1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc tập truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” của Kha Tiệm Ly (Châu Thạch) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-6-2023 | VĂN HỌC

      Đọc tập truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” của Kha Tiệm Ly

          CHÂU THẠCH
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Kha Tiệm Ly

      Đến tuổi thất thập cổ lai hy; nhà văn, nhà thơ Kha Tiệm ly mới xuất bản được tác phẩm của mình, khi mà tên tuổi ông trong và ngoài nước không mấy ai không biết và không yêu mến. Điều đó chứng tỏ Kha Tiệm Ly đã cày trên thửa ruộng văn chương của mình, thu hoạch hoa màu thật tốt tươi nhưng thời nay, thứ sản phẩm trí tuệ tốt tươi ấy đem tặng không cho đời thì dễ nhưng bán cho đời thật khó. Cũng may tập truyện ngắn Xóm Cô Hồn in 1000 quyển đã được mua sạch khi mới đem về, chứng tỏ uy tín Kha Tiệm Ly khiến cho nhiều người háo hức đón chào. Xóm Cô Hồn gồm có 19 truyện ngắn, trong đó có 9 truyện truyền kỳ, còn lại dành cho nhiều thể loại khác.


      Trước hết người viết xin đề cập đến truyện truyền kỳ của Kha Tiệm Ly vì ở tập sách nầy truyện truyền kỳ chiếm một số trang rất lớn.


      Truyền kỳ là gì? Tìm câu trả lời hay nhất trên Google như sau:

      Truyền Kỳ Mạn Lục (nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ) là một tập truyện của nhà văn Nguyễn Dữ, được in trong khoảng năm 1768. Dù là sao chép tản mạn những truyện lạ nhưng Truyền Kỳ Mạn Lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam Chích Quái, Thiên Nam Vân Lục… mà là một sáng tác văn học. Lấy bối cảnh chủ yếu là một phần hiện thực thế kỷ XVI, các truyện hầu hết ở thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ và đều có yếu tố hoang đường, nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Truyền Kỳ Mạn Lục phản ánh số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà bất hạnh thường rơi vào người phụ nữ (như người thiếu phụ Nam Xương), thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hoá nước Việt (như chuyện chức phán sự đền Tản Viên), đề cao đạo đức nhân hậu, thuỷ chung, đồng thời khẳng định quan niệm sống “lánh đục về trong” của tầng lớp trí thức ẩn dật đương thời.


      Truyền Kỳ Mạn Lục là đỉnh cao đánh dấu bước trưởng thành của thể loại truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, từng được Vũ Khâm Lân (thế kỷ 17) khen tặng là “thiên cổ kỳ bút”. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kỳ ở các nước đồng văn.”


      Vậy thể loại truyện kỳ có ở nước ta từ 400 năm trước. Nay giữa thế kỷ 21 nầy nhà văn Kha Tiệm Ly lại quay về với nhưng câu chuyện cổ xưa, với lối hành văn cổ xưa, chắc là ông muốn tải cái đạo lý của thời xưa cho người đời nay suy nghiệm. Truyện truyền kỳ của Kha Tiệm Ly đọc hấp dẫn không thua gì Liêu Trai Chí Dị. Trước hết nó đưa ta đến những cảnh vật nên thơ có con người và những mối tình thú vị, với mỹ nhân và thánh thần bí hiểm . Sau nữa truyện truyền kỳ như con thuyền tải đạo lý, đánh động lòng ta suy nghĩ về lẽ phải, công bằng xã hội, nhân cách con người và quyền sống tự do, hạnh phúc.


      Ta không thể không thoả lòng với con “Chồn Cái Có Nghĩa” tuy ân ái với chàng thư sinh nhưng giúp cho tình chồng vợ của chàng không lỗi đạo.


      Ta không thể không mông lung suy nghĩ cái cao siêu trong “Chuyện Hai Con Rồng” nói về một bậc nhân tài vẽ muôn chim, muôn thú, muôn hoa y như là thật, nhưng khi vẽ cặp phi long treo tại ngai vàng thì chỉ quệt hai đường mực xạ khiến phải bị rơi đầu! Sau đó chỉ một tên lính hầu tầm thường nói nhỏ vào tai đã khiến nhà vua tỉnh ngộ nhận ra cái thâm thuý của cặp tranh kia để trở thành một đấng minh quân.


      Ta thật cảm phục câu chuyện “Liệt Nữ anh Hùng” người vợ thủ tiết chết theo chồng.


      Câu chuyện linh hồn một cân quắc anh thư “Liên Hà Tiểu Thư” chết vì cả nhà bị lũ gian thần hảm hại, đã hiện thân vầy duyên cùng một ẩn sĩ có ngọn bút như thần viết “Biên Cương Nộ khí Phú”, một bài phú hào hùng, tràn lòng yêu nước, yêu quê hương.


      Ta thú vị với “Truyền Thuyết Hoa Đà”, một danh y cương trực khẳng khái, đã chữa lành cho hoàng hậu phát bệnh do “thiếu nặng đức nhân, thich nghe lời xu nịnh, chẳng phân biệt phải trái, hay dùng lời cao ngạo” và đã đánh lừa được ước muốn của một hôn quân sinh hoang tưởng mơ chuyện cỡi rồng.


      Ta cảm kích câu chuyện “Thuỷ Chung Với Vợ” kể chuyện người chồng không đành giết vợ mình khi biết nàng là loài hồ ly bước ra từ chính bức tranh chàng hoạ.


      Rồi câu chuyện “Khí Phách Giang Hồ” xảy ra trong thời chống Pháp thuộc vùng Gia Định Nam Kỳ, giữa môn phái võ thuật yêu nước đấu tranh cùng môn phái theo gót ngoại bang. Câu chuyện đề cao tinh thần yêu nước, nghĩa khí giang hồ, tình yêu cao thương của anh hùng hảo hán thời bấy giờ.


      “Ăn Tết Với Ma”, “ Ngọc Lựu Mỹ Nhân” là nhưng câu chuyện xảy ra ở thời mạt Minh bên Tàu hay thời Lê Trung Hưng đất Việt, đều là những câu chuyện huyễn hoặc trong thời suy thoái quốc gia, trên thì tranh giành quyền lực, thu gom của cải, dưới thì sách nhiễu dân chúng, tuỳ tiện cướp của cướp nhà, bá tánh phải chịu muôn vàn lầm than khốn khổ, nước mắt chảy thành sông, thành suối, từ đó những hồn ma bóng quế nữ nhi chịu oan ức không siêu thoát mà trở lại với đời, kết nghĩa với hiền tài bất đắc chí ở trần gian.


      Truyện truyền kỳ của Kha Tiệm Ly lấy tấm gương xưa mà soi vào hiện thực, khéo léo mà sâu xa, nhẹ nhàng mà thâm thuý, cuốn hút người đọc thích thú theo sự việc ly kỳ để rồi khi bình tâm lại, nghe tiếng lẽ phải cáo trách, nghe lương tâm thời đại nhói đau trong lòng.


      Mười truyện ngắn còn lại, Kha Tiệm Ly viết về kỷ niệm đời mình, về những mẫu người đặc biệt, về nếp sống của tầng lớp cùng đinh xã hội. Nói chung mỗi câu chuyện đều làm cho ta suy nghiệm về một triêt lý sống ở đời. Với truyện ngắn “Gánh Hát Về Làng” ta quay lại thời tuổi thơ của tác giả ở một miền quê Nam Bộ. Thời đó gánh hát bội về làng và gánh hát bội ra đi để lại trong lòng trẻ thơ biết bao nhiêu là kỷ niệm êm đềm. Với truyện ngắn “Nhật Ký Của Ba” làm ta rơi nước mắt vì người cha bán một phần thân thể cho con ăn học. Truyện ngắn “Xóm Cùi” viết về một ngời đàn bà xấu xí tật nguyền bị hất hủi cho đến phút cuối cuộc đời. Truyện ngắn “Người Bạn Lạ Đời” kể chuyện một người đi tu có tính toán nhưng đem đến cho ta nhiều phân vân về cái thật cái giả ở đời. Truyện ngắn “Đạo Đời Hai Ngã” là nỗi đau của mối tình phân rẽ, gặp nhau lại thì đạo, đời hai ngã lại làm cho phân cách nhau hơn. Những truyện ngắn như “Đậu Cô Lang”, “Muộn Màng”, “Thế Võ cuối cùng”, “Xông Đất”… đều cuốn hút người đọc vào tinh tiết lý thú trong hư cấu nhân vật nổi bật và bố cục mạch lạc ngắn gọn làm cho ta say sưa câu chuyện.

       

      Đặc biệt “Xóm Cô Hồn” có lẽ là câu chuyện tâm đắc của tác giả nhất nên ông đã lấy nó làm đầu đề cho cả tập truyện ngắn của mình. “Xóm Cô Hồn” nhưng lại có hồn vì nơi đó chứa những mảnh đời bất hạnh, những thành phần lao động từ tứ xứ kéo về. Đời sống họ phi pháp, nếp sống họ xô bồ vì xã hội đẩy họ vào chỗ cùng đinh nhưng tình bạn của họ, sự chơn chất của tâm hồn, sự đùm bọc che chở nhau phát xuất từ vẻ đẹp, từ sự cao thượng một cách rất tự nhiên có trong lòng họ. Đọc truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” ta tìm thấy ở đó tính nhân văn trong lớp người bần cùng của xã hội, ta tìm thấy ở đó tính Người viết hoa, nhân phẩm của họ được đề cao trong tính cách, trong cách xử sự theo lối bình dân của họ, một lớp người khốn khổ. Lời văn trong những câu chuyện nầy vô cùng xúc tích, giống như một hiền nhân điềm đạm kể chuyện đời, rót vào tai người nghe những điều ý vị trong những nghịch lý của nhân quần xã hội.


      Nói chung, tập truyện “Xóm Cô Hồn” của Kha Tiệm Ly là một tác phẩm đáng trân trọng, phù hợp với mọi người, mọi tuổi đời dầu già hay trẻ, vì trong đó chứa đựng huyền thoại để con người được tưởng tượng khi xem, vì nó chứa đựng nhiều câu chuyện hấp dẫn về người, về thần, về ma một thuở xa xưa, vì nó dựng lại cuộc sống của con người hiện thực trong con mắt sâu sắc của văn nhân. Tất cả những thứ ấy như những bó hoa chở trên con thuyền đạo lý để người đọc nhìn thấy cốt truyện như vẻ đẹp của hoa và ẩn dụ của truyện như hương thơm ngào ngạt toả ra, đọng lại lâu dài trong thiện tâm của ta./.


      Châu Thạch

      (Nguồn: sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc tập truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” của Kha Tiệm Ly Châu Thạch Điểm sách

      - Đọc "Tình Sầu" tập thơ văn của Xuân Thao và Thu Phong Châu Thạch Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Kha Tiệm Ly (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc vài bài thơ của Đoàn Xuân Thu (Lương Thư Trung)

      Đọc Chuyện Khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Thái Kim Lan)

      Nguyễn Đạt Thịnh: Con Người Và Tác Phẩm (Nguyễn Khánh Văn)

      Stephen B. Young: 'Sự phản bội của Henry Kissinger... khiến Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ' (Huyền Trân)

      Phỏng vấn Giáo Sư Stephen Young (Đinh Quang Anh Thái)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)