1. Head_

    Toan Ánh

    (..1915 - 14.5.2009)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức (Lữ Quỳnh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-04-2012 | VĂN HỌC

      Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức

        LỮ QUỲNH
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Lữ Quỳnh

      Năm mươi năm trôi qua kể từ ngày ấy, ngày mà Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Trần Hữu Ngũ, Hoài Linh ở tuổi mười tám hai mươi ngồi với nhau bàn chuyện văn nghệ, chuyện làm báo. Ngày mà những tác phẩm của Camus, Sartre bắt đầu nhập vào miền Nam. Ngày mà tôi còn nhớ cuốn "Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Hiện Đại" của Phạm Công Thiện được lớp trẻ đón đọc nồng nhiệt.


      Ngẫm lại mỗi thế hệ có nếp sống, nếp nghĩ khác nhau. Quan niệm về tình yêu mỗi thời mỗi khác. Thú đọc, chơi sách cũng vậy.


      Nhớ những buổi chiều mùa hạ ở Huế, như đã hẹn nhau, tôi và Lữ Kiều đạp xe vào thôn Vân Dương. Từ ngôi nhà của bạn có dây leo bờ tường, có vườn hoa hồng xinh xắn, số 66 Lê Lợi, chúng tôi qua Đập Đá lộng gió, rẽ phải theo con dường làng nhỏ hẹp dọc bờ sông. Cuối đường, băng qua vài đồng ruộng vừa gặt xong, chỉ còn trơ chân rạ vàng úa, đến nhà Trần Hữu Ngũ. Đôi khi tôi và Lữ Kiều phải chờ bạn từ đồng xa đi về.


      Bộ bàn ghế đặt ngay chái hiên nhà đầu tiên đi vào. Ở đây ba chúng tôi đã bàn chuyện đặt tên cho tờ báo, tờ "tạp chí" với nội dung thơ văn, tham luận, cả mục sinh hoạt văn học trong nước! Sau nhiều buổi chiều đi về như thế, tờ báo được chọn tên Gió Mai (tiền thân của tạp chí Ý Thức sau này).

      Gió Mai viết tay, đánh máy. Bìa nghiêm túc, đẹp mắt. Đóng xén cẩn thận. Ra định kỳ 2 tháng, tuy phổ biến hạn hẹp, nhưng tờ báo được chuyền tay nhiều người. Được góp ý, được khích lệ. Thời gian không lâu sau, Gió Mai thêm sự cộng tác của Nguyên Minh, Châu Văn Thuận, Hồ Thủy Giũ, Nguyễn Mậu Hưng, Hồ Nguyên Hản...


      Tiếp theo nhiều biến cố lịch sử có sự dấn thân của bạn bè, mỗi người mỗi ngã - có chọn lựa và không có chọn lựa - nợ văn chương vẫn đeo bám anh em nhóm Gió Mai.

      Vào nhũng dịp họp mặt hiếm hoi, anh em thường trao đổi nhau về sáng tác. Cho đến khoảng năm 1969, Lữ Kiều từ Phú Quốc, Lữ Quỳnh, Châu Văn Thuận từ Qui Nhơn. Hồ Thủy Giũ từ rừng núi Thường Đức Quảng Nam. Nguyên Minh, Trần Hữu Ngũ ở Phan Rang đã có cuộc họp mặt bàn chuyện làm báo. Tờ Gió Mai được đổi tên: tạp chí Ý Thức. Và, tòa soạn theo chân người viết. Ấn loát do Nguyên Minh và Trần Hữu Ngũ điều hành tại Phan Rang. Tuy in ronéo, tờ báo được trình bày rất đẹp và phổ biến khá rộng. Nhóm chủ trương được thêm sự cộng tác của Lê Ký Thương, Đỗ Nghê (Đỗ Hồng Ngọc), Trần Hoài Thư, Võ Tấn Khanh.

      Cũng thời điểm này tập truyện ngắn, tác phẩm đầu tay của Trần Hoài Thư, "Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang" được Ý Thức ấn hành. Một công trình không phải không khó khăn.


      Qua năm 1970 , một quyết định quá bất ngờ do Nguyên Minh đề xướng với nhóm chủ trương: tạp chí Ý Thức xin giấy phép ấn hành ở Sài Gòn. Mỗi tháng 2 số (bán nguyệt san). Dược sĩ Nguyễn Thị Yến, một bạn thân, đứng tên chủ nhiệm. Thế là số báo ra mắt ngày 01-10-1970 dưới tiêu đề Bán Nguyệt San Văn Học Nghê Thuật Ý Thức với truyện ngắn Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Ngụy Ngữ, Nguyên Minh; Truyện dài Từ Kế Tường; Kịch Lữ Kiều; Đọc sách: Quê Người của Dương Nghiễm Mậu; Xuôi dòng: Beethoven; Xã luận: Từ Chiến Khu về Hà Nội của Châu Văn Thuận. Nhà tổng phát hành Đồng Nai nhận phát hành 5000 số. Nhóm chủ trương lúc này thêm: Ngụy Ngữ, Nguyễn Mộng Giác, Lê Văn Ngăn, Trần Hữu Lục.


      Bên cạnh Bán Nguyệt San Ý Thức, cơ sở còn thành lập nhà xuất bản Ý Thức và nhà phát hành Hàm Thụ. Nhà xuất bản bao gồm nhiều tủ sách cho từng bộ môn như tủ sách văn học nghệ thuật, dịch thuật, tuổi thơ... Trong mấy năm đầu của thập kỷ 70, Nhà xuất bản Ý Thức đã lần lược ấn hành nhiều tác phẩm của Đỗ Nghê, Lê Ký Thương, Trần Hoài Thư, Lữ Quỳnh, Nguyên Minh, Nàng Lai.

      Nhiều bản dịch văn học và lịch sử của Trần Quang Huề, Nguyên Thạnh, Minh Quân, Lê Ký Thương... tất cả sách mới in và tạp chí Ý Thức từ số 7 trở đi do nhà phát hành Hàm Thụ đảm trách (Ý Thức 6 số đầu vẫn do nhà tổng phát hành Đồng Nai).


      Vì những thành viên trụ cột không thể hội tụ một nơi để tập trung chăm sóc tờ tạp chí, nên Bán nguyệt san Ý Thức qua năm thứ hai có phần chệch hướng, không còn là tờ báo vốn có tiếng dấn thân tích cực, chống lại thứ văn nghệ salon, viễn mơ tràn ngập lúc bấy giờ. Thư ký tòa soạn và trị sự không thể kham nổi bài vở và điều hành nhân sự. Bán nguyệt san Ý Thức số 24 phát hành xong thì đình bản. (sau hơn hai năm góp mặt với các tạp chí văn học ở thủ đô).


      Bây giờ giữa năm 2008 này, nhìn lại, nhóm chủ trương tạp chí Ý Thức đã phiêu bạt khắp nơi, thật khó để hình dung ra một buổi họp mặt như ngày nào! Nhưng, không như Nguyễn Mộng Giác nghĩ "40 năm qua, từ những thanh niên hăm hở đi tìm một giải pháp cho thời thế và cho văn chương, họ đã bắt đầu trở thành những ông già chậm rãi, mỏi mệt, cuộc vui hằng ngày không phải là những hăm hở mở đường phá núi, mà là ngồi lặng yên bên chồng sách cũ"(*). Họ, tuy tuổi tác có cao, sức khỏe không còn như ngày nào, nhưng vẫn giữ liên lạc với nhau, vẫn trao đổi chuyện văn chương, vẫn viết lách, in ấn: một Trần Hoài Thư ở New Jersey miệt mài với Thư Quán Bản Thảo, ra sức bảo vệ "di sản văn hóa miền Nam" bằng nhiều tuyển tập đáng nể; Một Nguyên Thạnh ở Florida; Một Hoài Linh ở New York không quên tham dự những sinh hoạt văn học của bạn bè; Một Nguyên Minh sáng tác đều đặn, dồi dào hơn thời làm thư ký tòa soạn; Một Đỗ Hồng Ngọc xuất bản tác phẩm đều đặn hàng năm; Một Lữ Kiều lúc nào cũng ấp ủ nội dung về một tờ tạp chí. Các bạn đang ở Sài Gòn bị hạn chế nhiều mặt. Nhung biết đâu, trong và ngoài nước, một ngày không xa, tạp chí Ý Thức mới của những người bạn già lại xuất hiện.


      Nam Cali, tháng 8-2008.

      Lữ Quỳnh

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo tập 33 Tháng 10-2008”
      (Chủ đề di sản văn học miền Nam: Một Thời Ý Thức)

      (*) Trong tựa tập Truyện Cát Vàng


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nỗi Nhớ Hoàng Sa Lữ Quỳnh Thơ

      - Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức Lữ Quỳnh Tạp bút

    3. Bài viết về Tạp chí Ý Thức (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      Bài viết về tạp chí Ý Thức

        Cùng Tạp Chí (Link-1)

      Tóm lược về hành trình của tạp chí Ý Thức (Thư Quán Bản Thảo)

      Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)

      Ý Thức và Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang (Trần Hoài Thư)

      Viết về những người bạn 'Ý Thức' (Phạm Văn Nhàn)

      Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức (Lữ Quỳnh)

      Những Khuôn Mặt Tình (Võ Tấn Khanh)

      Tưởng trong "giây phút" mà thành... "thiên thu" (Lê Ký Thương)

      Một Thời Với Ý Thức (Nguyễn Lệ Uyên)

      Tự Tình Gởi Nhóm Ý Thức (Lữ Kiều)

      Còn Nợ Một Thời (Nguyễn Ước)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)

      Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển (Phan Tấn Hải)

      Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương (Việt Báo)

      ‘Bức Tử VNCH: Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ của Nguyễn Tiến Hưng ly kỳ bất ngờ (Đằng Giao)

      Sách "Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" của Nguyễn Tiến Hưng (Vi Anh)

      Đọc Hồi Ký Một Đời Người của Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy (Uyên Hạnh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)