1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ Và Con Người Nguyễn Vỹ (Thu Nhi) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-6-2016 | VĂN HỌC

      Thơ và Con Người Nguyễn Vỹ

        THU NHI
      Share File.php Share File
          

       

                 Bài Nói tại Trung Tâm Văn Bút V.N. Hải Ngoại tại Quận Cam ngày 20.3.1994.

      Tiếp tục loạt bài các nhà thơ miền Nam V.N. 1954-1975. Trong các số trước đã nói về Tuệ Sỹ, Tạ Ký, Thế Viên, Huy Tưởng (số 73); Đinh Hùng, Cung Trầm Tưởng, Viên Linh (số 74); Vương Đức Lệ (số 78).


          Nhà thơ Nguyễn Vỹ
          (1909 - 1971) (1)

      Nguyền Vỹ sinh năm Kỷ Dậu 1909 tại Quảng Ngãi, là con thứ năm trong một gia đình chín anh chị em. Thân phụ ông làm tri huyện. Thuở thiếu thời ông theo học trường Tiểu học Quảng Ngãi. Cuối niên khóa 1923-1924 đậu xong bằng Tiểu học ông vào học trường Trung học Qui Nhơn là một trong chín trường Trung học trong toàn quốc lúc bấy giờ.


      Là một học sinh dở Toán nhưng giỏi Văn chương lại gặp ông Hồng Tiêu em ông Nguyễn Đức Nhuận đang làm báo tại Sài gòn khuyến khích nên ông ôm mộng làm thơ, viết văn làm báo kể từ lúc đang là học sinh Trung học.


      Lễ Phục sinh năm 1927, Nguyễn Vỹ hưởng ứng phong trào sinh viên học sinh bãi khóa trong toàn quốc do sinh viên Trường Cao Đẳng Hà Nội đề xướng để phản đối người Pháp khinh khi miệt thị dân Việt Nam. Tại trường Trung học Qui Nhơn, ông nằm trong ban tổ chức cuộc bãi khoá, yêu cầu nhà trường: 1. Đuổi ông giáo sư Pháp đã miệt thị dân Việt Nam là dã man và mọi rợ. 2. Mở thêm các lớp Trung học. 3. Bớt giờ Sử Pháp thêm giờ Sử Việt. Vì vậy cuối niên khóa 1926-1927 ông bị đuổi khỏi trường.


      Hè năm ấy ông không dám về quê nên ở lại Qui Nhơn xin làm thư ký cho một hãng rượu của người Pháp. Chỉ ít lâu sau ông bị người chủ Pháp đuổi sở vì biết được ông là người lãnh đạo cuộc biểu tình tại trường Trung học Qui Nhơn.


      Nguyễn Vỹ ra Huế định xin vào học tại trường Trung học Pellerin. Đến nơi ông viết bài gởi đến báo Tiếng Dân, được cụ Huỳnh Thúc Kháng chọn đăng và gởi trả được bốn đồng tiền nhuận bút. Lần đầu tiên, tên ông được in trên báo và lần đầu tiên được tiền nhuận bút, ông vui mừng vô cùng.


      Ở Huế hơn một tuần, ông lại muốn đi xa hơn nữa: ra Hà Nội. Hà Nội là nơi có trường Cao Đẳng, là nơi xuất bản nhiều sách báo, là nơi giới cầm bút đông đảo và dễ dàng vẫy vùng. Máu phiêu lưu nổi lên, ông nghĩ đã đi học xa nhà thì đi xa luôn nên ông lên xe lửa ra Hà Nội vào năm mười tám tuổi.



          Sư Bà Phan Thiết ở quê nhà, tức nữ sĩ Thu Nhi trong Tao Đàn Bạch Nga Saigon năm xưa. (Ảnh Viên Linh)

      Được un đúc tinh thần chống ngoại xâm từ cha, anh nên thời gian học ở Hà Nội ông âm thầm liên kết với những người yêu nước nhất là các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Năm 1930 là năm đau thương tang tóc đến với ông: Người cha thân yêu từ trần và Nguyễn Thái Học bị xử chém ở Yên Bái. Những tháng ngày kế tiếp ông vừa đi học vừa phải đi làm nên đến năm 1932 ông mới đậu Tú Tài. Sau đó ông dạy Pháp văn cho Trường Trung học Thăng Long. Cũng thời gian đó tiểu thuyết lãng mạn, âm nhạc mới mà bấy giờ thường gọi là âm nhạc cải cách và thơ mới càng ngày càng phát triển mạnh.


      Cùng ở lớp thanh niên tân học yêu thích thơ văn, Nguyễn Vỹ viết văn, làm thơ gởi đăng các báo, thời gian này ông thường ký bút hiệu Lê Chi.


      Năm 1936 sau vụ biểu tình náo động của dân chúng Paris vào tháng 2, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền tại Pháp. Họ có chính sách dễ dãi với các thuộc địa nên Cộng Sản đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng như các tổ chức khác bùng dậy hoạt động. Trong lớp thanh niên trí thức yêu nước, Nguyễn Vỹ ra tờ Le Cygne (Bạch Nga) bằng song ngữ Pháp, Việt. Ông viết những bài luận thuyết đả kích chính sách thuộc địa Pháp và phản đối cả triều đình Huế, kêu gọi một nước Việt Nam độc lập tự do. Tờ Le Cygne ra được sáu số thì ông bị ra tòa lãnh án sáu tháng tù và bị phạt hai ngàn quan tiền Pháp.



      Tạp chí Khởi Hành số 79, Tháng 5.2003 (Chủ nhiệm Chủ bút: Nhà thơ Viên Linh)

      Theo dõi báo chí ngoại ngữ về thế chiến thứ hai, Nguyễn Vỹ viết bài chống chánh s ách bành trướng xâm lăng của Nhật.


      Ngày 27 tháng 7 năm 1941, chính quyền Pháp tại Đông Dương ký hiệp ước cho Nhật vào đóng quân trên lãnh thổ Việt Nam, Nguyễn Vỹ lại viết những bài chống cả Nhật lẫn Pháp nên giao thừa năm Nhâm Ngọ, vào đầu tháng 2 năm 1942, ông bị hiến binh Nhật bắt giam. Sau mười lăm hôm ở tù Nhật ông vượt thoát được một ngày thì bị Pháp bắt lại, rồi đày vào trại tù Trà Khê gần Củng Sơn thuộc tỉnh Phú Yên. Tròn 3 năm ở tù tại đây đến đầu tháng 2 năm 1945 ông mới được phóng thích. Rồi một tháng sau chứng kiến vụ Nhật đảo chánh Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim ra đời v.v... Thời gian này Cộng Sản đưa ra chiêu bài đoàn kết chống thực dân để chiêu dụ mọi người, trong có Nguyễn Vỹ, nhưng ông giữ vững lập trường quốc gia dân tộc nên không gia nhập.


      Khoảng năm 1957 Nguyễn Vỹ từ Đà Lạt ông xuống Sài gòn, chủ biên tờ Tạp chí Phổ Thông, cử nửa tháng ra một số. Trước khi trở lại sinh hoạt báo chí ở Sài gòn ông đã viết một số thơ và tiểu thuyết như Giây Bí Rợ, Chiếc áo Cưới Màu Hông, Hai Thiêng Liêng v.v.. Trong tờ Phổ Thông, ông phụ trách rất nhiều mục, ký nhiều bút hiệu khác nhau.


      Truyện dài Mồ Hôi Nước Mắt, Người Tù 69, Tuấn Chàng rai Nước Việt, thì đề tên Nguyễn Vỹ. Mục Mình Ơi! ký tên Diệu Huyền. Nhật Ký, Một Giấc Mơ Hoa ký Duyên Hồng. Giải đáp thắc mắc, những câu đố ký Ba Tèo hoặc Ba Tui. Thỉnh thoảng có những bài xã thuyết tôn giáo thì ký Tâm Trí, pháp danh của ông.


      Năm 1962 ông xuất bản tập thơ Hoang Vu và cũng năm này ông tái lập Tao Đàn Bạch Nga gồm 12 người: Nguyễn Vỹ, bác sĩ Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Thu Minh, Lâm Vị Thủy, Đào Thanh Khiết, Nguyễn Văn Cần (ông Cổn ở Pháp), Tuệ Mai, Phương Đài, Thanh Nhung, Tôn nữ Hỷ Khương và Thu Nhi.


      Sau cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963 ông được mời vào Hội Đồng Nhân Sĩ. Đầu năm 1964 ông cho tục bản Nhật báo Dân Ta. Cũng trong thời gian này ông treo giải thưởng thi thơ Tao-Đàn Bạch Nga có tới trên một trăm người tham dự.


      Tuy danh nghĩa là Tao Đàn Bạch Nga treo giải nhưng tất cả số tiền phát thưởng và buổi tiệc trà trong lễ phát giải tại nhà hàng Thanh Thế ở Trung tâm thành phố Sài gòn đều do ông đài thọ.


      Đầu năm 1970, ông cho xuất bản sách Tuấn Chàng Trai Nước Việt tập I và II. Hai tập sách giá trị này kể lại trung thực những sự việc xẩy ra trên đất nước mà ông và cha, anh của ông là chứng nhân kể từ đầu thế kỷ thứ XX cho đến ngày chấm dứt thế chiến vào năm 1945. Ông đang viết và dự tính sẽ xuất bản tập III từ năm 1945 đến năm 1970 và cuốn IV từ năm 1970 đến ngày nhắm mắt cũng như sẽ xuất bản tiếp Người Tù 69, Giải thích thơ Bạch Nga, Phong Trào Thơ Mới v.v... Nhưng ngày mồng chín Tết năm Tân Hợi tức ngày 4 tháng 2 năm 1971, một hung tin đến với gia đình, thân hữu và độc giả mến yêu ông: "Nhà thơ Nguyễn Vỹ tử nạn xe hơi khi chiếc xe đò chở ông từ Mỹ Tho về Sài gòn bị lật".


      Một ngôi sao sáng trên nền trời Văn học Việt Nam rụng rơi.


      Bốn ngày sau linh cữu Nguyễn Vỹ được rước từ nhà quàn Chùa Xá Lợi đi ngang qua tòa soạn Tạp cví Phổ Thông, đường Phạm Ngũ Lão, ngừng lại một lát ở đây rồi mới tiếp tục đến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.


      Lễ An táng nhà thơ diễn ra trong bùi ngùi thương tiếc với những điếu văn của các thi văn hữu.


      Để kính điếu ông, Tôn nữ Hỷ Khương có làm bài Chuyến xe định mệnh. (2)


      Tinh thần yêu nước của Nguyễn Vỹ - được un đúc và truyền lại từ cha anh ~ được diễn tả chân thành mộc mạc trong bài thơ sau đây của ông:

      Chữ Thơ qua bút tự Nguyễn Vỹ, 6.1962


      THÀNH THÁI


      Hồi ấy tôi còn là trẻ thơ

      Tóc còn để chỏm mặt bơ bơ

      Một hôm tôi thấy cha tôi khóc

      Cúi lạy hình ai trên điện thờ.


      Tôi hỏi: "Thầy ơi, ai đó, Thầy?"

      Cha tôi khẽ bảo sát bên tai:

      "Ảnh vua Thành Thái đây, con ạ

      Ngà bị bị truất ngôi lại bị đày."


      Hết lạy, Thầy tôi đứng ngậm ngùi

      Ngắm hình Hoàng Đế lệ tuôn rơi

      "Thầy ơi - Tôi hỏi, sao Thầy khóc?"

      Thầy cứ làm thinh chỉ khóc thôi.


      Thành Thái tên vua tôi nhớ hoài

      Nhưng tôi chưa biết rõ là ai

      Thầy tôi chẳng nói gì hơn nữa

      Sau đó Thầy tôi cũng bị đày.


      Tôi lớn Thầy tôi ở ngục ra

      Một đêm kể chuyện tôi nghe qua:

      "Đức vua Thành Thái ngôi Thiên Tử

      Bị Pháp đem đày tận đảo xa.


      Vua không ham muốn ở ngai vàng

      Trong lúc muôn dân oán hận tràn

      Vò võ năm canh ngưởi với bóng,

      Đau lòng nước mất cửa nhà tan.


      Ngài sống hẩm hiu cảnh khốn cùng

      Một căn nhà mướn phố Quang Trung

      Cửa nhà rách nát, người đau yếu

      Giữa xóm dân nghèo một phế cung!


      Ngài quyết ra tay cứu vớt dân

      Chiêu binh mãi mã, luyện quan quân

      Mưu mô đại sự nhưng không được

      Tù tội vì tay kẻ phản thần.


      Thầy tôi tôn ngưỡng bậc minh vương

      Làm mấy bài thơ khóc thảm thương

      Nhớ tháng ngày nào vua bị bắt

      Dâng lên ngự ảnh nén trầm hương.


      Rồi Thầy tôi mất ở quê nhà

      Tôi dấu hình vua dưới gối hoa

      Đèn sách bao năm noi chí hướng

      Đọc trang Sử cũ nhớ Người xa.


      Năm chục năm sau Đức Cựu Hoàng

      Hồi hương giữa lúc nước nhà tan!

      Bảy mươi tuổi lẻ còn ôm hận

      Ngày tháng buông trôi giấc mộng tàn.


      Một buổi chiều Thu tôi đến đây.

      Cựu Hoàng khẽ hỏi: "Ông là ai?"

      Ngài nằm trên chiếc giường không chiếu

      Ngài chỉ tôi ngồi chiếc ghế mây.


      Ngài đã già nua da bọc xương

      Áo quần mạng vá, tóc pha sương

      Nhưng còn bẩm chất người anh kiệt

      Gương mặt huy hoàng nét Đế Vương.


      Tôi kể hồi xưa chuyện Cha tôi

      Nhớ thương Hoàng Đế khóc bùi ngùi

      Nhìn tôi đôi mắt Ngài xao động,

      Châu lệ hai hàng lặng lẽ rơi.


      Hôm đám tang Ngài tôi có đưa

      Đoạn đường gần gũi nghĩa xa xưa!

      Tôi lồng bức ảnh Ngài biên tặng

      Trên ảnh Thầy tôi, theo ảnh Vua!

      Thông thường với học lực và kiến thức sẵn có, Nguyễn Vỹ thừa sức sống cuộc đời an nhàn ấm no, nhưng vì không muốn đất nước chìm đắm trong nô lệ nên nhiều lần ông dùng ngòi bút thay cho đao binh, vì vậy dã ba lần bị tù tội. Bài thơ làm trong sở Hiến binh Nhật thuật cảnh bị tra tấn, đánh đập, giam cầm trong phòng chật hẹp, bằng giọng thơ đầy uất hận, tủi nhục. Sau đây là bài thơ:

      TRĂNG CHÓ TÙ


      Ngục Trà Khê, đoàn tù nằm trong tối

      Chỗ giường tôi đốí diện với Trăng Thu

      Nhưng kẽm gai giăng lưới bọc âm u

      Ngoài sáng tỏ trong mịt mù bưng bít.


      Ai nấy ngủ, hai dãy sàn kê khít

      Cửa nhà lao giây xích khóa ba vòng

      Một ánh vàng lóng lánh lọt qua song

      Nằm âu yếm bên lòng tôi khẽ bảo:


      "Đêm nay rằm em giăng tơ huyền ảo

      Ngồi dậy xem, chàng hỡi giữa khuôn xanh

      Em dệt thơ dệt mộng kết muôn vần

      Đễ em tặng người yêu em muôn thuở


      Ngồi dậy đi, hỡi chàng, nhìn song cửa

      Ngoài trời mây rực rỡ ánh trăng lành!

      Em về đây bọn hết cả năm canh

      Đem tất cả dâng chàng lòng trinh bạch!


      Trăng mủm mỉm cười duyên rồi khẽ lách

      Lưới kẽm gai ngăn cách giữa tôi nàng...

      Tôi giơ tay muốn níu ánh Trăng vàng,

      Lòng xao xuyến vội vàng ngồi nhỏm dậy.


      Sau lưới sắt tôi nhìn trăng mê mãi,

      Núi rừng hoang Trăng giải ánh sầu bi

      Trước sân tù con chó L'Amie

      (Con chó trắng dễ thương và ngoan ngoãn

      Chó độc nhất và trung thành như bạn

      Lạc ngoài rừng chúng tôi bắt về nuôi).

      Giỡn với Trăng chó phe phẩy mừng vui

      Chó nhảy tới, nhảy lui đùa với bóng.


      Trăng tha thướt yêu kiều trong ảo mộng

      Rãi trên sân lồng lộng ánh huyền mơ

      Mỗi nét trăng là dệt một vần Thơ.

      Mỗi sóng trắng là một đường tơ thắm.


      Chó đùa bỡn, chạy quanh rồi đứng ngắm

      Mắt nhìn Trăng lóng lánh ánh trăng ngà

      Tôi thằng tù, như một mảnh hồn ma,

      Trong ngục thẳm nhìn qua song lưới sắt.


      Nhìn mê-mải thèm-thuồng không mỏi mắt

      Nhìn khát-khao, ngây-ngất ánh Trăng say

      Muốn phá tung cửa ngục chạy ra ngoài

      Để ngắm nó để ngất ngây với nó,

      Để đùa bỡn vói bóng Trăng bóng chó,

      Để dệt tình, dệt mộng với Trăng tơ...

      Nhưng bỗng dưng đôi mắt lệ hoen mờ

      Tôi quị xuống sàn tre nằm thổn thức...


      Trăng với Chó tự do ngoài sân ngục

      Tôi bị giam sau bốn bức tường cao.

      Ôi tự do! Mi quý biết nhường bao!

      Mi là cả Trăng, Sao, Trời, Thơ, Mộng!

      Mi là giòng huyết-thống

      của Thiêng-Liêng!

      Có Tự-Do là cả Thần Tiên.

      Không có nó, trần gian là ngục thẳm!

      Tù Trà Khê say mê trong giấc đắm

      Trên giường tù ai lệ đẵm trong đêm!...

      (1944)

      Cũng trong thời gian ở tù ba năm tại trại Lai Khê, Nguyễn Vỹ phải đi chăn bò cho trại tù. Ngồi trên mỏm đá sau cơn mưa nhẹ hạt, thấy chiếc cầu vồng ngũ sắc in trên nền trời, ông thả hồn mơ mộng gặp được vợ trẻ con thơ. Tối đó trở về trại giam, ông làm bài thơ:

      CHIẾC CẦU VỒNG


      Một chiếc cầu vồng xanh tím đỏ

      Treo trên rừng núi giữa bao la

      Một nàng thiếu phụ ôm con nhỏ

      Thơ thẩn bên cầu muốn bước qua.


      Nàng trông mây nước vắng đìu hiu,

      Nhìn khắp mênh-mông tỏa ánh chiều

      Đôi mắt sầu mơ rơm rớm lệ:

      Tìm đâu, đâu thấy bóng người yêu?


      Nàng khẽ vịn theo mấy nhịp cầu

      Đứng trên dòm xuống hố rừng sâu

      Ôm con nàng bước trong bào ảnh

      Mỗi bước băn-khoăn mấy nhịp sầu!


      Nàng nhớ người yêu đôi mắt mơ

      Nụ cười man-mác như vần thơ

      Tóc buông xuống trán như mành liễu

      Tiếng nói chan hòa tiếng nhạc tơ.


      Từ hôm ly biệt một chiều đông

      Ngấn lệ sầu-tư chửa cạn giòng,

      Chàng bị lưu đày nơi viễn xứ

      Ra đi không biết được về không?


      Biền biệt ba năm kiếp phũ phàng,

      Ba lần lá rụng ngập vườn hoang

      Bóng chiều thổn-thức bên sông vắng

      Nàng ẵm con đi kiếm bóng chàng.


      Tóc nàng thấm ướt giọt mưa ngâu

      Buồn bã nàng qua mấy đoạn cầu

      Non nước bao-la, trời quạnh-quẽ,

      Chàng đâu, đâu thấy bóng chàng đâu?


      Bỗng tận xa xa... ai giống chàng?

      Cỡi con ngựa trắng vút bay sang...

      Ai người kỵ-mã phương nao đến,

      Rẽ gió tung mây, lướt dậm tràng?


      Vó ngựa nhịp nhàng với nhạc reo...

      Tim nàng rộn-rịp nhip-nhàng theo...

      Trùng-trùng điệp-điệp mây xây ải

      Chàng vượt băng qua mấy ngọn đèo...


      Mình ơi! Bản vẽ một đề mục của Phổ Thông

       do Nguyễn Vỹ viết ký tên Diệu Huyền.


      Chàng mỉm cười trông thoáng giữa cầu

      Người yêu xinh đẹp tựa chiêm bao!

      Nàng trân trân ngó, mê hay tỉnh?

      Mừng quá, long lanh lệ ứa trào...


      Chàng đã về trong ánh tịch dương

      Vội vàng nhảy xuống, ngựa buông cương

      Chàng ôm âu yếm người yêu nhỏ

      Ly-biệt ba năm mấy đoạn trường!


      Chàng vuốt dịu-dàng mái tóc tiên

      Người yêu lơi-lả nụ cười duyên

      Chàng hôn mê-đắm đôi môi thắm

      Nàng uống say-sưa ánh mắt huyền...


      Nắng chiều càng nhuộm sắc màu tươi

      Rưc-rỡ cầu treo một góc trời

      Kìa cặp tình nhân hôn đắm-đuốí

      Trên cầu cao vót giữa chơi vơi!


      Chàng đưa tay ẵm đứa con cưng

      Âu yếm nựng con đôi má hường

      Chàng đỡ nàng lên lưng ngựa tuyết,

      Chàng lên ngồi trước, dựt giây cương.


      Lá bướm nàng bay, gió cuốn vèo

      Dưới cầu mây nước cũng trôi theo

      Qua cầu ngựa chạy bay như gió,

      Tiếng vó nhip-nhàng tiếng nhạc reo...


      Bóng người bóng ngựa bóng mây tan,

      Non nước đìu-hiu giấc mộng tàn!

      Chiếc mống ai tô màu ảo-sắc

      Còn treo lơ lửng giữa trời hoang!

      (1944)

      Giữa năm 1949, Quốc trưởng Bảo Đại về nước ở Đà Lạt cử các ông Nguyễn Phan Long rồi Trần Văn Hữu đến Nguyễn Văn Tâm tiếp tục thành lập Chính phủ. Nguyễn Vỹ được ướm lời mời tham chính. Nhưng ông từ chối chỉ muốn vui duyên văn nghệ. Việc đó ông tả trong bài:

      CẢM ƠN NGÀI


      Không, tôi không phải con người bắt mãn

      Nhục và Vinh tôi có đủ cả rồi

      Thưọng-Đế đã cho tôi giàu muôn vạn

      Đầy một kho ánh sáng trong hồn tôi.


      Đầy những đêm lệ châu tràn ai oán

      Những bình-minh trỗi-dậy nhạc vui cười

      Từ muôn thuở say sưa tình lai láng,

      Uống hương trời còn đọng cả trên môi!


      Ngài bắc chi một nhịp cầu danh vọng

      Kéo tôi chi trong phù-ảnh lâu-đài?

      Tôi không muốn gánh kho vàng thơ mộng

      Đem chợ đời đổi lấy món cân đai.


      Đừng nhử tôi ngựa xe, tàu, võng, lọng

      Ai công hầu, khanh tướng mặc ai ai

      Đừng bắt tôi mang hia choàng áo rộng

      Và khom lưng lạy các chúa trên ngai!


      Tôi không phải đã "cạn bầu nhiệt huyết"

      Tấm thân hèn chưa rạn nứt phong sương

      Bao năm xưa đọa đày trong lụy-tiết,

      Há bây giò hờ-hững với quê hương?


      Nhưng dân tộc đã vươn mình quyết-liệt

      Bao anh hùng đã điểm máu tô xương

      Họa khói lửa muôn dân còn rên xiết

      Bút mực nào ghi hết hận tang thương?


      Để yên tôi bên khu trời diệu vợi

      Chép lời Sao và nhạc Gió lâm ly

      Tiếng than thở vạn u-hồn buồn rợi

      Đắm chìm trong tịch-mịch vạn sầu bi!


      Đừng bảo tôi hát những lời ca ngợi

      Các tượng thần chói lọi ánh tà-huy

      Đừng chỉ tôi đâu là đường danh lợi

      Cám ơn Ngài, danh lợi để mà chi?!

      (1953)

      Nguyễn Vỹ là một trong những người thơ đa tình. Bài thơ Duyên Trăng của ông có những vần thơ diễm lệ đầy ắp huyền mơ.


      Say đắm nhưng lòng vẫn quạnh hiu

      Đó là số kiếp của tình yêu


      là hai câu thơ tác giả nói thật về cuộc đời tình ái của mình. Hơn 30 năm trước có lần ông đọc cho chúng tôi nghe câu châm ngôn Pháp ý nghĩa là "Người đàn ông không vợ là người đàn ông nhiều vợ".


      Tôi nghĩ ngược lại: "Ông Nguyễn Vỹ vì có nhiều vợ nên không ở với bà vợ nào."


      Thu Nhi

      Nguồn: Khởi Hành 79, Tháng 5.2003

      ___________________

      (1) Nhà thơ Nguyễn Vỹ sinh năm 1909 (theo Thu Nhi trong bài này; Vũ Ngọc Phan trong Thi Nhân Việt Nam viết khác: 1910 và theo Hội Nhà Văn Hà Nội lại là 1912) tại Đức Phổ, Quảng Ngãi; in Tập Thơ Đầu năm 1934, rất nổi danh với hai bài thơ điển hình: Sương Rơi (thơ hai chữ), kiểu trường thơ Bạch Nga của ông, và bài Gửi Trương Tửu, kiểu thơ khẩu khí, trong có hai câu được nhiều người truyền tụng: Thời thế bây giờ vẫn thấy khó- Nhà văn An-nam khổ như chó! Vũ Ngọc Phan cho rằng bài này "mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ."

      Ông còn là tác giả nhiều cuốn truyện như Giây Bí Rợ, 1957; Hai Thiêng Liêng, 1957; Hoang Vu, thơ, 1962; Mồ Hôi Nước Mắt, truyện dài 1965; Tuấn, Chàng Trai Nước Việt, ký sự, 1970. Văn Thi Sĩ Tiền Chiến, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1994. Ngoài tập này, các tập trước đều in tại Sài Gòn.

      Nguyễn Vỹ còn là chủ nhiệm chủ bút tạp chí Phổ Thông, nhật báo Dân Ta. Cả hai tờ đều có nhiều độc giả. Ông từ trần vì tai nạn xe hơi trên đường Mỹ Tho - Sài Gòn ngày 4.2.1971.


      (2) CHUYẾN XE ĐỊNH MỆNH


             Tôn Nữ Hỷ Khương

      Kính điếu nhà thơ Nguyễn Vỹ


      Một phút ôi thôi hết cả rồi

      Phù sinh giấc mộng hỡi người ơi!

      Chuyến xe định mệnh đành yên phận

      Sự nghiệp còn dang dở nửa vời.


      Sáu mươi hai tuổi có là bao

      Hơn bốn mươi năm mạch sống trào...

      Nét bút không ngưng giòng mực chảy

      Lời thơ còn đọng chí anh hào.


      Phủi tay sạch nợ chốn trần ai

      Trải bấy nhiêu thu giấc mộng dài

      Cuộc sống nổi chìm theo vận nước

      Lòng son một tấm chẳng hề phai.


      "Dân Ta anh dũng" với "oai hùng" (*)

      Chí khí ngang tàng vẫn nấu nung

      Bút thép xứng danh người chiến sĩ

      Non sông vay trả nợ tang bồng.


      Đã hết rồi, thôi đã hết rồi!

      Hương lòng một nén lệ sầu rơi,

      Cầu xin Phật Tổ mau đưa lối

      Cực lạc cho Người sớm đến nơi.

      Sài gòn Tân Hợi 1971


      (*) "Dân Ta hằng anh dũng, Dân Ta vẫn oai hùng" là câu thơ in trên đầu trang báo Dân Ta của Nguyễn Vỹ.

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thơ và Con Người Nguyễn Vỹ Thu Nhi Thuyết trình

    3. Bài Viết về nhà văn Nguyễn Vỹ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Vỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Thơ và Con Người Nguyễn Vỹ (Thu Nhi)

      Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Vỹ (Viên Linh)

      Nguyễn Vỹ (Nhị Linh)

      Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa (Nhị Linh)

      Nguyễn Vỹ, Nhà hoạt động văn hóa không mệt mỏi (Đào Đức Nhuận)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Vỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lan Khai (Nguyễn Vỹ)

      Lê Văn Trương (Nguyễn Vỹ)

      Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Vỹ)

      TchyA Đái Đức Tuấn (Nguyễn Vỹ)

      Khái Hưng (Nguyễn Vỹ)

      Thơ Nguyễn Vỹ

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến

      Tác phẩm Nguyễn Vỹ

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)