1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tưởng Nhớ Nguyễn Tất Nhiên (Hoàng Dược Thảo) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-8-2017 | VĂN HỌC

      Tưởng Nhớ Nguyễn Tất Nhiên

        HOÀNG DƯỢC THẢO
      Share File.php Share File
          

       

          Buồn hơn trước nhiều...

           Viết khi nghe tin Nguyễn Tất Nhiên từ trần (8-1992)

           Người qua sông mặc áo hường

           Nắng dương gian, nắng buồn hơn trước nhiều

                   (thơ Nguyễn Tất Nhiên)



         Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
      (30.5.1952 - 3.8.1992)

      Sáng thứ ba, tôi nhận được điện thoại báo tin Nguyễn Tất Nhiên đã qua đời đêm qua: Nhiên uống thuốc ngủ và chết trong xe trong sân chùa Việt Nam tại quận Cam.


      Chúng tôi cùng nghẹn ngào mặc dù cũng đã nghĩ về một kết cuộc bi thảm nào đó sẽ đến với người thi sĩ trẻ tuổi này qua những triệu chứng thần kinh bất bình thường của Nguyễn Tất Nhiên trong những ngày tháng gần đây. Nhưng thật tình chúng tôi không thể nghĩ rằng đoạn kết cuộc đời của Nhuyễn Tất Nhiên sẽ như thế.


      Chiều chủ nhật cách đây hai ngày, Nhiên hẹn gặp tôi ở tòa soạn Saigòn Nhỏ. Khi tôi đến nơi thì Nguyễn Tất Nhiên đã ngồi ngay lề đường trước cửa tòa soạn từ lúc nào. Giọng reo vui: Em không thể chết được. Em yêu đời lại rồi. Giọng nói không có tuổi. Âm thanh mãi mãi vẫn là tiếng reo vui của một học sinh trung học trường Ngô Quyền, Biên Hòa khi trốn học về Sài Gòn rong chơi cùng các ông văn nghệ sĩ những năm đầu 70... Sau lần tôi than phiền: Mỗi lần gặp chị, em vui lên một chút cho chị vui. Em cứ than hoài làm chị chán đời theo! Mỗi khi Nhiên gặp tôi là "cố" reo vui: "Hôm nay em vui rồi, chị có vui không."


      Nguyễn Tất Nhiên đối với tôi như thế. Như một đứa em hư nhưng rất thương mến, quấn quít không rời. Làm phiền quá lắm, về tất cả mọi phương diện nhưng mà không cách xa nhau được. Chiều chủ nhật, Nguyễn Tất Nhiên đón tôi ở cửa tòa soạn để nói rằng: "Chỉ có chị mới giúp em được thôi. Người ta đang dồn em vào đường cùng. Em muốn sống, muốn làm việc mà không ai để em yên". Sau đó Nhiên nói huyên thuyên về những nhân vật CIA, FBI tưởng tượng: "Họ đã theo dõi em ngày đêm. Không cho em ăn. Không cho em ngủ. Chị có cách nào giúp em với..."


      Cách nào giúp em với. Tôi đã "hành động" nhiều lần khi nghe câu nói đó. Lần nào Nhiên cũng hứa với tôi sẽ thay đổi. Và lần nào cũng vậy. -Nói, hứa và quên ngay. Năm 1989 bơi ao cho tôi những bài thơ trong tập Minh Khúc và nói hoài về người đã ra đi. Tôi khuyên: Thôi, đời sống em nghệ sĩ lắm không ai chịu nổi. Em hãy dùng thì giờ còn lại ráng học cho xong điều muốn học, sáng tác.


      Những ngày tiếp theo sau đó tâm tình Nguyễn Tất Nhiên thật bất thường, khi vui, khi buồn. Có khi nói huyên thuyên về dự định: "Ông ngóc đầu lên bằng cách sẽ học cho đến khi có Ph.D.", có khi lại tuyệt vọng não nề: Em muốn yên mà không ai để em yên. Có khi tôi bình tĩnh, tôi lắng nghe vì biết Nhiên cần người tâm sự. Nhưng cũng có khi tôi bận, tôi cáu kỉnh: "Em cứ sống binh thường có được không. T. nó đã yên bề của nó. Em cứ thích phá tung mọi thứ để làm gì. Chị cũng cần yên tĩnh để làm việc. Nếu em như thế này hoài thì chị giúp gì cho em được." Vậy mà dễ thương hết sức, mỗi khi tôi cáu kỉnh là NTN lại im lặng, lại nói rất nhỏ: chỉ có chị thương em mà thôi...


      Câu nói đó tôi cũng đã nghe nhiều lần. Từ trước khi tôi lấy chóng. Nhiên 16 tuổi gặp tôi lân đầu ở nhà hàng Givral. Cậu con trai nhà quê, thi sĩ "thi văn đoàn tỉnh lẻ", đó đã cười một cách hồn nhiên mặc kệ đám người thanh lịch chung quanh của nhà hàng La Pagode. Thái độ hồn nhiên đó vẫn có cho đến ngày ra ới khỏi cõi đời này. Người bạn đời của tôi thửa đó thường bảo: "Thiên tai" của nền thi ca Việt Nam đây. Và "Thiên Tai" trở thành tên của tập thơ đầu tay của NTN. "Thiên tai" có mặt luôn trong đời sống gia đình của tôi. "Thiên tai" bày bừa kinh khủng. Thức suốt một đêm để làm một bài thơ lục bát. Nhà có 6 cái phin pha cà phê thì "thiên tai" xài cả 6, để ngổn ngang trên bàn nhà bếp kèm theo 6 cái tách, 6 cái muỗng. Bà nội các cháu mỗi tháng chỉ ghé ngang có vài ngày thăm cháu mà cụ muốn phát điên vì bực. Cụ không thể nào hiểu tại sao tôi là có thể chịu nổi một ông lúc nào cũng cười hô hố, tay chân dài ngoằng, răng lợi cổ đống như thé kia.


      Tôi chỉ nhớ là tôi không thể nặng lời với người thanh niên tâm hồn tinh nguyên như một ngọn trúc đào, tâm trí không có gì khác hơn là thi ca. Không có gì làm bận tâm Nguyễn Tất Nhiên ngoài những bài thơ, như thơ với người là một, mặc dù thơ thì đẹp thế mà người thì bê bối thế:

      Hồng Trần


      Em mùa thi diện cũng xênh xang

      Áo mớz còn bay mùi tơ hàng

      Ta tiếc dùm ai từng sợi tóc

      Rụng lẻ loi sầu trên vai ngang


      Em mùa thi mơn như trái cam

      Con mắt kiêu kỳ rất Việt Nam

      Ta đợi hôm nào em chợt khóc

      Dù đượm u hoài hay hân hoan


      Em mùa thi ưng ửng phấn hồng

      Đôi má làm duyên cùng bướm ong

      Ta lo ngàn cánh môi tàn nhẫn

      Chờ gió giông nào rớt nụ hôn


      Em mưa thi khua đôi guốc cao

      Bàn chân Nam Định rất chiêm bao

      Ta sợ bùn đen vây nếp chỉ

      Bởi vì tháng bảy có mưa mau


      Em mùa thi xanh màu lá non

      Ve vẩy cười trên cành lộc thơm

      Toan ghé tay phàm, ai trộm ngắt

      Đau buốt trong ta mấy trận đòn.

      Những năm trước 75 Nhiên sống với chúng tôi nhiều hơn sống với gia đình. Dáng cao lênh khênh, quần áo màu mè đến buồn cười. Có lần tôi không nhịn được, phải buột miệng hỏi: tại sao em lại chọn màu sắc đẹp đến thế, con trai mà quần hồng áo xanh đọt chuối non trong khi da em có gì là... trắng trẻo đâu, nếu không muốn nhắc đến đôi môi thâm của em. Nhiên đã trả lời rất hồn nhiên: nhà em là tiệm may nên dư vải gì là ba mẹ em cho em mặc vải đó. Tôi lại hỏi: Em không ngượng sao khi ăn mặc như thế. Lại cười hố hố trả lời: Mình, thi sĩ mà chị. Có ai chê... thi hào Nguyễn Du ăn mặc như thế nào đâu. Ba trăm năm trước thi ca Việt Nam có Nguyễn Du thì ba trăm năm sau có... thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên...


      Khi chỉ có hai chị em, Nguyễn Tất Nhiên hay đùa với tôi như thế. Thơ là đời sống và thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và thi hào Nguyễn Du chỉ là một. Nói xong là cười, há hốc mồm mà cười, hồn nhiên. Tôi không bao giờ nghe Nguyễn tất Nhiên nói gì về chiến tranh, về sinh kế, về... con gái như những thanh niên cùng tuổi. Chỉ có thi ca. Chỉ có luật thơ bằng trắc. Tuy vậy, không thể thiếu... con gái được mặc dù tôi vẫn thường tự hỏi: Không biết "cu cậu" tán gái ra sao?


      Những năm trước 75, một cô bé tên Hằng hay đi theo Nguyễn Tất Nhiên đến nhà chúng tôi luôn. Hằng là cô em Bắc Kỳ nho nhỏ trong thơ của Nhiên, cũng là cô em Nam Định trong bài thơ Hồng Trần trên. Cô Hằng cao, rất cao so với con gái Việt Nam. "Thiên tai" cao lêu khêu làm sao thì cô Hằng cao lêu khêu đến đó, hai đứa đèo nhau trên một cái xe gắn máy Honda trông thật buồn cười. Có lần tôi hỏi cô Hằng làm sao em yêu nổi "thiên tai" này. Cô bé cười rất tươi: Em đâu có yêu anh ấy. Em chỉ đi theo anh ấy đi chơi thôi... Con bé đến hay.


      Sau 30 tháng 4, 1975 tôi gặp lại Nguyễn Tất Nhiên sau khi Nhiên vượt biên đến Pháp rồi sau đó sang Mỹ. Lúc này Nhiên đã có vợ, Minh Thủy đang mang thai sắp sinh. Lại hồn nhiên khoe một thiên tai mới: Em mê viết nhạc rồi ôm đàn hát cho chúng tôi nghe một bài hát về con đường Hồng Thập Tự mà Nhiên cho biết sáng tác trong thời gian ở lại Việt Nam, đi ngang con đường Hồng Thập Tự và nhớ đến tôi, nhớ đến những ngày vui vẻ ở đó với Phạm Đình Thống, Lê Vĩnh Ngọc, Kim Tuấn, Vũ Hoàng, Vũ Hữu Định, Từ Kế Tường...


      Những năm đầu ở Mỹ, tưởng chừng như Nhiên đã có một mái gia đình bình an: hai đứa con trai rất xinh, một người vợ hiền biết xem trọng sự nghiêp văn chương của chồng. Đời sống tôi, trái ngược. Chạm mặt đầu tiên của tôi với đời sống xứ người lại là một chạm mặt đau đớn ngỡ ngàng đến tận xương tủy. Từ đó lại cảm nhận thêm cái tính tình ngây thơ vô cùng thánh thiện của người em trong Nguyễn Tất Nhiên. Thẳng thắn phủ nhận sự bội bạc của đời tôi thuở đó bằng một thái độ dứt khoát nhất. Dù phải cắt đi mối duyên tình văn nghệ với một đàn anh cho đến ngày mất đi. Chưa có một người nào đối với tôi như thế. Chỉ bảo: Em cũn không thể chấp nhận được một người nào đối xử với chị như thế. Tôi đang đau đớn mà cũng phải buồn cười cho thái độ trẻ con đó dù cho nó xuất phát từ lòng thương tôi.


      Tử khi sống một mình, liên hệ của gia đình tôi với gia đình Nguyễn Tất Nhiên rất là thân thiết. Trẻ con vẫn nhắc về cô Thủy và các em khi lâu không được gặp. Chuyện gia đình NTN gãy đổ là chuyện không thể tránh được cho con người tài hoa nhưng không thể hội nhập xã hội xứ người. Tôi vẫn cứ phải làm con thoi ở giữa, dung hòa, nói điều phải trái, an ủi đôi bên. Thật tình tôi thấy hai bên cùng khổ. Cái khổ cùng tận của một người đàn ông khi mất vợ, mất con. Cái khổ tuyệt vọng của một người đàn bà khi biết rằng mình không thể có một quyết định khác cho đời sống dù đã nhìn thấy trước kết quả thê thảm không thể tránh...


      Những gì xảy ra trong những ngày tháng cuối cùng của Nguyễn Tất Nhiên đã cho tôi một cái nhìn khác hơn khi nghe tin Nhiên ra đi. Có thật Nhuyễn Tất Nhiên đã tự tử? Tôi không tin như thế qua những điều tôi tiếp xúc với Nhiên trong buổi chiều cuối cùng. Nhưng nếu đó là sự thật thì điều đó đã chứng tỏ thi sĩ Nhuyễn Tất Nhiên là một người có can đảm và có trách nhiệm. Nhiên đã có cái can đảm chấm dứt, sự can đảm chỉ có nơi những nghệ sĩ đích thực khi họ chợt nhìn thấy trong một phút nào đó họ chẳng còn gì để lại cho đời và cũng chẳng muốn làm phiền cuộc đời thêm.


      Tôi không biết những giờ phút cuối cùng của mình, khi uống lấy những viên thuốc ngủ chấm dứt đời sống như lời đồn đại, Nhiên có cảm thấy bình yên, thanh thản. Có nhìn thấy như đang bước đi trên cao, trên những đám bụi hồng trần. Từ đó cúi xuống nhìn, Nguyễn Tất Nhiên thấy lại cái cậu nhỏ làm thơ thi văn đoàn của thành phố Biên Hòa đã thành một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam cận đại. Trên đám mây kia sẽ không có một Nguyễn Tất Nhiên bơ vơ lẻ loi, lang thanh từ Bắc chí Nam Cali mà không tìm lại được người tri kỷ. Trên đám mây kia sẽ không có một Nguyễn Tất Nhiên đau đớn nhớ con, nói như ngây dại về những điều mà Nhiên đã biết em không bao giờ có nữa. Như một người tình sinh viên áo lụa, một mảnh bằng, một đời sống gia đình bình yên. Một cuộc đời giản dị của một người bình thường.


      Tôi chỉ nghĩ khi Nhiên nằm xuống là Nhiên đã được giải thoát. Đã bước ra khỏi những phiền muộn của kiếp người. Những người Việt Nam còn sống như tôi, như bạn là những người thiệt thòi mà thôi. Từ nay chúng ta sẽ không còn ai làm những bài thơ dễ thương, những bài thơ gắn liền những thế hệ thanh niên học sinh Việt Nam dù là trước hay sau 75, dù là sinh viên 40 hay sinh viên 20, dù là cô Bắc Kỳ hay cô Trung Kỳ, Nam kỳ. Chúng ta đã mất đi một ngọn trúc đào dễ thương nhất của thi ca Việt Nam... Thi ca tự nó đã là nhạc, là linh hồn, là văn hóa của dân tộc. Như bà Huyện Thanh Quan. Như Đặng Trần Côn. Như Vũ Hoàng Chương. Như Đinh Hùng. Như Cao Tần. Những tên tuổi lớn này của thi ca Việt Nam đã không cần phải có những bài thơ phổ nhạc để được đời biết đến tên... như người ta vẫn thường nói rằng thơ NTN chỉ nổi vì có ai kia phổ thành ca khúc.


      Riêng tôi, mỗi lần nhớ đến Nguyễn Tất Nhiên, tôi vẫn mỉm cười khi nhớ dấn thái độ "cuồng ngông, sảng khoái" của em khi khoe với tôi một bài thơ mới với lời "chú thích" kèm theo: thơ em hay "ác" phải không chị. Chị có đồng ý là sau... Nguyễn Du chỉ có Nguyễn Tất Nhiên không?


      Để tưởng nhớ Nguyễn Tất Nhiên tôi chỉ có thể viết rằng trong đời sống mình, tôi rất hân hạnh khi được gần gũi, thân yêu một người đã sống chết với thi ca bằng tất cả tâm hồn trong sáng vô cùng thánh thiện có thể có của con người trong nỗi cô đơn tột cùng nơi xứ người. Nhưng thật ra, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đã tha thứ cho tất cả mọi phỉ báng khi ông viết lời "Tâm Dung" năm 1989, ba năm trước khi ông từ giã cõi đời:

      Anh cô đơn ca hát vu vơ lan man vô ý chỗ đám đông, một con người dễ dàng phỉ báng kẻ điên khùng, dù anh chẳng thể hiện lý do cuộc sống vắng em, như thảm trải dưới chân có lời nào giải thích? Dưới chân tình yêu, anh xin thành khẩn hứa chịu đựng ngang nhau hết thảy, kẻ thân, thù.

      Hoàng Dược Thảo

      Nguồn: Tân Văn số 3, Tháng 10/2007

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Cao Lĩnh, như tre, như dừa, như làng xóm quê hương... Hoàng Dược Thảo Hồi ức

      - Tưởng Nhớ Nguyễn Tất Nhiên Hoàng Dược Thảo Hồi ức

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Tất Nhiên

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Tất Nhiên Và Vấn Đề Tự Tử (Hoàng Dung)

      Nguyễn Tất Nhiên – Một trường thiên kịch bản bi ai (Đỗ Trường)

      Nguyễn Tất Nhiên (Đinh Quang Anh Thái)

      Tưởng Nhớ Nguyễn Tất Nhiên (Hoàng Dược Thảo)

      Viết về Duyên (Đỗ Xuân Tê)

      Đọc Thơ Nguyễn Tất Nhiên (Vĩnh Hảo)

      Bài viết về Nguyễn Tất Nhiên (ngo-quyen.org)

      Nguyễn Tất Nhiên: Từ Thiên Tai Đến Tâm Dung (Nguyễn Lương Vỵ)

      Nguyễn Tất Nhiên, nhà thơ biểu tượng? (Nguyễn Bảo Hưng)

      Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (Mặc Lâm, RFA)

      Nhà thơ lãng tử dễ thương Nguyễn Tất Nhiên (Đoàn Dự)

      Một cái nhìn khám phá mới về Nguyễn Tất Nhiên (Người Xứ Bưởi)

      Tiểu Sử (wikipedia.org)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Tất Nhiên

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thơ Nguyễn Tất Nhiên-Minh Khúc (Đỗ Kh.)

      Tuyển tập thơ Nguyễn Tất Nhiên (luanhoan.net)

      Thơ Nguyễn Tất Nhiên (vnthuquan.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)