1. Head_

    Bùi Giáng

    (17.12.1926 - 7.10.1998)

    Du Tử Lê

    (.0.1942 - 7.10.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Bạn (Hà Thúc Sinh) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      12-1-2014 | TRUYỆN

      Người Bạn

        HÀ THÚC SINH
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Tù tới tháng thứ sáu là tôi bắt đầu ốm lê ốm lết. Anh em bạn tù gọi tôi là một Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa. Quản giáo dĩ nhiên không thể thương tôi dù tôi đau ốm; tôi đang là một đối tượng cần được cải tạo triệt để của đảng, của chính phủ và của nhân dân, lớn lắm, quan trọng lắm nào có phải chơi. Thế nhưng ngay ông khối trưởng cũng thân phận tù như tôi mà cũng không thể tìm đâu ra được lý do chính đáng, hợp nội quy để thương nổi tôi. Bạn đừng nghĩ tôi đang trách họ mà oan cho tôi. Tôi tự biết không ai thương tôi được vì tôi là một điễm đen trong bảng chấm công hàng ngày, hàng tháng và hàng năm của cả khối. Chao ôi, chuỗi ngày tù của tôi là một chuỗi ngày khai bệnh, dĩ nhiên phải là bệnh rành rành mới có thể khai được. Khiếp, hết phù thủng tới kiết lỵ, hết kiết lỵ tới ghẻ, hết ghẻ tới sạn thận đái ra máu, hết sạn thận đái ra máu lại ho lao ra máu. Cái màn sau cùng này thì thú thật với bạn tôi có gian, gian và có sự tiếp tay của bạn tôi, vì bạn tôi là một người biết thương tôi khi tôi đau ốm trong tù.


      Vậy bạn tôi là người thế nào? Thưa bạn tôi là một người vô danh tiểu tốt như tôi. Anh là một trung uý như muôn ngàn anh trung uý khác, không, trung uý loại hiền mới đúng, một trung uý truyền tin chưa có dịp bắn một viên đạn về phía... quân thù. Xưa tôi không hiểu anh béo hay gầy, chỉ biết từ khi vào tù, do thiếu ăn, người anh cũng chẳng vạm vỡ hơn ai. Anh có đôi mắt hiền từ của kẻ sẵn sàng đưa thêm má phải nếu bị tát má trái. Giọng chân chất như thế chắc là người quê quán Bùi Chu, Phát Diệm. Bộ râu lởm chởm của anh chẳng hiểu sao ngày càng vàng đi. Mỗi sáng sớm hay mỗi chiều tối anh hay ngồi yên lặng trước đầu chỗ nằm, nhìn ra ngoài vuông sân lổn ngổn những cuốc xẻng và sô tưới cây. Anh ngồi như tượng. Không bao giờ hỏi nhưng tôi biết đó là những giây phút anh cầu nguyện.


      Thú thật tôi chẳng còn nhớ chúng tôi chơi thân với nhau dịp nào. Tôi chỉ biết từ khi tôi ngã bệnh, bệnh kiết ly, thì anh bắt đầu bỏ cầu nguyện. Khi kẻng báo thức buổi sáng vừa vang lên, anh tức tốc gấp chăn màn nhét vào bao đặt ở đầu chỗ nằm rồi chạy ra ngoài hiên, lấy cái thùng đạn M-60 đầy máu mủ mà đêm qua tôi đã lết ra ngồi trên đó ít cũng hai chục lần, đem ra nhà xí đổ, xách nước rửa sạch đem về đặt vào chỗ cũ; xong đâu đấy, anh lấy cái lon guigoz đựng nước cỏ mực sắc từ chiều qua, chạy xuống bếp khều than hâm nóng, đưa vào bắt tôi uống với hy vọng mong manh máu trong ruột tôi sẽ cầm lại. Chưa hết, anh còn lặng lẽ rút miếng cháy giấu chỗ nào đó trên đầu chỗ nằm -- miếng cháy đã được nướng đen như than -- đem đến giấm giúi cho tôi với lời dặn dò, "Đừng sợ đắng. Mày cứ nhẩn nha nhai cho hết. Chất than rất cần cho việc chữa bệnh kiết ly. Trưa lao động về mà mày chưa nhai hết tao sẽ cắt dế mày thảy cho chó ăn!" Nói đoạn anh cười, quàng vội chiếc mũ may bằng bao cát lên đầu và phóng ra sân xếp hàng điểm danh di lao động. Những lúc như thế tôi nhìn theo bạn tôi mà đầu chẳng có một ý nghĩ nào rõ rệt. Tôi mơ mơ màng màng ước sao mình được khoẻ mạnh như những người khác để không làm phiền tới ai. Thế rồi tôi thiếp vào giấc ngủ, ngủ gà ngủ vịt, trên sàn nhà bên cạnh những người đồng bệnh cho tới lúc ruột tôi lại quặn lên, máuu sôi sục đòi một chỗ cho nó trào ra, thốc tháo, sủi bọt và ngắn gọn.


      Buổi trưa về, trong khi những người khác bận chia cơm xẻ canh, bạn tôi vẫn bình thản đi nhận phần cơm cho tôi trước. Anh bỏ bát cơm hẩm vào chiếc lon guigoz thứ hai, đổ nước chui vào bếp nấu ra cháo. Trong lúc chờ đợi, anh ngồi ăn phần ăn của anh trước sự tấn công rùng rợn của từng bầy ruồi. Ăn xong anh rửa bát, đem ra phơi ngoài nắng rồi trở vào với tôi. Thường mỗi bữa như thế tôi bị anh ép ăn dữ lắm. Nhưng ép thì ép tôi cũng chỉ có thể ăn hết năm thìa cháo, và một lần nữa, phải ống cho hết một lon guigoz hoặc nước vú sữa đất, hoặc cỏ hôi, hoặc cỏ mực.

      Khi bệnh kiết ly lui gót thì bệnh sạn thận hoành hành.


      Cuối năm 75 trời Tây Ninh lạnh như cắt ruột, cái lạnh mà ngay những người gốc Tây Ninh cũng phải kinh ngạc thốt lên rằng cha sinh mẹ dẻ họ chưa từng nếm mùi. Thực là chó cắn áo rách, trời không thương kẻ cơ hàn; trời càng không thương tôi khi bắt tôi phải chịu chứng sạn thận ngay trong mùa lạnh. Đêm đêm, lúc mọi người chui rúc trong chăn say sưa ngủ thì bệnh sạn thận hành tôi đau buốt, phải thức đi tiểu hàng chục lần. Bạn tôi vẫn không bỏ tôi một mình trong hoàn cảnh thê thảm này. Anh tặng cho tôi một cái áo trấn thủ thật dày và một tấm chăn cũng thật dày, tất cả đều do anh góp nhặt và chế bằng những bao cát vải - tàn dư Mỹ nguỵ - quanh căn cứ Trảng Lớn. Có lúc cơn đau làm tôi vật vã mờ người; những lúc ấy anh lại thức giấc, lấy thêm vài miếng vỏ đại già thu hoạch được trong khi đi lao động, bỏ lon chui xuống bếp cào than sắc cho tôi uống.

      Bạn tôi rõ khổ vì tôi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Đêm Giáng Sinh năm ấy, trong lúc người khoẻ khoắn, chúng tôi kéo nhau lên một góc hội trường ngồi trò chuyện kể chuyện năm xưa. Bạn tôi đã lo sẵn điếu đóm. Chúng tôi ngồi kéo từng hơi thuốc lào "rởm" và hát cho nhau nghe thật khẽ những bài hát Giáng Sinh. Trong một lúc cao hứng tôi bật hát cho bạn tôi nghe một ca khúc của tôi, một ca khúc dĩ nhiên không thể lành mạnh trong xã hội cộng sản, nếu không muốn nói chắc chắn tôi sẽ bị bắn tan xác ngoài một hàng rào nào đó vào lúc nửa khuya nếu rủi bạn tôi lại là một trự ăng-ten.


      Thốt nhiên anh nói, "Rõ là không phí công." Tôi ngó lên trời sao, nghe lũ kỷ niệm rần rần chạy về ký ức. Bạn tôi lại tiếp, "Tao biết mày... nằm vùng." Tôi ngó phắt vào mắt bạn tôi, thấy lũ kỷ niệm bay tứ tán, và tôi lặng đi. Bạn tôi vo vo bi thuốc trong ba ngón tay, khom người thổi vào cái cóng nhỏ đựng than, nói lùng bùng trong cổ họng, "Không bảo mày CIA đâu, nhưng từ lâu tao biết mày là thằng viết lách, có âm mưu nằm vùng." Tôi ngọng cứng, mãi lát lâu mới gượng gạo đính chính, "Nhảm vừa thôi bạn hiền. Tao y chang mày." Tôi thôi nói và ngó đăm bạn tôi. Cục than hồng lên dưới hơi thổi khiến khuôn mặt bạn tôi bỗng rực lên một nét gian ác lạ thường. Bất giác tôi có cảm giác hụt hẫng, xót xa, như người ký cóp nhiều năm, cao hứng ghé canh bạc đánh chơi một tiếng đâm tiêu tan tất cả. Chả lẽ nó đóng vai khích ngôn tài đến thế, tôi tự hỏi. Rồi tôi lại tự tìm ra những lý lẽ phản bác ý nghĩ của chính tôi. Không, mình là cái thớ gì trước đây mà nó phải gài đứa khích ngôn. Giá như mình là một Võ Phiến, một Thái Lân, hoặc một Nguyễn Mạnh Côn, một Phạm Duy chẳng hạn; mình chỉ là một tên văn nghệ nhí, hà tất chúng phải bận tâm đến thế.


      Một cơn gió mạnh thổi qua, cục than càng hồng thì khuôn mặt bạn tôi càng gian ác. Ý nghĩ ấy tăng cái lạnh trong tôi thành tê cóng. Tôi líu lưỡi. Quả tôi không cảm thấy sợ bằng cảm thấy uất ức vì thua trí.

      Tôi phát ngửa mặt, thở dài:

      "Thôi thua nữa rồi!"

      Bạn tôi bỗng ngẩng phắt lên, hỏi vội:

      "Cái gì thế?"

      Tôi lùng bùng lỗ tai chẳng nghe rõ, mãi đến khi bạn tôi giáo giác nhìn quanh, tay thủ chặt chiếc điếu cày như muốn phóng chạy tôi mới bình tâm trở lại. Nửa thắc mắc, nửa nghi ngại, tôi hỏi:

      "Ông làm gì vậy?"

      "Thì mày bảo có vệ binh, thua nữa rồi."


      Trông cái dáng dấp của bạn tôi hiện tại, dáng dấp một kẻ buộc phải thủ thế về mọi phương diện mà kẻ thua trận nào lọt vào tay đối phương cũng cần có, ý nghĩ nghi ngờ của tôi ban nãy bị đánh tan đi. Tôi nhìn kỹ bạn tôi. Nét mặt anh khắc khổ nhưng thành thật biết bao. Lòng tôi hối hận tràn trề.


      Tôi trấn an:

      "Có gì đâu, đùa một tí cho mày thể thao đấy thôi."

      Bạn tôi khẽ càu nhàu rồi lại ngồi xuống.


      Tôi rà:

      "Sao mày biết tao viết lách?"

      "Đừng hỏi, cứ biết tao từng đọc thơ mày trên Văn; và sự cơ cực của cái anh chàng Jacob trong quyển Người Nô Lệ mày dịch của Isaac Bashevis Singer chẳng thấm vào đầu với sự cơ cực nô lệ của chúng ta ngày nay."


      Đến đây thì tôi biết bạn tôi tương đối đã nắm vững tiểu sử của tôi, có giấu cũng chẳng được. Do yêu cầu, tôi khẽ hát cho bạn tôi nghe thêm dăm ba bài hát nữa. Rõ ràng bạn tôi xúc động. Rồi câu chuyện văn nghệ bàn lan man sang đủ thứ lãnh vực. Chúng tôi hút hết cả nhúm thuốc lào và uống sạch hai lon guigoz nước "nhãn lồng."


      Bạn tôi chợt nói:

      "Xưa mà mày viết được như thế đỡ biết chừng nào."

      "...?"

      "Nản cái làng của mày quá!"

      "...?"

      "Mạnh ai nấy viết, kể cả viết bậy."


      Tôi gượng ép cãi một tiếng:

      "Nhưng đâu có thiếu người viết đứng đắn."

      Bạn tôi vo vo một bi thuốc nhét vào nõ điếu nhưng không hút:

      "Đồng ý, nhưng đó là những con én, những con én lẻ loi."


      Tôi chưa bao giờ có dịp trò chuyện nhiều với bạn tôi như đêm hôm nay. Bỗng nhiên bạn tôi phát pháo, tôi cũng gảnh sĩ một cái xem sao.

      Giờ tới lượt tôi khiêu chiến:

      "Thôi nói chuyện khác, chuyện này mày đã không biết nhiều mà cũng chẳng bổ béo gì."

      Bạn tôi không bực vì câu nói khá bỉ thử của tôi, ngược lại anh mỉm cười thật từ tốn. Thái độ của anh cho tôi đoán biết anh đang rất muốn nói với tôi về một vấn đề mà anh từng thắc mắc nhiều năm, rất muốn nói mà không có ai để nói.


      Anh chậm rãi:

      "Vĩnh ơi, mày có biết tao thương mến những thằng cầm bút như mày lắm không? Chúng mày có những rung động hơn người thường, và cũng tự ái vặt hơn người thường. Chúng mày lại có khả năng viết ra những cái ấy, và nhiều khi viết ra không đúng lúc."


      Tôi ngó trời ngó đất và chỉ cười cười:

      "Thế à?"


      Bạn tôi vẫn điềm đạm tiếp:

      "Khổ nỗi có ai phê phán, chúng mày lại cũng là những người có dư thừa lý luận nhất để tự bào chữa, rằng tự do sáng tác là đặc trưng của con người sáng tạo đích thực. Chuyện ấy trẻ con nó cũng biết, có khác trẻ con là chỗ tự mình biết lúc nào nên sử dụng quyền tự do và lúc nào phải tự hạn chế quyền tự do của chính mình. Tao hỏi mày, thằng cộng sản nó đang chửi cha mắng mẹ mình, rành rành chí tình lao tới đâm mình, phản ứng thích hợp nhất cho người thức giả phải chăng là khoa tay nói với đối phương cách nghiêm chỉnh rằng, 'Hãy giết bọn cầm súng, đừng giết tôi; tôi chỉ là một tác giả chuyên rêu rao cho tình yêu và thân phận?'"


      Bài học bạn tôi dang dạy tôi không mới lạ nhưng tôi không cãi vào đâu được. Bạn tôi vẫn tiếp, "Tao dám đoan chắc với mày giờ đây không thiếu những anh em trong làng của mày, những kẻ chưa bị tó, chẳng những không dám cãi bướng dù có bị chụp lên đầu đủ thứ mũ, mà còn bon chen kèn cựa xin được gia nhập mấy cái hội nhà văn nhà vẻ để góp lời tâng bốc chế độ. Mày cứ tin tao đi, kẻ càng tự cao tự đại bao nhiêu càng sa lầy vào những lầm lạc bấy nhiêu."


      Ôi, đến giờ tôi mới bắt đầu ngờ mình dám trúng nước pháo đầu tướng xuất xe đâm thọc đến nơi, mà như thế muốn huề cũng không xong; tôi bất lực tìm câu đối đáp sao cho suôn sẻ, sao cho bạn tôi không gom chung tôi vào một giỏ với những kẻ tự cao tự đại. Rốt cuộc tôi vẫn ngồi yên.


      Bạn tôi đã kéo xong hơi thuốc, anh ngửa cổ nhả một hơi khói no nê, rồi lùng bùng nói tiếp, "Tao không rõ xưa mày có xuống đường đi ăn mày không, mày có tạo danh bằng những tác phẩm xoay quanh cái giường và bế nó vào cuộc đấu tranh sinh tử với cộng sản không, không thì mày có quyền nhẹ lòng, bằng có thì cũng chả sao, lỡ rồi; chỉ mong mày còn sống, nếu còn dịp viết lách trở lại, rán kềm hãm những rung động của mình và viết nó ra cho đúng lúc, đúng chỗ."

      "Tao vô danh!"


      Đến giờ tôi mới sập bậy được một con tượng. Bạn tôi mỉm cười hiền hoà:

      "Ấy, vô danh mà những vần thơ ngao du sơn thuỷ của mày tao còn thấy phê, hữu danh tai hại đến đâu?"

      Thú thật lúc ấy tôi cảm thấy mình bị chiếu bí oan, nhưng không đủ bình tĩnh và thì giờ để tìm một sự phục thiện vừa tế nhị vừa kịp thời. Trời đã quá khuya, những bóng người chập chờn mờ nhạt cũng tụ tam tụ ngũ đâu đó như chúng tôi đã tan hàng tìm về những dãy nhà ngủ lụp xụp tồi tàn. Tôi che tay giấu một cái ngáp, nói bâng quơ:

      "Lạnh thế này mà có tô cháo gà nhỉ, tuyệt biết mấy!"


      Rồi chúng tôi đứng lên tìm về chỗ ngủ. Đêm ấy trời lạnh thật dữ, tôi nằm trăn trở chẳng vì bạn tôi nói những lời "lên lớp," mà vì hình ảnh của tô cháo gà tôi nhắc đến trước đó.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3.


      Ít tháng sau, giữa khi cả trại đang xôn xao trước tin đồn chuyển trại thì bạn tôi lôi tôi dậy vào một nửa đêm. Anh thầm thì vào tai tôi:

      "Lời ước của mày mãi hôm nay tao mới thực hiện được."


      Tôi ngái ngủ:

      "Tao ước gì?"

      Bạn tôi hơi nghĩ ngợi, rồi bảo nhỏ:

      "Thôi được, cứ đi theo tao."


      Tôi lặng lẽ chui khỏi màn và theo bạn luồn xuống bếp. Bạn tôi chui vào gian bếp tối đen, lục lạo gì đó trong đống củi, kế như đào đào xới xới trong đống tro tàn dưới cái chảo lớn. Phải mươi phút sau bạn tôi mới chui ra bảo, "Đi!" Tôi bước theo bạn tôi ra sau bếp, cùng chui vào cái ống tôn cong chứa củi, và ngồi sát vào nhau. Thình lình bạn tôi giơ cao một cái lon guigoz cháy nám trước mặt, nói:

      "Ước đi!"

      "Ước gì?"

      "Thì mày ước mày muốn ăn gì."

      Tôi cười khảy trong bóng đêm đầy sao:

      "Trong cái xã hội giàu mạnh này trừ c..., còn mọi cái đều là thực phẩm béo bổ cho con người."


      Tôi không nói được nhiều hơn vì bạn tôi đã mở lon ra. Chao ôi!

      Bạn tôi thầm thì:

      "Thơm không?"

      Tôi kinh ngạc quá:

      "Gà hả?"

      "Ừ."

      "Đâu vậy?"

      "Khi chiều tao rình đập một con của tụi nó ngoài ao rau muống, chỉ kịp chơi hai cái đùi và lóc hai mạn sườn. Vội quá chắc còn dính lông, ăn cẩn thận."


      Đêm đó hai đứa chúng tôi lên thiên đàng với hai cái đùi gà luộc vội còn dính lông. Trước khi trở lại chỗ nằm, bạn tôi thầm thì về chuyện chuyển trại, rồi như một linh tính, anh nói:

      "Tao e kỳ này tụi mình phải xa nhau, mà xa nhau thì chả biết bao giờ gặp lại, nhưng mày cứ nhớ dù tao không biết viết văn nhưng tao hiểu tác dụng của văn. Và cũng chớ tưởng lầm tao thương riêng mình mày. Giá ở đây có tay nào khác cũng viết lách như mày, tao cũng thương mến và yểm trợ hệt như với mày vậy thôi." Rồi bạn tôi cười cười, "Cứ coi như tao đầu tư vào một cái tẩy sật, hãy giúp tao được một lần sung sướng có cái suất hạ."


      Lần đầu tiên trong đời tôi bàng hoàng thấy một người bạn có tấm lòng lạ thường dường ấy. Sau đó ít ngày quả thực tôi bị lôi đi. Ngồi trong lòng chiếc Molotova đêm ấy cũng lần đầu tiên trong đời tôi biết khóc thêm một cái khóc: Khóc vì thương nhớ một người bạn.


      4.


      Trái đất thế mà tròn. Năm năm sau tôi đi tù về, một chiều kia bỗng thấy bạn tôi lù lù xuất hiện ngay trước cửa. Tôi xúc động bàng hoàng bước ra đón bạn.


      Tôi hỏi:

      "Trời ơi, mày cũng được thả rồi hả?"


      Vẫn nụ cười từ tốn như xưa, duy thái độ có hơi mất đi tí trầm tĩnh cố hữu, bạn tôi ôm chầm lấy tôi, vỗ nhẹ trên lưng, và nói:

      "Tạ ơn Chúa còn cho mày sống."

      Tôi cuống quýt lôi bạn tôi vào nhà, hỏi nữa:

      "Mà mày về hồi nào, sao tìm ra nhà tao?"

      Bạn tôi nhìn tôi, nhìn từ đầu xuống chân:

      "Mày gầy quá đi thôi. Nhưng không sao, còn sống là còn tất cả. Tao được thả trước mày hai năm lận. Về cùng lượt với Ứng. Nó cho tao địa chỉ mày."


      Nói rồi bạn tôi đi một vòng nhà, ngó cái kệ đựng bộ bách khoa tự điển, ngó tấm tranh treo tường, ngó bộ sa lông, xuống bếp ngó nồi niêu xoong chảo. Sự thân mật và tin tưởng làm tôi buột miệng:

      "Đôi khi tao không hiểu mày. Mày có cái tật nhòm nhỏ như một tên công an mật vụ."

      Bạn tôi ngồi xuống ghế, giọng bình thản:

      "Trong cái đồng dạng bắt buộc về mọi mặt ở xã hội này tao chỉ còn giữ được một điểm duy nhất để khác cộng sản, ấy là tao quan sát tường tận những người tao yêu, còn cộng sản quan sát tường tận những người chúng ghét."

      "Làm gì khổ vậy?"

      Bạn tôi lắc đầu vu vơ:

      "Chả làm gì cả, chỉ để đề phòng ngộ nhỡ mình chết bất đắc kỳ tử, mình còn có được những hình ảnh thân yêu rõ nét mà đem sang bên kia thế giới. Vợ con mày đâu?"


      Vợ con tôi hôm nay sang nội cả ngày. Tôi luống cuống chưa biết bày cái gì ra để nhậu với bạn một bữa. Bạn tôi như biết ý, khoa tay, "Đừng lo gì sốt cả. Mày mới về nên có thể chưa rõ lắm cách sống ngày nay của người dân, vả mày 'tư sản' thế kia chắc chưa đến nỗi cái gì cũng phải lập chương trình. Tao 'vô sản' khủng khiếp nên cũng phải tập thói quen mọi thứ đều có chương trình, kể cả mời một người thân ăn một bữa cơm trắng." Nói rồi bạn tôi đứng lên, vươn vai, "Vợ con mày đi hết rồi phải không? Tốt, tao có cái Roll Royce một chỗ ngồi, trong túi thủ được ba chục, hôm nay tao đến chở mày đi nhậu quốc doanh."


      Mười phút sau tôi thay quần áo theo bạn đi nhậu. Sau khi khoá cửa, quay lại tôi đã thấy bạn chễm chệ trong vị trí một bác xích lô đạp. Cái cuộc chìm nổi mà tôi trải qua nó đã ghê quá rồi, nhưng khi thấy bạn tôi đạp xích lô, lòng tôi vẫn nhói lên một mối thương cảm lạ kỳ.


      Tôi cố nghi ngờ:

      "Mày đạp xích lô thật đấy chứ?"

      Bạn tôi thản nhên, một sự thản nhiên đầy an nhiên tự tại:

      "Ừ, tao kiếm sống nuôi vợ con cách 'lương thiện' kiểu xã hội mới."

      Nói xong bạn tôi giục tôi lên xe. Tôi ngại ngần quá dù sau cùng vẫn phải bước lên. Tôi cố ngửa mặt ra sau trò chuyện với bạn.

      Tôi nói vớt vát:

      "Ngồi xích lô cho bạn mình đạp, trời ơi, tao thấy khó chịu lắm."


      Bạn tôi cười, nói lớn như chống lại một ngọn gió đang thổi bạt giọng anh di:

      "Tao bưng bô đổ cứt cho mày còn được, chở mày đi thăm thú một vòng Hòn Ngọc Viễn Đông bị nhuộm đỏ không thú hơn sao, và chở mày chắc khổ hơn chở mấy thằng chó đẻ?"


      Không nói thêm gì nữa, tôi chỉ ngồi nhìn quang cảnh, con người và sự vật hết phố này sang phố khác. Từ Lê văn Duyệt sang Thoại Ngọc Hầu, từ Võ Tánh lên Hai Bà Trưng, từ Kỳ Đồng lên Lê Thánh Tôn rồi sang Lê Lai. Bạn tôi cứ lặng lẽ đạp và tôi cũng lặng lẽ suy nghĩ. Không dưng tôi nhớ lại câu nói mỉa mai của ông LPS - vua bình - được anh em truyền tụng. Ông cũng đạp xích lô sinh sống sau ngày đại hoạ. Anh em gặp, hỏi, "Thiếu gì nghề, sao đạp xích lô?" Ông trả lời, "Tôi bỏ bút đạp xích lô cho chế độ nó... nhục!" Một khôi hài cay đắng hay một lối trả thù tuyệt vọng? Và bạn tôi, cũng đồng thân phận, sao không có được nổi cái cay đắng ấy? Tôi ngoái ra sau thấy bạn cười cười. Tôi ngậm ngùi với ý nghĩ: bạn tôi tốt nhưng là người thiếu phản ứng, dù tiêu cực, trước một thế lực đè nén.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      5.


      Đêm ấy, sau khi tấp vào một quán quốc doanh trên đường Lê Lai để được bạn tôi, người phu xe mới trong chế độ mới, đãi một chầu bia quốc doanh nhạt tanh như nước ốc với đôi ba cái gỏi cuốn chúng tôi trở về nhà. Bạn tôi nhất định bỏ quên vợ con một đêm và tôi cũng thế. Tôi lôi bạn tôi lên gác khoá trái cửa lại. Chúng tôi nằm gác chân lên nhau nói chuyện đời, chuyện văn nghệ. Tôi tiết lộ cho bạn tôi biết một số anh em văn nghệ ngoài Bắc có ghé chơi, và thơ văn chống chế độ của họ rất có lửa. Bạn tôi chắt lưỡi bảo, "Một khi con phải chửi cha thì độc hơn thằng lối xóm là phải." Rồi bạn tôi lại bắt tôi hát. Tôi hát hết bài này sang bài khác cho bạn tôi nghe.


      Những ngày sau đó chúng tôi liên lạc thường với nhau và bàn thảo thật nhiều về tương lai; sau cùng, giải pháp tìm cách vượt biển được chúng tôi đồng ý. Nhờ vào tài xông xáo của bạn tôi, chúng tôi tổ chức được một chuyến đi ở Vĩnh Châu. Chao ôi, đường vào đất Thục gian nan đến thế là cùng. Sau hai tháng sửa soạn, móc nối, điều đình, chúng tôi đưa được một số khách -- phần lớn là những người quen biết -- xuống nằm ở bãi Vĩnh Châu. Tôi lo chuyện hải đồ, la bàn, và những thứ cần thiết cho cuộc hải hành; bạn tôi lo tất cả những thứ còn lại, từ A đến Z.


      Đêm ra quân đại bại do sự phản bội của tên chủ tàu. Khi những đợt đàn bà con nít đầu tiên vừa xuống tới bãi biển thì súng công an nổ. Dưới ánh sao đêm mờ nhạt, đám đàn bà con nít tan ra, ngổn ngang như những cánh hoa, than khóc vang trời. Biển gầm mạnh. Con tàu thốt kéo neo bỏ chạy, và chẳng mấy chốc mất hút trong làn sương mù.


      Lúc ấy tôi còn nằm trong rừng nhãn trên bãi biển. Trời tối đen. Tôi hoảng hốt đến tê dại khi nghe tiếng súng nổ mỗi lúc mỗi gần. Bên cạnh tôi có ba cái sắc tay, một sắc đựng hải đồ la bàn, hai còn lại đựng sách vở bản thảo, trong đó ngoài sách của tôi còn ít bản thảo do vài anh em ngoài Bắc gửi gấm theo. Đám đàn ông nằm sau những gốc nhãn đã êm thắm rút lui. Tôi đang bối rối không biết xử trí ra sao với ba cái sắc thì bạn tôi đã bò tới, giọng thì thầm nhưng nghiêm:

      "Bể rồi! Điều tiên quyết mày phải bình tĩnh. Quẳng cái sắc la bàn hải đồ đi. Hai cái sắc bản thảo sách vở của mày để tao lo."


      Tôi lưỡng lự:

      "Tụi nó bắn càn, có người đã bị thương trên bãi, chủ lẽ mình bỏ chạy."

      Bạn tôi nổi cáu:

      "Lo thân mày đi. Bị tóm lần này là hết, hết hoàn toàn."

      Rồi bạn tôi dặn tiếp, "Tao có súng. Tao sẽ khai hoả cho chúng nó lạc hướng. Mày nhớ chạy ra con lộ chính. Chạy vòng lối Chùa. Đừng vào nhà thằng Hẹ ấy nữa. Tao còn sống tao sẽ hỏi tội nó. Mày chạy băng ruộng ra phía chợ. Còn nhớ đường ra cái quán con nhỏ bán bánh canh không?"

      "Nhớ!"

      "Được, mày cứ chui vào cửa sau nhà nó. Tao mua đứt con nhỏ ấy rồi. Chỗ trốn duy nhất chỉ mày với tao được hưởng."


      Nói rồi bạn tôi móc hai cái sắc buộc dính vào nhau lên cổ. Trong bóng đêm tôi thấy bạn tôi chạy như một con ngựa rừng. Khi bình tĩnh lại tôi muốn chạy theo cũng không kịp nữa. Bạn tôi đã mất hút trong rừng nhãn tối đen.


      Ít phút sau tôi nghe thấy tiếng súng nổ lốp bốp ở phía bắc bãi biển, tiếp theo có nhiều tiếng AK nổ giòn đáp trả. Tôi nhìn xuống bãi biển lần cuối. Lạ, đám đàn bà con nít đã biến đâu mất hết. Chả lẽ bọn công an có tài ăn thịt người nhanh và nhiều đến thế sao. Lát sau tôi định hướng và cẩn thận chạy theo lộ trình bạn tôi đã chỉ.


      Hai ngày sau tôi mới về tới Sài Gòn. Nhà tôi bị theo dõi. Công an khu vực đã khám phá ra sự vắng mặt bốn ngày qua của tôi. Tôi lo âu trốn chui trốn nhủi. Tôi muốn đi một vòng thăm gia đình những người đồng cảnh xem ai còn ai mất, nhất là hỏi thăm tin tức về bạn tôi. Tôi cũng muốn xuống tìm nhà anh ở Quang Trung xem vợ con anh thế nào. Tuy nhiên, trong lúc còn lưỡng lự thì gia đình tôi đã áp lực bắt tôi phải ra đi ngay trong một chuyến đi tổ chức ở Thạnh An vào một đêm sau ba ngày tôi trở lại Sài Gòn. Tôi đi thoát chuyến đó ngày 10 tháng 10 năm 1980. Trên suốt đường hải hành tôi không hẳn chỉ nghĩ đến cha mẹ vợ con, tôi còn nghĩ nhiều đến bạn tôi với những tràng súng nổ. Tôi ứa nước mắt mỗi khi tự hỏi không hiểu anh sống hay chết.


      6.


      Hơn hai năm qua không phải lúc nào tôi cũng nhớ đến bạn tôi, nhưng thú thật mỗi khi buồn, hoặc phẫn tí ti về cái đời sống lưu lạc bất như ý này tôi lại muốn chiều tôi, muốn viết lăng nhăng đôi bài tự thán, thì hình ảnh bạn tôi lại hiện ra trước mặt, thật rõ nét, thật hiền hoà nhưng cũng thật nghiêm khắc. Anh đứng nhìn tôi mà không nói, nhưng trong ánh nhìn ấy, trong đôi mắt ấy, tôi thấy phản chiếu lại cả một cuốn phim dài chuỗi ngày tù tội. Cuộc đời đó đã cơ cực đến thế là cùng. Thốt nhiên tôi thấy tôi đang sống trên thiên đường dù là một thiên đường không trọn vẹn, nhưng nó vẫn rất đáng cho tôi ca hát cất bước đi lên mà không nên ngồi lại bên đường với lời than thở. Lại cũng có những đêm choàng dậy trong cơn ác mộng bị săn đuổi, tai nghe thấy tiếng súng nổ, thấy bạn tôi lao về phía trước, tôi cất tiếng gọi to nhưng không, không bao giờ anh nghe tôi để bỏ chạy lùi.


      Bạn tôi là người xuất hiện ngắn ngủi qua cuộc đời tôi nhưng lại là người hiếm hoi dạy tôi biết yêu thương, biết hành động đúng lúc và tích cực cho tình yêu thương dù là yêu thương một người bạn. Không ai biết đến bạn tôi vì bạn tôi vô danh, nhưng riêng tôi tôi biết rõ anh -- biết rõ anh lớn hơn tôi mãi mãi.

      San Diego 11-83

      Hà Thúc Sinh

      (Tống Biệt Hai Mươi, Nxb Xuân Thu, 1999)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Người Bạn Hà Thúc Sinh Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)

      Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)

      Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)

      Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng (Trần Hồng Văn)

      Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)

      Một Đêm (Trần Yên Hòa)

      Cây Thập Tự Giá (Trần Hồng Văn)

      Chuyện người con gái có tên ‘Nguyễn Thị Di Tản’ (Hoàng Thị Tố Lang)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)