1. Head_

    Hoàng Giác

    (..1924 - 14.9.2017)

    Nhật Tiến

    (24.8.1936 - 14.9.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bài thơ cho bạn tôi (Kinh Dương Vương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-10-2022 | VĂN HỌC

      Bài thơ cho bạn tôi

        KINH DƯƠNG VƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       

              Bài liên quan:

                • Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng (Trần Hoài Thư)


      Tưởng niệm Nguyễn Phương Loan



      Nhà thơ Nguyễn Phương Loan

      Dáng anh cao lớn và oai nghiêm, thoạt trông trẻ con hoảng sợ. Nhưng rồi chúng đến vây quanh anh thân ái, khi chúng nhìn thấy đôi mắt hiền, buồn như mắt của một nghé tơ và giọng nói nhẹ dịu lòng. "Các cháu lại đây với chú. Nào, lại đây với chú".


      Anh hãy còn độc thân. Anh yêu một người con gái, nhưng nàng không yêu anh, đã từ lâu, và anh còn yêu nàng mãi... Anh vẫn viết thư thường xuyên cho nàng, những bức thư là những bài thơ tình tuyệt vời không bao giờ có hồi âm.


      Bạn tôi, anh là lính trận, nhưng cũng là một thi sĩ. Tôi nghĩ rằng anh chỉ là một thi sĩ. Anh viết những bài thơ trong bụi rậm, trên quyển sổ tay nhỏ, giấy bao thuốc lá hay những mảnh giấy vụn. Những bài lục bát không bao giờ xuất hiện trên mặt báo. Nhưng cây lá, những cỏ mọn hoa hèn và côn trùng - những chú dế nhỏ, cào cào, sâu bọ - biết qua giọng ngâm gợi cảm của anh. Và vài người bạn thiết nhận được những bài thơ của anh từ những vùng hành quân xa xôi.


      Anh liên miên đi từ chiến trường này đến chiến trường khác.


      Đầu Thu: Anh đang ở mặt trận Tây nguyên, Kontum. Nơi đó có gia đình vợ con tôi. Anh thường ra thăm lũ trẻ, đem theo những viên kẹo và những chiếc bánh ngọt - anh đã mua với số tiền nhín ra từ đồng lương ít ỏi của anh.


      Khi tôi về phép thăm nhà thì anh đã theo đơn vị đến một chiến trường khác vùng duyên hải. Tôi không được gặp anh.


      Anh gởi người bạn mang về cho tôi tập thơ “Kẻ tiên tri” của Kalil Gibran, anh đã cẩn thận, sửa những lỗi in sai. Anh viết cho tôi trong một bức thư ngắn với nét chữ run rẩy, rằng anh đang bị sốt rét rừng. Anh gởi lời thăm tôi và gia đình an mạnh, mong giữa mùa thu sẽ gặp lại. Tôi viết thư trả lời anh. Cầu chúc anh luôn gặp những điều may mắn và cũng mong sẽ còn gặp lại nhau.


      Nhưng anh đã nhận được thư của tôi chưa?



      Giữa mùa thu:


      Tôi được tin anh đã trở lại chiến trường Pleime, nơi đó anh bị thương. Một mảnh thép đã len vào thân thể anh, nằm trong phổi khiến máu anh chảy ra nhiều cùng với những chiếc bong bóng màu hồng. Việc tản thương chậm chạp và anh đã bất tỉnh. Anh vào nằm bệnh viện và qua một cuộc giải phẫu.


      Người bạn anh nhờ mang sách về cho tôi kể chuyện:


      Buổi sáng, anh tỉnh dậy sau cơn mê man suốt đêm. Anh đã ngồi lên được và anh hút thuốc - thú vui duy nhất của anh đó mà. Buổi trưa anh cảm thấy mệt nhiều. Anh đã nói với người bạn nhờ nhắn lại cho gia đình tôi biết, nếu anh mệnh hệ nào. Đúng nửa đêm hôm đó...


      ... Bạn tôi, người bạn thi sĩ mà tâm hồn cao thượng và hiền hòa như lá cây đã vĩnh viễn từ biệt cuộc đời.


      Có linh hồn không? Và linh hồn anh đã bay về đâu? Hẳn là linh hồn anh đã nhập vào những nụ xanh của một mùa xuân vĩnh cửu. Hay đến cư ngụ nơi một vì sao, trong ánh trăng vô thủy vô chung, hay đang bay lượn trên những tầng thanh khí? Ở đó, anh không còn là thi sĩ nữa, anh chính là thơ. Một bài thơ vô thanh vô sắc mà con người chỉ có thể nhận ra bằng linh cảm, với xúc động bàng hoàng. Một bài thơ đẫm lệ âm u.


      Từ nay, trên thế gian, không nơi đâu tôi có thể tìm thấy bạn tôi, với nụ cười hiền hòa và đôi mắt như mắt một con nghé tơ nữa. Cuộc đời chúng tôi đã bị chia cách bởi một vực thẳm huyền bí mang tên Tử biệt. Chúng tôi có bị chia cách thật không? - Không - Tôi muốn tin như thế cho đến ngày tôi bước vào thế giới của anh và cuộc đời chúng tôi được nối kết lại - anh vẫn còn tiếp tục sống trong đời sống của tôi.


      Tôi lần dở những trang sách anh tặng tôi vào đầu mùa thu. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp vài nét chữ của anh. Hẳn những dấu tay anh mà tôi không trông thấy còn in lại trên những trang sách? Những trang sách giữ lại một cách vô tình hơi hướm của anh? Tôi đọc lại bức thư cuối cùng. Những nét chữ run rẩy vì cơn sốt rét rừng giờ đây run rẩy trong tâm hồn tôi.


      Sáng nay, một buổi sáng xanh có nắng trong nhuộm rực rỡ khu rừng nơi dừng quân, tôi nhớ đến bạn tôi. Tôi muốn nghĩ rằng ở một nơi nào đó anh vẫn còn đang sống. Trong ánh nắng vàng trong vắt của bình minh kia anh đang cười và trên những chiếc lá xanh kia anh đang viết những câu thơ lục bát bằng ngòi viết tâm hồn anh và mực nắng ban mai. Anh đang nhớ đến người con gái anh yêu, gia đình anh, bè bạn và đời sống.


      Nhưng không, mặc cho sự phỉnh phờ của cơn mơ mộng, trong tận cùng tâm trí tôi có một nơi bóng tối không chịu rời xa - dù chỉ một chút bóng tối nhỏ nhoi - từ đó một tín hiệu âm u liên tục đánh đi và tâm hồn tôi luôn tiếp nhận, rằng: “Bạn anh đã chết! Bạn anh đã chết! Đã. . . chết!"


      Kinh Dương Vương

      © 2006 gio-o

      Kinh Dương Vương

      Nguồn: gio-o.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bài thơ cho bạn tôi Kinh Dương Vương Hồi ức

      - Đường Kiến Kinh Dương Vương Truyện ngắn

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)