1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Cát Lệ Lan (Phạm Hảo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-12-2015 | TRUYỆN

      Cát Lệ Lan

        PHẠM HẢO
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Mỗi năm vào ngày lễ Giáng Sinh, bốn chị em chúng tôi tụ tập quây quần ở nhà Dung, căn nhà này là nơi U tôi sống với chị Thảo và Dung, hai cô trong bốn chị em gái không lập gia đình. Dung là em út, nhưng từ năm 1975 mang U tôi và các chị, các cháu qua đây thì đã hoàn toàn đóng vai một người con cả, một người chủ gia đình, săn sóc phụng dưởng mẹ già, cưu mang các chị, săn sóc nuôi nấng cô con gái và các cháu con của ông anh thứ hai là anh Thành.


      Chị Vân, chị Thảo và tôi hay nói chuyện với nhau là U được trời cho đứa con Ut´ quý hoá như Dung, tính tình điềm đạm, nói năng ôn tồn dịu dàng, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn. Lại có nhiều tài vặt, ngoài vịêc chính làm ở trường học, Dung còn làm designer cho một tiệm cắm hoa nổi tiếng, và có tài viết chữ bay bướm, lâu lâu có vài nhà giàu có trong tỉnh có đám cưới, lễ kỷ niệm, thích gửi những cái thiệp mời cầu kỳ, hoa mỹ đi cho bạn bè quan khách hay thuê Dung viết tay những cái thiệp này.


      Tôi nhớ một năm, vừa đến nơi, sau khi xách thức ăn, qùa cáp vào nhà, hỏi thăm ôm ấp U tôi xong đâu đấy, chị Thảo và Dung bảo để mấy đứa nhỏ nói chuyện với bà một tí, chị em mình đi ra vườn xem cái này hay lắm, nghe ra vườn là chúng tôi thích mê đi rồi, vì đến nhà Dung không sớm thì muộn thế nào chúng tôi cũng phải ra vườn ngắm giàn hoa thiên lý, giàn hoa hồng leo, bụi giềng, bụi xả, những chậu rau thơm của U tôi. Nhất là nhìn hai cây quít đường năm nào cũng chiu chít quả, những chậu cây xương rồng, và những giò lan của Dung treo dưới những cành chĩa ngang cao hơn đầu người của một cây cam Valencia già cỗi, không biết là bao nhiêu tuổi rồi, cây cam này trồng ở ngay cạnh cửa sổ phòng ngủ của U tôi, Dung bảo treo lan ở dưới cây này để U nằm trên giường nhìn ra ngoài vườn có thể ngắm được hết những cây lan treo trên cành cây cho qua ngày và đỡ buồn.


      Bốn chị em tôi đều nghiện lan hạng nặng. Lúc tôi mới chân ướt chân ráo lọang quạng đến nước Mỹ thì chị Vân, chị Thảo và Dung đã yên cư lạc nghiệp hết cả rồi, chị Vân và Dung mỗi người lúc đó đã có cả trăm cây lan. Tôi còn nhớ mỗi ngày thứ Năm chị Vân và Dung đi đến một vườn lan để học cách trồng lan, hôm nào sau buổi học về hai người thế nào cũng có thêm một, hai cây lan mới. Dung thì học đến đâu nhớ đến đấy, còn chị Vân thì sau 35 năm chơi lan, vẫn không thấy tiến bộ tí nào, lời thầy dạy bay bổng vất vưởng ta bà đi mãi ở đâu đâu, làm chủ một vườn lan tốt tươi, đầy ăm ắp những lan là lan, không bỏ qua một hội hoa lan nào mà không đi, thế mà giờ đây chị cũng chỉ nhận được ra hai thứ lan là Vanda và Cattleya. Không khi nào chúng tôi nghe được chị nhắc nhở đến những cách trồng lan, thay chậu, bón phân … đã học được từ hồi đó ngoài chuyện này chị vẫn nói đi nói lại mãi mỗi khi chị em có dịp họp nhau lại ngắm lan và nói chuyện vãn: ”Chị nhớ hồi đó chị với Dung đi học trồng lan chỗ cái vườn lan ở đường 54, ông thầy hôm ấy sửa soạn dạy cách thay chậu. Ông ấy mới rút cây lan ra khỏi chậu thì bất thình lình có con rắn chui ra, các ông các bà học trò thất kinh, ai cũng hét ầm lên rồi chạy tứ tung, chị thì run quá, ngồi lại học cũng không yên, cứ tưởng tượng con rắn còn quanh quẩn ở dưới chân mình, bây giờ nhớ lại chị vẫn còn sợ đấy”.


      Ra đến vườn, nhìn theo ngón tay của chị Thảo tôi thấy ba chậu lan Cáttleyas trồng trong chậu đất nung, treo trên cành cam, từ xa đã thoang thoảng hương thơm, đến gần hơn thì phấn hương nồng nàn ngào ngạt. Tôi lúc đó đang mê mẩn cattleya lắm nên nhận ra ngay một cây là C percivaliana, nở vào mùa Giáng Sinh. Còn không biết hai cây kia là cây gì nên nhìn kỹ thì một cây có 6 đóa hoa, ba cánh phụ màu trắng tinh nhưng cánh chính lớn nhất thì có nhiều màu, cánh hoa ở viền ngoài cũng màu trắng, nhưng lưỡi hoa có màu vàng, chung quanh khoảng màu vàng ấy là màu tím lạt, rồi ở giữa là một bệt màu tím đậm, lật cái thẻ ra xem thì tên hoa là C quadricolor, thảo nào hoa có đến 4 màu. Cây còn lại có hoa màu tím lạt, lưỡi hoa màu tím đậm, thẻ đề tên là C labiata, buị lan này đã ở độ mãn khai, hoa nào cũng nở hết cỡ, không thấy đóa nào còn có những cái nụ e ấp như hai bụi lan kia.


      Tôi hỏi Dung ở đâu mà được tới ba chậu lan quý như vậy, nhìn vào mắt Dung thì thấy như cặp mắt này hôm nay long lanh như có những vì sao đi lạc trong đó, Dung im im chưa kịp trả lời thì chị Thảo nhanh miệng nói: "Qùa Christmas của Cột cho Dung đấy.” Cột là ông hàng xóm của Dung, cách nhà Dung bốn căn nhà. Ông này là người Mỹ, tên là Kirt, những lúc mẹ con nói chuyện trong nhà U tôi không phát âm được tiếng Mỹ, cụ cứ đọc trại ra là Cột nên chúng tôi cũng theo U tôi gọi như vậy, thành ra lâu ngày quen miệng không thể nào gọi ông này tên Mỹ nữa mà cứ gọi là Cột theo U tôi, nghe chất phác, ngộ nghĩnh, hay hay và lại êm tai.


      2.


      Cột là người mê chim chóc, cá, cây kiểng nên vườn của Cột rộng lắm. Trong vườn có đến 6, 7 lồng chim thật lớn, cái nào cũng cao gấp hai một người đàn ông loại có chiều cao, và rộng, thoáng, có thể trải chiếu nằm ngủ trong đó hay đi lại một cách thoải mái. Trong những cái nhà chim lớn này có đủ các loại chim quý của miền Nam Mỹ, Trung Mỹ, màu sắc rực rỡ, đẹp lộng lẫy. Cá thì có ba cái bể lớn bằng cái giường ngủ, xây cao kiểu như những cái bể bên ta dùng để chứa nước mưa, sâu thật là sâu để cá lặn xuống trốn mấy con cò khi bị tấn công, trong đó có gắn máy bơm, nước chảy cuồn cuộn, đó là chỗ ở của những con cá Koi Nhật Bản đủ màu, trong những cái bể này có thả bèo tấm, bèo Nhật bản, hoa sen, hoa súng, lục bình... Vườn trồng nhiều loại tre trúc, chuối ta chuối kiểng, um tùm nhưng những lối đi trong vườn lúc nào cũng tươm tất, sạch sẽ, gọn gàng vì Cột có người làm vườn săn sóc chim cá làm việc 8 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần. Có lẽ vì Cột là một bác sĩ về phân tâm học, nên sau những giờ tinh thần căng thẳng với những bệnh nhân tâm trí không được bình thường, Cột cần một ngoại cảnh êm đềm này để cân bằng thần kinh của chính mình.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Dung và Cột qua lại với nhau vì hai người cùng thích cây cảnh, vườn tược, những ngày cuối tuần Cột hay rủ Dung đi những hội bán cây, những shows chim chóc, những chỗ bán chậu, chúng tôi vẫn biết thế nhưng không ngờ hai người lại thân nhau đến độ Cột tặng Dung đến ba chậu Cát Lệ lan vào dịp lễ Giáng Sinh như thế này. Rủ rỉ rù rì với nhau chung quanh mấy chậu lan được một lúc thì chị Hồng Vân là chị dâu của chúng tôi vừa đến, ra vườn nhắc là thôi vào dọn ăn đã không U chờ và các cháu đói bụng, thế là bốn chị em lại lục tục kéo nhau vào nhà.


      Bàn ăn của nhà Dung rộng lắm, ngồi được đến 12 người, vậy mà khi bày hết những thức ăn ra trên bàn thì vẫn thiếu chỗ nên hai ổ bánh táo của Dung, một ổ tròn và một ổ dài, cùng ổ bánh buche de Noel phải để qua cái bàn nhỏ bên cạnh. Chị Vân làm hai khay cánh gà rút xương nhồi, chiên, hai khay bánh paté chaud. Chị Thảo cũng cung cấp hai khay bánh cuốn chả lụa có giá trần rau thơm đi kèm (món bánh cuốn của chị Thảo khi nào gia đình họp nhau lại cũng được yêu cầu vì chị Thảo tráng qúa khéo, cái bánh nào cũng mỏng như làn sương sớm) cùng bốn chục ghẹ luộc với gia vị cay xé lưỡi của miền Nam nước Mỹ, con nào con nấy chắc nịch như nắm đất sét phơi khô. Chị Hồng Vân thì có hai khay bánh bột lọc gói lá chuối đúng điệu xứ Huế. Tôi thì bày ra ba con gà rút xương nhồi xôi, rồi đút lò, con nào con nấy mập tròn tươm mỡ óng ả.


      Dung ngồi ăn với U và các chị các cháu một lúc thì đứng lên lấy hai cái đĩa lớn, sắp đầy đủ các món để trên bàn rồi cáo lỗi là bảo cần đi đây một tí, sẽ về ngay. Dung đi rồi không ai bảo ai chúng tôi cũng biết là cô nàng mang thức ăn qua cho Cột, tôi với chị Thảo rủ nhau vào trong bếp rửa tay rồi chị Thảo thầm thì vào tai tôi “Hai trẻ đang mê nhau lắm rồi, bà có thấy không, mê đến mức tỏ tình bằng ba chậu Cát lệ lan?”.


      3.


      Sau lễ Gíáng Sinh năm ấy, tháng Một, Cột lại mang qua tặng Dung cây C. trianae màu tím hoa cà, tháng Hai cũng một cây C.trianae màu trắng, tháng Ba lại cũng một cây C trianae màu tím đậm hơn, Dung bắt đầu đặt tên những cây Cát Lệ Lan này là cây January, cây February, cây March, tháng Tư vào ngày lễ Phục Sinh Cột mang đến cây C skinneri hoa tím nhỏ, Tháng Năm thì có cây C mossiae hoa lớn thật lớn, rồi tháng Sáu có cây C mendelii, tháng Bảy có cây C warneri, tháng Tám nóng nực nhất thì Dung có cây C warscewiczii hoa tím ngắt, hoa của cây này lớn hơn hết những loại catteya kia, tháng Chín có cây C aurantica hoa từng chùm, màu cam chói hơn cả màu của quả quýt. Có lần Dung được một chậu C Jenmanii trắng như tuyết, cây màu trắng đắt lắm chứ không rẻ như những cây C jenmanii màu tím, tôi đã thấy cây này ở Art Stone (vườn lan này là nơi mỗi buổi trưa buồn buồn tôi với cô Kim hay rủ nhau vội vàng, gấp gáp ra mua lan, Cột cũng là người giới thiệu vườn lan này để tôi đến mua) rồi mà không dám đụng vào vì giá qúa đắt, ai ngờ Cột lại mua cho Dung. Cứ như thế từ Cattleya nguyên giống đến Cattleya lai giống, mỗi tháng Dung đều đều nhận được một chậu Cát lệ đầy những đóa hoa lộng lẫy, hương thơm nồng nực, Ba năm trời như thế không sót một tháng nào, và chỉ có Cát Lệ lan, không một thứ lan nào khác.


      Khi nào đến nhà Dung đi ra vườn thăm những giò lan này với chị Thảo, chúng tôi cứ hỏi nhau là tại sao hai người này yêu nhau đến mức này mà không chịu tiến tới thêm một bước nữa. Tôi và chị Thảo bàn là nếu Dung lập gia đình với Cột thì thích qúa, nhà Cột gần đây, Dung cứ chạy qua chạy lại săn sóc U như xưa, tiện ơi là tiện. Và sự hy vọng của chúng tôi cứ lớn dần, nặng trĩu theo những chậu Cát Lệ lan Cột bưng sang tặng Dung. Có ngày tôi xuống thăm U tôi, không có ai ở nhà, tôi nằm nói chuyện với U tôi ở trên giường, U tôi chỉ tay ra ngoài vườn, bảo “Hảo nhìn chậu lan Cột mới mang cho Dung ngày hôm qua đấy, sáng nay Dung treo ngay chỗ này để U ngắm.”.


      Tôi nhỏm dậy ngắm chậu lan, rồi lại nằm phịch xuống giường than với U tôi “Không biết tại sao, già hết cả với nhau rồi mà không chịu cưới nhau, rồi ở chung cho rồi mà lại mỗi tháng cứ bưng qua một chậu lan như thế này, con không hiểu được”


      U tôi trả lời, theo thuyết nhà Phật: ”Sao con lại nói vậy, vợ chồng là duyên số cả đấy, chưa đến ngày đến tháng thì làm sao cái duyên ấy đến được.”


      Chúng tôi hy vọng như vậy, mong chờ như vậy nhưng chỉ có một phần. Có một người cái sự hy vọng và mong chờ Cột với Dung nên vợ nên chồng lớn gấp mười lần chúng tôi. Đó là bà mẹ của Cột, Bà này ở tiểu bang khác, một lần xuống đây thăm con, gặp được Dung ở nhà Cột, thấy Dung đằm thắm, ít nói, chu đáo bà mê ngay. Lúc xưa mỗi năm bà chỉ xuống Florida một lần, từ lúc Cột có Dung vài ba tháng bà lại xuống, mỗi lần bà ở đây là Bà với Dung đi chơi, đi mua sắm hết mấy ngày trời, bà cụ thương Dung như thương con ruột, hy vọng tràn trề có ngày đứa con trai độc nhất của bà có đôi bạn cho bà yên tâm nhắm mắt.


      Tình thân giữa hai nhà càng ngày càng đậm đà, Dung cũng đã mấy lần theo Cột về North Carolina thăm bà mẹ. Phía bên chị em chúng tôi thì khi nào có khách khứa họp mặt, sau khi ăn uống thì lại kéo nhau qua nhà Cột ngắm chim lạ, cá cảnh, la cà bên đó cả mấy tiếng đồng hồ, thân mật như là nhà của em gái mình. Còn Cột thì sáng nào trước khi đi làm cũng ghé qua nhà Dung lấy bình trà đá Dung đã pha sẵn để trước hiên nhà...


      Rồi U tôi mất. Trong lúc tang gia bối rối tôi nghe như ai trong các cháu về đưa đám bà kể lại là nói chuyện với Chú Cột, chú có vẻ thương cô Dung lắm và nói là sẽ cố gắng săn sóc cô Dung nhiều hơn khi Bà còn sống. Từ lúc U tôi mất đi Dung có nhiều thì giờ hơn, thấy hai người càng có vẻ khắng khít, có hôm bốn chị em ra thăm mộ U tôi, Dung lái xe đi ngang đám cỏ lau, ngừng xe lại bảo bông cỏ lau ở đây tốt quá, để em ghé lại tuốt một ít về cho mấy con chim trong vườn của Cột ăn.


      4.


      Một tối thứ Bảy. khuya lắm rồi, tôi mê lan nên còn ở ngoài vườn, Dung đi chơi về thấy đèn trong vườn sau sáng choang, biết tôi còn thức nên ghé vào chơi. Nhìn thấy Dung mặc áo đẹp, môi lại có tí son, thấy lạ tôi hỏi Dung đi đâu về mà diện vậy, Dung trả lời: ”Em đi ăn tối rồi đi xem kịch với ông xếp cũ của em”


      Tôi hỏi ông ấy là ai, Dung bảo “Ông ấy là cái ông mà hôm đám ma U mang một chậu lá croton đủ màu đến chia buồn đấy”.


      Rồi kể từ ngày ấy, cuối tuần nào Dung cũng đi chơi với “Ông Xếp Cũ”. Được khoảng sáu tháng thì một ngày Dung cho chúng tôi biết là sẽ đi lấy chồng, người mà Dung sắp lấy là ông Karl, hai người từng làm việc chung với nhau mười mấy năm trước. Karl là ông em rể tôi bây giờ là người đàng hoàng, phúc hậu, bao dung. Chúng tôi mừng cho cô em út tìm được người hiền lành xứng đáng để trao thân gửi phận, nhưng đồng thời tất cả chúng tôi không ai nói ra nhưng trong lòng đều thấy buồn buồn, tiếc và tội nghiệp cho Cột. Tôi thì thấy cảnh này trong lòng cứ nghĩ đến câu thơ trong truyện Kiều: ”Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”, vậy nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi cũng chẳng hiểu thiếp phụ chàng hay chàng phụ thiếp.


      Dung dọn về với chồng, mang theo những cái chậu đẹp hồi xưa đã có, mang theo những chậu xương rồng nhưng tuyệt nhiên không mang theo một chậu lan và Cát Lệ lan nào. Tôi thường bảo chị Thảo “Con bé Dung này nó thương chồng nó qúa, đàng hoàng thật, những chậu Cát Lệ Lan Cột cho đẹp như vậy mà nhất định không tiếc, không mang theo một chậu nào. Nhất định dẹp chuyện hồi xưa qua một bên, gấp trang sách cũ lại, em thì chắc không được như vậy đâu, thương chồng thì thương chứ mê lan quá thì cũng phải mang theo những cây lan của riêng mình và những cây lan của bồ cũ tặng mà trồng, thương chồng mà dám bỏ cả một thú vui chơi của mình thì em phục thật”.


      Vườn lan của Dung và những chậu Cát Lệ Lan đó sau này chị Thảo chăm sóc, khi Dung bán căn nhà đó đi chị dọn lên ở chung với tôi thì những cây lan đó cũng theo chị lên vườn của tôi và bây giờ vẫn còn đâu đó trong vườn. Dung thì không khi nào hỏi đến những chậu lan này, hàng năm hai vợ chồng ở Florida sáu tháng mùa lạnh, còn sáu tháng mùa hè thì lên Michigan sống trong một cái cabin thơ mộng nằm giữa rừng, hạnh phúc tràn trề, thương yêu chồng rất mực và ngược lại.


      5.


      Hôm trước chị Thảo gọi tôi nói chuyện, bảo là mới gặp Cột ở chợ, Cột có hỏi thăm Dung có khỏe không? Chị Thảo bảo là thấy mắt Cột có vẻ buồn buồn, giọng nói của Cột khi nhắc đến Dung có vẻ ngậm ngùi, rồi chị lại nói ”Không biết có thật vậy không hay là mình chỉ lãng mạn hoá vấn đề!”


      Tôi thì nhiều lúc lại chợt nghĩ đến Michael, ông chủ vườn lan Art Stone, mấy năm trường mỗi tháng có một ông khách hiền hậu, ít nói đến mua cây lan Cattleya đẹp nhất mà vườn đang bày, rồi tự nhiên bẵng đi không bao giờ thấy người khách ấy trở lại vườn nữa. Nếu tôi còn ở St Petersburg thì thế nào cũng có ngày tôi kể chuyện Cột và Dung cho Michael nghe, vì đã có lần lúc Cột và Dung còn đằm thắm, tôi và cô Kim từ sở đi Art Stone vào buổi ăn trưa, tôi tìm được chậu C walkineria loại lùn, hoa tím nhạt ngả qua màu xanh dương tuyệt đẹp. Thì giờ ngắn ngủi, vẫn còn để trên kệ, tôi chạy vào trong trả tiền thì Cột cũng vừa đến, cầm ngay chậu này mang vào trong cũng định trả tiền, thì Michael phải xin lỗi là đã bán cho tôi rồi. Chúng tôi chỉ cười trừ với nhau vì tôi đã phỗng tay trên cây lan đẹp, sau một tuần, có dịp lại đến vườn lan tôi vui miệng tiết lô ̣ cho vợ chồng Michael là ông khách tuần trước định mua cây lan C walkineria là mua cho em ruột của tôi đấy, Paula, vợ của Micheal ngạc nhiên, thích thú qúa, tò mò về ông khách mua Cattleya mỗi tháng này, tính hỏi thêm nữa nhưng đến giờ tôi với cô Kím phải trở về sở làm việc, thành ra chuyện Cột, Dung và Cát lệ Lan tôi muốn nói cho hết với chủ vườn lan Art Stone hôm ấy đành phải đứt đoạn, dở dang…….


      Phạm Hảo

      (hoalanvietnam.org)
      Tác giả gởi bài và ảnh

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tình Lan Phạm Hảo Truyện ngắn

      - Cát Lệ Lan Phạm Hảo Truyện ngắn

      - Tết Xưa Phạm Hảo Hồi ức

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Chuyện nàng Feridah Challoner (Trần Hồng Văn)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)

      Tên Phản Bội (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)