảnh một cô gái, khổ căn cước, nét mặt còn ngây thơ. Phía sau ảnh viết dòng chữ còn non, nguệch ngoạc bằng bút chì: “tặng anh làm kỷ niệm”. Chàng để gói giấy lại vào trong túi áo nạn nhân, và cúi xuống…

      6


      Mấy hôm sau, người ta đọc thấy trên một nhật báo xuất bản tại Sài gòn mẩu tin ngắn sau đây: “Quảng Nam, ngày tháng… Trong một cuộc hành quân địa phương, tìm một đơn vị bạn bị thất lạc ở khu rừng phía Đông Bắc tỉnh Quảng Nam, quân ta đã phát giác một vụ nổ làm thiệt mạng ít ra hai Cộng quân. Theo giới chuyên môn cho biết thì hình như trong đêm tối bọn chúng đã bị sụp hầm chông của đồng bọn. Trong khi tìm cách gỡ bàn chông đã làm nổ những quả lựu đạn gài bên dưới”.

      Nhưng có điều người viết tin vô tâm nào đó đã không ghi nhận một chi tiết đáng chú ý, đó là cái lỗ huyệt đất còn mới nguyên chưa lấp. Lỗ huyệt to dường ấy mà không gợi được sự chú ý của anh thì trách sao anh không thấy trên một cành cây gần đó có mắc một bàn tay đeo tấm lắc bạc. Trên đó ghi: Lê Văn Lâm – Số quân…. Loại máu…. Đó là bàn tay và tấm lắc của chàng, sau vụ nổ đã văng lên mắc lại.


      Kinh Dương Vương

      Trích VĂN số 125 ngày 1.3.1969, tuyển tập Đầu Xuân Lộc Mới

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bài thơ cho bạn tôi Kinh Dương Vương Hồi ức

      - Đường Kiến Kinh Dương Vương Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)

      Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)

      Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)

      Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng (Trần Hồng Văn)

      Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)

      Một Đêm (Trần Yên Hòa)

      Cây Thập Tự Giá (Trần Hồng Văn)

      Chuyện người con gái có tên ‘Nguyễn Thị Di Tản’ (Hoàng Thị Tố Lang)

      Pho Tượng Chac-Mool (Trần Hồng Văn)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)